Thực hiện dự án đầu tư xây dựng bến cảng nội địa

Thực hiện dự án đầu tư xây dựng bến cảng nội địa khảo sát và lập báo cáo kinh tế kỹ thuật

Ngày đăng: 13-08-2020

2,186 lượt xem

BÁO CÁO KINH TẾ KỸ THUẬT

Dự án: XÂY DỰNG CẢNG THUỶ NỘI ĐỊA 

Thực hiện dự án đầu tư xây dựng bến cảng nội địa

1. GIỚI THIỆU CHUNG

1.1. GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN XÂY DỰNG BẾN THỦY NỘI ĐỊA

- Dự án Xây dựng Cảng thuỷ nội địa thuộc địa phận thôn Nước Ngọt, xã Cam Lập, Tp.Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà, cách trung tâm thành phố Cam Ranh khoảng 18km về hướng Nam. Khu đất xây dựng nằm cạnh tuyến đường tỉnh 702 đi Phan Ranh và phạm vi khu đất được bố trí quy hoạch lấn biển nằm ở phía Nam trong Vịnh Cam Ranh.

- Quy mô công trình gồm các hạng mục như sau :

+ Xây mới bến cập tàu 1.500T gồm một Mố cập tàu chính dài 12m rộng 6m và hai trụ va cập nằm về hai phía của mố cập tàu có kích thước 3x4(m).

+ Nạo vét luồng vào bến và khu nước trước bến đến cao trình -3,8m (hệ cao độ Hòn Dấu)

+ Xây mới kè lấn biển bảo vệ khu đất có tổng chiều dài 277,0m. Trong đó tuyến kè phía Bắc dài 101m, tuyến kè phía Đông dài 88m và phía Tây dài 88m.

+ Xây mới hệ thống hạ tầng kỹ thuật (san lấp mặt bằng và hệ thống bãi sau bến).

+ Làm mới hệ thống phao tiêu báo hiệu (gồm 01 trụ báo hiệu khu nước trước bến và 02 phao báo hiệu luồng chạy tàu).

 

1.2. CÁC CĂN CỨ LẬP BÁO CÁO KINH TẾ KỸ THUẬT

Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công Công trình : “Cảng thuỷ nội địa ” được Công ty CP Tư vấn xây dựng Công trình Thuỷ Bộ thực hiện căn cứ vào các cơ sở pháp lý sau đây :

(1) Văn bản số 140/SGTVT-VT ngày 23/01/2015 của Sở GTVT tỉnh Khánh Hoà về việc đề nghị chấp thuận chủ trương xây dựng Cảng thuỷ nội địa của Công ty TNHH Đá Hoá An 1 tại thôn Nước Ngọt, xã Cam Lập, Tp.Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà.

(2) Văn bản số 909/UBND-KT ngày 10/02/2015 của UBND tỉnh Khánh Hoà về việc chấp thuận chủ trương cho phép Công ty TNHH đầu tư xây dựng Cảng thuỷ nội địa Cam Ranh tại thôn Nước Ngọt, xã Cam Lập, Tp.Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà.

(3) Tài liệu khảo sát bình đồ địa hình tỷ lệ 1/500, hệ cao độ Hòn Dấu, hệ toạ độ VN2000 khu vực xây dựng bến do Công ty CP Tư vấn xây dựng Công trình Thuỷ Bộ thực hiện khảo sát tháng 04/2015.

(4) Tài liệu khảo sát địa chất do Công ty CP Tư vấn xây dựng Công trình Thuỷ Bộ thực hiện khảo sát tháng 04/2015 với kết quả khảo sát 01 hố  khoan dưới nước thuộc phạm vi dự kiến xây dựng bến.

(5) Căn cứ hợp đồng số 188/2015-HĐ-TVXD ngày 16/03/2015 giữa Công ty CP CP Tư vấn xây dựng Công trình Thuỷ Bộ và Công ty TNHH  về việc Tư vấn khảo sát và lập báo cáo kinh tế kỹ thuật dự án Đầu tư xây dựng Cảng thuỷ nội địa ;

(6) Căn cứ các yêu cầu của Công ty TNHH .

 

1.3. LOẠI VÀ CẤP CÔNG TRÌNH :

- Loại công trình : công trình giao thông.

- Cấp công trình : bến thuỷ nội địa cấp III.

1.4. MỤC ĐÍCH, HÌNH THỨC, NGUỒN VỐN VÀ TỒ CHỨC THỰC HIỆN ĐẦU TƯ

1.2.2. Mục đích đầu tư :

Cảng thuỷ nội địa Cam Ranh được đầu tư xây dựng nhằm phục vụ cho việc vận chuyển vật liệu đá xây dựng được khai thác từ mỏ đá Cam Phước tiêu thụ trong nước hoặc trung chuyển qua tàu nước ngoài để xuất khầu.

1.2.3. Quy mô xây dựng công trình:

Dự án Xây dựng Cảng thuỷ nội địa Cam Ranh với quy mô như sau :

- Xây mới bến cập tàu 1.500T gồm một Mố cập tàu chính dài 12m rộng 6m và hai trụ va cập nằm về hai phía của mố cập tàu có kích thước 3x4(m).

- Nạo vét luồng vào bến và khu nước trước bến đến cao trình -3,8m (hệ cao độ Hòn Dấu)

- Xây mới kè lấn biển bảo vệ khu đất có tổng chiều dài 277,0m. Trong đó tuyến kè phía Bắc dài 101m, tuyến kè phía Đông dài 88m và phía Tây dài 88m.

- Xây mới hệ thống hạ tầng kỹ thuật (san lấp mặt bằng và hệ thống bãi sau bến).

- Làm mới hệ thống phao tiêu báo hiệu (gồm 01 trụ báo hiệu khu nước trước bến và 02 phao báo hiệu luồng chạy tàu).

1.2.4. Hình thức đầu tư, nguồn vốn đầu tư :

- Hình thức đầu tư : Dự án được đầu tư xây dựng mới.

- Nguồn vốn đầu tư : Vốn doanh nghiệp.

1.2.5. Tổ chức thực hiện đầu tư :

1.4. CÁC QUY CHUẨN, TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG :

*  Thiết kế công trình thuỷ công:

- 22 TCN 219-94 Công trình bến cảng sông.

- 22 TCN 207-92: Công trình bến cảng biển - tiêu chuẩn thiết kế.

- 22 TCN 222-95: Tải trọng và tác động do sóng, do tàu lên công trình thuỷ công - Tiêu chuẩn thiết kế.

- TCVN 5574-2012 Kết cấu BT và BTCT -Tiêu chuẩn thiết kế.

- TCVN 4116-1985 Kết cấu BT và BTCT thuỷ công -Tiêu chuẩn thiết kế.

- 14TCN 54-87: Quy trình thiết kế kết cấu BT và BTCT công trình thuỷ công.

- TCVN 4253-1986 Nền các công trình thuỷ công- Tiêu chuẩn thiết kế.

- TCVN 10304:2014 Móng cọc  - Tiêu chuẩn thiết kế.

*  Thiết kế công trình giao thông:

- TCVN 4054-2005: Tiêu chuẩn thiết kế đường ôtô.

- 22 TCN 211-06 Quy trình thiết kế áo đường mềm.

- 22 TCN 223-95 Quy trình thiết kế áo đường cứng.

2. SỐ LIỆU XUẤT PHÁT :

2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN :

2.1.1. Đặc điểm địa hình:

a. Luồng vào bến:

- Tuyến luồng vào bến là khu vực bờ biển nằm trong vịnh Cam Ranh có địa hình nông và thoã a với cao độ tự nhiên đạt từ -1,7 ¸ -4,0m (Hệ cao độ Hòn Dấu), chiều rộng luồng tàu sẽ tuỳ thuộc vào kết quả tính toán quy mô cho luồng chạy tàu hai chiều ứng với tàu có trọng tải 1.500T.

- Nhìn chung với tàu tính toán lớn nhất có trọng tải 1.500T ra vào bến làm hàng thì cần phải nạo vét luồng và khu nước trước bến.

b. Khu đất xây dựng:

Theo tài liệu khảo sát địa hình do Công ty Công ty CP Tư vấn Xây dựng Công trình Thuỷ - Bộ thực hiện khảo sát tháng 4/2015 và tham khảo các bản đồ quy hoạch xây dựng trong khu vực, cũng như kết hợp với kết quả khảo sát hiện trạng tại khu vực nghiên cứu dự kiến xây dựng công trình cho thấy:

Địa hình khu đất dự kiến xây dựng có cao độ trung bình thay đổi từ  -1,7 ÷ -0,5m (hệ CĐ Hòn Dấu). Do đó để đảm bảo cao độ xây dựng công trình thì cần phải san lấp với lớp đất san lấp dày trung bình là 3,5m.

c. Khu nước của bến:

- Tại khu vực xây dựng có cao độ đáy biển nông và thoải, trong khoảng 500m từ trong mép bờ hiện hữu ra đến ngoài biển có cao độ biến thiên từ  -1,0 ÷ -4,0m (hệ CĐ Hòn Dấu).

- Khu vực xây dựng bến có khu nước rộng tuy nhiên cao độ đáy nông khoảng -1,7m. Do đó để đảm bảo thuận lợi cho các tàu tính toán ra vào neo cập và làm hàng tại bến thì cần phải nạo vét đến cao độ thiết kế.

2.1.2. Đặc điểm địa chất công trình:

Theo kết quả của công tác khoan tại hiện trường và các kết quả thí nghiệm các mẫu đất, mẫu đá trong phòng phục vụ công tác thiết kế công trình Xây dựng cảng thuỷ nội địa Cam Ranh tại Thôn Nước Ngọt - Xã Cam Lập – Tp. Cam Ranh - Tỉnh Khánh Hoà, địa tầng trong khu vực khảo sát bao gồm các lớp sau:

a) Lớp 1: Cát trung màu xám, chặt vừa

Thành phần hạt của lớp: cỡ sạn sỏi 0.2%, hạt cát 98.0%, hạt bụi 1.8% và sét 0.0%.

Một số tính chất cơ lý đặc trưng như sau:

 

Độ ẩm

W

25.2

%

Dung trọng tự nhiên

gtc

19.09

kN/m3

 

g0.95(I)

19.07

 

 

g0.85(II)

19.12

 

Dung trọng khô

gk

15.25

kN/m3

Dung trọng đẩy  nổi

g

9.53

kN/m3

Tỉ trọng

Gs

2.668

 

Độ rỗng

n

41.7

%

Hệ số rỗng

eo

0.717

 

Độ bão hoà

Sr

93.8

%

Giới hạn chảy

WL

-

%

Giới hạn dẻo

WP

-

%

Chỉ số dẻo

IP

-

 

Độ sệt

IL

-

 

Thí nghiệm cắt trực tiếp

 

 

 

Góc ma sát trong

jtc

28 º 21'

 

 

j0.95

-

 

 

j0.85

-

 

Lực dính kết

Ctc

1.98

kN/m2

 

C0.95

-

 

 

C0.85

-

 

Hệ số nén lún

a1-2

1.8E-04

kN/m2

Moduyn biến dạng

E1-2

7438.5

kN/m2

Thí nghiệm SPT

N

17÷24

 

b) Lớp 2: Bùn á cát màu xám đen

Thành phần hạt của lớp: cỡ sạn sỏi 0.6%, hạt cát 86.8%, hạt bụi 6.7% và sét 6.0%.

Một số tính chất cơ lý đặc trưng như sau:

 

Độ ẩm

W

33.2

%

Dung trọng tự nhiên

gtc

18.10

kN/m3

 

g0.95(I)

-

 

 

g0.85(II)

-

 

Dung trọng khô

gk

13.59

kN/m3

Dung trọng đẩy  nổi

g

8.49

kN/m3

Tỉ trọng

Gs

2.664

 

Độ rỗng

n

48.0

%

Hệ số rỗng

eo

0.923

 

Độ bão hòa

Sr

95.8

%

Giới hạn chảy

WL

23.9

%

Giới hạn dẻo

WP

17.2

%

Chỉ số dẻo

IP

6.7

 

Độ sệt

IL

2.39

 

Thí nghiệm cắt trực tiếp

 

 

 

Góc ma sát trong

jtc

15 º 25'

 

 

j0.95

-

 

 

j0.85

-

 

Lực dính kết

Ctc

5.33

kN/m2

 

C0.95

-

 

 

C0.85

-

 

Hệ số nén lún

a1-2

8.2E-04

kN/m2

Moduyn biến dạng

E1-2

1532.2

kN/m2

Thí nghiệm SPT

N

5

 

c) Lớp 3: Bùn sét màu xám đen

Thành phần hạt của lớp: cỡ sạn sỏi 4.5%, hạt cát 24.8%, hạt bụi 33.7% và 37.0%.

Một số tính chất cơ lý đặc trưng như sau:

 

Độ ẩm

W

72.0

%

Dung trọng tự nhiên

gtc

15.32

kN/m3

 

g0.95(I)

15.26

 

 

g0.85(II)

15.37

 

Dung trọng khô

gk

8.91

kN/m3

Dung trọng đẩy  nổi

g

5.55

kN/m3

Tỉ trọng

Gs

2.657

 

Độ rỗng

n

65.8

%

Hệ số rỗng

eo

1.927

 

Độ bão hòa

Sr

99.3

%

Giới hạn chảy

WL

54.9

%

Giới hạn dẻo

WP

33.7

%

Chỉ số dẻo

IP

21.2

 

Độ sệt

IL

1.81

 

Thí nghiệm cắt trực tiếp

 

 

 

Góc ma sát trong

jtc

03 º 35'

 

 

j0.95

-

 

 

j0.85

-

 

Lực dính kết

Ctc

7.68

kN/m2

 

C0.95

-

 

 

C0.85

-

 

Hệ số nén lún

a1-2

1.8E-03

kN/m2

Moduyn biến dạng

E1-2

549.4

kN/m2

Thí nghiệm SPT

N

2÷6

 

 

d) Lớp 4: Bùn á sét màu xám đen

Thành phần hạt của lớp: cỡ sạn sỏi 6.7%, hạt cát 47.0 %, hạt bụi 19.4% và sét 26.9%.

Một số tính chất cơ lý đặc trưng như sau:

 

Độ ẩm

W

58.2

%

Dung trọng tự nhiên

gtc

15.78

kN/m3

 

g0.95(I)

-

 

 

g0.85(II)

-

 

Dung trọng khô

gk

9.97

kN/m3

Dung trọng đẩy  nổi

g

6.22

kN/m3

Tỉ trọng

Gs

2.660

 

Độ rỗng

n

61.8

%

Hệ số rỗng

eo

1.616

 

Độ bão hòa

Sr

95.8

%

Giới hạn chảy

WL

42.5

%

Giới hạn dẻo

WP

26.5

%

Chỉ số dẻo

IP

16.0

 

Độ sệt

IL

1.98

 

Thí nghiệm cắt trực tiếp

 

 

 

Góc ma sát trong

jtc

05 º 09'

 

 

j0.95

-

 

 

j0.85

-

 

Lực dính kết

Ctc

6.48

kN/m2

 

C0.95

-

 

 

C0.85

-

 

Hệ số nén lún

a1-2

1.4E-03

kN/m2

Moduyn biến dạng

E1-2

980.7

kN/m2

Thí nghiệm SPT

N

-

 

 

e) Lớp 5: Á cát dăm sạn màu xám xanh, cứng

Thành phần hạt của lớp: cỡ sạn sỏi 46.0%, hạt cát 38.4%, hạt bụi 8.5% và sét 7.1%.

Một số tính chất cơ lý đặc trưng như sau:

 

Độ ẩm

W

14.1

%

Dung trọng tự nhiên

gtc

20.35

kN/m3

 

g0.95(I)

-

 

 

g0.85(II)

-

 

Dung trọng khô

gk

17.84

kN/m3

Dung trọng đẩy  nổi

g

11.16

kN/m3

Tỉ trọng

Gs

2.671

 

Độ rỗng

N

31.9

%

Hệ số rỗng

eo

0.469

 

Độ bão hòa

Sr

80.3

%

Giới hạn chảy

WL

20.2

%

Giới hạn dẻo

WP

15.0

%

Chỉ số dẻo

IP

5.2

 

Độ sệt

IL

-0.17

 

Thí nghiệm cắt trực tiếp

 

 

 

Góc ma sát trong

jtc

31 º 02'

 

 

j0.95

-

 

 

j0.85

-

 

Lực dính kết

Ctc

11.43

kN/m2

 

C0.95

-

 

 

C0.85

-

 

Hệ số nén lún

a1-2

1.2E-04

kN/m2

Moduyn biến dạng

E1-2

9041.9

kN/m2

Thí nghiệm SPT

N

51

 

 

f) Lớp 6: Granite phong hóa yếu, bền, không hóa mềm được, màu xám ửng vàng lẫn xám trắng. (RQD= 40÷50%)

Một số tính chất cơ lý đặc trưng như sau :

Độ ẩm

W

0.69

%

Dung trọng tự nhiên

gtc

25.39

kN/m3

Dung trọng khô

gd

25.21

kN/m3

Tỉ trọng

Gs

2.690

 

Độ rỗng

n

4.5

%

Hệ số rỗng

eo

0.047

 

Độ bão hòa hấp phụ

Sr

71.4

%

Sức kháng nén đơn khô

quktc

59400.0

kN/m2

Sức kháng nén đơn bão hòa

qubhtc

51600.0

kN/m2

Hệ số hóa mềm

km

0.87

 

 

(Xem chi tiết trong hồ sơ khảo sát địa chất)

* Đánh giá chung:

Điều kiện trầm tích khu vực nghiên cứu tương đối phức tạp có nhiều lớp đất, chỉ tiêu cơ lý trong bản thân 1 lớp đất ít biến đổi theo chiều sâu và chiều ngang. Trong đó các lớp 2 và 3 là các lớp đất yếu của nền công trình. Các lớp này có chiều dày lớn, tính nén lún cao, khả năng chịu tải rất thấp. Phân bố ở cao độ nông hơn -15,76m. Từ lớp 4 trở xuống các lớp đất có sức chịu tải tốt hơn. Phần xây dựng của công trình tuỳ thuộc vào tải trọng thiết kế cụ thể mà chọn giải pháp móng phù hợp với đặc điểm địa chất khu vực để đảm bảo ổn định công trình và tránh lãng phí.

2.1.3. Khí tượng thuỷ văn:

a. Khí tượng:

- Chế độ gió:

Theo các số liệu thống kê, tổng hợp tại trạm Khí tượng thuỷ văn Cam Ranh do viện Hải Dương Nha Trang cung cấp, vận tốc gió trung bình vào các tháng mùa Đông từ 2,5m/s đến 5,4m/s. Các tháng mùa hè đạt thấp hơn, từ 1,7m/s đến 2,6m/s. Tốc độ gió cực đại 20m/s xuất hiện ở nhiều hướng (các hướng NNE, W, NE). Các hướng còn lại đạt từ 14m/s đến 18m/s.

Hướng gió chính mùa đông là N và NE.

Hướng gió chính mùa hè là SE và SW.

- Bão:

Mùa bão trùng với mùa mưa (từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm). Hàng năm có từ một đến hai cơn bão, nhưng có nhiều năm bão không xuất hiện. Khi bão xuất hiện thường kèm theo mưa to lũ lụt và các biến động thời tiết khác.

- Chế độ mưa:

Lượng mưa trung bình từ tháng 01 đến tháng 8 là từ 5,2mm¸90mm.

Lượng mưa trung bình từ tháng 9 đến tháng 12 là từ 132mm¸371mm.

Số ngày có mưa ít nhất toàn Quốc, có năm chỉ đạt tới 54 ngày. Bình quân số ngày mưa bão trong năm là 70 ngày, nên số ngày làm việc của Cảng là 295 ngày.

Hệ số khí tượng lớn hơn 0,80, nên rất tện lợi cho việc khai thác cảng, số ngày nắng cao nhất toàn quốc nên rất thuận lợi cho việc bốc dỡ và vận chuyển đá tại cảng.

- Nhiệt độ không khí:

Nhiệt độ trung bình thấp nhất : 15,7oC – vào tháng 12.

Nhiệt độ trung bình cao nhất : 38,0oC – 39,0oC – vào tháng 9.

- Độ ẩm:

Độ ẩm trung bình năm là 78%, độ ẩm trung bình tháng cao nhất là 100%, tháng thấp nhất là 28-48%.

- Sương mù:

Hầu như không đáng kể, xuất hiện bình quân 1 ngày trong một năm. Có 99,73% số ngày có tầm nhìn trên cấp 7 (tầm nhìn xa trên 10km).

 

b. Thuỷ văn:

- Chế độ thuỷ văn:

Khu vực cảng nằm trong vịnh Cam Ranh, chịu ảnh hưởng chính của triều biển Đông, thuộc chế độ nhật triều không đều, trung bình trong tháng có từ 18 đến 22 ngày nhật triều. thời gian triều dâng lớn hơn thời gian triều rút. Độ lớn triều kỳ nước cường từ 1,5m đến 2,0m. Độ lớn triều kỳ nước kém khoảng 0,5m.

- Mực nước:

Để tính toán tần suất mực nước phục vụ các mục đích thiết kế tại khu vực Vịnh Cam Ranh, đã thu thập chuỗi mực nước quan trắc dài ngày từ năm 2002-2004 tại trạm đo cơ bản khu vực Cam Ranh (hệ cao độ Hòn Dấu). Sử dụng phương pháp tương quan để tính mực nước đặc trưng tại Vịnh Cam Ranh :

+ Mực nước TK đỉnh triều : H1% = +1,4m (tầng suất mực nước cao nhất năm).

+ Mực nước thấp thiết kế   : H97% = -0,6m (tầng suất mực nước giờ).

+ Mực nước cao thiết kế : H1% = +1,2m (tầng suất mực nước giờ).

+ Mực nước trung bình : H50% = +0,4m (tầng suất mực nước giờ).

- Dòng chảy:

Dòng chảy lớn nhất tại khu vực xây dựng công trình tham khảo các tài liệu liên quan là 1,97m/s.

 

2.2. SỐ LIỆU TÀU TÍNH TOÁN VÀ TÀI TRỌNG KHAI THÁC TRÊN BẾN :

2.2.1. Tàu tính toán:

- Tàu tính toán hoạt động thường xuyên tại bến là tàu pha sông biển có tải trọng 1.500T có các thông số kỹ thuật sau:

- Chiều dài tàu : Lmax = 71m.

- Chiều rộng sà lan : B = 11,0m.

- Mớn nước đầy hàng : Tđ = 3,0m.

- Mớn nước không hàng : Tr = 1,4m.

- Chiều cao mạn : H = 5,4m.

- Trọng tải tàu : D = 1.500T.

- Lượng giãn nước : Dv = 2.000T.

- Tàu tính toán lớn nhất là sà lan 2.000DWT có các thông số kỹ thuật sau:

- Chiều dài tàu : Lmax = 70m.

- Chiều rộng tàu : B = 12,8m.

- Mớn nước đầy hàng : Tđ = 3,7m.

- Mớn nước không hàng : Tr = 2,0m.

- Chiều cao mạn : H = 5,0m.

- Trọng tải tàu : D = 2.000T.

- Lượng giãn nước : Dv = 2.800T.

 

2.2.2. Tải trọng tính toán:

· Tải trọng do tàu tác dụng lên công trình bến.

· Tải khai thác trên mố cập tàu chất đầy hàng tương đương tải phân bố đều q=2T/m2

· Tải Ôtô H30:

Trọng lượng xe : 30 T

Tải trọng trục sau : 21 T Tải trọng trục trước : 9 T

Khoảng cách trục trước và trục sau: 6,0 m

Khoảng cách trục theo phương ngang : 1,9 m

· Tải Cẩu bánh xích 45T :

Trọng lượng xe : Toàn bộ : 90,8 T; đối trọng : 21,1 T

Kích thước giới hạn : Dài = 16,6 m , rộng = 5,0 m , cao = 5,310 m

Áp lực lên đất q = 11,35 T/m2

Chiều rộng một bảng xích : 0,80 m, Chiều dài xích tiếp xúc với đất : 4,8 m

Vận tốc di chuyển 0,4 km/h

Sức nâng lớn nhất Qmax = 50 T

Chiều dài tay cần 15 m

Tầm với Min : 6,0m, Max : 14,0 m

Độ cao nâng : 8,0 ¸ 13,3 m

Tốc độ nâng hạ tải : 1,3 ¸ 5,3 m/ph

Tốc độ quay của bàn quay : 0,3 vòng/ph

3. QUY HOẠCH BỐ TRÍ TỔNG  MẶT BẰNG CÔNG TRÌNH :

Tổng mặt bằng được bố trí dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau:

-  Căn cứ yêu cầu của Công ty TNHH Đá Hoá An 1

- Cắn cứ theo các thông số tàu, sà lan cập bến

- Căn cứ theo hiện trạng khảo sát địa hình khu vực xây dựng công trình tháng 04/2015 do Công ty CP Tư vấn Xây dựng Công trình Thuỷ Bộ.

Trên các nguyên tắc trên, mặt bằng tổng thể của dự án tương ứng với mỗi hạng mục công trình được bố trí như sau:

3.1. Bến cập tàu

Là bến dạng mố trụ tựa bố trí nhô ra biển. Tuyến mép bến của mố cập tàu cách tuyến kè bảo vệ khu đất là 12M và khoảng cách giữa 2 trụ va là 50m các trụ va này nằm cách đường bờ biển hiện hữu khoảng 100m về phía Bắc.

Hệ thống neo tàu bố trí các bích neo trên mố cập tàu là 02 bích neo và trên hai trụ va TV1 và TV2 là 02 bích neo, gồm có 01 neo mũi, 01 neo lái và 02 neo ở thân tàu. Khoảng cách giữa 2 bích neo mũi và neo lái là 50m. (chi tiết xem mặt bằng tổng thể)

3.2. Kè bờ và san lấp mặt bằng

Tuyến kè bờ được bố trí lấn ra biển. Tuyến mép kè tiếp giáp với bến cập tàu nằm cách đường bờ biển hiện hữu khoảng 100m về phía Bắc. Toán bộ mặt bằng khu vực xây dựng được bố trí quy hoạch lấn ra biển. Cao độ hiện trang của khu đất dự kiến xây dựng là -1,2 ¸ -1,7 (m) – Hệ cao độ Hòn Dấu. Cốt san lấp xây dựng bãi sau kè dự kiến là +1,7m, do đó phải san lấp để đạt được cao độ xây dựng bãi với chiều dày lớp cát san lấp trung bình là 2,2m.

Toàn bộ tuyến kè dài 277m được chia ra làm 3 phân đoạn :

- Phân đoạn 1 là tuyến kè nằm giữa hai điểm K1 và K2 dài 101m, tuyến kè này nằm tiếp giáp với khu nước trước bến.

- Phân đoạn 2 dài 88m là tuyến ké nối từ điểm K2 đến K3, đây là tuyến kè bảo vệ bờ phía Đông của khu đất.

- Phân đoạn 3 dài 88m là tuyến ké nối từ điểm K1 đến K4, đây là tuyến kè bảo vệ bờ phía Tây của khu đất.

3.3. Hệ thống phao tiêu báo hiệu:

Bố trí 01 cột báo hiệu tại vị trí trụ va tàu TV2 (nằm ở phía Đông của bến) để báo hiệu phạm vi neo đậu tàu.

Luồng chạy tàu ngoài từ ngoài biển vào đến bến cập tàu có bố trí hệ thống gồm 02 phao báo hiệu dẫn luồng cho tàu ra vào bến an toàn. Trong đó có phao số 0 nằm ở bờ phải đặt ở vị trí đầu tuyến luồng và phao số 1 nằm ở bờ trái cạnh với khu nước trước bến.

3.4. Nạo vét luồng:

Phạm vi nạo vét luồng khu vực ngoài bờ biển có chiều rộng đáy luồng là 40m và chiều dài luồng nạo vét 500m (bao gồm cả phạm vi khu nước trước bến). Phạm vi nạo vét khu nước trước bến có chiều rộng đáy 120m và chiều dài nạo vét là 60m. Tổng diện tích mặt bằng nạo vét 27.300m2.

4. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ BẾN CẬP TÀU:

4.1. TÍNH TOÁN CÁC KÍCH THƯỚC CƠ BẢN CỦA BẾN

4.1.1 Chiều dài bến cập tàu yêu cầu:

Hình thức neo cập : Tàu neo cập vào trụ tựa và mố cập tàu.

-  Khoảng cách giữa 2 trụ va tàu :

+  Với chiều dài tàu 1500DWT : Lt =  71m  

LB = 28,4m

+  Với chiều dài sà lan 2000DWT : Lt =  70m  

LB = 28,0m

Do giữa hai trụ va tàu có bố trí mố cập tàu vì vậy chọn khoảng cách giữa 2 trụ va tàu là : 50m (khoảng cách giữa trụ va và mố cập tàu là 25m)

4.1.2 Chiều rộng khu nước trước bến yêu cầu :

Khu nước trước bến: được bố trí sát ngay bến, đảm bảo cho tàu lớn nhất đậu bốc xếp hàng và đi lại dọc bến. Chiều rộng khu nước trước bến được xác định như sau:

Công thức tính :

B = 3Bt + Bt (m)

Bt = 12,8m - Chiều rộng tàu tính toán lớn nhất

Bt = 1,5 Bt - Khoảng cách an toàn chạy tàu

 B = 57,6m

Þ Chọn chiều rộng khu nước trước bến là B = 58,0m.

4.1.3. Cao độ mặt bến

- Tính toán theo tiêu chuẩn thiết kế cảng sông:

+ Đối với cảng sông, cao trình đỉnh bến cần làm đến cao trình ngang với mực nước đỉnh triều có tần suất 1% (công trình cấp III)  là +1,4 (Hệ cao độ Hòn Dấu).

           ÑĐB  = Cao trình đỉnh triều

ÑĐB  = +1,4m

- Kiểm tra theo tiêu chuẩn thiết cảng biển:

+ Theo tiêu chuẩn chính:

              ÑĐB  = MNTB  + 1,4m = +1,8m

+ Theo tiêu chuẩn kiểm tra:

              ÑĐB  = MNCTK  + 1,0m = +2,2m (Hệ cao độ Hòn Dấu)

Trong đó:

MNTB - Mực nước trung bình thiết kế = +0,4m (được lấy theo tầng suất mực nước giờ H50% = +0,2m)

MNCTK - Mực nước cao thiết kế = +1,2m (được lấy theo tầng suất mực nước giờ H1% = +1,2m)

- Căn cứ theo cao độ khống chế của khu vực xây dựng đã được xác định trong đồ án quy hoạch chung trong khu vực Hxd >= 2,0m. (Theo hệ cao độ Hòn Dấu).

- Dựa vào các cơ sở tính toán và căn cứ theo cao độ khống chế nêu trên. Cao trình đỉnh bến được chọn là +2,2m là phù hợp.

4.1.4. Cao độ đáy bến

Cao độ đáy bến được xác định theo Tiêu chuẩn thiết kế 22 TCN 219-94 (Tiêu chuẩn thiết kế công trình bến cảng biển):

ÑĐB  = ÑMNTT  - (Hct+Z4)(m)

ÑMNTT  = H97% = -0,60 m.(với Tàu pha sông biển 1.500T ra vào neo đậu thường xuyên tại bến)

ÑMNTT  = H50% = +0,4 m.(với Sà lan 2.000DWT ra vào bến phải chờ đợi thuỷ triều)

        - Chiều sâu chạy tàu :

   Hct = T+ Z1 + Z2 + Z3 + Z0

Trong đó:

Hct : Chiều sâu chạy tàu thiết kế

T : Mớn nước đầy tải tàu thiết kế

Z1: Dự phòng chiều sâu chạy tàu cần thiết để đảm bảo an toàn lái

được tàu

Z2: Dự phòng do ảnh hưởng của sóng tác động khi chạy tàu

Z3: Dự phòng do ảnh hưởng của tốc độ chạy tàu

Z0: Dự phòng do độ lệch của tàu do chất tải không đều hoặc bẻ lái đột ngột.

Với các thành phần được xác định như sau:

T = 3,00m (tàu 1.500DWT)

T = 3,70m (sà lan 2.000DWT)

Z1 = 0,05T

Z2 = 0,05m

Z3 = 0,0m

Z0 = 0,026B

Z4 = 0,5m (Dự phòng do sa bồi)

- Tính cho tàu 1.500DWT

=> Hct = 3,0 + 0,05 x 3,0 + 0,05 + 0,0 + 0,026 x 11,0 = 3,4m

- Cao độ đáy bến :

Ñđáy = MNTTK – (Hct +Z4) = –0,6 – (3,4+0,4) = – 4,4m

è Chọn cao trình đáy bến : -4,4m (hệ cao độ Hòn Dấu).

- Tính cho tàu 2.000DWT

=> Hct = 3,7 + 0,05 x 3,7 + 0,05 + 0,0 + 0,026 x 12,8 = 4,27m

- Cao độ đáy bến :

Ñđáy = MNTTK – (Hct +Z4) = +0,4 – (4,27+0,4) = – 4,3m

è Chọn cao trình đáy bến : -4,4m (hệ cao độ Hòn Dấu).

4.1.5. Tính toán chuẩn tắc luồng tàu

a) Xác định chiều rộng luồng tàu

- Chiều rộng luồng chạy tàu tính toán cho Tàu pha sông biển 1.500T ra vào luồng thường xuyên và tính cho luồng 2 chiều được xác định theo công thức tính toán của tiêu chuẩn ngành 22TCN241-98 :

Công thức tính toán :

B2c = 2Bt +2Lt sinq + 2D

Trong đó:

Lt Chiều dài tàu thiết kế; Lt =71,0m

Bt Bề rộng tàu thiết kế; Bt =11,0m

q Góc trôi dạt của tàu bằng 30-50.

D Khoảng cách giữa các mạn tàu và biên luồng, D=Bt/2

Thay vào công thức :

B2c = 2Bt +2Lt sinq + 2D

Þ B2c = 2x11,0 + 2x71,0 x sin30 + 11,0 = 40,4m

Þ Vậy chọn chiều rộng luồng chạy tàu là 40m.

 

b) Tính toán cao độ  đáy luồng

Cao độ đáy luồng được xác định theo Tiêu chuẩn thiết kế 22 TCN 219-94 (Tiêu chuẩn thiết kế công trình bến cảng biển):

ÑĐB  = ÑMNTT  - (Hct+Z4)(m)

ÑMNTT  = H97% = -0,60m. (với Tàu pha sông biển 1.500T hoạt động thường xuyên trên luồng)

ÑMNTT  = H50% = +0,40 m.(với Sà lan 2.000DWT ra vào luồng phải chờ đợi thuỷ triều)

        - Chiều sâu chạy tàu :

   Hct = T+ Z1 + Z2 + Z3 + Z0

Trong đó:

Hct : Chiều sâu chạy tàu thiết kế

T : Mớn nước đầy tải tàu thiết kế

Z1: Dự phòng chiều sâu chạy tàu cần thiết để đảm bảo an toàn lái

được tàu

Z2: Dự phòng do ảnh hưởng của sóng tác động khi chạy tàu

Z3: Dự phòng do ảnh hưởng của tốc độ chạy tàu

Z0: Dự phòng do độ lệch của tàu do chất tải không đều hoặc bẻ lái đột ngột.

Với các thành phần được xác định như sau:

T = 3,00m (tàu 1.500DWT)

T = 3,70m (sà lan 2.000DWT)

Z1 = 0,05T

Z2 = 0,05m

Z3 = 0,0m

Z0 = 0,026B

Z4 = 0,5m

- Tính cho tàu 1.500DWT

=> Hct = 3,0 + 0,05 x 3,0 + 0,05 + 0,0 + 0,026 x 11,0 = 3,4m

- Cao độ đáy luồng:

Ñđáy = MNTTK – (Hct +Z4) =  –0,6 – (3,4+0,4) = – 4,4m

è Chọn cao trình đáy luồng : -4,4m (hệ cao độ Hòn Dấu).

- Tính cho tàu 2.000DWT

=> Hct = 3,7 + 0,05 x 3,7 + 0,05 + 0,0 + 0,026 x 12,8 = 4,27m

- Cao độ đáy luồng :

Ñđáy = MNTTK – (Hct +Z4) = +0,4 – (4,27+0,4) = – 4,3m

è Chọn cao trình đáy luồng chạy tàu : -4,4m (hệ cao độ Hòn Dấu).

Vậy chọn cao độ đáy luồng ÑĐáy = -4,4m (Hệ cao độ Hòn Dấu). Với cao độ đáy luồng là -4,4m theo bình đồ vừa mới khảo sát thì tại khu vực này cần phải nạo vét với chiều dày lớp đất nạo vét trung bình là 2,0m.

4.2. CÁC KÍCH THƯỚC CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP KẾT CẤU KÈ BẾN:

4.2.1. Các kích thước và đặc trưng cơ bản của bến cập tàu

- Tổng số mố cập tàu : 01 mố

- Tổng số trụ va, neo : 02 trụ

- Cao trình đỉnh trụ va, neo : +2,2m (hệ Cao độ Hòn Dấu)

- Cao trình đáy khu nước trước bến : -4,4m

- Cao trình đỉnh  mố cập tàu : +2,2m

- Kích thước mố cập tàu : (6,0´12,0)m

- Kích thước trụ va, neo : (3,0´4,0)m

* Kết cấu mố cập tàu bằng BTCT M300 dạng bệ cọc đài cao trên nền cọc BTCT UST D500-C. Trên mố cập tàu có lắp đặt 2 bích neo và 3 đệm va tàu.

* Kết cấu trụ va, neo bằng BTCT M300 dạng bệ cọc đài cao trên nền cọc BTCT UST D500-C. Trên mỗi trụ va, neo lắp đặt 1 bích neo và 1 đệm va tàu.

4.2.2. Bến cập tàu

a) Kết cấu mố cập tàu

Mố cập tàu có kết cấu dạng bệ cọc đài cao bằng BTCT M300 đá 1x2.

- Mặt bằng mố cập tàu có dạng hình chữ nhật với kích thức 12x6(m) gồm có hệ thống 04 dầm ngang dài 6m với kích thước 70x80(cm) và 03 dầm dọc dài 12m có kích thước 70x80(cm), đoạn dầm dọc tiếp giáp với bản tựa tàu được mở rộng chiều cao dầm là 2,6m. Hệ thống nền cọc gồm 3 hàng cọc theo phương ngang, với bước cọc là 2,65m và 5 hàng cọc theo phương dọc với bước cọc là 3,2m, riêng hai hàng cọc ngoài cùng có khoảng cách là 1m. Nền cọc mố cập tàu là cọc ống BTCT ƯST D500 loại C dài 19m, các cọc nằm trên trục B được đóng xiên 6 :1 và bố trí xoay theo phương vuông góc so với tuyến mép bến là 150. Tất cả các cọc còn lại được đóng thẳng.

- Cao trình đỉnh mố cập tàu : +2,2m (Hệ cao độ Hòn Dấu)

- Cao độ đáy bến là -4,4m

- Trên mố cập tàu có gắn 2 bích neo 25T bằng ống thép có đường kính D300, cao 40cm trong lòng bích neo được làm bằng BTCT đổ liền khối với kết cấu bệ.

HOTLINE - 0903 649 782

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE

HOTLINE:
0903 649 782

 nguyenthanhmp156@gmail.com