Thiết kế xử lí nhà máy xử lí rác thải với công suất 300 tấn/ngày

Lập dự án đầu tư thiết kế xử lí nhà máy xử lí rác thải với công suất 250 tấn/ngày - 300 tấn/ngày. Tư vấn lập dự án đầu tư - Minh Phuong Corp. Mọi chi tiết xin liên hệ: 0903 649 782.

Ngày đăng: 21-12-2022

372 lượt xem

Lập dự án đầu tư thiết kế xử lí nhà máy xử lí rác thải với công suất 250 tấn/ngày - 300 tấn/ngày

MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH.......................................................................................................................... 4
DANH MỤC BẢNG......................................................................................................................... 5
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................................. 7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ RÁC THẢI BẰNG NHIỆT....................... 8
1.1.  Phương pháp đốt.............................................................................................................. 10
1.1.1. Một số công nghệ đốt chất rắn hiện nay....................................................................... 10
1.1.2. Khả năng thu hồi năng lượng...................................................................................... 20
1.2.  Cơ sở lựa chọn công nghệ lò đốt xử lý chất thải rắn......................................................... 21
1.3.  Phương pháp nhiệt phân.................................................................................................. 23
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI ĐẦU VÀO............................................................. 25
2.1.  Hiện trạng rác thải sinh hoạt ở Việt Nam......................................................................... 25
2.2. Tác động của rác thải đến môi trường và con người......................................................... 25
2.3. Phân loại chất thải........................................................................................................... 26
2.4. Tính chất rác thải đầu vào............................................................................................... 28
2.4.1. Tính chất lý học.......................................................................................................... 28
2.4.2. Tính chất hóa học....................................................................................................... 29
2.4.3. Tính chất sinh học...................................................................................................... 29
2.5. Lựa chọn công nghệ lò đốt rác thải sinh hoạt................................................................... 30
2.5.1. Lựa chọn công nghệ lò đốt.......................................................................................... 30
2.5.2. Mô tả cấu tạo và các bộ phận lò đốt rác....................................................................... 32
CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ LÒ ĐỐT.......................................................................... 37
3.1. Tính toán sự cháy dầu DO............................................................................................... 37
3.2. Tính toán sự cháy của rác................................................................................................ 40
3.3. Xác định nhiệt độ thực tế và tính cân bằng nhiệt của lò................................................... 43
3.4. Tính cân bằng nhiệt và lượng nhiên liệu tiêu hao............................................................. 45
3.4.1.Tính cân bằng nhiệt.................................................................................................... 45
3.4.2. Xác định lượng nhiên liệu tiêu hao............................................................................... 47
3.5. Thông số lò đốt................................................................................................................. 48
CHƯƠNG 4: XỬ LÝ KHÍ THẢI LÒ ĐỐT.................................................................................... 59
4.1.  Xác định thành phần, lưu lượng và nồng độ các chất trong khói thải............................... 59
4.2.  Lựa chọn phương pháp xử lý........................................................................................... 62
4.3.  Tháp giải nhiệt................................................................................................................. 63
4.3.1. Khối lượng riêng hỗn hợp khí...................................................................................... 63
4.3.2.  Tính cơ khí tháp giải nhiệt........................................................................................... 64
4.3.3. Tính bề dày thân tháp................................................................................................. 65
4.3.4.  Tính đường ống dẫn khí ra.......................................................................................... 66
4.3.5. Tính đường ống dẫn lỏng vào và ra............................................................................. 67
4.3.6. Tính tháp rửa khí........................................................................................................ 67
4.3.7. Tính toán cơ khí thiết bị.............................................................................................. 71
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ...................................................................................... 74
5.1. Kết Luận.......................................................................................................................... 74
5.2. Kiến nghị.......................................................................................................................... 74
PHỤ LỤC 1. HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ LÒ ĐỐT............................................... 75
CHƯƠNG 1. DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Cấu tạo của buồng đốt ghi............................................................................... 12
Hình 1.2: Lò đốt tầng sôi................................................................................................. 13
Hình 1.3: Lò đốt thùng quay.......................................................................................... 15
Hình 1.4: Buồng đốt sơ cấp (thùng quay).................................................................... 18
Hình 1.5: Cơ cấu chuyển động của thùng quay......................................................... 20
CHƯƠNG 2. DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong khí thải......... 36
(QCVN 30:2012/BTNMT)............................................................................................... 36
Bảng 3.1: Hệ số tiêu hao không khí............................................................................... 38
Bảng 3.2 Thành phần nhiên liệu dầu DO theo lượng mol....................................... 39
Bảng 3.3: Lượng không khí cần thiết để đốt 100 kg dầu DO.................................. 39
Bảng 3.4: Thành phần và lượng sản phẩm cháy khi đốt 100 kg dầu DO............ 40
Bảng 3.5: Thành phần các chất trong rác thải đô thị............................................... 41
Bảng 3.6 : Thành phần rác sinh hoạt chuyển thành lượng mol............................. 42
Bảng 3.7: Thành phần và lượng sản phẩm cháy khi đốt 100 kg dầu DO............ 43
Bảng 3.8: Các thông số kỹ thuật cơ bản của lò đốt chất thải công nghiệp theo Bảng 1 - QCVN 30:2012/BTNMT.................................................................................................. 48
Bảng 3.9 : Các đặc tính của béc phun thấp áp và cao áp......................................... 5
Bảng 4.1: Khí thải sinh ra do đốt rác từ buồng sơ cấp:........................................... 60
Bảng 4.2: Khí thải sinh ra do đốt dầu từ buồng sơ cấp:.......................................... 60
Bảng 4.3: Thành phần khí thải vào buồng thứ cấp................................................... 61
Bảng 4.4: khí thải sinh ra từ dốt dầu buồng thứ cấp................................................ 61
Bảng 4.5 Thành phần khí thải đi ra khỏi lò đốt......................................................... 62
Bảng 4.6 : Nồng độ chất ô nhiễm trước khi xử lý...................................................... 62
Dự án thiết kế nhà máy xử lý rác thải với công suất 250 tấn/ngày - 300 tấn/ngày
Yêu cầu:
Diện tích: 15ha = 500m x 300m
Công suất: 250 – 300 tấn/ngày
Loại: rác thải sinh hoạt và rác thải nguy hại
Sử dụng công nghệ không chôn lập

Thiết kế nhà máy xử lí rác thải với công suất 250 tấn/ngày

Cho đến nay, chôn lấp vẫn là biện pháp xử lý chất thải rắn phổ biến nhất đối với nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Ưu điểm chính của công nghệ chôn lấp ít tốn kém và có thể xử lý nhiều loại chất thải rắn khác nhau so với công nghệ khác. Tuy nhiên hình thức chôn lấp lại gây ra những hình thức ô nhiễm khác như ô nhiễm nước, mùi hôi, ruồi nhặng, côn trùng…Hơn nữa, công nghệ chôn lấp không thể áp dụng để xử lý triệt để các loại chất thải y tế, độc hại. Ngoài ra trong quá trình đô thị hoá như hiện nay, quỹ đất ngày càng thu hẹp, dẫn đến khó khăn trong việc lựa chọn vị trí làm bãi chôn lấp rác.
Vì vậy, áp dụng một số biện pháp xử lý rác khác song song với chôn lấp là một nhu cầu rất thiết thực. Công nghệ đốt chất thải rắn, một trong những công nghệ thay thế, ngày càng trở nên phổ biến và được ứng dụng rộng rãi đặc biệt với loại hình chất thải rắn y tế và độc hại. Công nghệ đốt chất thải rắn sẽ ít tốn kém hơn nếu đi kèm với biện pháp khai thác tận dụng năng lượng phát sinh trong quá trình đốt.
Rác thải là hỗn hợp khó phân hủy bao gồm nhiều thành phần rác như nhựa, rác thực phẩm, thủy tinh, kim loại,…Rác thải thường được đưa đi chôn lấp nhưng do khối lượng cồng kềnh, tốn nhiều chi phí vận chuyển, chiếm nhiều diện tích đất, thời gian phân hủy kéo dài hàng chục năm, phát tán mùi hôi và côn trùng, dịch bệnh và đặc biệt là phát sinh một lượng lớn nước rỉ rác rất độc hại cho môi trường đất và nguồn nước ngầm. Nên phương pháp đốt rác được sử dụng nhiều với các ưu điểm là vừa tận dụng nhiệt, vừa giảm diện tích đất chôn lấp, nhưng phương pháp này phát sinh nhiều chất thải độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Do đó hiện nay chúng ta đang cần một phương pháp xử lý rác thải an toàn, hiệu quả và hạn chế phát sinh các tiền chất gây bệnh cho con người, đó là phương pháp xử lý rác bằng công nghệ nhiệt hóa hơi.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG NGHỆ XỬ LÝ RÁC THẢI
1.1.PHƯƠNG PHÁP CHÔN LẤP
Căn cứ theo hình thức chôn lấp , hiện nay có 3 loại hình chôn lấp chất thảu rắn:
Bãi hở
Chôn dưới biển
Bãi chôn lấp hợp vệ sinh
Căn cứ theo chức năng, hiên nay có các loại BCL như sau:
BCL CTR sinh hoạt hỗn hợp
BCL chất thải đã nghiền
BCL những thành phần chất thải riêng biệt
Các loại bãi chôn lấp khác
Căn cứ theo địa hình, có các phương pháp:
Phương phá đào hố/rãnh
Phương pháp chôn lấp trên đất bằng phẳng
Phương pháp hẻm núi/lồi lõm
Căn cứ theo kết cấu, có các loại BCL:
BCL nổi
BCL chìm
BCL kết hợp
BCL ở khe núi
1.1.1.Bãi hở
Đây là BCL theo phương pháp cổ điển, đã được áp dụng từ lâu.
Phương pháp này có các nhược điểm:
Làm mất vẻ thẩm mỹ của cảnh quan
Là môi trường thuận lợi cho các động vật gập nhấm, các loài côn trùng, vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, nảy nở, gây nguy hiểm cho sức khỏe của con người.
Nước rỉ rác sinh ra từ các bãi rác hở này, nếu không kiểm soát sẽ thấm vào các tầng nước ngầm gây ô nhiễm nguồn nước.
Bãi rác hở sẽ gây ô nhiễm không khí do quá trình phân hủy rác tạo thành khí có mùi hôi thối.
Đây là phương pháp xử lý rẻ tiền nhất, chỉ tốn chi phí cho công việc thu gom và vận chuyển rác từ nơi phát sinh đến bãi rác. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi một diện tích bãi rác lớn.
1.1.2. Chôn dưới biển
 Việc thải bỏ quá mức chất thải rắn xuống biển đã gây tác động lớn đến lớp vi sinh vật cũng như lớp thực vật đáy, ảnh hưởng đến chuỗi thức ăn của hệ sinh vật biển . Vì vậy, chôn rác dưới biển khong còn được đánh giá cao.
1.1.3. Bãi chôn lấp hợp vê sinh
Đây là phương pháp được nhiều đô thị trên thế giới áp dụng cho quá trình xử lý rác thải. BCL hợp vệ sinh được thiết kế để đổ bỏ CTR sao cho mức độ gây độc hại đến môi trường là nhỏ nhất. Tại đây CTR được đổ vào các ô chôn lấp của BCL, sau đó được nén và bao phủ một lớp đất dày khoảng 1,5cm (hay vật liệu bao phủ) ở cuối mỗi ngày. Khi BCL hợp vệ sinh được sử dụng hết công suất thiết kế của nó, một lớp đất (hay vật liệu bao phủ) sau cùng dày 60cm được phủ lên trên. BCL hợp vệ sinh có hệ thống thu và xử lý nước rò rỉ, khí thải từ BCL.
BCL có các ưu điểm sau:
ở những nơi có đất trống, BCL hợp vệ sinh thường là phương pháp kinh tế nhất cho việc đổ bỏ CTR
Chi phí đầu tư ban đầu và chi phí hoạt động thấp
BCL hợp vệ sinh có thể nhận tất cả các loại CTR mà không cần thu gom riêng lẻ hay phân loại.
BCL hợp vệ sinh rất linh hoạt trong sử dụng. Khi khối lượng CTR gia tăng có thể tăng cường thêm công nhân và thiết bị cơ giới, trong khi đó các phương pháp khác phải mở rộng nhà máy để nâng công suất.
Do bị nén chặt à phủ đất lên trên nên các côn trùng, chuột bọ, ruồi muỗi không sinh sôi nảy nở được.
Các hiện tượng cháy ngầm hay cháy bùng khó có thể xảy ra, ngoài ra giảm thiểu được các mùi hôi thối gây ô nhiễm không khí.
Tuy nhiên, BCL hợp vệ sinh có các nhược điểm sau:
BCL hợp vệ sinh đòi hỏi diên jtichs đất lớn
Các lớp phủ của các BCL hợp vệ sinh thường hay bị gió thổi và phát tán đi xa.
Nếu không xây dựng và quản lý tốt có thể gây ra ô nhiễm nước ngầm và ô nhiễm không khí.
1.2.XỬ LÝ RÁC THẢI BẰNG PHƯƠNG PHÁP NHIỆT
Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp nhiệt nhằm mục đích giảm thể tích chất thải rắn và thu hồi năng lượng nhiệt, là một trong những yếu tố quan trọng trong hệ thống quản lý tổng hợp chất thải rắn Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp nhiệt là quá trình sử dụng nhiệt để chuyển đổi chất thải từ dạng rắn sang dạng khí, lỏng và sản phẩm rắn còn lại... đồng thời giải phóng năng lượng nhiệt.
Quá trình đốt: là quá trình oxy hoá khử chất thải rắn bằng oxy không khí ở nhiệt độ cao. Quá trình đốt được thực hiện với lượng oxy (không khí) lý thuyết được xác định theo phương trình đốt cháy hoàn toàn chất thải rắn gọi là quá trình đốt hoá học (stoichiometric combustion). Quá trình đốt được thực hiện với lượng không khí lớn hơn so với lý thuyết được gọi là quá trình đốt dư khí.
Quá trình khí hoá: là qúa trình đốt không hoàn toàn chất thải rắn dưới điều kiện thiếu không khí (substoichiometric condition) so với lý thuyết và tạo ra các khí cháy như cacbon monooxide (CO), hydrogen (H2) và các khí hydrocacbon.
Quá trình nhiệt phân: là quá trình xử lý chất thải rắn bằng phương pháp nhiệt trong điều kiện hoàn toàn không có oxy. Quá trình nhiệt tuân thủ theo nguyên tắc “3 T”: nhiệt độ (Temperature) – độ xáo trộn (Turbulence) - thời gian lưu cháy (Time)
Nhiệt độ (Temperature): phải đủ cao bảo đảm để phản ứng xảy ra nhanh và hoàn toàn, không tạo dioxin (nhiệt độ đốt đối với chất thải nguy hại là trên 1100oC, chất thải rắn sinh hoạt >900oC), đạt hiệu quả xử lý tối đa.
Độ xáo trộn (Turbulence): Để tăng cường hiệu quả tiếp xúc giữa chất thải rắn cần đốt và chất oxy hoá.
Thời gian (time): thời gian lưu cháy đủ lâu để phản ứng cháy xảy ra hoàn toàn.
So sánh phương pháp thiêu đốt với các phương pháp xử lý khác như chôn lấp thì ưu điểm của phương pháp nhiệt là:
Thể tích và khối lượng chất thải rắn giảm tới mức nhỏ nhất so với ban đầu , chất thải rắn được xử lý khá triệt để.
Thu hồi năng lượng: nhiệt của quá trình có thể tận dụng vào nhiều mục đích như chạy máy phát điện, sản xuất nước nóng.
Phương pháp này chỉ cần một diện tích đất tương đối nhỏ trong khi phương pháp
chôn lấp cần phải có một diện tích rất lớn.
Hiệu quả xử lý cao đối với các loại chất thải hữu cơ chứa vi trùng lây nhiễm (chất thải y tế), cũng như các loại chất thải nguy hại khác (thuốc bảo vệ thực vật, dung môi hữu cơ, chất thải nhiễm dầu....); chất thải trơ về mặt hoá học, khó phân huỷ sinh học.
Tro, cặn còn lại chủ yếu là vô cơ, trơ về mặt hoá học.
Tuy nhiên, phương pháp đốt không phải giải quyết được tất cả các vấn đề của chất thải rắn. Phương pháp này có một vài bất lợi sau đây:
Công nghệ phức tạp. Vốn đầu tư ban đầu và chi phí vận hành cao hơn so với các phương pháp xử lý khác.
Không phải tất cả các chất thải rắn đều có thể đốt được thuận lợi. Những loại chất thải có hàm lượng ẩm quá cao hoặc chất thải có thành phần không cháy cao (chất thải vô cơ) không thuận lợi cho quá trình xử lý nhiệt.
Những nguy cơ tác động đến con người và môi trường có thể xảy ra, nếu các biện pháp kiểm soát quá trình đốt, xử lý khí thải không đảm bảo. Việc kiểm soát các vấn đề ô nhiễm do kim loại nặng từ quá trình đốt có thể gặp khó khăn đối với chất thải
có chứa kim loại như Pb, Cr, Cd, Hg, Ni, As....
Đối với chất thải nguy hại, phương pháp nhiệt có nhiều ưu điểm hơn các phương pháp xử lý khác, đặc biệt đối với chất thải nguy hại không thể chôn lấp mà có khả năng cháy. Phương pháp này áp dụng cho tất cả các dạng chất thải rắn, lỏng, khí.
Kỹ thuật xử lý chất thải rắn áp dụng các quá trình nhiệt phát sinh các một số tác động đến môi trường xung quanh bao gồm: khí, bụi, chất thải rắn, và chất thải lỏng nếu thiết kế lò sai hoặc kiểm soát, vận hành lò đốt không đảm bảo. Do đó, khi áp dụng phương pháp nhiệt để xử lý chất thải rắn, các lò đốt thiết bị phải được trang bị hệ thống kiểm soát sự phát thải. Các chất ô nhiễm không khí được tạo ra có liên quan trực tiếp đến thành phần chất thải được đốt. Các chất ô nhiễm cần kiểm soát là: NOx, SO2, CO, và bụi. Các hợp chất kim loại nặng: như As, Hg, Cd, Be, Cr, Cu, Pb, Mn, Mo, Ni, Se, Sn, V, Zn. Các hợp chất halogen hữu cơ: Là hợp chất nguy hiểm bao gồm PAH (hydrocacbon đa vòng), Polychlorinated dibenzo (PCB), Polychlorinate dibenzo para dioxin (PDD), polychlorinate dibenzo furan (PCDF)....
1.2.1. Phương pháp đốt
Các hệ thống lò đốt có thể được thiết kể để vận hành với 2 loại chất thải rắn: chất thải rắn chưa phân loại (mass –fired) và chất thải rắn đã phân loại (phần còn lại sau khi đã tách phần có khả năng tái sinh được đem đi đốt).
Công nghệ thiêu đốt là đốt chất thải một cách có kiểm soát trong một vùng kín, mang nhiều hiệu quả. Quá trình đốt được thực hiện hoàn toàn, phá hủy hoàn toàn chất thải độc hại bằng cách phá vỡ các liên kết hóa học, giảm thiểu hay loại bỏ hoàn toàn độc tính. Hạn chế tập trung chất thải cần loại bỏ vào môi trường bằng cách biến đổi chất rắn, lỏng thành tro.
Việc quản lý kim loại, tro và các sản phẩm của quá trình đốt là khâu quan trọng. Tro là một dạng vật liệu rắn và trơ bao gồm C, muối, kim loại. Trong quá trình đốt, tro tập trung ở buồng đốt (tro đáy), lớp tro này xem như chất thải nguy hại. Các hạt tro có kích thước nhỏ có thể bị cuốn lên cao (tro bay). Tàn tro cần chôn lấp an toàn vì thành phần nguy hại sẽ trực tiếp gây hại. Lượng kim loại nặng được xác định qua việc kiểm tra khói thải và tro dư của lò đốt.
Thành phần khí thải chủ yếu là CO2, hơi nước, NOx, hydrigen cloride và các khí khác. Các khí vẫn tiềm ẩn khả năng gây hại cho con người và môi trường, vì vậy cần có hệ thống xử lý khói thải từ lò đốt.
1.2.1.1.Một số công nghệ đốt chất rắn hiện nay
Những thiết bị đốt chuyên dụng thường có những thành phần sau:
Hệ thống nhận chất thải và bảo quản chất thải.
Hệ thống nghiền, phối trộn và cung cấp chất thải
Thiết bị đốt bằng dầu, gas hoặc điện
Buồng đốt sơ cấp
Buồng đốt thứ cấp
Thiết bị thu hồi nhiệt dư
Hệ thống xử lý khí thải và ống khói.
Lò đốt thường được chia làm 2 buồng
-    Buồng đốt chính: gồm 2 giai đoạn
+   Giai đoạn 1: chất thải được sấy khô.
+   Giai đoạn 2: cháy và khí hóa.
      -     Buồng đốt sau: gồm 3 giai đoạn
+   Giai đoạn 3: phối trộn.
+   Giai đoạn 4: cháy ở dạng khí.
+   Giai đoạn 5: ôxi hoá hoàn toàn.
Các yếu tố quyết định sự hiệu quả của lò đốt: sự cân bằng năng lượng, hệ thống kiểm soát chế độ đốt, nhiệt độ nóng chảy trong buồng đốt, độ ẩm của chất thải.
Phương pháp đốt là phương pháp hiệu quả và kinh tế nhất để xử lý triệt để chất thải y tế nguy hại.
1.2.1.2.Các kiểu lò cơ bản
a. Buồng đốt ghi (lò tĩnh)
Cấu tạo của buồng đốt ghi: Phía dưới là ghi đốt, các phía xung quanh là tường buồng đốt và phía trên là trần hoặc các bộ phận nhận nhiệt.
Chất thải được trải trên ghi lò trong quá trình cháy. Trong đó, ghi lò là bộ phận quan trọng, vừa để đỡ chất đốt cháy ở pha rắn, vừa là bộ phận phân phối khí, vừa là nơi để tháo tro, xỉ. Bởi vậy, việc chọn ghi lò thích hợp là điều quan trọng đảm bảo cho quá trình cháy tốt.
Cấu tạo buồng đốt ghi
Hình 1: Cấu tạo của buồng đốt ghi
Ưu điểm: Cấu tạo đơn giản, có thể đảm bảo nhiệt độ lớn hơn 10000C.
Nhược điểm:
Không xáo trộn được chất thải trong quá trình cháy; tro, xỉ tạo ra trong quá trình cháy nằm lẫn vào chất thải chưa cháy hết. Hiệu suất phụ thuộc vào người vận hành.
Lò đáy tĩnh không có khả năng làm việc liên tục trong 24h/ngày mà chỉ có khả năng làm việc từ 8-16h/ngày.
b. Buồng đốt xoáy lốc
Trong buồng đốt xoáy lốc, chất thải rắn không xếp theo lớp, quá trình cháy tiến hành một phần tương tư như cháy tầng, một phần mang đặc điểm cháy trong không gian. Khi sử dụng loại buồng đốt này cần phải thực hiện phân loại chất thải trước nhằm tách những tạp chất, cắt nhỏ và tách kim loại. Buồng đốt xoáy lốc chỉ dùng để đốt chất thải rắn có ít kim loại.
Ưu điểm:
Nhiệt thế thể tích cao, cháy ổn định, cháy kiệt;
Quá trình cháy chất thải hiệu quả với hệ số không khí thừa nhỏ;
Nhược điểm:
Cấu tạo buồng đốt phức tạp, giá thành cao, chi phí cho khâu nghiền nhỏ chất thải lớn;
Chất thải đốt cháy ở nhiệt độ cao nên lượng khí NOx trong khói tăng lên, khả năng gây ô nhiễm môi trường tăng.
c. Lò đốt tầng sôi (tháp đốt tầng sôi / Fluid – Bed Furnace)
Đặc trưng: trong vùng đốt có các hạt vật liệu ở trạng thái tầng sôi (thực hiện bằng dòng không khí chuyển động lên trên). Vị trí của lớp hạt luôn dao động, khe hở của các hạt tăng lên, chiều cao của các lớp hạt tăng tạo nên các trạng thái giống như lơ lửng trong dòng khói gọi là trạng thái sôi.
Giá trị nhiệt lượng: 930 ÷ 42000 kJ/kg;   
Độ ẩm: 0 ÷ 90 %;
Thời gian lưu: 5 ÷ 8 s;        
Nhiệt độ: 850 ± 50 oC.
                     Lò đốt tầng xôiLò đốt tầng xôi
Hình 1.2: Lò đốt tầng sôi
Ứng dụng: Phương pháp đốt thường được áp dụng để xử lý các loại chất thải sau:
Rác độc hại về mặt sinh học;
Rác không phân hủy sinh học;
Chất thải có thể bốc hơi và do đó dễ phân tán;
Chất thải có thể cháy ở nhiệt độ dưới 4000C
Chất thải chứa halogen, chì, thủy ngân, cadmimum, nitơ, photpho, sulfur;
Chất thải dung môi;
Dầu thải, nhũ tương dầu và hỗn hợp dầu;
Nhựa, cao su và mủ cao su;
Rác dược phẩm;
Nhựa đường axit và đất sét đã sử dụng;
Chất thải phenol;
Mỡ, sáp;
Chất thải rắn bị nhiễm khuẩn bởi các hóa chất độc hại.
d. Lò đốt Plasma
Nhiệt phân chất thải bằng hồ quang điện – thực hiện quá trình đốt ở nhiệt độ cao để tiêu hủy chất thải có tính độc cực mạnh. Có thể xử lý tất cả các loại chất thải. Chất thải được đưa vào buồng phản ứng trục đứng, sau đó qua ba giai đoạn xử lý:
Ngọn lửa plasma phun vào chất thải: nhiệt độ plasma 70.0000C có thể nung chảy chất vô cơ của rác thải ở đáy lò phản ứng;
Giai đoạn khí hoá: chủ yếu sinh ra khí CO và H2, các dòng khí nóng sẽ bốc lên theo hướng ngược chiều với khối chất thải;
Giai đoạn nhiệt phân: chất hữu cơ bị phân hủy chuyển đổi và kết hợp cùng các khí hóa khác tạo thành khí tổng hợp, gọi tắt là syngas. Dòng khí này được dẫn ra khỏi lò phản ứng và trở thành nguyên liệu trong các công đoạn tạo thành năng lượng.
e. Lò đốt thùng quay (Rotary – Kiln Incineration)
Đây là loại lò đốt được sử dụng khá phổ biến ở các nước tiên tiến hiện nay, lò đốt có nhiều ưu điểm bởi quá trình xáo trộn rác tốt, đạt hiệu quả cao. Lò đốt thùng quay được sử dụng để đốt, xử lý các loại chất thải công nghiệp và đốt chất thải đặc biệt. Nó phù hợp xử lý mọi dạng chất thải: chất thải rắn, chất thải dạng bùn và lỏng đều có thể đốt trong lò quay. Ở Mỹ lò đốt thùng quay chiếm tới 75% số lò đốt chất thải nguy hại, lò đốt tầng sôi chiếm 10%, còn lại 15% các loại lò khác.
Lò quay đặc biệt phù hợp khi thiết kế thiết bị xử lý chất thải mà chưa biết rõ thành phần của chúng trong tương lai.
Năng suất của lò dao động rộng do sự đa dạng của vật liệu và điều kiện vận hành.
Hệ thống lò quay bao gồm các bộ phận chủ yếu sau:
Bộ phận cấp chất thải vào;
Thùng quay (buồng đốt sơ cấp) với kết cấu bền vững;
Cơ cấu chuyển động: động cơ, bánh răng...;
Buồng đốt thứ cấp;
Các thiết bị cấp không khí và làm kín;
Các thiết bị thu gom tro, xỉ.
Lò đốt thùng quay
Hình 1.3: Lò đốt thùng quay
1. Cầu trục cấp chất thải
8. Buồng đốt sơ cấp (thùng quay)
2. Cơ cấu thủy lực
9. Bệ đỡ
3. Không khí sơ cấp
10. Hộp số
4. Mỏ đốt dầu
11. Buồng đốt thứ cấp
5. Bơm chất lỏng, bùn cặn dung môi, chất keo
12. Vòi phun nước
6. Không khí cấp hai
13.Bộ phận thải tro, xỉ
7. Tường trước của lò quay
Lò quay khi đốt chất thải thường được gọi là lò đốt thùng quay vì được hình thành từ hai kiểu buồng đốt: buồng đốt thứ nhất (đốt sơ cấp) là buồng đốt thùng quay và buồng đốt thứ hai (đốt thứ cấp) là buồng đốt đứng nối tiếp với nhau.
Buồng đốt sơ cấp (thùng quay): phần chính là hình trụ, bên trong là lớp gạch vật liệu chịu lửa, đến lớp cách nhiệt và bên ngoài là lớp vỏ kim loại.
Không gian hình trụ có thể được chất thải chiếm đến 20% và chất thải này tạo thành lớp liệu chuyển động. Nhờ lò chuyển động quay và dưới góc nghiêng nên lớp chất thải được xáo trộn liên tục và đi từ đầu lò xuống cuối lò (cao xuống thấp). Chính bởi sự quay và đảo trộn chất thải va đập vào thành lò lặp đi lặp lại, do đó yêu cầu tường lò phải có độ bền cơ và hóa cao.
Ưu điểm:
Chất thải được nạp liên tục nhờ việc vận chuyển như trên nên những sản phẩm của các giai đoạn sấy, nhiệt phân, khí hóa là hoàn toàn. Tro, xỉ được tháo, tách riêng ra khỏi chất thải chưa cháy hết, không ảnh hưởng tới quá trình cháy.
Lò có khả năng đốt nhiều loại chất thải ở nhiệt độ cao như: rắn, lỏng, bùn,
Lò có khả năng điều chỉnh thời gian lưu, năng suất lò bằng cách tăng góc nghiêng hay tăng tốc độ quay.
Nhược điểm:
Dòng khói thải chứa nhiều bụi.
Độ kín của lò hạn chế do phải chuyển động, trong thùng quay có sự va đập chất thải vào thành lò nên tường lò dễ bị mài mòn.
Lượng không khí dư cao có thể lên tới 1,5÷ 2,0.
Giá thành lắp đặt, vận hành khá cao.
1.2.2. Phương pháp nhiệt phân
Hệ thống nhiệt phân: Nhiệt phân là quá trình phân hủy hay biến đổi hóa học chất thải rắn ở nhiệt độ cao trong điều kiện không có oxy. Phản ứng quan trọng nhất trong quá trình nhiệt phân là bẻ gãy mạch liên kết C – C, không có xúc tác, chúng tạo thành những gốc tự do và có đặc tính chuỗi, nhiệt độ càng tăng thì sự cắt mạch càng hiệu quả. Sản phẩm của quá trình nhiệt phân chất thải rắn thu được gồm các chất ở dạng khí, lỏng và rắn. Ở nhiệt độ cao, các sản phẩm dạng lỏng một mặt bị hoá hơi và mặt khác tiếp tục bị nhiệt phân cắt mạch tạo thành các sản phẩm đơn giản hơn. Chất rắn (cặn cacbon) hay sản phẩm cốc hoá thu được là do sự phân hoá hydrocacbon đến cacbon tự do. Sản phẩm cuối cùng của quá trình nhiệt phân chất thải rắn là nhiên liệu ở dạng khí (khí cháy), rắn (muội than) hoặc lỏng (dầu đốt) và tro.
Ưu điểm:
Quá trình nhiệt phân xảy ra ở nhiệt độ thấp (so với các công nghệ đốt khác). Do
vậy, làm tăng tuổi thọ của vật liệu chịu lửa, giảm chi phí bảo trì.
Kiểm soát được chế độ nhiệt phân sẽ tiết kiệm được nhiên liệu vì buồng nhiệt phân chính là nguồn cung cấp khí gas cho buồng thứ cấp.
Quá trình nhiệt phân không đòi hỏi sự xáo trộn nên sẽ giảm được lương bụi phát
sinh, trong nhiều trường hợp không cần trang bị thiết bị xử lý bụi.
Các cấu tử có thể thu hồi được tập trung trong bã rắn hoặc nhựa để thu hồi; Các chất bay hơi có giá trị kinh tế có thể được ngưng tụ để thu hồi; Phần hơi không ngưng tụ, cháy được coi như nguồn cung cấp năng lượng.
Nhược điểm:
Trang thiết bị hiện đại cho nên cần vốn đầu tư cao;
Bảo trì bảo dưỡng tương đối khó khăn;
Nhân viên vận hành yêu cầu có hiểu biết chuyên môn cao.
1.2.3.Công nghệ nhiệt hóa hơi
Muốn xử lý rác thải cần có công nghệ phù hợp, thay đổi theo thành phần rác thải. Cần nắm rõ các thành phần này ở các mức nhiệt độ sẽ chuyển hóa như thế nào, từ đó điều chỉnh nhiệt độ để xử lý rác và hạn chế phát sinh các chất độc hại.
Mục đích của công nghệ nhiệt hóa hơi là: Hạn chế tạo ra các tiền chất gây ung thư bằng cách tách các tiền chất C6H6, O2, Cl2 tránh tiếp xúc nhau và  loại bỏ các điều kiện về nhiệt độ, từ đó tránh tạo các hợp chất gây ưng thư như Dioxin, PAH,…
Nguyên lý hoạt động:
 Rác không phân loại đầu vào tại nhà máy và không cần xã hội hóa phân loại rác. Xe tiếp liệu cấp đầu vào tại kho xử lý vô trùng và Robot gắp tất cả các loại rác vào xe GÒN sau đó đưa vào modul xử lý nhiệt hóa hơi (Bình phản ứng).
Ban đầu dùng khí gas đốt làm nước bốc hơi, sau đó gia nhiệt lên 500oC đưa qua bình phản ứng, quá trình nhiệt hóa hơi diễn ra. Quá trình nhiệt hóa hơi không đốt rác, chỉ chuyển hóa bằng nhiệt nên giữ lại được thành phần cacbon trong vật chất, tạo thành than và do không đốt rác nên hạn chế tạo ra các chất độc hại.
Sản phẩm sau quá trình nhiệt hóa hơi gồm: Than, kim loại, vật chất trơ và khí. Các khí sẽ được hấp thụ qua các dung dịch khác nhau tại các nhiệt độ khác nhau, các khí còn lại sau hấp thụ là khí cháy sẽ được dẫn vào làm nguyên liệu đốt cấp nhiệt hóa hơi nước. Còn các chất rắn như: than, kim loại và vật chất trơ sẽ được đua qua các sàn có kích thước khác nhau để phân loại.
Đây là hệ thống xử lý rác không ống khói và không tạo ra khói. Cần quỹ đất ít so với công nghệ đốt hoặc nhiệt phân, và cần quỹ đất rất ít so với công nghệ chôn cất hoặc ủ. Không đốt nên không tạo ra khí CO2 nguy hiểm. Không chôn, không ủ nên không bị gây ô nhiễm nguồn nước.
Hiệu quả kinh tế
Xử lý toàn bộ chất thải rắn đầu vào không cần qua quá trình phân loại
Xử lý chất thải rắn có ẩm độ cao.
Nhân công không tiếp xúc với rác đầu vào.
Chi phí vận hành và bảo trì thấp hơn nhiều so với các hệ thống công nghệ  khác.
Hệ thống được thiết kế khép kín để thu hồi khí gas tổng hợp dùng làm nhiên liệu, không thải khí độc hại ra môi trường.
Hệ thống phụ trợ cấp hơi quá nhiệt sử dụng khí gas tổng hợp và khí hoá lỏng sẽ chỉ tạo ra chủ yếu CO2, H2O và số lượng không đáng kể NOx.
Nước thải từ rác được xử lý đồng thời khi xử lý chất thải rắn qua quy trình bốc hơi và ngưng tụ, có thể được tái sử dụng để tưới cây trồng.
Thành phần bã  sau xử lý gồm: than (từ rác hữu cơ) và các bã vô cơ đã được tiệt trùng như kim loại, thuỷ tinh, cát…
Khu vực thu rác được thiết kế áp suất âm tránh thoát mùi hôi ra bên ngoài
Tính ưu việt của công nghệ
Hệ thống xử lý rác được thiết kế dạng mô-đun:
     + Đơn giản hóa nhu cầu tăng / giảm công suất xử lý         
     + Thuận tiện cho nhu cầu tăng / giảm công suất xử lý sau khi nhà máy đi vào hoạt động.
     + Đáp ứng nhu cầu công suất xử lý lớn nhỏ khác nhau từ 50 tấn / ngày.
     + Thuận lợi cho việc quy hoạch quản lý Chất thải rắn dạng phân cấp / phân bổ theo nhu cầu từng khu vực.
     + Có thể đặt nhà máy xử lý Rác gần hoặc trong thành phố              
     + Giảm chi phí và những hệ lụy thứ cấp khi vận chuyển rác.
Thu hồi được các thành phần kim loại trong rác. Đặc biệt những tấm màng Nhôm trong bao bì thực phẩm.
Thành phần THAN sau xử lý có thể dùng làm nhiên liệu đốt, làm chất cải tạo đất hoặc các ứng dụng khác.
+ Khi dùng THAN sau xử lý rác để cải tạo đất, đồng nghĩa với việc mang Carbon trở lại đất            
+ Góp phần giảm thiểu hiệu ứng khí thải nhà kính (1 kg Carbon = 3.7 kg CO2eq )
1.2.4. Công nghệ ủ rác bằng phương pháp chuyển hóa sinh học và hóa học
 Quá trình ủ phân hiếu khí
Là một quá trình biến đổi sinh học được sử dụng rất rộng rãi, mục đích là biến đổi các chất thải rắn hữu cơ thành các chất vô cơ dưới tác dụng của vi sinh vật. Sản phẩm tạo thành ở dạng mùn gọi là phân compost.
Quá trình phân hủy chất thải lên men kỵ khí
Là quá trình biến đổi sinh học dưới tác dụng của vi sinh vật trong điều kiện kỵ khí. Quá trình phân hủy lên men kỵ khí được áp dụng rộng rãi trên thế giới. Sản phẩm cuối cùng khí metan, khí CO2 và chất mùn ổn định dùng làm phân bón.
Quá trình chuyển hóa hóa học
Quá trình chuyển hóa hóa học bao gồm một loạt các phản ứng thủy phân được sử dụng để tái sinh các hợp chất như là gluco và một loạt các phản ứng khác dùng để tái sinh dầu tổng hợp, khí và axetat xenlulo. Kỹ thuật xử lý chất thải rắn bằng phương pháp hóa học phổ biến nhất là phản ứng thủy phân xenlulo dưới tác dụng của axit và quá trình biến đổi metan thành metanol.
Phản ứng thủy phân axit:
(C6H10O5)n + H2O ® nC6H12O6
Sản xuất metanol từ khí biogas chứa metan:
Metan được hình thành từ quá trình phân hủy yếm khí các chất thải rắn hữu cơ có thể được biến đổi thành metanol.
Quá trình biến đổi được thực hiện bằng hai phản ứng sau:
CH4 + H2O ® CO + 3 H2
CO + 2H2 ® CH3OH
Thuận lợi của việc sản xuất metanol từ khí biogas có chứa metan là metanol có thể lưu trữ và vận chuyển dễ dàng hơn là việc chuyển khí metan.

Tư vấn lập dự án đầu tư nhà máy xử lí rác thải

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI ĐẦU VÀO
2.1. Hiện trạng rác thải sinh hoạt ở Việt Nam
Ở Việt Nam mỗi năm phát sinh đến hơn 15 triệu tấn chất thải rắn, trong đó chất thải sinh hoạt từ các hộ gia đình, nhà hàng, các khu chợ và kinh doanh chiếm tới 80% tổng lượng chất thải phát sinh trong cả nước. Lượng còn lại phát sinh từ các cơ sở công nghiệp. Chất thải nguy hại công nghiệp và các nguồn chất thải y tế nguy hại tuy phát sinh với khối lượng ít hơn nhiều nhưng cũng được coi là nguồn thải đáng lưu ý do chúng có nguy cơ gây hại cho sức khoẻ và môi trường rất cao nếu như không được xử lý theo cách thích hợp.
Theo số liệu thống kê, hiện nay tổng lượng rác thải rắn sinh hoạt phát sinh trong toàn quốc ước tính khoảng 1,28tr tấn/năm. Trong đó khu vực đô thị là (từ loại 4 trở lên) là 6,9tr tấn/năm (chiếm 54%),lượng chất thải còn lại tập trung ở các xã, thị trấn thuọc huyện.Ước tính mỗi người dân đô thị ở Việt Nam trung bình phát thải khoảng trên 2/3 kg chất thải mỗi ngày, gấp đôi lượng thải bình quân đầu người ở vùng nông thôn. Chất thải phát sinh từ các hộ gia đình và các khu kinh doanh ở vùng nông thôn và đô thị có thành phần khác nhau. Chất thải sinh hoạt từ các hộ gia đình, các khu chợ và khu kinh doanh ở nông thôn chứa một tỷ lệ lớn các chất hữu cơ dễ phân huỷ (chiếm 60-75%). Ở các vùng đô thị, chất thải có thành phần các chất hữu cơ dễ phân huỷ thấp hơn (chỉ chiếm cỡ 50% tổng lượng chất thải sinh hoạt). Sự thay đổi về mô hình tiêu thụ và sản phẩm là nguyên nhân dẫn đến làm tăng tỷ lệ phát sinh chất thải nguy hại và chất thải không phân huỷ được như nhựa, kim loại và thuỷ tinh.
Dự báo tổng lượng rác thải rắn sinh hoạt đô thị đến 2020 khoảng 22tr tấn/năm. Như vậy với lượng gia tăng lượng chất thải rắn như trên thì nguy cơ ô nhiễm môi trường và tác động tới sức khỏe cộng đồng do chất thải rắn gây ra đang trở thành một trong những vấn đề cấp bách của công tác bảo vệ môi trường ở nước ta.
2.2. Tác động của rác thải đến môi trường và con người
Rác thải sinh hoạt gây ô nhiễm toàn diện đến môi trường sống: không khí, đất, nước.
Gây hại sức khỏe:
Những nơi vứt rác bừa bãi sinh ra muỗi, ruồi nhặng là những sinh vật truyền nhiễm sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người (sốt rét, sốt xuất huyết, bệnh viêm não,…)
Rác làm thức ăn cho chuột, từ chuột dễ lây lan cho người các bệnh như: dịch hạch, sốt có thể dẫn đến tử vong.
Rác gây mùi hôi thối khó chịu cho xung quanh.
Ô nhiễm nước:
Rác sinh hoạt không được thu gom thải vào kênh rạch, sông hồ…gây ô nhiễm môi trường nước bởi chính bản thân chúng. Rác nặng lắng làm nghẽn đường lưu thông, rác nhẹ làm đục nước, nylon làm giảm diện tích tiếp xúc với không khí, giảm do trong nước, làm mất mỹ quan gây tác động cảm quan xấu đối với người sử dụng nguồn nước. Chất hữu cơ phân hủy gây mùi hôi thối, gây phú dưỡng hóa nguồn nước. Nước rò rỉ trong bãi rác đi vào nguồn nước ngầm, gây ô nhiễm nguồn nước ngầm như ô nhiễm kim loại nặng, nồng độ nitrogen, photpho cao chảy vào sông hồ gây ô nhiễm nguồn nước mặt.
Ô nhiễm không khí:
Bụi trong quá trình vận chuyển lưu trữ rác gây ô nhiễm không khí.
Rác hữu cơ dễ phân hủy sinh học. Trong môi trường hiếu khí, kị khí có độ ẩm cao, rác phân hủy sinh ra CO2, SO2, CO, H2S, NH3…ngay từ khâu thu gom đến chôn lấp. CH4 là chất thải thứ cấp gây cháy nổ.
Ô nhiễm đất:
Nước rò rỉ trong các bãi rác gây ô nhiễm đất.
Những nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm do rác thải sinh hoạt:
Trình độ hiểu biết của nguời dân còn thấp (không thấy rõ tác hại của việc vứt rác thải bừa bãi và tầm quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, không biết tận dụng phế phẩm thừa làm phân bón).
Ý thức, trách nhiệm còn kém (không bỏ rác đúng nơi quy định, bảo thủ không muốn thực hiện theo những chủ trương về bảo vệ môi trường đã đề ra vì sợ tốn tiền).
Các cấp chính quyền địa phương còn lơ là đối với việc quản lý môi trường.
Ở khu vực đô thị, quá trình đô thị hóa hiện nay kéo theo một số lượng người dân ở nông thôn ra thành phố sống đã gây nên những xáo trộn lớn lao trong sinh hoạt ở các vùng dân cư và vấn đề rác thải đang có nguy cơ ngày càng tăng, đặc biệt là trong các đô thị mới, khu kinh tế tập trung như nhà mới mọc nhiều gây khó khăn cho thu gom, nhà quá nghèo hoặc nhà  giàu không muốn hòa nhập cộng đồng dẫn đến tình trạng không giữ vệ sinh chung (nhà trên có thể vứt rác xuống sân gây ô nhiễm), các khu đô thị hóa dọc trục giao thông, các trung tâm công nghiệp tập trung  không được quản lý chặt chẽ.
2.3. Phân loại chất thải
Chất thải rắn (còn gọi là rác) là các chất rắn bị loại ra trong quá trình sống, sinh hoạt, sản xuất của con người và động vật. Rác phát sinh từ các gia đình, khu công cộng, khu thương mại, khu xây dựng, bệnh viện, khu xử lý chất thải… có rất nhiều cách phân loại chất thải khác nhau cụ thể như:
Rác thải hữu cơ, rác thải vô cơ và rác thải tái chế.
Rác thải hữu cơ: là rác thải rất dễ phân huỷ. Chúng thường được tái chế thành phân hữu cơ hoặc thức ăn cho động vật. Rác thải hữu cơ bao gồm:
Phần bỏ đi của thực phẩm sau khi đã lấy đi phần chế biến được: các loại rau củ bị hư thối
Thực phẩm thừa, hỏng: cơm/canh/thức ăn thừa hoặc thiu, bã chè, cafe
Hoa, lá, cỏ, cây không được sử dụng: cỏ cây bị cắt xén, hoa rụng…
Rác thải vô cơ: là tất cả những loại rác không thể sử dụng cũng không thể tái chế. Chúng chỉ có thể được xử lý bằng cách chôn lấp. Rác vô cơ bao gồm:
Bao bì bọc bên ngoài chai/hộp thực phẩm
Túi nilon được bỏ đi. Những chiếc túi này có thể “sống sót” khá lâu. Nếu chôn ở dưới lòng đất, nó sẽ phân huỷ hết trong 400 – 600 năm.
Vật dụng/ thiết bị bị bỏ đi trong đời sống hàng ngày của con người.
Rác thải tái chế: là loại rác khó phân hủy nhưng có thể tái chế sử dụng. Ví dụ như các loại giấy thải, các vỏ hộp/chai/ vỏ lon thực phẩm.
Rác thải văn phòng, rạc thải công nghiệp, rác thải nông nghiệp, rác thải xây dựng, rác thải y tế.
Rác thải văn phòng: là những văn phòng phẩm không còn được sử dụng. Chúng có thể là giấy báo cũ, bút hết mực, hỏng…
Rác thải công nghiệp:  là những loại rác có thành phần cực kỳ độc như chất ngâm tẩm, tẩy rửa, chất hoá học, phế liệu công nghiệp… Rác thải công nghiệp nếu không được xử lý kỹ trước khi thải ra môi trường sẽ gây ảnh hưởng đến đời sống, sức khoẻ của con người cũng như môi trường sống xung quanh. Không những vậy, nó còn có thể gây ung thư, đột biến gen, suy thoái giống nòi…
Rác thải nông nghiệp: được biết đến là các loại chai lọ thuốc trừ sâu bọ, thuốc kích thích tăng trưởng…
Rác thải xấy dựng: là rác thải được thải ra môi trường xung quanh từ quá trình xây dựng, sửa chữa các công trình. Các loại rác thải này còn được gọi là xà bần, bao gồm gạch, đá, vụn đất….
Rác thải y tế: là những vật ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ cơ sở y tế. Phân loại rác thải y tế cụ thể như sau: 
Chất thải lây nhiễm: bao gồm băng gạc bẩn, đồ băng bó, găng tay…Tóm lại là những vật tư tiếp xúc với máu và chất thải của bệnh nhân.
Vật sắc nhọn bao gồm: kim tiêm, dao mổ, xi-lanh, kéo mổ, ống hút, lưỡi dao, thuỷ tinh vỡ…
Chất thải từ phòng thí nghiệm: bao gồm găng tay, ống nhiệm, bình đựng vật cấy hoặc các chất gây bệnh, túi máu, vi sinh vật…
Dược phẩm: là những thuốc đã quá hạn sử dụng cần hoàn trả lại, thuốc bị đổ, hư hỏng…
Bệnh phẩm: là mô người bị nhiễm bệnh/ không bị nhiễm bệnh, nội tạng, bộ phận cơ thể người, nhau thai, thi thể người, mô và xác động vật trong phòng thí nghiệm…
Phân loại theo mức độ nguy hại:
Rác thải nguy hại là loại rác có chứa các chất hoặc hợp chất có đặc tính gây nguy hại trực tiếp như dễ cháy, dễ nổ, gây ngộ độc, dễ ăn mòn, lây nhiễm… Thậm chí chúng có thể tương tác với chất khác gây nguy hại đến môi trường và sức khoẻ của con người.
Rác thải không nguy hại là rác thải không chứa hoặc chứa ít các hợp chất có đặc tính gây nguy hại cho môi trường và sức khoẻ con người.
 

GỌI NGAY - 0907957895

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 
Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 
Hotline: 028 3514 6426 - 0903 649 782  - 0914526205
Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com , thanhnv93@yahoo.com.vn 
Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

HOTLINE

HOTLINE:
0907957895

FANPAGE