Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu của cảng quốc tế tại Đồng Nai

Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu được thực hiện trên phạm vi 02 cầu cảng (01 cầu hàng lỏng 12.000 DWT; 01 cầu hàng khô và lỏng 10.000 DWT) trên sông Thị Vải, Đồng Nai với mọi quy mô tràn dầu có thể xảy ra tại khu vực Cảng và nguyên nhân xảy ra sự cố là do các sai sót trong quá trình tiếp nhận tàu thuyền cập, rời cảng của cảng .

Ngày đăng: 29-07-2024

294 lượt xem

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT.. 1

LỜI NÓI ĐẦU.. 5

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.. 9

1.1. Mục đích. 9

1.2. Yêu cầu. 10

II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH.. 12

2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên. 12

2.1.1. Vị trí địa lý. 12

2.1.2. Điều kiện về khí hậu, khí tượng. 13

2.1.3.  Đặc điểm về thủy văn/hải văn. 17

2.1.4. Các kiểu đường bờ tại khu vực nguồn nước mặt tiếp nhận. 18

2.2. Tính chất, quy mô đặc điểm của cơ sở. 19

2.2.1. Thông tin công ty. 19

2.2.2. Tính chất 20

2.2.3. Quy mô các hạng mục của cơ sở. 20

2.3. Lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó sự cố tràn dầu hiện có của cơ sở. 28

2.3.1. Nguồn lực trang thiết bị 28

2.3.2. Lực lượng, phương tiện từ đơn vị dịch vụ. 32

2.3.2.1. Sự liên quan tới các kế hoạch khác trong khu vực. 32

2.3.2.2. Lực lượng phương tiện từ đơn vị dịch vụ. 33

2.3.3. Lực lượng, phương tiện tham gia hỗ trợ ứng cứu. 35

2.3.4. Khả năng ứng phó. 37

2.4. Dự kiến các khu vực nguy cơ cao. 38

2.4.1. Các khu vực có khả năng xảy ra sự cố. 38

2.4.2. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác ứng phó sự cố tràn dầu. 45

III. TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG PHƯƠNG TIỆN ỨNG PHÓ.. 46

3.1. Tư tưởng chỉ đạo. 46

3.1.1. Chủ động phòng ngừa. 46

3.1.2. Ứng phó kịp thời 46

3.1.3. Hiệu quả. 46

3.2. Nguyên tắc ứng phó. 46

3.3. Biện pháp ứng phó. 47

3.3.1. Thông báo, báo động. 47

3.3.1.1. Thông báo trong nội bộ. 52

3.3.1.2. Quy trình thông báo ra bên ngoài 54

3.3.2. Tổ chức ngăn chặn. 55

3.3.2.1. Nguyên tắc. 55

3.3.2.2. Phương án và thời gian ứng cứu. 56

3.3.2.3. Hoạt động triển khai ứng phó. 57

3.3.2.4. Thông tin liên lạc khi có sự cố. 61

3.3.2.5. Kết thúc quá trình ứng phó. 62

3.4. Tổ chức sử dụng lực lượng. 65

3.4.1.  Lực lượng thông báo, báo động. 65

3.4.2. Lực lượng tại chỗ. 65

3.4.3. Lực lượng tăng cường. 65

3.4.3.1. Lực lượng từ đơn vị dịch vụ. 65

3.4.3.2. Lực lượng, đơn vị, cơ quan hỗ trợ từ bên ngoài 65

3.4.4 Lực lượng khắc phục hậu quả. 66

IV. DỰ KIẾN TÌNH HUỐNG TRÀN DẦU, BIỆN PHÁP XỬ LÝ.. 68

4.1. Diễn biến của dầu tràn theo thời gian. 68

4.1.1. Các quá trình xảy ra trong diễn biến dầu tràn theo thời gian. 68

4.1.2. Các trường hợp xảy ra sự cố tràn dầu. 71

4.2. Các tình huống xảy ra sự cố tràn dầu. 72

4.2.1. Sự cố do tai nạn. 72

4.2.2. Sự cố do quá trình loang dầu. 76

4.3. Diễn biến mức độ mô phỏng dầu tràn theo thời gian. 85

4.3.1. Đặt vấn đề. 85

4.2.2 Phương pháp luận. 86

4.2.3. Số liệu đầu vào. 87

4.2.4. Kịch bản 1: Sự cố tràn 20 tấn dầu. 90

4.2.5.Kịch bản 2: Sự cố tràn 500 tấn dầu. 92

V. NHIỆM VỤ CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ 94

5.1. Chỉ đạo và chỉ huy cơ sở. 94

5.1.1. Ban chỉ đạo ứng phó sự cố. 94

5.1.2. Cấp ứng phó trực tiếp (cấp thực hiện ứng phó). 94

5.1.2.1. Lực lượng chỉ đạo ứng phó. 95

5.1.2.2.Lực lượng triển khai ứng phó tại hiện trường. 96

5.1.2.3.Công tác hậu cần. 98

5.1.2.4. Cơ sở để kết thúc các hoạt động ứng phó. 98

5.1.2.5. Báo cáo về sự cố tràn dầu. 98

5.1.2.6.Công tác bồi thường thiệt hại 99

5.2. Lực lượng tiếp nhận cấp phát 100

5.3. Lực lượng tuần tra canh gác, bảo vệ. 100

5.4. Các ban ngành của công ty. 100

5.5. Phối hợp với các đoàn thể, xã hội và ban, ngành của địa phương. 100

5.6. Công tác đào tạo, diễn tập. 100

5.6.1.Kế hoạch, chương trình đào tạo. 100

5.6.2.Diễn tập. 101

5.6.2.1.Diễn tập báo động. 117

5.6.2.2.Diễn tập ứng phó trong phòng. 117

5.6.3.3. Diễn tập thực tế. 117

5.7. Cập nhật kế hoạch, triển khai kế hoạch ứng phó SCTD và báo cáo. 117

VI.CÔNG TÁC BẢO ĐẢM... 119

6.1. Đảm bảo thông tin liên lạc. 119

6.2. Đảm bảo phương tiện, trang thiết bị, vật tư và nhân lực ứng phó sự cố tràn dầu. 119

6.3. Đảm bảo vật chất cho các đơn vị tham gia ứng phó, khắc phục hậu quả. 119

6.4. Tổ chức y tế, thu dung cấp cứu người bị nạn. 119

VII. TỔ CHỨC CHỈ HUY.. 120

7.2. Tổ chức chỉ huy cấp khu vực. 120

VIII. CAM KẾT.. 121

LỜI NÓI ĐẦU

Có thể khẳng định rằng hiện nay hoạt động khai thác và chế biến dầu khí được xem là ngành kinh tế mũi nhọn và có vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế của đất nước. Tuy nhiên nếu phát triển không bền vững thì những hậu quả đối với môi trường là rất lớn. Đáng nói mỗi năm hoạt động dầu khí đã gây ô nhiễm khá nghiêm trọng môi trường nước biển, trong đó nổi bật nhất là các sự cố tràn dầu.

Sự cố tràn dầu là một rủi ro tiềm tàng trong các hoạt động thăm dò, khai thác, vận chuyển và sử dụng dầu. Nó có thể xuất phát từ nguyên nhân do kỹ thuật vận chuyển, đường ống, thiết bị dẫn, chứa dầu không được đảm bảo hoặc do thiên tai gây nên. Và như đã đề cập sự cố tràn dầu có tác động không hề nhỏ đến môi trường xung quanh, nó đe dọa sự tồn tại, phát triển của các hệ sinh thái biển. Bên cạnh đó nó cũng trực tiếp gây thiệt hại về kinh tế, đời sống của các tổ chức cá nhân sinh sống và có các hoạt động phát triển ven sông, ven biển.,... Đặc biệt một khi sự cố này xảy ra thì rất lâu mới có thể khắc phục triệt để.

Vậy nên phòng và ngăn ngừa cũng như khắc phục sự cố tràn dầu là rất cấp thiết. Hơn nữa để đảm bảo công tác ngăn ngừa, xử lý sự cố tràn dầu được chủ động, nhanh chóng, hiệu quả, các cơ sở được quy định tại Quyết định số12/2021/QĐ-TTg ngày 24/03/2022 của Thủ tướng chính phủ về việc Ban hành quy chế hoạt động Ứng phó Sự cố tràn dầu phải xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu trình cơ quan chức năng xem xét, phê duyệt.

Thực hiện pháp luật của Việt Nam về phòng chống ô nhiễm dầu cũng như góp phần bảo vệ môi trường trong quá trình kinh doanh, Công ty CPHH ..... Việt Nam phối hợp với Công ty Cổ phần Dịch vụ - Vận tải biển Hải Vân và Công ty CP Tư vấn Đầu tư Công trình Hàng Hải Việt Nam tiến hành xây dựng “Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu” cho Cảng....... thuộc Công ty CPHH ....... Việt Nam.

Báo cáo “Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu” là cơ sở để cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường đánh giá công tác bảo vệ môi trường của Công ty.Đồng thời đây cũng là cơ sở để Công ty nắm rõ quy trình xử lý sự cố nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường cũng như giảm thiểu thiệt hại về lợi ích kinh tế cho Công ty.

Kế hoạch Ứng phó sự cố tràn dầu (UPSCTD) của Cơ sở được xây dựng nhằm đảm bảo việc thực hiện, triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện tại chỗ để tổ chức ứng cứu, khắc phục,…. cũng như các bước thực hiện để phối hợp với các đơn vị liên quan khi có sự cố tràn dầu xảy ra. Kế hoạch được xây dựng dựa trên tình hình hoạt động của cơ sở và đưa ra các tình huống giả định bám sát với thực tế có thể xảy ra. Từ đó, có các biện pháp phòng ngừa và đề ra các phương án một cách cụ thể, sẵn sàng ứng phó nhanh, hiệu quả đối với SCTD và giảm thiểu tối đa các tác hại ô nhiễm môi trường. Đồng thời, kế hoạch này cũng xác định nhiệm vụ và trách nhiệm của các bộ phận, cá nhân liên quan trong việc phối hợp ứng phó SCTD và xử lý các tình huống, các bước công việc cần thiết, các thủ tục cần được thực hiện (báo cáo, thông tin liên lạc, cách xử lý tình huống,…) khi SCTD xảy ra.

Nội dung và trình tự các bước thực hiện Kế hoạch UPSCTD được tuân thủ theo đúng quy định của Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg ngày 24/03/2022 của Thủ tướng chính phủ về việc Ban hành quy chế hoạt động Ứng phó Sự cố tràn dầu.

Cơ sở pháp lý để thực hiện kế hoạch

  • Luật Bảo vệ môi trường Số 72/2020/QH14 của Quốc hội ngày 17 tháng 11 năm 2020 hiệu lực thi hành 01/01/2022.
  • Luật phòng cháy chữa cháy số 27/2001/QH13 ngày 29/06/2001.
  • Luật số 40/2013/QH13 ngày 22/11/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy.
  • Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015.
  • Luật hàng hải Việt Nam số 95/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015.
  • Luật Tài nguyên môi trường biển và hải đảo số 82/2015/QH13 ngày 25/06/2015của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam.
  • Luật hóa chất số 06/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007.
  •  Nghị định 03/2015/NĐ-CP ngày 6/1/2015 của Chính phủ quy định về xác định thiệt hại đối với môi trường.
  • Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ hướng dẫn thihành một số điều của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
  • Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ về việcQuy định chi tiết một số điều của Bộ luật hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hànghải.
  •  Nghị định 45/2022/NĐ-CP ngày 07/07/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
  • Nghị định 142/2017/NĐ-CP ngày 11/12/2017 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải.
  • Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng cháy chữa cháy và luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy.
  • Nghị định123/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng.
  • Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
  • Thông tư số 09/2019/TT-BGTVT ngày 01/03/2019 của Bộ trưởng Bộ giao thôngvận tải về Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các hệ thống ngăn ngừa ô nhiễmbiển của tàu.
  • Thông tư 149/2020/TT-BCA ngày 31/12/2020 thông tư quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng cháy và chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy và Nghị định 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của chính phủ quy định chi tiết một số điều và thi hành luật phòng cháy và chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy.
  • Thông tư 02/2002/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trường.
  • Quyết định Số 59/2005/QĐ-BGTVT ngày 21/11/2005 quyết định ban hành quy định về trang thiết bị an toàn hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường biển lắp đặt trên tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến nội địa.
  • Quyết định số: 356/QĐ-CHHVN ngày 28/04/2010 quyết định về việc công bố tiêu chuẩn cơ sở cục trưởng cục hàng hải Việt Nam
  • Quyết định số 133/QĐ-TTg ngày 17/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch Quốc gia ƯPSCTD.
  • Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg ngày 24/03/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế ứng phó sự cố tràn dầu.
  • Quyết định số 158/UB ngày 09/04/2021 của Ủy ban quốc gia Ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn về việc triển khai thực hiện Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg ngày 24/03/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế ứng phó sự cố tràn dầu.
  • Công văn số 158/UB ngày 09/04/2021 của Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn về việc triển khai thực hiện Quyết định số 12/QĐ-TTg ngày 24/03/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế ứng phó sự cố tràn dầu.
  • Công văn số 3543/UBND-VP ngày 07/04/2021 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Quyết định số 12/QĐ-TTg ngày 24/03/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế ứng phó sự cố tràn dầu.
  • Công văn 69/CV-UB ngày 05/03/2009 của Ủy ban Quốc Gia Ứng phó sự cố , thiên tai và Tìm Kiếm Cứu Nạn về việc Hướng dẫn triển khai xây dựng và cập nhật kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu, Bản đồ nhạy cảm các tỉnh, thành phố ven sông.
  • Tiêu chuẩn cơ sở quy trình khai thác kỹ thuật công trình cảng biển và khu nước TCCS03-2010/CHHVN; Tiêu chuẩn cơ sở tiêu chuẩn thiết kế công nghệ cảng biển (TCCS 04-2010/CHHVN) đã được Cục Hàng Hải Việt Nam công bố bằng Quyết định số: 356/QĐ-CHHVN ngày 28/04/2010.

v Các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động của cơ sở

  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 3600239719 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai cấp lần đầu ngày 01/08/1991. Đăng ký thay đổi lần thứ 7 ngày 08/10/2020.
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số 471033000143 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai cấp lần đầu ngày 01/08/1991. Chứng nhận điều chỉnh lần thứ 9 ngày 18/08/2021.
  • Quyết định số 357/QĐ-CHHVN ngày 11/08/2003 quyết định của Cục trưởng cục hàng hải Việt Nam cho phép Cầu cảng chuyên dùng Phước Thái-Đồng Nai được tiếp nhận tàu biển ra, vào hoạt động.
  • Quyết định số 688/QĐ-CHHVN quyết định bổ sung Quyết định số 357/QĐ-CHHVN ngày 11/08/2003 của Cục hàng hải Việt Nam về việc công bố mở Bến cảng.........
  • Quyết định số 102/QĐ-TNMT ngày 25/01/2010 quyết định về việc phê duyệt đề án bảo vệ môi trường “ Cảng 12.000 DWT và cảng 10.000 DWT của Công ty Cổ phần hữu hạn ..........Việt Nam tại xã Phước Thái, huyện Long Thành.
  • Thông báo số 2200/STNMT-CCBVMT ngày 12/04/2018 thông báo việc tiếp tục sử dụng hồ sơ Đề án bảo vệ môi trường chi tiết được duyệt.
  •  Quyết định số 3474/QĐ-BCT ngày 28/12/2020 quyết định phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất của Công ty CPHH .......... Việt Nam.
  •  Quyết định số 041/20/QĐ-VDN ngày 10/06/2020 quyết định thành lập Đội ứng phó sự cố tràn dầu tại Cảng...........
  •  Quyết định 74/QĐ-UBND ngày 09/01/2017 quyết định phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu đối với Cảng Phước Thái tại Quốc lộ 51, ấp 1A, xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai của công ty CPHH .......... Việt Nam.
  • Văn bản số 298/PC07-PC ngày 11/03/2020 trả lời ý kiến về công tác PCCC.
  • Biên bản kiểm tra hệ thống phòng cháy và chữa cháy của Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH-Công an tỉnh Đồng Nai.
  • Biên bản họp đánh giá rút kinh nghiệm quá trình diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu, PCCC&CHCN ngày 08/12/2021 của cảng .......... năm 2021.
  • Hợp đồng dịch vụ số 0108/2022/HVS-.......... tháng 8/2022 ứng phó sự cố tràn dầu giữa Công ty CPHH ....... Việt Nam và Công ty CP Dịch vụ - Vận tải biển Hải Vân.
  • Hợp đồng thu gom chất thải nguy hại.
  •  Danh sách thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu 2022.
  • Danh sách tham gia tập huấn UPSCTD tháng 06 và tháng 12 năm 2021.

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1.1. Mục đích 

  1. Lý do lập lại kế hoạch kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu

1) Năm 2017, Công ty CPHH........Việt Nam xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho hoạt động của Cảng............ và đã được phê duyệt kế hoạch UPSCTD theo Quyết định số 74/QĐ-UBND của UBND tỉnh Đồng Nai ngày 09 tháng 01 năm 2017. Theo Điều 6 của quyết định số 74/QĐ-UBND Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của Công ty Cổ phần Hữu hạn .......... Việt Nam có hiệu lực kể từ ngày kýtrong thời hạn 05 năm kể từ ngày kế hoạch được phê duyệt. Sau 5 năm, Công ty Cổ phần Hữu hạn ......... Việt Nam phải xây dựng lại kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2) Thực hiện theo điều 7, khoản 3, Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg ngày 24 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu "Các cảng, cơ sở, dự án tại địa phương xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt. Khi có sự thay đổi các điều kiện dẫn đến thay đổi nội dung kế hoạch thì phải cập nhật bổ sung và cập nhật định kỳ hằng năm; khi có những thay đổi lớn làm tăng quy mô sức chứa vượt quá khả năng ứng phó so với phương án trong kế hoạch thì phải lập lại kế hoạch trình cấp có thẩm quyền phê duyệt"

3) Thực hiện theo điều 14, khoản 1, Quyết định số 33/2022/QĐ-UBND ngày 08 tháng 8 năm 2022 của Ủy ban nhân dân Tỉnh Đồng Nai yêu cầu "Cơ sở phải xây dựng, trình cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu và tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả sau khi được phê duyệt, sẵn sàng tham gia vào hoạt động chung ứng phó sự cố tràn dầu theo sự điều động, chỉ huy thống nhất của các cơ quan có thẩm quyền"

  1. Mục đích chính của Kế hoạch kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu

Mục đích của Kế hoạch Ứng phó sự cố tràn dầu là cung cấp cho các cá nhân và đơn vị có trách nhiệm trong trường hợp xảy ra sự cố tràn dầu những thông tin cần thiết để đảm bảo công tác ứng cứu diễn ra nhanh chóng, an toàn và hiệu quả. Kế hoạch được xây dựng theo hướng giảm thiểu đến mức thấp nhất các tác động phát sinh từ SCTD đến môi trường tiếp nhận;

Mục đích chính của Kế hoạch ƯPSCTD là thiết lập một quy trình phản ứng kịp thời, hiệu quả, phối hợp tốt giữa các bên có liên quan đối với bất kỳ SCTD có thể xảy ra do hoạt động tràn dầu;

Việc xây dựng Kế hoạch nhằm cung cấp thông tin cần thiết để đảm bảo công tác ứng phó nhanh chóng, an toàn và hiệu quả khi có sự cố tràn dầu xảy ra. Từ đó, giảm thiểu đến mức thấp nhất các thiệt hại về con người, môi trường sinh thái, kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân do tác động của SCTD gây ra.

  • Để đảm bảo an toàn và phòng ngừa sự cố tràn dầu có thể xảy ra trong hoạt động của
    Cảng Phước Thái. Công ty CPHH .......Việt Nam đã xây dựng bản kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho hoạt động của cơ sở nhằm ngăn ngừa và khắc phục khi xảy ra sự cố tràn dầu, cụ thể:
  • Cung cấp những thông tin và hướng dẫn cần thiết để sẵn sàng ứng phó với các sự cố tràn dầu một cách nhanh chóng, hiệu quả và an toàn.
  • Xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân và các bước triển khai ứng cứu cần thiết khi có sự cố tràn dầu xảy ra.
  • Hướng dẫn các biện pháp, kỹ thuật ứng cứu khi có sự cố xảy ra.
  •  Giảm thiểu tối đa những thiệt hại cho con người và tài sản, thiết bị cũng như các tác động có hại đến môi trường tại khu vực Cơ sở trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
  • Thiết lập một quy trình phản ứng kịp thời, hiệu quả, phối hợp tốt giữa các bên có liên quan đối với bất kỳ SCTD có thể xảy ra trong phạm vi của Cảng.
  •  Đảm bảo sẵn sàng các nguồn lực chuyên nghiệp làm nòng cốt ứng phó khi sự cố tràn dầu xảy ra trên thực tế tại Cảng.

Mục tiêu cụ thể:

  • Tuân thủ Quyết định 12/2021/QĐ-TTg ngày 24/03/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu.
  • Xác định, đánh giá các nguồn tiềm ẩn sự cố tràn dầu cũng như quy trình, cơ cấu tổ chức ứng phó của cơ sở.
  • Đánh giá và hoàn thiện về năng lực trong hoạt động ứng phó sự cố, chỉ đạo/chỉ huy ứng phó và huy động nguồn lực của các cơ sở cũng như cơ quan quản lý;
  • Đảm bảo khả năng ứng phó kịp thời và có hiệu quả của BCH ƯPSCTD của cơ sở đối với mọi trường hợp xảy ra sự cố tràn dầu nhằm ngăn chặn, hạn chế và giảm thiệt hại về môi trường và kinh tế đến mức tối thiểu.   
  • Trang bị và hoàn thiện cơ sở vật chất, các trang thiết bị cần thiết cho hoạt động ứng phó trongtrường hợp xảy ra sự cố.
  •  Đảm bảo công tác hướng dẫn đào tạo, tập huấn diễn tập cho lực lượng ứng phó của cơ sở, sẵn sàng thực hiện ứng phó sự cố theo phương châm “4 tại chỗ”: Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, vật tư, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ.

1.2. Yêu cầu

Kế hoạch được xây dựng phải đảm bảo các yêu cầu sau:

  •  Đánh giá được hiện trạng điều kiện tự nhiên, thực trạng nguồn lực ứng phó tràn dầu của cơ sở.
  • Nhận diện được các đối tượng, khu vực có khả năng cao gây ra sự cố tràn dầu.
  •  Nhận diện được tổ chức, lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó khi có sự cố tràn dầu.
  •  Dự kiến được các tình huống tràn dầu xảy ra tại cơ sở và đề xuất biện pháp xử lý phù hợp.
  •  Phân công hợp lý nhiệm vụ cho các thành viên, phòng ban liên quan trong công tác ứng phó sự cố tràn dầu.
  •  Đảm bảo các công tác về thông tin liên lạc, trang thiết bị ứng phó, công tác hậu cần, y tế,… cho các lực lượng tham gia ứng phó.
  • Thành lập và tổ chức hoạt động cho BCH ƯPSCTD của cơ sở.

A. Về nội dung chính của kế hoạch kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu

Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu được xây dựng dựa trên việc giả định các tình huống sát với tình hình thực tế, phù hợp với lực lượng tham gia, phương tiện, trang thiết bị hiện có của đơn vị ứng phó Công ty CPDV Vận tải biển Hải Vân được hợp đồng với Cảng .......... thuộc Công ty CPHH ..... Việt Nam theo hợp đồng kinh tế số 0108/2022/HVS- ............ (đính kèm trong Phụ lục 3).

  • Nội dung của báo cáo được thực hiện theo các yêu cầu, quy định chung của Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg ngày 24 tháng 03 năm 2021 của Thủ tướng chính phủ về việc ban hành quy chế hoạt động UPSCTD như: Mục đích yêu cầu của báo cáo Kế hoạch UPSCTD
  • Đánh giá tình hình hoạt động của cơ sở đồng thời chỉ ra nguyên nhân, khối lượng khả năng dầu tràn.
  • Tổ chức lực lượng, trang thiết bị ứng phó sự cố
  • Dự kiến các tình huống có khả năng xảy ra
  • Nhiệm vụ của các cá nhân, cơ quan, đơn vị
  • Công tác đảm bảo
  • Tổ chức chỉ huy

B.Về phạm vi áp dụng của kế hoạch

* Phạm vi về không gian áp dụng:

Kế hoạch ƯPSCTD được thực hiện trên phạm vi 02 cầu cảng (01 cầu hàng lỏng 12.000 DWT; 01 cầu hàng khô và lỏng 10.000 DWT) trên sông Thị Vải, Đồng Nai với mọi quy mô tràn dầu có thể xảy ra tại khu vực Cảng và nguyên nhân xảy ra sự cố là do các sai sót trong quá trình tiếp nhận tàu thuyền cập, rời cảng của cảng ............

* Phạm vi về thời gian áp dụng:

Ngay sau khi kế hoạch được cơ quan có chức năng phê duyệt.

* Phạm vi về mức độ ứng cứu:

  • Kế hoạch UPSCTD xem xét đến tất cả các khả năng gây tràn dầu trong mọi hoạt động liên quan đến quá trình hoạt động của Cảng.
  •  Kế hoạch này quy định vai trò, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, các bước triển khai ứng trực trong trường hợp có sự cố.
  •  Kế hoạch này hướng dẫn có biện pháp, kỹ thuật ứng cứu và đánh giá các tác động.
  • Tuân thủ các tác động nhằm giảm thiểu tối đa các nguy cơ cháy nổ, những thiệt hại về người cũng như tài sản, thiết bị của cơ sở cũng như khu dân cư lân cận.

C. Đối tượng áp dụng

Kế hoạch này xây dựng cho các đối tượng là CBCNV của Cảng ......, đơn vị ứng phó sự cố tràn dầu chuyên nghiệp mà cảng ký hợp đồng là Công ty Cổ phần Dịch vụ Vận tải biển ........ và các đối tượng có liên quan khác trong quá trình ứng phó sự cố tràn dầu.

II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH

2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

2.1.1. Vị trí địa lý

Công ty CPHH ........ Việt Nam đặt tại ........, Quốc lộ 51, Ấp 1A, xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai .Vị trí này cách Trung tâm TP.Hồ Chí Minh 70 km và Vũng Tàu 60 km theo đường bộ. Tổng diện tích mặt bằng của công ty là 120 ha. Với vị trí giáp giới như sau:

  • Phía Đông: giáp Quốc lộ 51 đoạn từ Biên Hòa đi Vũng Tàu.
  • Phía Tây:  giáp sông Thị Vải, cảng Gò Dầu.
  • Phía Nam: giáp KCN Gò Dầu.
  • Phía Bắc: giáp rạch Quán Chim chảy ra sông Thị Vải.

Cảng ...... nằm trong khuôn viên Công ty CPHH ..........., vị trí địa lý như sau:

  • Tọa độ: 107 000’51” E và 10039’40” N.
  • Nằm bên bờ sông Thị Vải thuộc phần đất của Công ty CPHH .......... và được ngăn cách với công ty bởi hàng rào thép gai có 01 cổng duy nhất vào cảng từ Nhà máy.
  • Hạ lưu là cảng Gò Dầu A; thượng lưu là vùng quay trở và khu neo tàu.

Cảng ........ là cảng chuyên dùng Quốc tế nên có khả năng tiếp nhận tàu có tải trọng 12.000 DWT của nhiều quốc tịch khác nhau vào cập cảng xếp dỡ hàng hóa để phục vụ sản xuất và xuất khẩu của nhà máy. Bình quân mỗi tháng có từ 50 – 60 lượt tàu ra vào cập cảng, trong số đó chủ yếu là phương tiện thủy nội địa chiếm đến 90%.

Từ Cảng ......... có thể kết nối đến các tuyến vận tải thủy nội địa trọng yếu sau:

Sông Thị Vải bắt nguồn từ khu vực Long Phước và chạy gần như song song với Quốc Lộ 51 và đổ ra vịnh Gành Rái. Dọc theo bờ sông đã và đang có nhiều cầu cảng được xây dựng, có những cầu cảng có thể nhận tàu có tải trọng đến 110.000DWT và cho phép tàu tới 160.000DWT giảm tải ra vào.

Hệ thống sông Lòng Tàu - Nhà bè kết nối các khu công nghiệp TP. HCM. Hệ thống sông Đồng Nai kết nối đến các khu công nghiệp các  tỉnh miền Đông Nam Bộ (Đồng Nai, Bình Dương,…).

Hệ thống sông Vàm Cỏ kết nối đến các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long như Tiền Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long.

Hình 1: Vị trí Cảng

2.1.2.Điều kiện về khí hậu, khí tượng

a) Nhiệt độ không khí

Nhiệt độ không khí tại khu vực này có biên độ chênh lệch không lớn. Nhiệt độ cao nhất bình quân tháng là 29,30 C, nhiệt độ thấp nhất bình quân tháng là 24,90C .

Riêng tại khu vực Thị Vải, nhiệt độ trung bình hàng năm là 27,9 độ C, nhiệt độtrung bình tháng lớn nhất 29,9 độ C (tháng 5) và nhiệt độ trung bình tháng nhỏ nhất là 25,8 độ C (tháng 1).

Bảng 1: Thống kê nhiệt độ trung bình qua các năm

Đơn vị tính: %

Năm

2016

2017

2018

2019

2020

Bình quân năm

26,9

26,3

26,5

26,7

26,7

Tháng 1

26,6

25,5

25,5

25,5

25,6

Tháng 2

26,2

24,9

25,1

26,8

25,8

Tháng 3

27,2

27,0

27,2

27,8

27,9

Tháng 4

29,3

27,7

28,3

29,1

28,5

Tháng 5

29,0

27,4

27,5

27,8

29,1

Tháng 6

26,9

26,9

26,3

27,4

26,8

Tháng 7

26,7

26,2

26,4

26,7

26,9

Tháng 8

26,7

26,3

26,2

26,4

26,6

Tháng 9

26,4

26,8

25,9

26

26,5

Tháng 10

26,0

25,8

26,7

26,6

25,6

Tháng 11

26,5

25,9

26,3

25,5

26,1

Tháng 12

25,2

24,9

26,3

24,5

25,2

 

(Nguồn: Tổng hợp từ các Niên giám thống kê, Cục Thống kê Đồng Nai, năm 2020)

b) Độ ẩm không khí

Độ ẩm tương đối của không khí là một đại lượng phụ thuộc vào lượng hơi nước có trong không khí và nhiệt độ của khối không khí đó. Lượng hơi nước càng cao thì độ ẩm tương đối càng lớn, ngược lại, nhiệt độ tăng thì độ ẩm tương đối lại giảm. Độ ẩm khu vực thay đổi theo mùa và theo vùng, các tháng mùa mưa có độ ẩm khá cao. Trong những năm gần đây do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên thời tiết cũng thay đổi nhiều.

Độ ẩm không khí thay đổi theo mùa. Độ ẩm không khí trung bình nhiều năm vào khoảng 68-91%, độ ẩm tương đối trung bình các tháng 5, 6, 7, 8, 9, 10,11 là cao nhất dao động khoảng 81-91%.

Kết quả quan trắc độ ẩm từ năm 2016-2020 được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 2: Thống kê độ ẩm trung bình qua các năm

Đơn vị tính: %

Năm

2016

2017

2018

2019

2020

Bình quân năm

81

83

81

79

79

Tháng 1

73

79

80

70

71

Tháng 2

68

77

73

68

69

Tháng 3

70

71

74

69

70

Tháng 4

72

78

73

71

71

Tháng 5

77

84

79

81

78

Tháng 6

86

87

86

85

86

Tháng 7

86

88

88

85

86

Tháng 8

88

89

87

88

87

Tháng 9

87

87

89

89

88

Tháng 10

90

89

81

83

91

Tháng 11

85

86

79

83

83

Tháng 12

87

80

80

76

81

(Nguồn: Tổng hợp từ các Niên giám thống kê, Cục Thống kê Đồng Nai, năm 2020)

Độ ẩm không khí thay đổi theo mùa. Trong các tháng mùa mưa độ ẩm trung bình 81% có tháng đạt đến 91% (tháng 10). Trong thời gian mùa khô, độ ẩm bình quân 73%, có tháng chỉ khoảng 69% (tháng 2, 3). Các tháng có độ ẩm trung bình cao nhất là từ tháng 8 đến tháng 10 và nhỏ nhất từ tháng 1 đến tháng 3. Trong ngày độ ẩm không khí biến thiên nghịch với nhiệt độ, thấp nhất vào khoảng 13÷14h trưa, cao nhất vào lúc 7h sáng.

c) Lượng mưa

Khu vực chịu sự chi phối loại hình khí hậu nhiệt đới gió mùa, vì vậy khí hậu phân thành mùa mưa và mùa khô rất rõ rệt. Tuy nhiên, hàng năm do tình hình biến động của hoàn lưu khí quyển trên quy mô lớn mà mùa mưa bắt đầu và kết thúc sớm hay muộn.

Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Trong mùa khô, hướng gió chủ yếu trong nửa đầu mùa là Bắc - Đông Bắc, nửa cuối mùa chuyển sang hướng Đông - Đông Nam. Trong mùa mưa, gió chủ yếu là gió mùa Tây Nam thịnh hành từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 8.

Lượng mưa trung bình năm là 2.002,44 mm. Tuy nhiên, lượng mưa phân bố không đều giữa các mùa, mùa mưa chiếm 80 - 85%, mùa khô chỉ chiếm 15 - 20% lượng nước. Lượng mưa cao nhất chủ yếu tập trung vào tháng 7 và tháng 9, do đó ảnh hưởng đến dòng chảy lũ. Vì vậy, phần lớn đỉnh lũ trên lưu vực sông tỉnh Đồng Nai đều xảy ra vào tháng 9 hàng năm.

Lượng mưa năm: Lượng mưa từ 2016 - 2020 lớn nhất là 2.239,4 mm/năm. Số ngày mưa trung bình trong năm là 159 ngày.

Lượng mưa tập trung chủ yếu vào tháng 5 đến tháng 10 (cao nhất là vào tháng 9), chiếm khoảng 81,3% lượng mưa cả năm. Các tháng còn lại có lượng mưa nhỏ trung bình khoảng 38,7 (1/10mm/tháng).

Bảng 3: Thống kê lượng mưa qua các năm – khu vực tỉnh Đồng Nai

Đơn vị tính: mm

Năm

2016

2017

2018

2019

2020

Bình quân năm

2.239,4

2.262,7

2.184,6

1.617,7

1.707,8

Tháng 1

-

37,6

58,2

2,3

-

Tháng 2

-

47,6

-

-

1,4

Tháng 3

-

1,7

-

-

-

Tháng 4

3,8

91,8

33,1

22,8

112,2

Tháng 5

305,8

308,1

181,7

277,2

79,1

Tháng 6

378,8

300,5

302,5

240,4

395,5

Tháng 7

375,8

377,6

359,9

227,4

206,5

Tháng 8

324,4

361,0

284,7

260,8

327,3

Tháng 9

275,9

230,3

552,6

323,1

225,5

Tháng 10

370,0

328,9

316,9

173,9

256,7

Tháng 11

113,8

124,1

57,4

89,8

55,6

Tháng 12

91,1

53,5

37,6

-

48,0

 

(Nguồn: Tổng hợp từ các Niên giám thống kê, Cục Thống kê Đồng Nai, năm 2020)

d) Tốc độ gió

Trong mùa khô, hướng gió chủ yếu trong nửa đầu mùa là Bắc - Đông Bắc, nửa cuối mùa chuyển sang hướng Đông - Đông Nam. Trong mùa mưa chủ yếu là gió mùa Tây Nam thịnh hành từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 9.

Theo số liệu quan trắc tại các trạm cho thấy lưu gió biến đổi quanh năm cả về hướng và giá trị. Nhìn chung, gió trong khu vực nghiên cứu chịu ảnh hưởng của hai loại gió mùa chính là gió mùa khô và gió mùa mưa:

  • Vào các tháng mùa mưa (tháng 5 đến tháng 10) chủ yếu là gió Tây - Nam, Tây - Tây - Nam với vận tốc trung bình 3,6m/s (biến động từ 3,5 - 4,2m/s), mang theo nhiều hơi nước và gây mưa nhiều. Tốc độ gió lớn nhất được ghi nhận là tháng 7 đạt 5,7 m/s.
  • Vào các tháng mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4) chủ yếu là gió mùa Đông và Đông Bắc với vận tốc gió trung bình là 4,7m/s (biến động từ 4,0 - 5,7 m/s). Tốc độ gió lớn nhất được ghi nhận là tháng 7 đạt 5,7 m/s.
  • Tốc độ gió bình quân trong năm là 1,1m/s, trong đó tốc độ gió bình quân tháng cao nhất là 1,28 m/s (tháng 11), tốc độ gió bình quân tháng thấp nhất là 0,9 m/s (tháng 8).
  • Hướng gió chủ đạo trong năm là hướng Tây Bắc với tốc độ gió mạnh nhất xuất hiện vào tháng 7, và hướng Đông Bắc với tốc độ gió mạnh nhất xuất hiện vào tháng 8 và tháng 11.

(Nguồn: Tổng hợp từ các Niên giám thống kê, Cục Thống kê Đồng Nai, Trạm Long Khánh, năm 2020).

Đối với dữ liệu khí tượng cho thời điểm mô phỏng lan truyền, phong hóa dầu là vào tháng 9/2020(mùa mưa) được nhập dựa theo thống kê các thông số Khí tượng Thủy Văn có trong báo cáo của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ năm 2020.

Bảng 4: Các thông số KTTV nhập cho mô hình Mike 21&3SA, tháng 9/2020

Thông Số KTTV

Giá trị

Thịnh hành

Nhiệt độ nước trên mặt biển.0C

24 - 26

25

Độ mặn, %

32 - 35

32

Nhiệt độ không khí, 0C

27.9 - 28.9

28.9

Hướng gió ở độ cao 10m trên mặt biển

E-NE

NE

Tốc độ gió ở độ cao 10m trên mặt, m/s

1.0 - 3.0

3

e) Số giờ nắng trong năm

Số giờ nắng tăng lên trong mùa khô và giảm xuống trong mùa mưa. Số giờ nắng xuất hiện nhiều vào những tháng cuối và đầu năm, tại các nơi đều đạt từ 94 giờ/tháng trở lên, sang tháng 6 số giờ nắng đã bắt đầu giảm vì xuất hiện các trận mưa trong thời kỳ chuyển tiếp giữa mùa khô và mùa mưa. Tháng có số giờ nắng ít nhất thường rơi vào tháng 6 và tháng 7.

Số giờ nắng trung bình trên 2.000 giờ, tức là từ 6-7 giờ/ngày. Số giờ nắng trung bình trong mùa khô từ 196 - 234 giờ/tháng, trong khi mùa mưa từ 168 - 184 giờ/tháng.

  • Số giờ nắng ngày cao nhất: 13,8 giờ.
  • Số giờ nắng ngày thấp nhất: 5,0 giờ.

Bảng 5: Số giờ nắng trung bình các tháng từ năm 2016-2020

Đơn vị: giờ

Năm

2016

2017

2018

2019

2020

Tổng số giờ nắng

2.433,8

2.163,7

2.334,5

2.564,1

2.478,9

Tháng 1

262,8

188,5

169,8

222,5

255,7

Tháng 2

241,2

182,1

235,8

248,3

248,5

Tháng 3

280,4

241,9

245,3

270,6

335,1

Tháng 4

276,3

225,3

244,7

242,2

233,3

Tháng 5

197,3

174,9

184,4

211,2

235,6

Tháng 6

178,4

169,7

161,1

160,0

176,3

Tháng 7

200,1

155,4

170,3

193,0

203,1

Tháng 8

195,3

174,4

174,7

181,6

195,9

Tháng 9

175,6

174,9

165,4

151,5

172,3

Tháng 10

132,4

124,5

211,7

238,4

94,0

Tháng 11

195,2

161,7

190,1

196,7

172,5

Tháng 12

98,8

190,4

181,2

248,1

156,6

(Nguồn: Tổng hợp từ các Niên giám thống kê, Cục Thống kê Đồng Nai, năm 2020)

2.1.3. Đặc điểm về thủy văn/hải văn

Khu vực dự án chịu ảnh hưởng lớn của chế độ thủy văn sông Thị Vải và chế độ duyên hải văn của khu vực, đặc biệt là các yếu tố dòng chảy, mực nước, thủy triều và sóng.

Sông Thị Vải là một sông ngắn (có chiều dài chỉ trên 76 km) với diện tích lưu vực nhỏ (77 km2). Sông bắt nguồn từ huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, chảy qua phía Tây tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, phía Đông tỉnh Đồng Nai rồi đổ ra vịnh Gành Rái. Hướng chảy của sông gần như song song với quốc lộ 51. Trên đường chảy ra biển, sông Thị Vải tiếp nhận khá nhiều sông suối nhỏ đổ vào như suối Cả, sông Bến Ngự, rạch Mương, rạch Chanh, rạch Vang, … nhưng do sông gần cửa biển nên dưới tác động của thủy triều, nước sông hầu như bị nhiễm mặn quanh năm. Vào cuối mùa mưa (tháng 7 – tháng 10) độ mặn nhỏ nhất (20 – 22‰) và vào mùa khô (tháng 11 – tháng 4) độ mặn tăng dần (24 – 30‰).

Lòng sông tương đối rộng (300 – 800 m), chiều rộng sông đạt tới 700 – 800 m từ cửa sông tới Bàu Cát, tại khu vực cảng Gò Dầu khoảng gần 400 m. Lòng sông có hình chữ U và sâu. Lòng sông sâu trung bình 12 – 15 m, có chỗ sâu tới 40 m, ít bị bồi lắng. Do đó đây là con sông lý tưởng để phát triển giao thông đường thủy, các cảng nước sâu. Các khu công nghiệp với nhiều nhà máy đã, đang và sẽ được xây dựng ven sông Thị Vải.

Theo kết quả khảo sát của Đoàn thủy văn địa hình (Phân Viện thiết kế giao thông phía Nam): mực nước sông trung bình thay đổi từ 39 – 35 cm. Vào các tháng mùa khô mực nước trung bình thấp hơn các tháng mùa mưa. Mực nước cao nhất đã quan trắc được là +180 cm, mực nước thấp nhất là – 329 cm. Giá trị trung bình của độ lớn thủy triều là 310 cm, độ lớn thủy triều lớn nhất là 465 cm và độ lớn thủy triều nhỏ nhất là 141 cm. Lưu lượng nước cực đại pha triều rút là 3.400 m3/s. Lưu lượng nước cực đại pha triều lên là 2.300 m3/s. Lưu lượng nước mùa khô là 200 m3/s, thấp nhất 40 – 50 m3/s. Lưu lượng nước mùa mưa 350 – 400 m3/s. Tốc độ dòng chảy lớn nhất có thể đạt tới 150 cm/s.

Lưu lượng dòng chảy trung bình của đoạn sông Thị Vải chảy qua khu vực Công ty CPHH ......... Việt Nam là 310 m3/s. Lưu lượng dòng chảy mùa kiệt của đoạn sông Thị Vải chảy qua khu vực Công ty CPHH ........ Việt Nam là 180 m3/s.

Dữ liệu mực nước và lưu lượng được lấy từ Báo cáo kết quả đo đạc trên hệ thống sông Thị Vải năm 2020. Đề tài sử dụng số liệu của dự án đánh giá khả năng chịu tải của sông Thị Vải do Viện Môi trường và Tài nguyên thực hiện năm 2020.

Biên mùa khô: thời gian đo từ 1h sáng ngày 23/09/2020 đến 11h khuya ngày 25/09/2020.

Hình 2: Dao động mực nước của 4 biên đo đạc thực tế (mùa khô)

Hình 3: Dao động lưu lượng của 4 biên đo đạc thực tế (mùa khô)

2.1.4. Các kiểu đường bờ tại khu vực nguồn nước mặt tiếp nhận

Vừa qua Tỉnh Đồng Nai đã hoàn thành xây dựng Bản đồ nhạy cảm phục vụ mục đích ứng phó sự cố tràn dầu. Bản đồ này thể hiện các khu vực nhạy cảm với dầu tràn để từ đó các cơ sở đưa ra những chiến lược và phương án ứng phó sự cố cụ thể cho các trường hợp sự cố của cơ sở. Bản đồ nhạy cảm của khu vực xã Phước Thái và lân cận được thể hiện trong hình như sau:

Theo đánh giá của Bản đồ nhạy cảm tỉnh Đồng Nai, khu vực Cảng..........có độ nhạy cảm đường bờ là trung bình cao. Nhìn chung trong toàn bộ khu vực, những vị trí có các cảng đang hoạt động thì bờ sông đã được kiên cố hóa nên độ nhạy cảm được đánh giá là trung bình cao. Các khu vực còn lại, độ nhạy cảm của đường bờ tự nhiên là đầm lầy cỏ ngập nước ngọt được đánh giá là rất cao.

Hình 4: Bản đồ nhạy cảm tỉnh Đồng Nai – khu vực cảng

Nguồn: Trung tâm An toàn Môi trường Dầu khí

(Đính kèm bản đồ nhạy cảm tỉnh Đồng Nai tại phụ lục)

Độ nhạy cảm như đánh giá ở trên sẽ là cơ sở để đưa ra chiến lược ứng phó và các phương án cho một số trường hợp điển hình của kế hoạch này.

2.2. Tính chất, quy mô đặc điểm của cơ sở

2.2.1. Thông tin công ty

Tên Công ty  : CÔNG TY CPHH .......

Giấy ĐKKD số:  3600239719 của Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Đồng Nai cấp đăng ký thay đổi lần thứ 7 ngày 08/10/2020.

Địa chỉ trụ sở chính: Quốc lộ 51, ẤP 1A, xã Phước Thái, Huyện Long Thành, Tỉnh Đồng Nai

Người đại diện theo pháp luật: Ông YANG TOU HSIUNG; Chức vụ: Chủ tịch HĐQT

Tên Cảng: Cảng .......  thuộc Công ty CPHH........... Việt Nam.

Địa chỉ: Quốc lộ 51, Ấp 1A, Xã Phước Thái, Huyện Long Thành, Tỉnh Đồng Nai

Người đại diện theo pháp luật:  Ông   Fan Chin Hua     Chức vụ: Giám đốc cảng

Vốn điều lệ:    171.574.967 USD.

2.2.2. Tính chất

Hoạt động của Cảng là vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa nguyên liệu phục vụ sản xuất của nhà máy ...........như: H­2SO4, khí NH3 dạng lỏng, mật rỉ, CMS dạng lỏng...; và phân bón hữu cơ Vedagro dạng viên, tinh bột sắn, muối công nghiệp, củi trấu nén, MSG dạng rắn..., hoàn toàn không lưu giữ, bốc dỡ hàng hóa là dầu thô, sản phẩm dầu mỏ tại Cảng. Đối với các phương tiện vận chuyển hàng hóa đường bộ về kho cũng không tiếp nhiên liệu trực tiếp tại Cảng, nên không lưu giữ dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ tại Cảng. Đối với các phương tiện vận chuyển đường thủy: tàu, thuyền, sà lan tiếp nhận dầu và lượng nhiên liệu dự trữ trên phương tiện vận chuyển, tuy nhiên với quy mô nhỏ và tần suất thấp.

2.2.3. Quy mô các hạng mục của cơ sở

A. Cầu Cảng số 01: cầu hàng lỏng – 12.000DWT

Chủng loại hàng hóa chính được tiếp nhận tại cầu Cảng này chủ yếu là các mặt hàng dạng lỏng như: H­2SO4, HCl, khí NH3 dạng lỏng, mật rỉ nhập từ Malaysia, Indonesia, Ấn Độ, Thái Lan.

Chủng loại hàng hóa xuất đi tại cầu Cảng là CMS (dịch mật đường sau lên men cô đặc) dùng để bổ sung trong thức ăn chăn nuôi hoặc phân bón hữu cơ do Công ty CPHH ....... Việt Nam sản xuất.

Diện tích 666m2 được xây dựng nhằm để phục vụ cho nhu cầu xếp dỡ hàng hóa dạng lỏng trong quá trình sản xuất của Công ty CPHH ........ Việt Nam.

Bảng 6: Hạng mục xây dựng tại cầu Cảng số 01

STT

Hạng mục

Mục đích

Đặc điểm

01

Sàn công nghệ

Bố trí hệ thống bơm rót và nhà điều khiển

26,6 x 27,46m

02

Cầu dẫn và dầm đỡ đường ống

Đỡ hệ thống đường ống bơm

24,85 x 5m

03

Trụ va

Chống va đập khi tàu cập Cảng

5 x 5,6m

Số lượng: 02

04

Trụ neo mũi

Dùng để neo tàu khi cập Cảng bốc dỡ hàng hóa

2,8 x 3,6m

Số lượng: 02

05

Trụ neo lái

Dùng để neo tàu khi cập Cảng bốc dỡ hàng hóa

2,8 x 2,8m

Số lượng: 02

06

Cầu công tác

Nơi tàu cập khi neo đậu tại cầu Cảng

50 x 1,2m

Số lượng: 02

 

Đối với quá trình tiếp nhận hàng hóa, các nguyên liệu chứa trên tàu bơm lên bồn chứa Nhà máy thông qua hệ thống đường ống mềm hoặc ống thép và ngược lại, đối với quy trình xuất hàng hóa, các nguyên, nhiên liệu thành phẩm trong bồn chứa được bơm lên tàu chứa thông qua hệ thống đường ống mềm hoặc ống thép.

Hình 5: Quy trình xếp dỡ hàng hóa tại cầu Cảng số 01: cầu hàng lỏng – 12.000DWT

B. Cầu Cảng số 02: cầu hàng khô và lỏng– 10.000DWT

Chủng loại hàng khô được tiếp nhận tại cầu Cảng này chủ yếu là hàng khô bao gồm: đường thô, muối công nghiệp, tinh bột, Phân Vedagro viên, củi trấu nén.

Các mặt hàng dạng lỏng được xếp, dỡ tại cầu Cảng này như: H­2SO4, HCl, khí NH3 dạng lỏng, mật rỉ nội địa và nhập từ nước ngoài như Malaysia, Indonesia, Ấn Độ, Thái Lan... , CMS dạng lỏng, nước bột ngọt,...

Diện tích tổng thể của toàn khu vực Cảng là 30.000m2, bao gồm Cầu Cảng số 01 và Cầu Cảng số 02 có các hạng mục sau:

Diện tích 4.253,5m2 được xây dựng nhằm để phục vụ cho nhu cầu xếp dỡ hàng hóa dạng rắn, khô trong quá trình sản xuất của Công ty CPHH........... Việt Nam

Bảng 6: Hạng mục xây dựng tại cầu Cảng số 02

STT

Hạng mục

Mục đích

Đặc điểm

01

Cầu chính dài gồm 02 phân đoạn, mỗi phân đoạn dài 50m.

Đỡ hệ thống đường ống bơm

100 x 18,2m

02

Cầu dẫn

Đỡ hệ thống đường ống bơm

60,85 x 10m

03

Hai trụ neo lái mũi

Dùng để neo tàu khi cập Cảng bốc dỡ hàng hóa

2,8 x 3,6m

Đối với hàng tổng hợp, quá trình tiếp nhận hàng hóa, các nguyên liệu được bốc từ tàu lên xe tải và vận chuyển vào kho chứa. Ngược lại, đối với quy trình xuất hàng hóa, các nguyên, nhiên liệu thành phẩm trong kho chứa được đưa lên xe tải vận chuyển ra Cảng, thông qua hệ thống cẩu trên tàu và cẩu trên bờ đưa hàng hóa lên tàu.

Đối với quá trình tiếp nhận hàng hóa lỏng các nguyên liệu chứa trên tàu bơm lên bồn chứa Nhà máy thông qua hệ thống đường ống mềm hoặc ống thép và Ngược lại, đối với quy trình xuất hàng hóa, các nguyên, nhiên liệu thành phẩm trong bồn chứa (hoặc xe bồn) được bơm lên tàu chứa thông qua hệ thống đường ống mềm hoặc ống thép. Còn tiếp...........

>>> XEM THÊM: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án nhà máy sản xuất Dược phẩm

HOTLINE - 0903 649 782

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE

HOTLINE:
0903 649 782

 nguyenthanhmp156@gmail.com