Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án Nhà máy dệt nhuộm in. Quy mô, công suất dự án các sản phẩm dệt (bao gồm công đoạn nhuộm và in vải) với công suất 24.000.000 m/năm tương đương 4.320 tấn/năm
Ngày đăng: 18-07-2024
380 lượt xem
MỤC LỤC
Chương I: THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.. 1
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư.. 2
3.1. Công suất của dự án đầu tư. 3
3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư. 3
3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư. 7
4.2. Giai đoạn đi vào hoạt động: 9
5. Các hạng mục công trình của dự án: 10
6. Máy móc, thiết bị của dự án: 15
Chương II: SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, 17
KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG.. 17
2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường.. 17
Chương III: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ 20
1. Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật. 20
2. Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án.. 21
2.1. Đặc điểm tự nhiên khu vực nguồn tiếp nhận nước thải. 21
2.2. Chất lượng nguồn tiếp nhận nước thải 24
2.3. Hoạt động khai thác, sử dụng nước tại khu vực tiếp nhận nước thải 26
3. Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường đất, nước, không khí nơi thực hiện dự án.. 26
1.1. Đánh giá, dự báo tác động. 29
1.2. Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện. 40
2.1. Đánh giá, dự báo các tác động. 46
2.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện. 58
3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.. 73
3.1. Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường. 74
3.2. Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường. 74
4. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO 75
Chương V. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG.. 76
1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải 76
2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải: 76
1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải 77
2. Chương trình quan trắc chất thải theo quy định của pháp luật. 77
3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm: 77
Chương VII. CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ.. 78
Chương I: THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1. Tên chủ dự án đầu tư
- Chủ dự án đầu tư: ..............
- Địa chỉ trụ sở: ........... đường Jervois, quận Sheung Wan, Hồng Kông.
- Mã số doanh nghiệp: ............ do cơ quan đăng ký công ty Hồng Kông cấp ngày 21/4/2006.
- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư:.............. – Đại diện ủy quyền.
- Điện thoại: ................
Để thuận tiện cho việc thực hiện các thủ tục đầu tư cũng như pháp lý của dự án tại Việt Nam, Công ty F......... thành lập Công ty TNHH ............. làm chủ thể đại diện ở Việt Nam chịu trách nhiệm thực hiện dự án. Công ty TNHH ............ được Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Nam Định cấp giấy đăng ký doanh nghiệp mã số ..............., đăng ký lần đầu ngày 23/01/2024.
- Người đại diện theo pháp luật: ........... – Tổng giám đốc.
- Điện thoại: ............
2. Tên dự án đầu tư:
- Tên dự án đầu tư: Nhà máy nhuộm in ............
- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: .....................Khu công nghiệp Bảo Minh, xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
- Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): Tổng mức đầu tư của dự án là 96.800.000.000 thuộc nhóm B (theo khoản 5 Điều 8 của Luật đầu tư công).
- Vị trí thực hiện dự án: Thuê nhà xưởng của Công ty ................– Khu công nghiệp Bảo Minh, xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Vị trí tiếp giáp của dự án như sau:
+ Phía Đông giáp Công ty dệt nhuộm Hải Minh
+ Phía Nam giáp đường N4, KCN Bảo Minh
+ Phía Tây và phía Bắc giáp xưởng sản xuất của Công ty TNHH SRS.
- Tiến độ thực hiện dự án:
+ Quý I/2024 – Quý II/2024: Tiến độ hoàn thành các thủ tục đầu tư, thủ tục về phòng cháy chữa cháy, môi trường, cải tạo nhà xưởng
+ Quý II/2024: Hoàn thành tuyển dụng công nhân và lắp đặt thiết bị
+ Quý III/2024: Đưa dự án đi vào hoạt động.
- Tóm tắt quá trình hình thành của dự án:
Công ty TNHH ............ được thành lập ngày 23/01/2024, thuộc quyền sở hữu của Công ty ................. Dự án được Ban quản lý các KCN tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mã số dự án 7633641554, chứng nhận lần đầu ngày 19/01/2024.
Để đáp ứng nhu cầu thị trường sử dụng sản phẩm may mặc ngày càng tăng cao. Công ty quyết định đầu tư dự án “Nhà máy nhuộm in .............”. Quy mô của dự án là sản xuất hoàn thiện sản phẩm dệt với công suất 24.000.000 m vải/năm tương đương 4.320 tấn/năm (1m vải tương đương 0,18 kg).Vị trí xây dựng dự án được thực hiện trên diện tích thuê lại nhà xưởng của Công ty TNHH ........... địa chỉ: ............., Khu công nghiệp Bảo Minh, xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định với tổng diện tích thuê là 16.231,7 m2 ( thuê lại nhà xưởng số 12 và nhà kho số 11). Nhà xưởng số 12 trước đây công ty TNHH SRS cho công ty cổ phần dệt nhuộm ................ ( Công ty cổ phần dệt nhuộm SVT cũ) thuê hoạt động trong lĩnh vực in vải.
- Các văn bản pháp lý của dự án:
+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty TNHH MTV số............ đăng ký lần đầu ngày 23/01/2024 do Phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nam Định cấp.
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mã số dự án.............., chứng nhận lần đầu ngày 19/01/2024 do Ban quản lý các KCN tỉnh cấp .
+ Quyết định số 173/QĐ/ - BQLCKCN ngày 29/12/2023 của Ban quản lý các KCN về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng mặt bằng dự án đầu tư của Công ty TNHH........... tại KCN Bảo Minh, tỉnh Nam Định.
+ Hợp đồng thuê xưởng giữa Công ty TNHH ................ và Công ty ............ngày 25/10/2023.
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư
3.1. Công suất của dự án đầu tư
- Tổng diện tích dự án là 16.231,7 m2
- Quy mô, công suất dự án: In và nhuộm vải khoảng 24.000.000.000 m/năm.
- Số lượng cán bộ công nhân viên: 110 người
3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư
Dự án hoạt động trong lĩnh vực dệt may cụ thể là hoàn tất các sản phẩm dệt (bao gồm công đoạn nhuộm và in vải) với công suất 24.000.000 m/năm tương đương 4.320 tấn/năm (Quy đổi 1m vải tương đương 0,18 kg). Mỗi quy trình sản xuất được thực hiện độc lập.
3.2.2. Quy trình hoạt động công nghệ nhuộm vải.
Sơ đồ 1. Sơ đồ công nghệ nhuộm vải.
- Kiểm mộc: Vải sau sau khi được nhập về sẽ được kiểm mộc. Đây là công đoạn kiểm tra lỗi vả, sửa lỗi trên bề mặt vải. kiểm tra chiều dài tấm vải và quản lý sản lượng dệt. Sau đó vải chuyển sang công đoạn đốt lông.
- Đốt lông: Các khổ vải sẽ theo trục quấn chạy qua vùng đốt khí gas có nhiệt độ từ 80 - 900C để loại loại bỏ tạp chất và các loại lông tơ trên khổ vải. Tốc độ đốt lông khoảng 40 – 120 m/s.
- Giũ hồ: Tiếp theo vải sẽ được đưa vào công đoạn giũ hồ bằng nước nóng để phá hủy màng hồ bao quanh sợi vải thành dạng phân tử thấp rồi giặt sạch ra khỏi vải.
- Làm bóng: Máy làm bóng có tác dụng làm cho sợi vải trương nở, làm tăng kích thước các mao quản giữa các mạch phân tử làm cho xơ sợi trở nên xốp hơn,dễ thấm nước, sợi bóng hơn. Làm bóng vải bông thường bằng dung dịch kiềm có nồng độ từ 80 - 100 mg/l. ở nhiệt độ thấp 10 - 1300C.
- Tẩy trắng:Vải mộc còn chứa nước tạp chất như hồ. dầu mỡ do vậy sợi nguyên liệu khó thấm các dung dịch hóa chất khác, gây khó khăn trong quá trình nhuộm màu, mặt khác vải mộc chưa đủ độ trắng cần thiết nên phải tẩy trắng trước khi nhuộm.
- Máy nhuộm:
+ Đối với nhuộm vải dệt thoi: Công ty thực hiện nhuộm vải trong thiết bị nhuộm kín. sử dụng công nghệ nhuộm phân tán liên tục: thuốc nhuộm được hòa tan hoặc phân tán trong dung dịch. Cho vải mộc chạy qua hệ thống trục dẫn qua máng dịch thuốc nhuộm, với tốc độ từ 20 đến 50m/p trong vòng 2h ở nhiệt độ 850C.
+ Đối với nhuộm vải dệt kim tròn: Quá trình nhuộm vải dệt kim được thực hiện trong các máy nhuộm kín cao áp, nhuộm theo phương pháp nhuộm gián đoạn. Vải nhuộm được ngâm vào dung dịch nhuộm trong một khoảng thời gian nhất định, thuốc nhuộm được đưa vào cùng với vải mộc theo đúng công thức đã được kiểm định. Thời gian nhuộm thường kéo dài 4h.
Vải sau khi nhuộm được chuyển sang công đoạn giặt.
- Giặt vải: Cho vải vào máy giặt, giặt sạch cùng với nước để loại bỏ hết tạp chất và hóa chất còn dư thừa trong quá trình nhuộm sau đó chuyển sang công đoạn vắt.
- Máy vắt: Vải sau khi giặt có chứa nhiều nước vì vậy vải được cho vào máy vắt để giảm nước trước khi đem sang công đoạn sấy khô nhằm giảm chi phí cũng như thời gian khi sấy.
- Sấy văng: Vải tiếp tục chuyển sang công đoạn sấy văng để làm khô vải, nhiệt độ trong máy văng sấy dao động từ 1200C đến 1900C.Sau công đoạn sấy, tùy vào yêu cầu từng đơn hàng có mặt vải xù sẽ thực hiện quá trình cào lông.
- Phòng co:Tại đây, vải được dồn nén giảm độ co dư trong vải, đồng thời làm bóng và mềm đạt đúng tiêu chuẩn kỹ thuật về mật độ, khổ vải, trọng lượng, độ co, độ phẳng của vải...
- Kiểm vải tự động. cuốn vải. đóng gói:Vải sau khi được hoàn tất xong được chuyển sang bộ phận kiểm thành phẩm trên các máy kiểm vải tự động để kiểm tra các chỉ tiêu, tiêu chuẩn của vải. Cuối cùng vải được phân loại đóng gói để nhập kho và xuất bán.
3.2.2. Quy trình hoạt động công nghệ in vải.
Công đoạn in vải gồm giai đoạn là làm khuôn mẫu in vải và in vải
a. Quy trình hoạt động công nghệ in vải.
Sơ đồ 2: Quy trình công nghệ in vải.
Ghi chú:
Đường công nghệ
Đường chất thải
Thuyết minh:
- Vải sau khi hoàn thiện ở công đoạn nhuộm được cho vào công đoạn làm khuôn tròn lớn, công thức hoa văn được lấy từ phòng mẫu đã đạt theo tiêu chuẩn của khách hàng, tại phòng làm khuôn sử dụng máy quét keo để quét 1 lớp lên khuôn lưới, sau đó cho vào sấy tại tủ sấy nhiệt độ thấp, tiếp theo sử dụng máy khắc tia laze và khắc theo mẫu đã lưu trên máy tính. Sau khi khắc xong khuôn được ngâm vào nước từ 15-30 phút để xuất hiện mẫu hoa văn rồi để lên giá đỡ ánh sáng và rửa sạch bằng nước để đường viền được rõ ràng. Sau đó lấy khuôn ravà sấy tại tủ sấy nhiệt độ cao ở 90oC để làm khô khuôn
- Máy in vải: Khuôn in được lắp vào máy in theo thẻ công thức của phòng thí nghiệm mẫu, chuẩn bị hóa chất mực in theo đúng tỷ lệ và tiến hành in trên vải. Máy in vải gồm 12 ống mực và khi in hoa văn vải theo mẫu nào thì sẽ thay ống mực tương ứng.
- Hấp vải: Vải sau khi in được đưa vào máy hấp để bột hồ được ngấm vào vải sâu hơn đến mức độ đạt yêu cầu. Hơi nóng từ Công ty Hải Minh được dẫn theo đường ống sang xưởng sản xuất của Công ty.
- Giặt vải: Thông qua tính vật lý, sinh hóa, giặt trôi đi lớp bột hồ, thuốc nhuộm, tạp chất trên vải in hoa, nâng cao độ tươi sáng bền màu và độ sạch sẽ cho vải
- Sấy vải: Vải tiếp tục được sấy khô ở nhiệt độ 120oC đến 190oC để làm khô vải.
- Vải sau khi sấy khô được cuộn thành thẩm và nhập kho.
b. Quy trình hoạt động làm khuôn mẫu công nghệ in vải.
- Phòng công nghệ của Công ty chuyển thẻ công nghệ mẫu của khách hàng xuống sau đó Phòng công nghệ in sẽ phác thảo hoa văn dựa trên yêu cầu.
- Làm khuôn mẫu vuông: Sau khi có mẫu in sẽ được chuyển đến phòng làm khuôn mẫu vuông. Sử dụng máy bắn hoa văn họa tiết khuôn vuông, khắc bằng các tia laze trong phòng kín.
- In họa tiết khuôn vuông trên vải mẫu: Khuôn mẫu vuông được chuyển đến phòng thí nghiệm mẫu lắp vào máy in, hóa chất được cân pha đúng tỷ lệ và đánh bằng máy đánh hồ tự động sau đó sử dụng cho máy in và in ra vải mẫu
- Hấp vải mẫu: Vải sau khi in được đưa vào máy hấp để bột hồ được ngấm vào vải sâu hơn đến mức độ đạt yêu cầu
- Giặt vải mẫu: Thông qua tính vật lý, sinh hóa, giặt trôi đi lớp bột hồ, thuốc nhuộm, tạp chất trên vải in hoa, nâng cao độ tươi sáng bền màu và độ sạch sẽ cho vải
- Sấy vải: Vải tiếp tục được sấy khô tại nhiệt độ 120 độ C đến 190 độ C để làm khô vải
- Vải sau khi sấy khô tiếp tục được đưa đến thực hiện hoàn tất tại phòng thí nghiệm sau đó chuyển cho khách hàng.
3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư
Dự án hoạt động trong lĩnh vực dệt may cụ thể là hoàn tất các sản phẩm dệt (bao gồm công đoạn nhuộm và in vải) với công suất 24.000.000 m/năm tương đương 4.320 tấn/năm (Quy đổi 1m vải tương đương 0,18 kg)
4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án
4.1. Giai đoạn thi công xây dựng:
* Nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng:
Dự án thuê lại mặt bằng nhà xưởng đã được xây dựng hoàn chỉnh của Công TNHH SRS. Công ty TNHH Novel Dyeing và Printing VN dụng lại toàn bộ các hạng mục công trình đã xây phân khu chức năng trong nhà xưởng sản xuất.
Dự án chỉ xây dựng các hạng mục đơn giản như xây dựng tường ngăn trong xưởng sản xuất và kho chứa rác thải đồng thời vệ sinh sơn sửa lại nhà xưởng sản xuất. Riêng bể thu gom nước thải 2.362,5 m3. Công TNHH SRS ngăn thành 02 phần, một phần thể tích khoảng 700 m3 thu gom nước thải của dự án và đấu nối đường ống nước thải ra cống thoát nước của KCN Bảo Minh trên đường N3A để dẫn nước thải về trạm xử lý tập trung của KCN Bảo Minh, phần còn lại Công TNHH SRS vẫn tiếp tục cho công ty cổ phần dệt nhuộm Hải Minh thuê. Hiện nay, đã có sẵn đường ống dẫn hơi từ lò của Công ty cổ phần dệt nhuộm Hải Minh sang xưởng sản xuất. Khối lượng nguyên, vật liệu ước tính như sau:
Bảng 1. Khối lượng nguyên vật liệu sử dụng trong giai đoạn xây dựng
STT |
Loại vật liệu |
Đơn vị |
Khối lượng |
Tỷ trọng (*) |
Quy ra tấn |
1 |
Cát các loại |
m3 |
1 |
1,2 tấn/m3 |
1,2 |
2 |
Gạch các loại |
Viên |
1.000 |
0,0023 tấn/viên |
2,3 |
3 |
Xi măng |
Tấn |
0,1 |
|
0,1 |
4 |
Đá |
Tấn |
0,02 |
|
0,02 |
5 |
Sắt |
Tấn |
0,01 |
|
0,01 |
|
Tổng |
|
|
|
≈ 3,6 |
* Nhu cầu sử dụng nước.
+ Nước sử dụng cho sinh hoạt: Dự kiến số lượng công nhân làm việc trên công trường vào ngày nhiều nhất là 10 người. Theo TCVN 13606:2023 Cấp nước – Mạng lưới đường ống và Công trình – Tiêu chuẩn thiết kế. Khối lượng nước cấp cho 1 người lao động tại khu vực nông thôn khoảng 45 lít/người/ngày. Với số lượng lao động vào thời cao điểm là 10 người/ngày thì lượng nước cần cung cấp cho công nhân làm việc tại công trường là: 10 người x 45 lít/ngày/người = 450 lít/ngày = 0,45 m3/ngày
+ Nước cấp cho hoạt động thi công xây dựng: gồm công đoạn rửa cát, đá xây dựng; công đoạn vệ sinh xe trộn bê tông, dụng cụ xây dựng; nước tưới bảo dưỡng công trình. Khối lượng nước sử dụng phụ thuộc vào từng công trình trong mỗi giai đoạn thi công xây dựng, ước tính trung bình khoảng 1 m3/ngày.
* Danh mục máy móc, thiết bị phục vụ giai đoạn xậy dựng:
Bảng 1. 1. Danh mục máy móc, thiết bị phục vụ giai đoạn xây dựng
STT |
Tên máy móc, thiết bị |
Số lượng |
Tình trạng/xuất xứ |
1 |
Ô tô vận chuyển (5 tấn) |
3 |
- Tình trạng thiết bị từ 65 -95%, tốt, đảm bảo an toàn trong quá tình thi công; - Nhật Bản/Trung Quốc. |
2 |
Máy trộn bê tông |
02 |
|
3 |
Máy hàn |
02 |
|
4 |
Máy khoan |
01 |
|
5 |
Máy cắt thép |
03 |
|
4.2. Giai đoạn đi vào hoạt động:
4.2.1. Nguyên liệu, nhiên liệu sử dụng:
Tổng hợp nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất được thể hiện dưới bảng sau:
Bảng 2. Nguyên, nhiên liệu và hóa chất sử dụng giai đoạn vận hành
Công ty sử dụng gas cho hoạt động quá trình đốt lông vải: Khu vực cung cấp gas và hệ thống đường ống dẫn gas được thiết kế lắp đặt theo tiêu chuẩn an toàn của ngành dầu khí.
Phòng thí nghiệm Công ty chỉ sử dụng để kiểm tra chất lượng vải như độ co giãn, độ đều màu, khả năng thấm hút....nên không sử dụng hóa chất.
4.2.2. Nhu cầu sử dụng nước:
a. Nguồn cung cấp nước: Nguồn nước sử dụng được cung cấp bởi Công ty Cổ phần đầu tư hạ tầng KCN Bảo Minh.
b. Lượng sử dụng:
Lượng nước sử dụng được tính như sau:
+ Lượng nước dùng trong sinh hoạt: Số cán bộ công nhân viên làm việc tại Công ty là 110 người. Căn cứ theo TCXDVN 13606:2023 – Tiêu chuẩn thiết kế cấp nước – mạng lưới đường ống và công trình, định mức nước sử dụng cho sinh hoạt trong cơ sở sản xuất công nghiệp là 25 lít/người/ca (không có hoạt động nấu ăn). Lượng nước sử dụng là: 110 người x 25 lít/người/ngày = 3 m3/ngày.đêm
+ Nhu cầu sử dụng nước phục vụ sản xuất:
Tham khảo theo thực tế định mức nước sản xuất của Công ty cổ phần dệt nhuộm Hải Minh, khối lượng nước sử dụng trong giai đoạn vận hành của dự án như sau:
Bảng 3. Nhu càu sử dụng nước trong giai đoạn vận hành
Nhu cầu sử dụng nước |
Định mức sử dụng nước |
Công suất
|
Lượng nước sử dụng (m3/tháng) |
|
(m3/tháng) |
(m3/ngày) |
|||
Nước phục vụ sinh hoạt cho CBCNV |
25 lít/người/ngày |
110 người |
90 |
3 |
Nhuộm vải |
130 m3/tấn vải |
360 tấn vải/tháng |
46.000 |
1.560 |
In hoa |
17 m3/1.000 m vải |
2.000.000 |
34.000 |
1.133 |
Tổng |
80.090 |
2.696 |
( Công ty hoạt động 30 ngày/tháng).
5. Các hạng mục công trình của dự án:
Công ty ........ ký hợp đồng thuê xưởng ngày 25/10/2023 với Công ty TNHH SRS thuê lại 01 xưởng sản xuất số 12 có diện tích 12.214,1 m2 và 01 nhà kho có diện tích 4.013,2 m2 và 01 phần bể thu gom nước thải ngầm thể tích 2.362,5m3 sẽ được Công ty TNHH ......... ngăn ra thành 02 bể, 1 bể khoảng 700m3 để thu gom nước thải của dự án, phần còn lại thu gom nước thỉa của Công ty cổ phần dệt nhuộm Hải Minh. Đối với các hạng mục nhà bảo vệ, nhà để xe máy, bể ngầm chứa nước, bể cứu hỏa dự phòng, nhà chứa rác là các hạng mục đi kèm, Công ty được phép sử dụng.
Nhà xưởng đã xây dựng hoàn chỉnh nên Công ty sẽ tận dụng toàn bộ đồng thời cải tạo phân khu chức năng phù hợp và lắp đặt máy móc thiết bị để phục vụ nhu cầu hoạt động của dự án. Đối với bể thu gom nước thải Công ty TNHH ......... có trách nhiệm xây chia ngăn bể thu gom nước thải ngầm thể tích 2.362,5 m3 trước khi dự án đi vào hoạt động. Các hạng mục công trình còn lại gồm hệ thống sân đường, giao thông nội bộ, hệ thống thoát nước mưa, cây xanh,... sử dụng chung với Công ty TNHH ............
>>> XEM THÊM: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường cơ sở Nhà máy dược phẩm
HOTLINE - 0903 649 782
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com
Website: www.minhphuongcorp.com
Gửi bình luận của bạn