Lập dự án đầu tư xây dựng Khu nhà hàng tiệc cưới An Hòa

Đầu tư xây dựng Khu nhà hàng tiệc cưới An Hòa có chức năng sử dụng đất gồm: đất công trình thương mại - dịch vụ; đất ở; đất công trình hạ tầng xã hội và đất công trình hạ tầng kỹ thuật.

Ngày đăng: 17-05-2021

654 lượt xem

Lập dự án đầu tư xây dựng Khu nhà hàng tiệc cưới An Hòa

MỤC LỤC

MỤC LỤC...................................................................................................... 1

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU NHÀ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN................................. 4

I.1. Giới thiệu Nhà đầu tư........................................................................... 4

I.2. Đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình......................... 4

I.3. Mô tả sơ bộ dự án................................................................................. 4

I.4. Thời hạn đầu tư:................................................................................... 5

I.5. Cơ sở pháp lý triển khai dự án............................................................. 5

I.6. Tính pháp lý liên quan đến quản lý xây dựng..................................... 7

CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG............................................... 8

II.1. Nền kinh tế Việt Nam.......................................................................... 8

II.1.1. Tổng quan nền kinh tế Việt Nam 2018.............................................. 8

II.1.2. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018.......................................... 8

II.1.3. Kết cấu dân số............................................................................... 10

II.1.4. Tập tính tiêu dùng......................................................................... 10

II.2. Tổng quan về dân số và kinh tế xã hội thành phố Hải Phòng.......... 11

II.2.1. Thành phố Hải Phòng.................................................................... 11

CHƯƠNG III: MỤC TIÊU VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ............... 14

III.1. Khái quát chung và sự cần thiết phải đầu tư dự án....................... 14

III.2. Mục tiêu đầu tư................................................................................ 14

III.3. Sự cần thiết phải đầu tư.................................................................. 15

III.4. Đánh giá chung về điều kiện xây dựng - những lợi thế và hạn chế: 16

CHƯƠNG IV: ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG...................................................... 17

IV.1. Mô tả địa điểm xây dựng và lựa chọn địa điểm.............................. 17

IV.2. Nhận xét địa điểm xây dựng dự án.................................................. 17

IV.3. Nhận xét chung về hiện trạng........................................................ 18

CHƯƠNG V: QUY MÔ ĐẦU TƯ VÀ GIẢI PHÁP QUY HOẠCH TỒNG THỂ        19

V.1. Hình thức đầu tư............................................................................... 19

V.2. Quy hoạch tổng thể dự án khu nhà hàng tiệc cưới......................... 19

V.2.1. Mục tiêu quy hoạch....................................................................... 19

V.2.2. Cơ cấu sử dụng đất....................................................................... 19

 Hạng mục san nền:.............................................................................. 21

 Hạng mục thoát nước mưa:.................................................................. 21

 Hạng mục thoát nước sinh hoạt:.......................................................... 21

 Hạng mục cấp nước:........................................................................... 22

 Hạng mục cấp điện, chiếu sáng và đèn tín hiệu giao thông:................... 22

V.2.3. Bản đồ tổng hợp đường dây đường ống.......................................... 22

V.2.4. Mô tả đặc điểm công trình xây dựng.............................................. 22

V.2.5. Hạ tầng kỹ thuật............................................................................ 22

CHƯƠNG VI: GIẢI PHÁP THIẾT KẾ CƠ SỞ.......................................... 26

VI.1. Giải pháp thiết kế công trình.......................................................... 26

VI.1.1. Tiêu chuẩn áp dụng...................................................................... 26

VI.1.2. Giải pháp thiết kế kiến trúc công trình và cảnh quan..................... 26

VI.1.3. Hạng mục nhà cho thuê:............................................................... 27

VI.1.4. Nhà hàng tiệc cưới:...................................................................... 27

VI.1.5. Nhà văn phòng:........................................................................... 28

VI.2. CÁC YÊU CẦU VỀ KỸ THUẬT........................................................ 28

VI.2.1. Phương án kết cấu:...................................................................... 28

CHƯƠNG VII: PHƯƠNG ÁN VẬN HÀNH VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG.. 35

VII.1. Sơ đồ tổ chức công ty - Mô hình tổ chức...................................... 35

VII.2. Nhu cầu và phương án sử dụng lao động...................................... 36

VII.3. Phương thức tổ chức, quản lý và điều hành................................. 36

CHƯƠNG VIII: PHƯƠNG ÁN THI CÔNG CÔNG TRÌNH...................... 38

VIII.1. Chương trình chuẩn bị việc thực hiện dự án................................ 38

VIII.2. Công tác đấu thầu........................................................................ 38

VIII.3. Các công trình phục vụ thi công xây lắp:.................................... 38

VIII.4. Dự kiến tiến độ thực hiện dự án.................................................... 38

VIII.5. Dự kiến kế hoạch đấu thầu của dự án.......................................... 39

VIII.5.1. Dự kiến kế hoạch đấu thầu......................................................... 39

VIII.5.2. Phần công việc không đấu thầu.................................................. 39

VIII.5.3. Phần công việc chỉ định thầu:.................................................... 40

VIII.5.4. Phần công việc cho cạnh tranh:................................................. 40

VIII.5.5. Phần đấu thầu:.......................................................................... 40

VIII.6. Giải pháp thi công xây dựng......................................................... 40

VIII.7. Hình thức quản lý dự án............................................................... 41

CHƯƠNG IX: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, AT-PCCC........ 42

IX.1. Đánh giá tác động môi trường........................................................ 42

IX.1.1. Giới thiệu chung.......................................................................... 42

IX.1.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường.............................. 42

IX.1.3. Hiện trạng môi trường địa điểm xây dựng..................................... 44

IX.1.4. Mức độ ảnh hưởng tới môi trường................................................ 49

IX.1.5. Giải pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của dự án tới môi trường 50

IX.1.6. Kết luận....................................................................................... 52

IX.2. Các biện pháp phòng cháy chữa cháy............................................. 52

CHƯƠNG X: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ.......................................................... 55

X.1. Cơ sở lập Tổng mức đầu tư............................................................... 55

X.2. Nội dung Tổng mức đầu tư............................................................... 55

X.2.1. Chi phí xây dựng và lắp đặt........................................................... 55

X.2.2. Chi phí thiết bị.............................................................................. 56

X.2.3. Chi phí quản lý dự án.................................................................... 56

X.2.4. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: bao gồm....................................... 56

X.2.5. Chi phí khác.................................................................................. 57

X.2.6. Dự phòng phí................................................................................ 57

X.2.7. Lãi vay của dự án.......................................................................... 57

Tổng mức đầu tư:  Xem bảng tính đính kèm............................................. 57

CHƯƠNG XI: VỐN ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN................................................ 62

XI.1. Nguồn vốn đầu tư của dự án........................................................... 62

XI.2. Tiến độ sử dụng vốn......................................................................... 62

CHƯƠNG XII: HIỆU QUẢ KINH TẾ - TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN........... 64

XII.1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán......................................... 64

c. Phương án tiêu thụ sản phẩm dự kiến................................................... 64

XII.2. Đánh giá ảnh hưởng Kinh tế - Xã hội............................................. 64

CHƯƠNG XIII: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................... 66

XIII.1. Kết luận........................................................................................ 66

XIII.2. Kiến nghị........................................................................................ 66

 

 

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU NHÀ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN

I.1 Giới thiệu Nhà đầu tư lập dự án đầu tư nhà hàng tiệc cưới

  • Tên công ty :  Công ty CP H
  • Địa chỉ        :  KDC An Trang, xã An Đồng, huyện An Dương, Thành phố Hải Phòng.
  • Điện thoại   :        
  • Đại diện       : ……..      ;         Chức vụ: Giám đốc
  • Ngành nghề chính: Kinh doanh nhà hảng tiệc cưới, kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, xây dựng công trình kỹ thuật và dân dụng, môi giới bất động sản, kinh doanh sản xuất và chế biến lâm sản…

I.2 Đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình

  • Tên công ty : Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và Thiết kế xây dựng Minh Phương
  • Địa chỉ        : 28 B Mai Thị Lựu, phường ĐaKao, quận 1, Tp. HCM, Việt Nam
  • Điện thoại   : (028) 22142126;           Fax: (028) 39118579
  • Đại diện      : Ông Nguyễn Văn Thanh                Chức vụ: Giám Đốc

I.3 Mô tả sơ bộ dự án

  • Tên dự án: Khu nhà hàng tiệc cưới An Hòa
  • Địa điểm: tại xã An Đông, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng
  • Quỹ đất của dự án: 4,353.8  m2
  • Mục tiêu đầu tư: lập dự án đầu tư Khu nhà hàng tiệc cưới An Hòa được đầu tư xây dựng mới hoàn toàn theo mô hình là một khu nhà hàng tiệc cưới hiện đại, khu nhà ở dịch vụ cho thuê, đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, an toàn giao thông, cảnh quan độ thị và văn minh đô thị, các công trình và cảnh quan sẽ được bố trí hài hoà tự nhiên phục vụ tốt nhu cầu của người dân.

Tổng vốn đầu tư: 200,000,000,000 đồng

(Bằng chữ: Hai trăm tỷ đồng)

  •  Trong đó vốn chủ sở hữu của Công ty CP H là 60,000,000,000 đồng, còn lại là vốn vay thương mại và vốn góp của các nhà đầu tư;
  • Tiến độ thực hiện dự án:
  • Thời gian xây dựng: từ tháng 12 năm 2021 đến tháng 12 năm 2022.
  • Thời gian vận hành sản xuất kinh doanh: từ tháng 01 năm 2023.
  • Hình thức đầu tư: đầu tư xây dựng mới
  • Hình thức quản lý:
  •  Công ty CP H trực tiếp quản lý dự án.
  • Quá trình hoạt động của dự án được sự tư vấn của các chuyên gia trong nước và nước ngoài.
  • Nguồn vốn đầu tư: đầu tư bằng nguồn vốn tự có và nguồn vốn huy động từ các thành phần kinh tế khác kể cả nguồn vốn vay.

I.4 Thời hạn đầu tư:

  • Thời hạn đầu tư của dự án: 50 năm.

I.5 Cơ sở pháp lý triển khai dự án

  • Các Luật, Bộ Luật của Quốc hội: Luật Xây dựng số 62/2020/QH14 ngày 17/6/2020 và các Nghị định; Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17/06/2020; Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; Luật Bảo vệ và Phát triển rừng số 29/2004/QH11; Luật Du lịch số 09/2017/QH14; Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14; Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17/06/2020; Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013; Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020.
  • Nghị định 44/2015/NĐ-CP ngày 06/05/2015 của Chính phủ về quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
  • Thông tư 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ Xây dựng quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù.
  • Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/2/2017 của Bộ Xây dựng;
  • Quyết định số 706/QĐ-BXD ngày 30/6/2017 của Bộ Xây dựng về việc công bố suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2016;
  • Căn cứ Quyết định số 839/QĐ-TTg ngày 11 tháng 6 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng đến năm 2020, bổ sung quy hoạch đến năm 2025;
  • Quyết định số 546/QĐ-UBND ngày 06 tháng 03 năm 2018 của Ủy ban nhân dân về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 xã An Đông, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng.
  • Các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến lập Tổng mức đầu tư, tổng dự toán và dự toán công trình.

I.6 Tính pháp lý liên quan đến quản lý xây dựng

Việc thực hiện dự án “Khu nhà hàng tiệc cưới An Hòa” phải tuân thủ các quy định pháp lý sau:

  • Quyết định số 04 /2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008. Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng (QCVN: 01/2008/BXD);
  • TCVN 2737-1995 : Tải trọng và tác động- Tiêu chuẩn thiết kế;
  • TCXD 229-1999   : Chỉ dẫn tính toán thành phần động của tải trọng gió
  • TCVN 375-2006   : Thiết kế công trình chống động đất;
  • TCXD 45-1978     : Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình;
  • TCVN 5760-1993 : Hệ thống chữa cháy - YC chung thiết kế lắp đặt và sử dụng;
  • TCVN 6160– 996 : YC chung về thiết kế, lắp đặt, sử dụng hệ thống chữa cháy;
  • TCVN 6305.1-1997 (ISO 6182.1-92) và TCVN 6305.2-1997 (ISO 6182.2-93);
  • TCVN 7,660-1993 : Hệ thống PCCC - Yêu cầu chung về thiết kế;
  • TCXD 33-1985     : Cấp nước mạng lưới bên ngoài và công trình, Tiêu chuẩn thiết kế;
  • TCVN 5576-1991 : Hệ thống cấp thoát nước - quy phạm quản lý kỹ thuật;
  • TCXD 51-1984     : Thoát nước - mạng lưới bên trong và ngoài công trình - Tiêu chuẩn thiết kế;
  • TCXD 27-1991     : TC đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng;
  • TCVN-46-89                  : Chống sét cho các công trình xây dựng;
  • EVN                     : Yêu cầu của ngành điện lực Việt Nam (Electricity of VN).
  • TCVN 5576-1991 : Hệ thống cấp thoát nước - quy phạm quản lý kỹ thuật;
  • TCXD 51-1984     : Thoát nước - mạng lưới bên trong và ngoài công trình - Tiêu chuẩn thiết kế;
  • TCVN 6772           : Tiêu chuẩn chất lượng nước và nước thải sinh hoạt;
  • TCXDVN 175:2005       : Tiêu chuẩn thiết kế độ ồn tối đa cho phép.

 

CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG

II.1 Nền kinh tế Việt Nam

II.1.1 Tổng quan nền kinh tế Việt Nam 2020

Việt Nam là quốc gia nằm ở phía Đông bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam Á. Với dân số ước tính 96,5 triệu dân vào năm 2019, Việt Nam là quốc gia đông dân thứ 15 trên thế giới và là quốc gia đông dân thứ 8 của châu Á. Thủ đô là thành phố Hà Nội kể từ năm 1976, với Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đông dân nhất. Diện tích Việt Nam là 331.698 km², bao gồm khoảng 327.480 km² đất liền và hơn 4.500 km² vùng nước nội thủy (hồ nước ngọt lớn, mặt sông lớn, biển nội thủy ven biển). Phía Bắc Việt Nam tiếp giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào và Campuchia, phía Tây Nam giáp vịnh Thái Lan, phía Đông và phía Nam giáp Biển Đông và có hơn 4.000 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ, gần và xa bờ, có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được Chính phủ Việt Nam xác định khoảng gấp 3 lần diện tích đất liền (khoảng trên 1 triệu km²). 

+  Các chỉ tiêu kinh tế của năm 2020 như sau:

  • Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 6%.
  • GDP bình quân đầu người khoảng 3.700 USD.
  • Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4%.

Tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng khoảng 45-47%.

GDP năm 2020 tăng 2,91% (Quý I tăng 3,68%; quý II tăng 0,39%; quý III tăng 2,69%; quý IV tăng 4,48%), tuy là mức tăng thấp nhất của các năm trong giai đoạn 2011-2020 nhưng trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội thì đây là thành công lớn của Việt Nam với mức tăng trưởng năm 2020 thuộc nhóm cao nhất thế giới. Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,68%, đóng góp 13,5% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,98%, đóng góp 53%; khu vực dịch vụ tăng 2,34%, đóng góp 33,5%.

II.1.2 Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2020 ước tính tăng 4,48% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng thấp nhất của quý IV các năm trong giai đoạn 2011-2020. Dịch Covid-19 được kiểm soát chặt chẽ, nền kinh tế từng bước hoạt động trở lại trong điều kiện bình thường mới, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và EU có hiệu lực từ ngày 01/8/2020 đã tạo động lực cho nền kinh tế nên GDP quý IV/2020 tăng trưởng khởi sắc so với quý III/2020, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,69% so với cùng kỳ năm trước; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,60%; khu vực dịch vụ tăng 4,29%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 1,07%. Về sử dụng GDP quý IV/2020, tiêu dùng cuối cùng tăng 1,48% so với cùng kỳ năm trước; tích lũy tài sản tăng 5,29%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 15,25%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 14,83%.

GDP năm 2020 tăng 2,91% (Quý I tăng 3,68%; quý II tăng 0,39%; quý III tăng 2,69%; quý IV tăng 4,48%), tuy là mức tăng thấp nhất của các năm trong giai đoạn 2011-2020, nhưng trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế – xã hội thì đây là thành công lớn của Việt Nam với mức tăng trưởng năm 2020 thuộc nhóm cao nhất thế giới. Điều này cho thấy tính đúng đắn trong chỉ đạo, điều hành khôi phục kinh tế, phòng chống dịch bệnh và sự quyết tâm, đồng lòng của toàn bộ hệ thống chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự nỗ lực, cố gắng của người dân và cộng đồng doanh nghiệp để thực hiện có hiệu quả mục tiêu “vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế – xã hội”. Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,68%, đóng góp 13,5% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,98%, đóng góp 53%; khu vực dịch vụ tăng 2,34%, đóng góp 33,5%. Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, sản lượng của một số cây lâu năm, sản phẩm chăn nuôi chủ yếu và sản lượng tôm năm 2020 tăng khá nên tốc độ tăng của khu vực này đạt cao hơn năm 2019. Trong đó, ngành nông nghiệp tăng 2,55%, chỉ thấp hơn mức tăng của các năm 2011, năm 2012 và năm 2018 trong giai đoạn 2011-2020, đóng góp 0,29 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành lâm nghiệp tăng 2,82% nhưng chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp 0,02 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 3,08%, cao hơn mức tăng 2,8% của năm 2015 và năm 2016 trong giai đoạn 2011-2020, đóng góp 0,1 điểm phần trăm. Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp năm 2020 tăng 3,36% so với năm trước, đóng góp 1,12 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo đóng vai trò chủ chốt dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế với mức tăng 5,82%, đóng góp 1,25 điểm phần trăm; sản xuất và phân phối điện tăng 3,92%, đóng góp 0,19 điểm phần trăm; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,51%, đóng góp 0,04 điểm phần trăm; khai khoáng giảm 5,62% (do sản lượng khai thác dầu thô giảm 12,6% và khí đốt tự nhiên giảm 11,5%), làm giảm 0,36 điểm phần trăm trong mức tăng chung. Ngành xây dựng tăng 6,76%, cao hơn tốc độ tăng của các năm 2011, năm 2012 và năm 2013 trong giai đoạn 2011-2020, đóng góp 0,5 điểm phần trăm.

Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương mại, dịch vụ. Khu vực dịch vụ trong năm 2020 đạt mức tăng thấp nhất của các năm 2011-2020. Đóng góp của một số ngành dịch vụ thị trường có tỷ trọng lớn vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của năm 2020 như sau: Bán buôn và bán lẻ tăng 5,53% so với năm trước, đóng góp 0,61 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,87%, đóng góp 0,46 điểm phần trăm; ngành vận tải, kho bãi giảm 1,88%, làm giảm 0,06 điểm phần trăm; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 14,68%, làm giảm 0,62 điểm phần trăm.

Về cơ cấu nền kinh tế năm 2020, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 14,85%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 33,72%; khu vực dịch vụ chiếm 41,63%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,8% (Cơ cấu tương ứng của năm 2019 là: 13,96%; 34,49%; 41,64%; 9,91%).

Về sử dụng GDP năm 2020, tiêu dùng cuối cùng tăng 1,06% so với năm 2019; tích lũy tài sản tăng 4,12%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 4,97%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 3,33%..

II.1.3 Kết cấu dân số

Việt Nam có 54 dân tộc, trong đó có 53 dân tộc thiểu số, chiếm khoảng 14% tổng số dân của cả nước. Dân tộc Việt (còn gọi là người Kinh) chiếm gần 86%, tập trung ở những miền châu thổ và đồng bằng ven biển. Những dân tộc thiểu số, trừ người Hoa, người Chăm và người Khmer, phần lớn đều tập trung ở các vùng miền núi và cao nguyên. Trong số các dân tộc thiểu số, đông dân nhất là các dân tộc Tày, Thái, Mường, Hoa, Khmer, Nùng,... mỗi dân tộc có dân số khoảng 1 triệu người. Các dân tộc Brâu, Rơ Măm, Ơ Đu có số dân ít nhất, với khoảng vài trăm cho mỗi nhóm. Có một số dân tộc thiểu số đã định cư trên lãnh thổ Việt Nam từ rất lâu đời.

Cơ cấu tuổi của Việt Nam

+

Năm 2020:

 

-

0-14 tuổi

: 25.2%(12.536.210 nam / 11.406.317 nữ)

-

15-64 tuổi

: 69.3%(32.850.534 nam / 32.974.072 nữ)

-

65 tuổi trở lên

: 5.5%(2.016.513 nam / 3.245.236 nữ)

Dự tính lực lượng lao động trẻ vẫn có thể tăng trưởng mạnh trong 10 đến 15 năm tới kéo theo là một thị trường tiêu thụ tiềm năng của Việt Nam.

II.1.4 Tập tính tiêu dùng

+   Tập tính tiêu dùng mới nhất của người Việt Nam có những đặc trưng như sau:

Các kênh tiêu thụ bán lẻ của Việt Nam vẫn lấy thị trường truyền thống, bán hàng rong trên đường và cửa hàng loại nhỏ là chính, mức tiêu thụ vẫn chiếm 80% ngành sản xuất bán lẻ của Việt Nam. Hiện tại, tỷ lệ các kênh tiêu thụ bán lẻ chiếm 20% tiêu thụ bán lẻ của Việt Nam. Các kênh bán hàng hiện đại hóa không ngừng mở rộng, số người trẻ tuổi và số người thuộc giai cấp trung lưu nổi trội, dưới sự thúc đẩy tăng trưởng kinh tế có thể chi phối sự tăng thu nhập, khiến cho tập quán mua sắm không ngừng bị thay đổi.

+   Xu hướng tập quán sinh hoạt của người tiêu dùng:

Nhóm người tiêu dùng trẻ trong thành thị tỏ rõ xu hướng tập quán tiêu dùng Tây hóa. Số lượng nữ giới đi làm tăng lên, nhóm người thuộc loại này có thể càng chi phối thu nhập. Sự cạnh tranh rộng rãi cung cấp ra thị trường lớn cũng thu hút nhóm người có thu nhập vừa và thấp. Họ dần dần tiếp nhận các loại thực phẩm đóng gói và thực phẩm chế biến sẵn. Đối với dinh dưỡng, chất lượng sản phẩm, vệ sinh thực phẩm và ý thức an toàn thực phẩm dần được nâng cao. Có độ nhận biết trung thành đối với thương hiệu sản phẩm, tuy nhiên đối với sản phẩm mới thì vẫn được tiếp nhận.

ƯU NHƯỢC ĐIỂM KHI ĐẦU TƯ.

+   Ưu điểm lập dự án đầu tư nhà hàng tiệc cưới:

Dự án Khu nhà hàng tiệc cưới An Hòa có vị trí đắc địa, do nằm tại vị trí các dự án phát triển đô thị tiếp giáp đang dần hình thành… khu vực nghiên cứu lập ý tưởng đồ án quy hoạch dự án có địa hình khá bằng phẳng, cảnh quan thiên nhiên phù hợp.

 Định hướng phát triển các phân khu chức năng của đô thị cũng đã xác định rất rõ chức năng của dự án Khu nhà hàng tiệc cưới An Hòa là thuộc phân khu với các chức năng là hạt nhân của trung tâm có không gian sống động, hấp dẫn. Chức năng chủ yếu là kinh doanh nhà hàng tiệc cưới.….

Triển vọng kinh tế tốt, tích cực tham gia các tổ chức quốc tế để được hưởng các hạng mục ưu đãi của các nước.

Chính trị, xã hội ổn định, khuyến khích đầu tư nước ngoài. Tố chất nhân lực tốt, giá tiền công thấp, chi phí đầu tư thấp hơn so với các nước Đông Nam Á lân cận.

+   Nhược điểm đầu tư dự án xây dựng nhà hàng: Dự án Khu nhà hàng tiệc cưới An Hòa là dự án phát triển và hình thành các không gian mới, nên phải đầu tư cơ sở hạ tầng gần như hoàn toàn mới, chi phí đầu tư cao.

II.1 Tổng quan về dân số và kinh tế xã hội thành phố Hải Phòng.

II.1.1 Thành phố Hải Phòng

Hải Phòng là thành phố cảng quan trọng, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn nhất phía Bắc Việt Nam, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học, thương mại và công nghệ của Vùng duyên hải Bắc Bộ. Đây là thành phố lớn thứ 3 Việt Nam, lớn thứ 2 miền Bắc sau Hà Nội và là một trong 5 thành phố trực thuộc trung ương tại Việt Nam, là đô thị loại I, trung tâm cấp vùng và cấp quốc gia cùng với Đà Nẵng và Cần Thơ. Được thành lập vào năm 1888 từ một số huyện ven biển của tỉnh Hải Dương, Hải Phòng là nơi có vị trí quan trọng về kinh tế, xã hội, công nghệ thông tin và an ninh, quốc phòng của vùng Bắc Bộ và cả nước, trên hai hành lang - một vành đai hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc. Hải Phòng là đầu mối giao thông đường biển phía Bắc. Với lợi thế cảng nước sâu nên vận tải biển rất phát triển, đồng thời là một trong những động lực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Là trung tâm kinh tế - khoa học - kỹ thuật tổng hợp của Vùng duyên hải Bắc Bộ và là một trong 2 trung tâm phát triển của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Hải Phòng có nhiều khu công nghiệp, thương mại lớn và trung tâm dịch vụ, du lịch, giáo dục, y tế và thủy sản của vùng duyên hải Bắc Bộ Việt Nam. Hải Phòng là một cực tăng trưởng của tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh, nằm ngoài Quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Hải Phòng còn giữ vị trí tiền trạm của miền Bắc, nơi đặt trụ sở của Bộ Tư lệnh Quân khu 3, Bộ Tư lệnh Vùng 1 Hải quân và Bộ Tư lệnh Quân Chủng Hải quân Việt Nam.

Hải Phòng còn được gọi là Đất Cảng hay Thành phố Cảng. Việc hoa phượng đỏ được trồng rộng rãi nơi đây, và sắc hoa đặc trưng trên những con phố, cũng khiến Hải Phòng được biết đến với mỹ danh Thành phố Hoa Phượng Đỏ. Không chỉ là một thành phố cảng công nghiệp, Hải Phòng còn là một trong những nơi có tiềm năng du lịch rất lớn. Hải Phòng hiện lưu giữ nhiều nét hấp dẫn về kiến trúc, bao gồm kiến trúc truyền thống với các chùa, đình, miếu cổ và kiến trúc tân cổ điển Pháp tọa lạc trên các khu phố cũ. Đồng thời, Hải Phòng hiện đang sở hữu một khu dự trữ sinh quyển thế giới của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) nằm tại Quần đảo Cát Bà, cùng với các bãi tắm và khu nghỉ dưỡng ở Đồ Sơn. Thành phố còn có những nét đặc trưng về văn hóa, đặc biệt là ẩm thực và các lễ hội truyền thống.

Điều kiện tự nhiên:

Địa hình phía bắc của Hải Phòng là vùng trung du, có đồi xen kẽ với đồng bằng và ngả thấp dần về phía nam ra biển. Khu đồi núi này có liên hệ với hệ núi Quảng Ninh, di tích của nền móng uốn nếp cổ bên dưới, nơi trước đây đã xảy ra quá trình sụt võng với cường độ nhỏ, gồm các loại cát kết, đá phiến sét và đá vôi có tuổi khác nhau được phân bố thành từng dải liên tục theo hướng Tây Bắc - Đông Nam từ đất liền ra biển gồm hai dãy chính. Dãy chạy từ An Lão đến Đồ Sơn đứt quãng, kéo dài khoảng 30 km có hướng Tây Bắc - Đông Nam gồm các núi: Voi, Phù Liễn, Xuân Sơn, Xuân Áng, núi Đối, Đồ Sơn, Hòn Dáu. Dãy Kỳ Sơn - Tràng Kênh và An Sơn - Núi Đèo, gồm hai nhánh: nhánh An Sơn - Núi Đèo cấu tạo chính là đá cát kết có hướng tây bắc đông nam gồm các núi Phù Lưu và Núi Đèo; và nhánh Kỳ Sơn - Trang Kênh có hướng tây tây bắc - đông đông nam gồm nhiều núi đá vôi.

Sông ngòi ở Hải Phòng khá nhiều, mật độ trung bình từ 0,6 - 0,8 km/1 km². Độ dốc khá nhỏ, chảy chủ yếu theo hướng Tây Bắc Đông Nam. Đây là nơi tất cả hạ lưu của sông Thái Bình đổ ra biển, tạo ra một vùng hạ lưu màu mỡ, dồi dào nước ngọt phục vụ đời sống con người nơi đây. 

Bờ biển Hải Phòng dài trên 125 km, thấp và khá bằng phẳng, nước biển Đồ Sơn hơi đục nhưng sau khi cải tạo nước biển đã có phần sạch hơn, cát mịn vàng, phong cảnh đẹp. Ngoài ra, Hải Phòng còn có đảo Cát Bà là khu dự trữ sinh quyển thế giới có những bãi tắm đẹp, cát trắng, nước trong xanh cùng các vịnh Lan Hạ.... đẹp và kì thú. Cát Bà cũng là đảo lớn nhất thuộc khu vực Vịnh Hạ Long.

Khí Hậu: Thời tiết Hải phòng mang tính chất cận nhiệt đới ẩm ấm đặc trưng của thời tiết miền Bắc Việt Nam: mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, mùa đông khô và lạnh, có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông tương đối rõ rệt. Nhiệt độ trung bình vào mùa hè vào tháng 7 là 28,3 °C, tháng lạnh nhất là tháng 1: 16,3 °C. Số giờ nắng trong năm cao nhất là các tháng mùa hè và thấp nhất vào tháng 2, độ ẩm trung bình trên 80%, lượng mưa 1600–1800 mm/năm. Tuy nhiên thành phố cũng phải hứng chịu những đợt nắng nóng và đợt lạnh bất thường, năm 2011 nhiệt độ trung bình tháng 1 của thành phố xuống tới 12,1 °C, gần đây nhất ngày 24/1/2016 thành phố trải qua ngày có nhiệt độ lạnh trung bình thấp kỷ lục,nhiệt độ thấp nhất xuống tới 4,2 °C. Trung bình cả năm 23,4 °C.

 

CHƯƠNG III: MỤC TIÊU VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ

III.1 Khái quát chung và sự cần thiết phải đầu tư dự án

Xây dựng khu nhà hàng tiệc cưới hiện đại đạt tiêu chuẩn là giải pháp tốt nhất cho những người có nhu cầu. Bên cạnh đó, dự án này cũng góp phần tạo điều kiện công ăn việc làm cho lao động trên địa bàn.

Dự án xây dựng Khu nhà hàng tiệc cưới có tính khả thi bởi các yếu tố sau:

  • Thực hiện chiến lược phát triển hạ tầng nói chung, tạo ra được một mô hình cụ thể phù hợp với các quy hoạch và chủ trương, chính sách chung, góp phần vào việc phát triển của thành phố Hải Phòng đưa ra. Mặt khác, đời sống kinh tế - xã hội Việt Nam ngày càng phát triển. Trong những năm gần đây, nước ta đã giảm nhanh được tình trạng nghèo đói, bước đầu xây dựng nền kinh tế công nghiệp hóa, đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đi đôi với sự công bằng tương đối trong xã hội. Đối với Nhà đầu tư đây là một dự án lớn. Đặc biệt qua dự án vị thế, uy tín và thương hiệu của Nhà đầu tư sẽ tăng cao, tạo dựng thương hiệu mạnh trong lĩnh vực dịch vụ, tạo một phần thu nhập từ dự án cho địa phương. Như vậy, có thể nói việc đầu tư xây dựng khu nhà hàng tiệc cưới là tất yếu và cần thiết, vừa thoả mãn được các mục tiêu và yêu cầu phát triển của địa phương vừa đem lại lợi nhuận cho Nhà đầu tư.

III.2 Mục tiêu đầu tư xây dựng nhà hàng

Đầu tư xây dựng Khu nhà hàng tiệc cưới An Hòa có chức năng sử dụng đất gồm: đất công trình thương mại - dịch vụ; đất ở; đất công trình hạ tầng xã hội và đất công trình hạ tầng kỹ thuật. Cụ thể hóa đồ án quy hoạch đã được phê duyệt, tạo quỹ đất xây dựng nhà ở, công trình dịch vụ, phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng khu nhà hàng tiệc cưới đạt được các tiêu chuẩn xây dựng và điều kiện của đô thị hiện đại… phát triển quỹ nhà ở phục vụ chương trình phát triển nhà ở của thành phố, đáp ứng nhu cầu ở đạt tiêu chuẩn, giải quyết ổn định nhu cầu ở cho dân cư khu vực, cải tạo môi trường và sử dụng đất hiệu quả, hạn chế tình trạng các khu dân cư tự đầu tư xây dựng không theo định hướng kế hoạch và quy hoạch được duyệt.

Huy động các nguồn vốn để đầu tư xây dựng hạ tầng đồng bộ, nâng cao giá trị sử dụng đất, tạo môi trường thu hút đầu tư cho thành phố để đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân đang phát triển mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng, nhằm vào phân khúc thị trường xây dựng khu khu nhà hàng tiệc cưới cho người dân có thu nhập trung bình trở lên, thực hiện chính sách của Ủy ban Nhân dân thành phố Hải Phòng tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong công tác chuẩn bị đầu tư, Công ty CP H đã đẩy mạnh đầu tư xây dựng Khu nhà hàng tiệc cưới An Hòa nhằm đón nhu cầu thị trường sẽ tăng trưởng trở lại trong vài năm tới. Khi dự án đi vào khai thác sẽ đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho một bộ phận người dân tại huyện An Dương, thành phố Hải Phòng và vùng lân cận. Song song đó, dự án còn đem lại nhiều lợi nhuận cho công ty và cơ hội việc làm cho rất nhiều người. Vì vậy có thể khẳng định việc thực hiện dự án không chỉ vì yếu tố kinh tế mà còn luôn hướng tới những mục tiêu có ý nghĩa xã hội thiết thực. Với mục tiêu xây dựng một khu dân cư đồng bộ, hoàn chỉnh, tạo môi trường ở phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của người dân. Cung cấp kịp thời quỹ nhà kinh doanh cho thị trường địa ốc đang có nhiều biến động trong thời điểm hiện nay. Khai thác dự án một cách có hiệu quả, mang lại lợi ích kinh tế không chỉ cho công ty mà còn góp phần nâng cao giá trị bất động sản tại khu vực đầu tư. Xây dựng thương hiệu công ty tại địa bàn thành phố Hải Phòng và khu vực lân cận.

 

 

III.3 Sự cần thiết phải đầu tư dự án xây dựng nhà hàng

Với vai trò trung tâm về nhiều mặt, thành phố Hải Phòng đang trở thành tâm điểm cho cá nhà đầu tư trong và ngoài nước, đồng thời cũng kéo theo sự gia tăng số lượng dân nhập cư từ các tỉnh và vùng lân cận. huyện An Dương với các khu công nghiệp trên địa bàn đã thu hút hàng trăm dự án đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài và dự án đầu tư trong nước đã kéo theo một lực lượng lao động lớn phải giải quyết nơi ăn ở. Từ những vấn đề cấp thiết hiện nay như đã nêu trên đồng thời thành phố Hải Phòng cũng đang phải tiến hành xây dựng đô thị theo hướng văn minh hiện đại mang tính công nghiệp hiện đại. Vì vậy, vấn đề cần được thực hiện ngay từ hôm nay là công tác quy hoạch mang tính chất tổng thể vùng, khu vực. Trên cơ sở đó tiến hành việc xây dựng từng khu vực, cho từng dự án đặc biệt là những dự án Xây dựng các khu dân cư, Khu tái định cư, khu nhà hàng tiệc cưới mang tính hiện đại, sắp xếp phân bổ lại các khu dân cư mang tính hiện đại hơn; xóa dần những khu nhà tự phát đồng thời đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân hiện nay. Qua các vấn đề nêu trên rất dễ nhận thấy nhu cầu về đất ở cho dân cư trong khu vực, công nhân các khu nhà hàng tiệc cưới, xí nghiệp là hết sức cấp bách, thiết thực. Vì vậy việc xây dựng công trình khu nhà hàng tiệc cưới nhằm đáp ứng nhu cầu về nhà cho thuê và dịch vụ tiệc cưới cho các đối tượng nói trên và đây cũng là một dự án mang lại hiệu quả kinh tế xã hội và có tính khả thi cao.

Vì vậy, việc đầu tư xây dựng khu nhà hàng tiệc cưới một trong những định hướng đầu tư đúng đắn, đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Đối với Nhà đầu tư đây là một dự án lớn, có tỷ suất sinh lời cao. Như vậy, từ thực tiễn khách quan nêu trên có thể nói việc đầu tư xây dựng là tất yếu và cần thiết, vừa thoả mãn được các mục tiêu và yêu cầu phát triển của địa phương vừa đem lại lợi nhuận cho Nhà đầu tư.

III.4 Đánh giá chung về điều kiện xây dựng - những lợi thế và hạn chế:

Những mặt thuận lợi - khó khăn: lập dự án đầu tư nhà hàng tiệc cưới có các điều kiện thuận lợi và một số khó khăn cơ bản để xây dựng thành một khu nhà hàng tiệc cưới như sau:

Thuận lợi: Phát triển khu vực phù hợp với Quy hoạch chung. Vị trí địa lý có nhiều thuận lợi để hình thành khu ở, gần các trục đường giao thông huyết mạch, phục vụ tốt cho nhân dân trong khu vực. Nhu cầu về nhà ở hiện nay rất lớn. Khuyến khích khai thác quỹ đất kém hiệu quả.

Khó khăn: Vốn đầu tư xây dựng công trình là rất lớn => Nhà đầu tư phải có một tiềm lực tài chính vững mạnh => khó khăn trong việc huy động nguồn vốn.

Kết luận: Tuy việc lập dự án đầu tư Khu nhà hàng tiệc cưới An Hòa có những thuận lợi và khó khăn nhất định nhưng việc đầu tư xây dựng là hết sức khả quan do nó phù hợp với quy hoạch định hướng phát triển của thành phố Hải Phòng.

 

CHƯƠNG IV: ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG

IV.1 Mô tả địa điểm xây dựng và lựa chọn địa điểm

  • Khái quát đặc điểm tự nhiên và hiện trạng: Khu đất 4,353.8  m2 đất quy hoach dự án tại địa bàn xã An Đông, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng.
  • Hiện trạng giao thông: Nằm trên tổng thể Khu nhà hàng tiệc cưới An Hòa có tuyến giao thông tiếp cận từ nhiều hướng khác nhau và đã được kết nối hạ tầng với nhiều dự án liền kề đã triển khai xây dựng.
  • Loại đất hiện tại: đất ở đô thị và đất trồng cây lâu năm.
  • Hiện trạng khu đất thực hiện dự án: đất do chủ đầu tư sở hữu.
  • Hiện trạng nhà ở: không có dân cư sinh sống trong khu vực dự án.

Vị trí dự án tại xã An Đông, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng.có tứ cận được xác định như sau:

  • Phía Đông tiếp giáp đất của đân;
  • Phía Bắc tiếp giáp đất của bà Ngô Thị Tuyết;
  • Phía Nam tiếp giáp đất của dân;
  • Phía Tây tiếp giáp đường nhựa khu dân cư.

Địa hình địa mạo:

Khu vực quy hoạch có địa hình tương đối bằng phẳng. Cao độ địa hình hiện hữu khu vực từ 1,30 4 1,50m. Cao độ trung bình từ 1,0 4 1,5m. Muốn xây dựng Khu nhà hàng tiệc cưới An Hòa thì cần tôn nền theo quy hoạch chiều cao hoạch: Cạo độ thiết kế trong khoảng +2,443,5m (cao độ Hòn Dấu).

          Địa chất công trình: chưa có khảo sát, đánh giá địa chất công trình khu quy hoạch. Nhưng qua khảo sát các công trình xây dựng cạnh khu dự án cho thấy địa chất công trình nằm trong nền đất có độ liên kết tốt. Tuy nhiên khi xây dựng cụ thể cần khảo sát kỹ để tránh các túi sét cục bộ nằm phía dưới tầng đất cứng.

IV.2 Nhận xét địa điểm xây dựng dự án

  • Địa điểm này đảm bảo các điều kiện cơ bản cho việc xây dựng dự án Khu nhà hàng tiệc cưới An Hòa, ít tốn kém và không ảnh hưởng đến đời sống xã hội trong vùng, phù hợp với đặc điểm về quy hoạch và kế hoạch phát triển du lịch của địa phương.
  • Điều kiện kinh tế xã hội bảo đảm phù hợp cho công việc đầu tư dự án khu nhà hàng tiệc cưới, tiếp cận thị trường. Tuy nhiên do mới bắt đầu hình thành nên hạ tầng cơ sở chưa thể hoàn chỉnh ngay khi bắt đầu thực hiện Dự án.

IV.3 Nhận xét chung về hiện trạng

  • Các điều kiện tự nhiên, địa hình, khí hậu thuận lợi cho phát triển dự án nằm trong khu vực quy hoạch. Với tầm quan trọng to lớn về vị trí chức năng cùng với hiện trạng thực tế đất đai chưa được khai thác đúng mức, thì việc phát triển một khu nhà hàng tiệc cưới với các tiêu chuẩn phù hợp với nhu cầu trước mắt và lâu dài của người dân tại địa phương là tất yếu và cần thiết.

 

CHƯƠNG V: QUY MÔ ĐẦU TƯ VÀ GIẢI PHÁP QUY HOẠCH TỒNG THỂ

V.1 Hình thức đầu tư

  • Đầu tư xây dựng mới Khu nhà hàng tiệc cưới An Hòa trên khu đất 4,353.8  m2. Áp dụng giải pháp xây dựng công trình kiến trúc thân thiện môi trường, sinh thái, mang đặc sắc văn hóa nhưng không làm mất đi tính trang nhã và tiện dụng.
  • Cơ cấu sử dụng đất toàn khu phải phù hợp với quy hoạch của khu nhà hàng tiệc cưới theo quy định của pháp luật về quy hoạch, xây dựng và các quy định khác có liên quan. Đề xuất điều chỉnh qui hoạch 1/2000 của xã An Đông, huyện An Dương đưa dự án Khu nhà hàng tiệc cưới An Hòa vào kế hoạch xây dựng năm 2019 trình UBND thành phố Hải Phòng phê duyệt.

V.2 Quy hoạch tổng thể dự án khu nhà hàng tiệc cưới

V.2.1 Mục tiêu quy hoạch

  • Phân bố các chức năng phù hợp tính chất hoạt động, đảm bảo phối hợp chặt chẽ giữa các khu này trong tổng thể vùng xung quanh. Quy hoạch có nghiên cứu xem xét đến tính linh động và khả năng phát triển khu vực.
  • Kết nối hạ tầng kỹ thuật đô thị các nhóm nhà và khu dân cư với khu vực xung quanh.
  • Bố cục không gian kiến trúc hài hòa gắn kết chặt chẽ với diện tích mảng xanh. Bảo đảm việc phân kỳ đầu tư xây dựng phù hợp với trình tự khai thác sử dụng đạt hiệu quả kinh tế cao.
  • Để không gian tổng thể của dự án được đồng bộ, các yêu cầu về giao thông nội bộ, chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng phải được tuân thủ chặt chẽ nhằm tạo nên một tổng thể hài hòa, phù hợp với qui hoạch chung được duyệt.
  • Các công trình thiết kế cần đảm bảo đúng các yêu cầu về quy hoạch tổng mặt bằng, đảm bảo tuân thủ theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế hiện hành. Bên cạnh đó, các hình thực kiến trúc của các công trình phải phù hợp với chức năng; màu sắc đơn giản, tươi sáng; bố cục công trình có chú ý tới các giải pháp thích hợp với điều kiện khí hậu khu vực: bố trí hiên che, tấm chắn nắng tại các mặt công trình hướng đông - tây.

V.2.2 Cơ cấu sử dụng đất

  • Cơ cấu phân khu chức năng:

Tính chất chức năng của quy hoạch

  • Là khu nhà hàng tiệc cưới.
  • Công trình công cộng khu vực.

     Cơ cấu phân khu chức năng: Khu vực dự kiến với các chức năng chính sau:

  • Nhà cho thuê.
  • Nhà hàng tiệc cưới.

Công trình công cộng:  sân bãi và cây xanh cách ly.

  • Các giải pháp dự kiến bố trí không gian:

     Phương hướng quy hoạch phát triển không gian và khai thác sử dụng

Cơ cấu phân khu chức năng:

 Phân khu chức năng trên phạm vi nghiên cứu nhằm tạo được một phương án quy hoạch phù hợp với tình hình thực tế hiện nay và mang tính khả thi cao, phục vụ cho việc phát triển đô thị cấp bách tại khu vực này, đồng thời tạo mối liên chặt chẽ với các khu vực xung quanh, đảm bảo sự phát triển lâu dài toàn khu vực. Tổ chức hệ thống giao thông tuân thủ quy hoạch chung, tôn trọng các dự án đã được phê duyệt và đang triển khai. Mở các đường nội bộ tạo thành mạng lưới giao thông hoàn chỉnh, xuyên suốt, có khả năng thông xe tốt, đảm bảo yêu cầu phòng cháy chữa cháy. Tổ chức phân bổ cây xanh đáp ứng yêu cầu về không gian tiện nghi, phù hợp với những khuynh hướng phát triển trong tương lai.

Tổng mặt bằng sử dụng đất

Tổ chức khu nhà hàng tiệc cưới có đầy đủ các chức năng ở tiện nghi phục vụ cho nhu cầu sinh sống của người dân, kết hợp bố trí cảnh quan, nhằm phục vụ cho toàn tuyến và khu vực.

Tổ chức công viên cây xanh, sân chơi, phục vụ cho nhu cầu vui chơi, thư giãn của người dân đồng thời góp phần cải tạo môi trường trong khu vực.

Đảm bảo các khoảng lùi, các góc vạt, tầm nhìn, góc nhìn để tạo cảnh quan đẹp. Theo đó tiên liệu các hướng kết nối với các khu vực kế cận, tăng tính thuận tiện, khả thi cho đồ án quy hoạch.

Đất ở:

  • Bố cục các khu nhà ở với hệ thống giao thông, công viên cây xanh hoàn chỉnh, kết hợp cây xanh tạo môi trường sống hiện đại.
  • Bố cục các khối nhà khu nhà hàng tiệc cưới với các hình dáng đa dạng cao thấp khác nhau tạo nên những khoảng không gian thoáng đãng thay đổi tầm nhìn. Nhịp điệu mặt đứng của khu này mang phong cách mới mẻ và năng động bao quanh toàn khu công viên cây xanh mặt nước tạo nên môi trường sống lý tưởng.

Đất công trình công cộng:

  • Khai thác tại những vị trí gắn kết với các trục giao thông chính, phát triển trung tâm thương mại dịch vụ tổng hợp phục vụ cấp khu vực.
  • Trong khu vực quy hoạch, công trình công cộng thương mại dịch vụ, với đủ các loại hình phục vụ thiết yếu, đảm bảo quy mô và bán kính phục vụ.

BẢNG CÂN BẰNG ĐẤT

STT

LOẠI ĐẤT

DIỆN TÍCH (m2)

TỈ LỆ %

1

Tổng diện tích

4353.8

100%

2

Căn hộ cho thuê

863

19.82%

3

Nhà hàng tiệc cưới

940

21.59%

4

02 Nhà văn phòng

120

2.76%

5

Giao thông sân bãi

1330.8

30.57%

6

Cây xanh, mặt nước

1100

25.27%

 

 

QUY MÔ THIẾT KẾ CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH:

  • Hạng mục san nền:

Thiết kế san nền toàn khu đất có diện tích là 4,353.8  m2.

  • Hạng mục thoát nước mưa:
  • Xây dựng hệ thống thoát nước mưa cho toàn khu dụ án bằng cống BTCT có khẩu độ thoát h=600^1000 mm đặt ngầm dưới vỉa hè kết hợp với giếng thu đặt cách khoảng 25m/ 1 vị trí, sau đó được thoát vào hệ thống thoát nước dọc trên đường và đổ ra sông.
  • Hạng mục thoát nước sinh hoạt:
  • Xây dựng hệ thống thoát nước thải sinh hoạt cho toàn khu dân cư bằng ống HDPE có khẩu độ h=300 – 400 mm, đặt ngầm dưới vỉa hè kết hợp với hố thu gom từ các hộ dân, hệ thống thoát nước sinh hoạt có nhiệm vụ thu gom nước sinh hoạt rồi dẫn về trạm xử lý nước sinh hoạt được xây dựng với công suất xử lý là 50 m3/ngày.đêm, sau khi xử lý mới được đưa ra hệ thống cống thoát nước mưa.
  • Hạng mục cấp nước:
  • Xây dựng hệ thống cấp nước cho toàn khu dân cư bằng ống PVC h = 60^150mm và ống HDPE h = 200mm, kết hợp bố trí các trụ lấy nước chữa cháy MQQmm tại các điểm thuận tiện để lấy nước chữa cháy với bán kính phục vụ trên dưới 150m.
  • Hạng mục cấp điện, chiếu sáng và đèn tín hiệu giao thông:

Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống cấp điện và chiếu sáng như sau:

  • Hệ thống đường dây trung thế.
  • Trạm biến áp.
  • Đường dây hạ thế.
  • Hệ thống chiếu sáng.
  • Hệ thống đèn tín hiệu giao thông.
  1. Rác thải và vệ sinh môi trường
    • Chỉ tiêu rác thải sinh hoạt: 1 kg/người/ngày.
    • Phương án xử lý rác thải hợp lý.

V.2.3 Bản đồ tổng hợp đường dây đường ống

Đạt yêu cầu theo quy định. Việc bố trí các hệ thống hạ tầng kỹ thuật có thể thay đổi trong các bước triển khai tiếp theo (thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật thi công của dự án) đảm bảo theo yêu cầu kỹ thuật.

V.2.4 Mô tả đặc điểm công trình xây dựng

  • Cấp công trình: cấp III.
  • Kết cấu: được thiết kế theo tiêu chuẩn xây dựng TCVN, đảm bảo độ bền vững nhờ hệ số an toàn cao; hệ khung sàn BTCT, bước cột 3,6 m – 6,6 m, trần mái BTCT trên có đan tấm chống nhiệt.
  • Móng: được xử lý bằng hệ thống móng cọc ép có đường kính Ø300mm – 500mm và có chiều sâu từ 25 mét.

V.2.5 Hạ tầng kỹ thuật

  • San nền:

-    Cao độ san nền trung bình (+ 2,0 m đến 2,2 m).

-    Khu đất san nền có diện tích khoảng 16,7 ha. Thiết kế san nền theo phương pháp đường đồng mức thiết kế với chênh cao giữa 2 đường đồng mức thiết kế là 0,1 m và độ dốc san nền i = 0.3%. Hướng thoát nước được bố trí từ khu đất san nền ra ngoài phía mương thoát nước, theo hướng Đông Nam về Tây Bắc (cụ thể xem bản vẽ đồng mức thiết kế và giải pháp thiết kế). Trước khi xây dựng các công trình trong khu vực tiến hành san nền sơ bộ khu đất để tạo mặt bằng thi công.

-    Trước khi san nền cần bóc lớp đất hữu cơ dày trung bình 30 cm trên bề mặt trong phạm vi nền đắp. Phần khối lượng bóc hữu cơ này sẽ được thu gom lại và vận chuyển bằng phương tiện cơ giới tới nơi tập kết nhằm đảm bảo không ảnh hưởng tới môi trường xung quanh cũng như để có thể tái sử dụng làm lớp đắp đất màu phục vụ nhu cầu trồng cây xanh tạo cảnh quan trong phạm vi Dự án trong thời gian sau này.

-    Khối lượng đào nền sẽ được tận dụng để đắp nền với độ chặt yêu cầu K = 0,9

  • Đường giao thông:

-    Hệ thống đường nội bộ: đầu tư đường nhựa với bề rộng mặt đường là 8 m.

  • Hệ thống cấp điện:

-    Hệ thống cấp điện trong khu vực tuân theo quy hoạch hệ thống cấp điện trong đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 và khớp nối với các dự án có liên quan.

-    Điện cấp cho khu dự án sẽ được lấy tại trạm biến áp tổng thể từ Đường dây 22 kV và TBA 630 kVA-22/0,4 kV cấp điện cho hạng mục của dự án.

-    Từ trạm biến áp cấp điện đến tủ điều khiển chiếu sáng và tủ điện phân phối. Vị trí định vị và công suất trạm được thể hiện trong bản vẽ cấp điện. Chi tiết về chủng loại cáp và các thiết bị bảo vệ đầu tuyến sẽ được tính toán chính xác.

  • Hệ thống điện chiếu sáng:

-    Đảm bảo tiêu chuẩn chiếu sáng đối với đường trong khu dự án;

-    Tận dụng tối đa hiện trạng chiếu sáng.

-    Hiệu quả kinh tế cao, mức tiêu thụ điện năng thấp, tiết kiệm điện năng.

-    Nguồn sáng có hiệu suất phát quang cao, tuổi thọ của thiết bị và toàn hệ thống cao, giảm chi phí cho vận hành và bảo dưỡng.

-    Đảm bảo các yêu cầu về an toàn vận hành và thi công.

  • Hệ thống cấp nước:

-    Nguồn nước cung cấp cho dự án lấy từ sông. Nước được bơm vào hồ chứa nước dự trữ, sau đó đưa vào trạm xử lý nước đạt tiêu chuẩn nước sạch cấp theo nhu cầu sử dụng, nước thô cấp cho nhu cầu tưới cây rửa đường không cần qua xử lý.

-    Mạng lưới cấp nước cho khu vực văn phòng là mạng lưới chung giữa nước cấp cho sinh hoạt và nước chữa cháy.

-    Mạng lưới đường ống cấp nước cấp 1 theo định hướng quy hoạch sẽ là mạng lưới vòng, đoạn qua khu vực dự án gồm có: tuyến ống chính D200 tuyến ống nhanh D100 dùng cho họng cứu hòa đề phòng khi có cháy, D50 cấp cho khu văn phòng và nhà ở CBCNV.

  • Hệ thống xử lý nước thải:

-    Hệ thống thoát nước thải từ các hạng mục qua công trình được thoát vào hệ thống bể tự hoại sau khi qua xử lý được thoát ra hệ thống ga, cống bê tông cốt thép D300 và chảy vào hệ thống xử lý nước thải trước khi thoát ra hệ thống thoát nước khu vực.

-    Các tuyến cống nhánh thoát nước thải có tiết diện D160 mm xây dựng từ hố ga chờ đấu nối ra hố ga thăm trên tuyến thu gom ngoài đường D300. Độ dốc đặt cống chủ yếu là 1/D, một số tuyến đặt theo độ dốc đường (i=1/D), độ sâu chôn cống tại các điểm đầu 1 m, dẫn nước thải tự chảy về tuyến cống chính.

  • Hệ thống thoát nước mưa: Sử dụng hệ thống thoát nửa hở nửa kín cho phù hợp địa hình và điều kiện vật liệu địa phương. Sử dụng loại giếng thu hàm ếch, bố trí giếng thu tại các vị trí theo quy hoạch chiều cao và bố trí cách đều 40 đến 50 m phụ thuộc vào độ dốc địa hình một giếng; trên đoạn giữa hai giếng thu liền nhau, rãnh biên thiết kế vuốt dốc đều từ giữa về giếng thu, độ dốc phải đạt tối thiểu 0,4%. Giếng thăm bố trí tại vị trí các đường cống giao nhau, vị trí có sự thay đổi về kích thước được cống hoặc bố trí cách đều 50 m một giếng; đáy giếng thăm thiết kế trũng sâu xuống 30 cm để lắng bùn và thuận tiện trong quá trình bảo dưỡng mạng lưới.
  • Hệ thống xử lý chất thải rắn:

Chất thải sinh hoạt được thu gom và chuyển đến nơi xử lý tập trung .

  • Hệ thống nối đất và chống sét:

Hệ thống nối đất công trình là một hệ thống nối đất có cọc tiếp đất bằng thép mạ đồng.

Cọc nối đất bằng thép tròn D16 được mạ đồng, dài 2,4m. Các cọc cách nhau 3m, chôn sâu cách mặt đất 0,5m. Các dây nối đất từ đầu kim thu sét đến hệ thống nối đất bằng cáp đồng trần D 50. Hệ thống nối đất được bố trí và tính toán đảm bảo an toàn cho người và thiết bị ở mọi chế độ làm việc. Điện trở nối đất của hệ thống phải đảm bảo đạt giá trị R ≤ 10 tại bất kỳ thời điểm nào trong năm.

  • Hệ thống PCCC:

Lắp đặt hệ thống đường ống cứu hỏa cung cấp đủ lượng nước, đủ áp lực cho hệ thống chữa cháy phun nước và các họng cứu hỏa. Hệ thống đường ống được lắp chìm ngầm. Các ống được nối với nhau bằng phương pháp hàn và mặt bích.

Lắp đặt các hộp chữa cháy, Lắp đặt các trụ chữa cháy ngoài trời, xung quanh khu nhà hàng tiệc cưới để cung cấp lượng nước chữa cháy bên ngoài. Hệ thống phải đảm bảo độ bền vận hành và dễ kiểm tra, thay thế khi bị rò rỉ, phải được thiết kế và lắp đặt theo đúng tiêu chuẩn hiện hành. Lắp đặt các máy bơm chữa cháy, máy bơm điện, máy bơm diesel cung cấp cho các họng cứu hỏa. Khi có cháy nổ, bơm điện hoạt động chính và bơm diesel dự phòng, đồng thời lắp đặt mới 01 họng chờ gần cổng trạm để cấp nước cứu hỏa cho xe chứa cháy, xây dựng bể chứa ngầm.

 

Xem thêm Văn bản đề xuất dự án đầu tư Khu nhà hàng tiệc cưới An Hòa

 

 

GỌI NGAY - 0907957895

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 
Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 
Hotline: 028 3514 6426 - 0903 649 782  - 0914526205
Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com , thanhnv93@yahoo.com.vn 
Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

HOTLINE

HOTLINE:
0907957895

FANPAGE