Thuyết minh dự án đầu tư nhà máy sản xuất cơ khí chuyên dụng, chuyên nghiệp, hiện đại, cung cấp sơ mi rơ moóc, rơ moóc, phụ tùng góp phần cung cấp sản phẩm chất lượng, giá trị, hiệu quả kinh tế cao.
Ngày đăng: 23-12-2024
22 lượt xem
MỤC LỤC............................................................................. 2
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CHUNG........................................ 6
I. NHÀ ĐẦU TƯ/HÌNH THỨC LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ........... 6
II. MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN............................................. 7
III. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ......................................................... 7
IV. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ.............................................................. 9
V. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN............................................................. 11
5.1. Mục tiêu chung ............................................................. 11
5.2. Mục tiêu cụ thể............................................................. 11
CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN.................................. 13
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN DỰ ÁN........ 13
1.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án............................................................. 13
1.2. Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội vùng dự án............................................................. 18
II. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG............................................................ 20
2.1. Hiện trạng ngành chế tạo cơ khí trên thế giới ............................................................. 20
2.2. Hiện trạng ngành chế tạo cơ khí tại Việt Nam ............................................................. 22
2.3. Thị trường rơ moóc, phụ tùng xe container............................................................. 26
III. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN.................................................................. 28
3.1. Các hạng mục xây dựng của dự án............................................................. 28
3.2. Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư........................ 29
IV. ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN VÀ NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG.......... 32
4.1. Địa điểm khu đất thực hiện dự án............................................................. 32
4.2. Dự kiến nhu cầu sử dụng đất của dự án............................................................. 33
4.3. Hình thức đầu tư............................................................. 33
V. NHU CẦU CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO............................................................. 33
CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ..... 35
I. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH.................. 35
II. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ.................................... 35
2.1. Sản phẩm của dự án ............................................................. 35
2.2. Công nghệ sản xuất rơ moóc, sơ mi rơ moóc............................................................. 37
2.3. Công nghệ sản xuất phụ tùng............................................................. 45
2.4. Phương án bố trí công nghệ sản xuất............................................................. 59
III. MỘT SỐ HÌNH ẢNH DỰ ÁN VÀ GIẤY CHỨNG NHẬN.............................. 60
3.1. Chứng nhận MSO............................................................. 60
3.2. Chứng nhận tại Mỹ............................................................. 61
3.3. Cục đăng kiểm............................................................. 62
3.4. Chứng nhận số VIN............................................................. 63
CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN................. 64
I. PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ HỖ TRỢ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG............ 64
1.1. Chuẩn bị mặt bằng ............................................................. 64
1.2. Phương án tổng thể bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư................ 64
1.3. Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật........................................ 64
II. PHƯƠNG ÁN KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH.............................. 64
2.1. Các phương án xây dựng công trình............................................................. 64
2.2. Các phương án kiến trúc............................................................. 64
III. PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN........................................... 68
IV. THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN............................ 69
4.1. Thời gian hoạt động của dự án............................................................. 69
4.2. Tiến độ thực hiện của dự án............................................................. 69
CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG............................. 71
I. GIỚI THIỆU CHUNG............................................................................. 71
II. CÁC QUY ĐỊNH VÀ CÁC HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG................................. 71
III. SỰ PHÙ HỢP ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN............................................... 72
IV. NHẬN DẠNG, DỰ BÁO CÁC TÁC ĐỘNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG......... 73
4.1. Giai đoạn thi công xây dựng công trình............................................................. 73
4.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng............................................................. 74
V. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU MÔI TRƯỜNG............................................................. 78
5.1. Giai đoạn xây dựng dự án............................................................. 78
5.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng............................................................. 83
VI. KẾT LUẬN............................................................. 86
CHƯƠNG VI. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN.....87
I. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN........................................... 87
II. HIỆU QUẢ VỀ MẶT KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN............. 89
2.1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án............................................................. 89
2.2. Dự kiến nguồn doanh thu và công suất thiết kế của dự án:........................89
2.3. Các chi phí đầu vào của dự án:............................................................. 89
2.4. Phương án vay........................90
2.5. Các thông số tài chính của dự án........................91
KẾT LUẬN....................................................... 94
I. KẾT LUẬN........................................................... 94
II. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ............................. 94
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CHUNG
I.NHÀ ĐẦU TƯ/HÌNH THỨC LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ
Tên doanh nghiệp/tổ chức: CÔNG TY CỔ PHẦN ...
Mã số doanh nghiệp:........
Cơ quan cấp: Sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ trụ sở: Nguyễn Hữu Thọ, Phường Tân Hưng, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
ĐỊA ĐIỂM NHÀ MÁY SẢN XUẤT CƠ KHÍ - CÔNG TY CỔ PHẦN ...
Địa chỉ: Khu phố Phước Lộc, Phường Tân Phước, Thị xã Phú Mỹ, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam
Mã số địa điểm kinh doanh: .........
Đăng ký lần đầu, ngày 28 tháng 06 năm 2022
Thông tin về người đại diện theo pháp luật/đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp/tổ chức đăng ký đầu tư, gồm:
Họ tên: .........
Chức danh: Người đứng đầu (Người đại diện địa điểm kinh doanh) Sinh ngày: 03/06/1985
Loại giấy tờ pháp lý của cá nhân: Chứng minh nhân dân Dân tộc: Kinh
Giới tính: Nam Quốc tịch: Việt Nam
Số giấy tờ pháp lý của cá nhân:......... Ngày cấp: ..........
Nơi cấp: Công an Tỉnh Đắk Nông
Địa chỉ thường trú: Xã Đắk Wer, Huyện Đắk R’Lấp, Tỉnh Đắk Nông
Địa chỉ liên lạc: Xã Đắk Wer, Huyện Đắk R’Lấp, Tỉnh Đắk Nông
II.MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN
Tên dự án: “Nhà máy sản xuất cơ khí chuyên dụng”
Địa điểm thực hiện dự án: Khu công nghiệp Mỹ Xuân B1 - Đại Dương, Thị Xã Phú Mỹ, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Diện tích đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến sử dụng: 42.675,0 m2 (4,27 ha).
Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác. Tổng mức đầu tư của dự án: 470.869.879.000 đồng. (Bốn trăm bảy mươi tỷ, tám trăm sáu mươi chín triệu, tám trăm bảy mươi chín nghìn đồng)
Trong đó:
+ Vốn tự có (20%) : 94.173.976.000 đồng.
+ Vốn vay - huy động (80%) : 376.695.904.000 đồng.
- Công suất thiết kế và sản phẩm/dịch vụ cung cấp:
Sản xuất Rơ moóc |
2.000,0 |
bộ/năm |
Sản xuất Sơ mi rơ moóc |
8.000,0 |
bộ/năm |
Sản xuất phụ tùng xe |
16.800,0 |
bộ/năm |
Ngành nghề dự án phù hợp cơ khí và sửa chữa lắp ráp.
III.SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ
Về sản xuất, gia công cơ khí
Ngành kỹ thuật công nghệ cơ khí, cơ khí luyện kim là một lĩnh vực kỹ thuật liên quan đến Thiết kế, Chế tạo và Vận hành máy móc. Kỹ thuật Cơ khí là ngành lâu đời nhất, rộng lớn nhất của Kỹ thuật. Lĩnh vực cốt lõi bao gồm cơ học, động lực học, nhiệt động lực học, khoa học vật liệu, phân tích cấu trúc và năng lượng. Ngoài ra còn sử dụng các công cụ như thiết kế CAD, và quản lí vòng đời sản phẩm để thiết kế và phân tích nhà máy sản xuất, thiết bị công nghiệp và máy móc, hệ thống nhiệt và làm lạnh, hệ thống giao thông, máy bay, tàu thủy, robot, thiết bị y học, vũ khí và những cái khác.
Ngành kỹ thuật công nghệ cơ khí luôn là một trong những ngành then chốt đối với sự phát triển kinh tế – xã hội toàn cầu. Ngày nay, tất cả các máy móc vận hành trong các dây chuyền sản xuất, hoạt động ở mọi nơi (trên và dưới mặt đất, trên bề mặt biển và dưới đáy biển, trên không gian và cả ngoài vũ trụ,…) đều có sự đóng góp to lớn của các nhà khoa học, kỹ sư, cán bộ kỹ thuật cơ khí.
Sản xuất cơ khí là một trong những ngành trọng điểm của kinh tế nước ta. Tuy nhiên, ngành cơ khí mới chỉ đáp ứng khoảng 32% (theo giá trị) nhu cầu sản phẩm cơ khí trong nước, cơ khí còn lạc hậu so với nhiều nước khoảng 2 - 3 thế hệ.
Ngành cơ khí đã hình thành một số doanh nghiệp lớn có tiềm năng phát triển ngang tầm khu vực, cũng như một số doanh nghiệp có nhiều triển vọng trong các lĩnh vực. Một số phân ngành cơ khí đã chế tạo được các sản phẩm chất lượng, đạt tiêu chuẩn khu vực, thậm chí có thể đạt tiêu chuẩn của các nước tiên tiến trên thế giới.
Sản phẩm cơ khí trong nước hầu như chưa xây dựng được thương hiệu, năng lực cạnh tranh của sản phẩm còn hạn chế. Chưa hình thành các doanh nghiệp cơ khí lớn mang tầm cỡ khu vực và quốc tế, đóng vai trò dẫn dắt ngành. Công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm phần lớn phụ thuộc vào các doanh nghiệp nước ngoài.
Theo số liệu cho thấy trung bình 5, 10 năm đã qua Việt Nam thường nhập khẩu từ nước ngoài trên dưới 40 tỷ USD/năm các trang thiết bị, máy, vật tư sản xuất cho toàn ngành kinh tế bao gồm sản xuât công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng hạ tầng, dịch vụ và an ninh quốc phòng. Đó là thị trường khá lớn mà nhiều nước muốn có mà không được. Thế nhưng ngành cơ khí nội địa Việt Nam lại không có được nhiều thị phần, phải “tự bơi” trong cơ chế thị trường chưa hoàn thiện còn nhiều bất cập và chưa nhận được sự hỗ trợ hữu hiệu từ hệ thống chính sách của nhà nước để có nhiều đơn hàng từ đầu tư công như các nước khác. Dẫn đến cơ khí nội địa của nước ta đã thiếu đơn hàng và bị thua thiệt ngay trên sân nhà. Nguyên nhân tạo ra thực trạng trên là do cả chính sách, cơ chế của nhà nước và sự quản trị yếu kém của các doanh nghiệp cơ khí nội địa Việt Nam.
Với mục tiêu phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, Chính phủ, Đảng và Nhà nước rất chú trọng tạo điều kiện thuận lợi cho ngành công nghiệp sản xuất máy công nghiệp, ngành chế tạo máy , chế tạo thiết bị phục vụ sản xuất công nghiệp. Đây chính là cơ hội, thời cơ rất tốt để lãnh đạo Công ty quyết định đầu tư và chiếm lĩnh thị trường ngành chế tạo cơ khí trước các đối tác nước ngoài đang xuất khẩu vào Việt Nam.
Về sản xuất thiết bị rơ moóc, phụ tùng container
Thị trường sơ mi rơ moóc có tiềm năng rất lớn. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương được ước tính sẽ tăng trưởng với tốc độ CAGR cao nhất trong giai đoạn dự báo (2023-2028) và cũng chiếm thị phần lớn nhất trong thị trường sơ mi rơ moóc năm 2023.
Tuy nhiên, nhu cầu về sơ mi rơ moóc đã giảm trong năm 2021 do ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch COVID-19 đối với sản xuất công nghiệp. Điều này dẫn đến giảm sản lượng và doanh số bán hàng của các nhà sản xuất sơ mi rơ moóc.
Các nhà sản xuất đang áp dụng và phát triển các công nghệ tiên tiến như thiết kế mở bên để tăng hiệu quả của sơ mi rơ moóc.
Về Phụ tùng container, doanh thu Phụ tùng container trên sàn TMĐT đạt đồng trong 12 tháng và so với quý gần nhất tăng trưởng hơn 26.6%. Đánh giá thị trường Phụ tùng, các Shop kinh doanh có thể bán với mức giá phổ biến từ 200.000₫ đến 500.000. Thương hiệu Phụ tùng được phân phối và bán chạy nhất là Mitoot, Suzuki, Prozone, Hyundai, Oem, v.v...
Dù cho các nhà sản xuất Phụ tùng - xe container Việt Nam đã không ngừng nỗ lực cải tiến và đưa ra những sản phẩm chất lượng, tuy nhiên, mới đây báo cáo của Tổng cục Hải quan cho biết các doanh nghiệp Việt Nam trong năm 2020 đã chi tổng cộng 4 tỷ USD nhập khẩu linh kiện và phụ tùng ô tô, xe tải - xe container để phục vụ sản xuất kinh doanh. Rõ ràng đây là một con số không hề nhỏ và cho thấy nguồn cung không đủ cầu ở trong nước, hoặc chúng ta không đủ trình độ để sản xuất một số linh kiện phụ tùng trong xe tải - xe container.
Từ những thực tế trên, chúng tôi đã lên kế hoạch thực hiện dự án “Nhà máy sản xuất cơ khí chuyên dụng” tại Khu công nghiệp Mỹ Xuân B1 - Đại Dương, Thị Xã Phú Mỹ, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nhằm phát huy được tiềm năng thế mạnh của mình, đồng thời góp phần phát triển hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật thiết yếu để đảm bảo phục vụ cho ngành công nghiệp sản xuất của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Phát triển dự án “Nhà máy sản xuất cơ khí chuyên dụng” theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, cung cấp sản phẩm Sơ mi rơ móc, rơ móc, phụ tùng chất lượng, có năng suất, hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm ngành công nghiệp sản xuất, đảm bảo tiêu chuẩn, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu thị trường góp phần tăng hiệu quả kinh tế địa phương cũng như của cả nước.
Khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng về: đất đai, lao động và sinh thái của khu vực tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế của địa phương, của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Hơn nữa, dự án đi vào hoạt động tạo việc làm với thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hoá môi trường xã hội tại vùng thực hiện dự án.
Phát triển mô hình công nghiệp sản xuất cơ khí chuyên dụng chuyên nghiệp, hiện đại, cung cấp sơ mi rơ moóc, rơ moóc, phụ tùng góp phần cung cấp sản phẩm chất lượng, giá trị, hiệu quả kinh tế cao.
Đầu tư Nhà máy gia công theo dây chuyền công nghệ tiên tiến, hiện đại cho ra sản phẩm chất lượng cao, góp phần cung cấp sản phẩm cho thị trường tiềm năng trong nước và quốc tế.
Đầu tư mới để chiếm lĩnh thị trường trong nước với lợi thế giá thành rẻ, nhu cầu lớn, sản phẩm chất lượng với độ chính xác cao và khả năng chống mài mòn tốt.
Hướng đổi mới công nghệ hiện đang thực hiện và mở rộng trong tương lai gần
Nâng cao tay nghề chuyên môn, tuyển dụng công nhân viên có tay nghề cao để từng bước đi lên phục vụ được nhiều đối tượng khách hàng hơn
Hình thành khu công nghiệp sản xuất cơ khí chất lượng cao và sử dụng công nghệ hiện đại.
Dự án thiết kế với quy mô, công suất như sau:
Sản xuất Rơ moóc |
2.000,0 |
bộ/năm |
Sản xuất Sơ mi rơ moóc |
8.000,0 |
bộ/năm |
Sản xuất phụ tùng xe |
16.800,0 |
bộ/năm |
Giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người dân địa phương, nâng cao cuộc sống cho người dân.
Góp phần phát triển kinh tế xã hội của người dân trên địa bàn và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói chung.
Phối cảnh tổng thể nhà máy
CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN
I.ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN DỰ ÁN
1.1.Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án
Vị trí địa lý
Bà Rịa Vũng Tàu Nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, ở vị trí cửa ngõ ra Biển Đông của các tỉnh trong khu vực miền Đông Nam Bộ, Bà Rịa – Vũng Tàu kết nối với Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương khác bằng đường bộ, đường không và đường thủy.
Thị xã Phú Mỹ nằm ở phía tây tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, có vị trí địa lý:
+ Phía đông giáp huyện Châu Đức
+ Phía đông nam giáp thành phố Bà Rịa
+ Phía tây giáp huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh với ranh giới là sông Thị Vải
+ Phía nam giáp thành phố Vũng Tàu
+ Phía bắc giáp huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai
+ Phía tây bắc giáp huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Thị xã Phú Mỹ có diện tích tự nhiên là 333,84 km², dân số năm 2019 là 221.030 người.
Thị xã nằm dọc theo quốc lộ 51, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 60 km, cách thành phố Vũng Tàu khoảng 40 km và cách thành phố Bà Rịa khoảng 20 km.
Địa hình
Bà Rịa - Vũng Tàu có 7 đơn vị hành chính nằm trên đất liền và một đơn vị hành chính hải đảo là huyện Côn Đảo. Địa hình tỉnh có thể chia làm 4 vùng: bán đảo hải đảo, vùng đồi núi bán trung du và vùng thung lũng đồng bằng ven biển. Bán đảo Vũng Tàu dài và hẹp diện tích 82,86 km2, độ cao trung bình 3-4m so với mặt biển. Hải đảo bao gồm quần đảo Côn Lôn và đảo Long Sơn. Vùng đồi núi bán trung du nằm ở phía Bắc và Đông Bắc tỉnh phần lớn ở Thị xã Phú Mỹ (huyện Tân Thành cũ), Châu Đức, Xuyên Mộc. Ở vùng này có vùng thung lũng đồng bằng ven biển bao gồm một phần đất của các thị xã Phú Mỹ, huyện Long Điền, Thành phố Bà Rịa, huyện Đất Đỏ. Khu vực này có những đồng lúa nước, xen lẫn những vạt đôi thấp và rừng thưa có những bãi cát ven biển. Thềm lục địa rộng trên 100.000 km2.
Khí hậu
Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa; một năm chia hai mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, thời gian này có gió mùa Tây Nam. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời gian này có gió mùa Đông Bắc.
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 27°C, tháng thấp nhất khoảng 26,8°C, tháng cao nhất khoảng 28,6°C. Số giờ nắng rất cao, trung bình hàng năm khoảng 2.400 giờ. Lượng mưa trung bình 1.500 mm. Bà Rịa – Vũng Tàu nằm trong vùng ít có bão.
Thủy văn
Phù hợp với chế độ mùa mưa, chế độ dòng chảy của sông ngòi cũng có hai mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn. Mùa lũ từ tháng 5 đến tháng 10, tập trung từ tháng 6 đến tháng 8; mùa cạn từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, cạn nhất vào tháng 3. Lưu lượng nước các sông ở đây có sự dao động rất lớn. Lưu lượng và lưu tốc rất khác biệt giữa các mùa. Vào mùa đông, các sông cạn nước, có chỗ trơ ghềnh đá nhưng mùa hạ lại ào ào thác lũ, nước dâng cao rất nhanh. Lưu lượng mùa khô 1,45 m3/s, mùa mưa lên tới 1500 m3/s, chênh nhau 1.000 lần. Sông Tiên Yên ở Bình Liêu lưu lượng nhỏ nhất là 1,45m3/s, lớn nhất lên tới 1500m3/s. Hầu hết các sông chảy qua khu vực địa hình miền núi có cấu tạo bằng các nham cứng nên lưu lượng phù sa không đáng kể.
Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất:
Với diện tích 197.514 ha, chia thành 4 loại: đất rất tốt là loại đất có độ phì rất cao, chiếm 19.60% diện tích tự nhiên, chủ yếu là đất phù sa và đất xám; đất tốt chiếm 26,40%; đất trung bình chiếm 14,4%; còn lại 39,60% là đất nhiễm phèn, mặn, đất xói mòn.
Đánh giá các loại đất của Bà Rịa - Vũng Tàu cho thấy: nhóm đất có ý nghĩa lớn cho sản xuất nông – lâm nghiệp chiếm 60%, tỷ trọng này tương đối lớn so với nhiều tỉnh trong cả nước. Nhóm đất này bao gồm đất phù sa, đất xám, đất đen và đất đỏ vàng. Điều này cho phép tỉnh có thể phát triển một nền nông nghiệp đủ mạnh. Ngoài ra, còn một tỷ trọng lớn đất không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp bao gồm đất cát, đất nhiễm phèn, mặn, đất xói mòn…
Tài nguyên rừng
Diện tích rừng của Bà Rịa - Vũng Tàu không lớn. Đất có khả năng trồng rừng là 38.850 ha, chiếm 19,7% diện tích tự nhiên, trong đó đất hiện đang có rừng là 30.186 ha (rừng tự nhiên là 15.993 ha, rừng trồng là 14.253 ha), như vậy còn khoảng 8,664 ha đất lâm nghiệp chưa có rừng.
Hiện nay tỉnh có hai khu rừng nguyên sinh là: khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu có diện tích 11.392 ha và khu vườn quốc gia Côn Đảo diện tích gần 5.998 ha. Tài nguyên rừng đang có xu hướng giảm, các loại rừng giàu (trữ lượng gỗ trên 180 m3/ha) không còn, rừng trung bình chỉ còn lại 1,5% diện tích có rừng. Trước kia trong rừng có trên 700 loài gỗ, thảo mộc và hơn 200 loài động vật trong đó có nhiều loại gỗ và động vật quý hiếm nhưng đến nay hầu như các loại gỗ và động vật quý hiếm không còn.
Rừng của Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ có tầm quan trọng trong tạo cảnh quan, môi trường, phòng hộ và phát triển du lịch, còn việc khai thác rừng lấy gỗ, nguyên liệu không lớn.
Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt của Bà Rịa - Vũng Tàu chủ yếu do ba con sông lớn cung cấp, đó là sông Thị Vải, đoạn chảy qua tỉnh dài 25 km, sông Dinh đoạn chảy qua tỉnh dài 30 km, sông Ray dài 120 km. Trên các con sông này có 3 hồ chứa lớn là hồ Đá Đen, hồ sông Ray, hồ Châu Pha…
Bên cạnh đó, nguồn nước ngầm của tỉnh cũng khá phong phú, tổng trữ lượng có thể khai thác là 70.000 m3/ngày đêm, tập trung vào ba khu vực chính là: Bà Rịa – Long Điền 20.000 m3/ngày đêm; Phú Mỹ - Mỹ Xuân 25.000 m3/ngày đêm; Long Đất – Long Điền 15.000 m3/ngày đêm. Ngoài ba vùng trên, khả năng khai thác nước ngầm rải rác khoảng 10.000 m3/ngày đêm. Nước ngầm trong tỉnh nằm ở độ sâu 60 - 90 m, có dung lượng dòng chảy trung bình từ 10 - 20 m3/s nên khai thác tương đối dễ dàng. Các nguồn nước ngầm có thể cho phép khai thác tối đa 500.000 m3/ngày đêm, bảo đảm cung cấp đủ nước cho nông nghiệp, công nghiệp và cho sinh hoạt.
Tài nguyên biển
Bà Rịa - Vũng Tàu có bờ biển dài 305,4 km, trong đó khoảng 70 km có bãi cái thoai thoải, nước xanh, có thể dùng làm bãi tắm quanh năm. Vịnh Giành Rái rộng khoảng 50 km2 có thể xây dựng một hệ thống cảng hàng hải.
Với diện tích thềm lục địa trên 100.000 km2 đã tạo cho tỉnh không những có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng, mà còn tạo ra một tiềm năng to lớn để phát triển các ngành kinh tế biển. Thềm lục địa của Bà Rịa - Vũng Tàu có 661 loài cá, 35 loài tôm, 23 loài mực, hàng ngàn loài tảo, trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế cao. Trữ lượng hải sản có thể khai thác tối đa hàng năm từ 150.000 – 170.000 tấn. Tài nguyên biển của Bà Rịa - Vũng Tàu rất thuận lợi cho phát triển vận tải biển, hệ thống cảng, du lịch và công nghiệp khai thác, chế biến hải sản.
Tài nguyên khoáng sản
Bà Rịa - Vũng Tàu có nhiều loại khoáng sản, nhưng đáng kể nhất là dầu mỏ, khí thiên nhiên và khoáng sản làm vật liệu xây dựng, Bà Rịa - Vũng Tàu nằm trong vùng có tiềm năng lớn về dầu mỏ và khí thiên nhiên của Việt Nam. Tổng trữ lượng tiềm năng dầu khí theo xác minh năm 2000 vào khoảng 2.500 – 3.500 triệu m3 (bao gồm dầu 957 triệu m3, khí 1.500 tỷ m3). Trong tổng trữ lượng dầu khí đã xác minh, vùng biển Bà Rịa - Vũng Tàu có trữ lượng là 400 triệu m3 dầu, chiếm 93,29% trữ lượng cả nước; trữ lượng dầu khí khoảng trên 100 tỷ m3, chiếm 16,2% trữ lượng khí cả nước.
Dầu mỏ và khí đốt của Bà Rịa - Vũng Tàu phân bố chủ yếu ở bể Cửu Long và bể Nam Côn Sơn. Bể Cửu Long trữ lượng khai thác khoảng 170 triệu tấn dầu và 28 – 41 tỷ m3 khí. Trong đó, mỏ Bạch Hổ trữ lượng 100 triệu tấn dầu và 25 - 27 tỷ m3 khí, mỏ Rồng trữ lượng 10 triệu tấn dầu và 2 tỷ m3 khí, mỏ Hồng Ngọc và Rạng Đông trữ lượng 50 - 70 triệu tấn dầu và 10 - 15 tỷ m3 khí. Bể Cửu Long có điều kiện khai thác tốt nhất do nằm không xa bờ, trong vùng biển nông (độ sâu đáy <50 m), thuộc khu vực không có bão lớn. Bể Nam Côn Sơn: trong 60 cấu tạo phát hiện, có nhiều cấu tạo đã khoan thăm dò và có dấu hiệu như Dừa, Mùa (lô 8), Đại Hùng, Thanh Long (các lô 05, 11, 12, 06, 04); các mỏ có triển vọng là Đại Hùng, Thanh Long, Lan Tây, Lan Đỏ, Mộc Tinh, Rồng Bay, Mỏ Đại Hùng đã đi vào khai thác từ tháng 10 - 1994, trữ lượng khai thác dao động trong khoảng 30 - 50 triệu tấn dầu và 6 - 10 tỷ m3 khí. Trữ lượng mỏ Lan Tây là 42 tỷ m3 khí, Lan Đỏ 14 tỷ m3 khí, sau đó có thể đưa lên 80 tỷ m3 cho cả 2 mỏ.
Khoáng sản làm vật liệu xây dựng của Bà Rịa - Vũng Tàu rất đa dạng, bao gồm: đá xây dựng, đá ốp lát, phụ gia xi măng, cát thuỷ tinh, bentonit, sét gạch ngói, cao lanh, cát xây dựng, than bùn, immenit… Hiện nay, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã xây dựng 19 mỏ với tổng trữ lượng 32 tỷ tấn, phân bố ở hầu khắp các huyện trong tỉnh, nhưng chủ yếu ở các huyện Tân Thành, Long Đất, thị xã Bà Rịa và thành phố Vũng Tàu. Chất lượng đá khá tốt, có thể dùng làm đá dăm, đá hộc cho xây dựng; giao thông, thuỷ lợi, đá khối cho xuất khẩu. Nhìn chung các mỏ nằm gần đường giao thông nên khai thác thuận lợi.
Tài nguyên du lịch
Bà Rịa - Vũng Tàu là một trung tâm du lịch lớn của cả nước. Tỉnh có khoảng 150 km bờ biển có bãi tấm đẹp, bãi cát dài thoai thoải, nước trong và sạch quanh năm như :Bãi Trước, Bãi Sau, Bãi Dâu, Bãi Dứa (Vũng Tàu), Long Hải (Long Đất), Hồ Cốc, Hồ Tràm (Xuyên Mộc), và dải bờ biển Côn Đảo. Gắn liền với các bãi tắm biển là các khu rừng nguyên sinh nh Bình Châu - Phước Bửu diện tích 11.293 ha với suối nước khoáng nóng Bình Châu,Vườn Quốc gia Côn Đảo 6.043 ha với hệ động thực vật phong phú. Đặc biệt ở đây có di tích hệ thống nhà tù Côn Đảo. Điều kiện thiên nhiên lý tưởng và hệ thống phong phú các di tích lịch sử cách mạng và văn hóa, các danh lam thắng cảnh là những nguồn tài nguyên du lịch mà Bà Rịa - Vũng Tàu đang được khai thác. Ngoài ra, Vũng Tàu còn có 3 bãi tắm tuyệt đẹp mà chỉ những ai là thích khám phá mới biết: Bãi Vọng Nguyệt, Bãi Chí Linh, Bãi Đồi Nhái.
Phát triển kinh tế
Tốc độ tăng trưởng đóng góp: GRDP 6 tháng đầu năm 2024 theo giá so sánh 2010 giảm 1,42% so với cùng kỳ năm trước Khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,49%, đóng góp 0,15 điểm phần trăm vào tăng trưởng chung của nền kinh tế. Khu vực công nghiệp và xây dựng giảm 4,26%, làm giảm 3,14 điểm phần trăm. Khu vực dịch vụ tăng 6,61%, đóng góp 1,13 điểm phần trăm. Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 9,25%,tăng 0,43 điểm phần trăm. GRDP 6 tháng đầu năm 2024 giảm chủ yếu là do tác động giảm của ngành khai thác dầu thô khí đốt tự nhiên.
Cơ cấu kinh tế: Khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 4,57% tổng GRDP và tăng 0,15 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước; khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ trọng 76,59% và giảm 3,14 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng 13,13% và tăng 1,13 điểm phần trăm; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm tỷ trọng 5,7% và tăng 0,43 điểm phần trăm.
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản:
Trong 6 tháng đầu năm 2024, tình hình thời tiết thuận lợi và công tác thuỷ lợi được đảm bảo nên đa số các loại cây trồng sinh trưởng phát triển tốt, số địa phương trên địa bàn huyện Long Điền đã đưa thiết bị bay không người lái (drone) để gieo sạ, phun thuốc bảo vệ thực vật giúp nông dân tiết kiệm được chi phí, thời gian cũng như bảo vệ sức khỏe của nông dân. Tình hình chăn nuôi tương đối ổn định, hoạt động thủy sản đạt kết quả khả quan do áp dụng mô hình nuôi tôm năng suất, chất lượng và hiệu quả cao.
Sản xuất công nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2024 phục hồi, tăng trưởng mạnh. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục đóng vai trò chủ chốt trong dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế tỉnh với chỉ số công nghiệp (IIP) tăng 11,41% so cùng kỳ năm trước. Sản xuất công nghiệp trừ dầu thô và khí đốt giữ đà tăng trưởng mạnh với IIP tháng 6 tăng 6,05% so với cùng kỳ năm trước; lũy kế 6 tháng đầu năm tăng 11,41%.
Hoạt động bán lẻ trên địa bàn tỉnh khá sôi động, các đơn vị sản xuất, kinh doanh triển khai nhiều chương trình khuyến mại, đa dạng hàng hóa sản phẩm, nhằm kích cầu tiêu dùng. Doanh thu bán lẻ hàng hóa tháng 6 ước 5.944,4 tỷ đồng, tăng 2,39% so với tháng trước và tăng 18,74% so với cùng kỳ; lũy kế 6 tháng đầu năm 2024 là 37.714,4 tỷ đồng, tăng 13,27% so với cùng kỳ năm trước (quý I tăng 8,16%; quý II tăng 19,6%). Một số nhóm hàng có mức tăng trưởng 6 tháng đầu năm cao so với cùng kỳ năm trước như: Nhóm ngành đá quý, kim loại quý tăng 24,61%; xăng, dầu các loại tăng 20,8%; hàng hóa khác tăng 17,11%; phương tiện đi lại, trừ ô tô con (kể cả phụ tùng) tăng 15,06%; lương thực, thực phẩm tăng 14,16%; hàng may mặc đạt mức tăng 10,61%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 7,04%; nhóm nhiên liệu khác (trừ xăng dầu) tăng 5,72%; vật phẩm, văn hóa, giáo dục tăng 5,21%; gỗ và vật liệu xây dựng tăng 3,93%; doanh thu dịch vụ sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác tăng 3,58%; riêng nhóm ngành ô tô con giảm 17,02%.
Xã hội
Dân cư: Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, dân số toàn tỉnh đạt 1.148.313 người, mật độ dân số đạt 556 người/km². Dân số nam đạt 576.228 người, trong khi đó nữ chỉ đạt 572.085 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 1‰; 58,4% dân số sống ở đô thị và 41,6% dân số sống ở nông thôn.
Lao động, việc làm: Hầu hết các doanh nghiệp đang nỗ lực sắp xếp lại sản xuất để ứng phó với dịch Covid-19, bảo đảm nguồn lao động để duy trì sản xuất bằng các biện pháp như: làm việc tại nhà đối với lao động làm công việc gián tiếp; chia nhóm làm việc luân phiên để đảm bảo duy trì sản xuất 24/2418 . Bắt đầu từ tháng 4/2020, do thiếu hụt nguyên vật liệu cho sản xuất hoặc không có đơn hàng mới, các doanh nghiệp đã có kế hoạch cho công nhân nghỉ việc luân phiên và vẫn trả lương theo mức lương tối thiểu vùng; giảm giờ làm từ 48 giờ/tuần xuống 40 giờ/tuần19; không làm việc ngày thứ bảy; bố trí cho nhân viên nghỉ phép năm luân phiên giữa các bộ phận. Đặc biệt một số doanh nghiệp thuộc ngành may đang thực hiện cho người lao động nghỉ luân phiên, có kế hoạch cắt giảm lao động khi tình hình dịch bệnh kéo dài làm ảnh hưởng đến nguồn cung nguyên liệu và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Một số công ty đã cho lao động nghỉ việc hưởng 70% - 100% lương; nghỉ việc ngày thứ Sáu, thứ Bảy hàng tuần không hưởng lương; nghỉ chờ hưởng 75% lương, …
Ngành cơ khí là ngành ngành mũi nhọn của rất nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, trong những năm gần đây ngành cơ khí thế giới đang có một số xu hướng thay đổi mang tính liên kết, sáp nhập và dịch chuyển mang tính toàn cầu hóa.
Quốc tế hóa quá trình sản xuất sản phẩm cơ khí
Trong những tiến bộ của khoa học kỹ thuật tạo ra quá trình toàn cầu hóa kinh tế, đầu tiên là nền công nghiệp chế tạo, đặc biệt là ngành cơ khí điện tử và công nghệ thông tin. Do quá trình đổi mới kỹ thuật diễn ra nhanh chóng nên linh kiện của các sản phẩm như thiết bị ô tô, thiết bị thông tin,… có thể được phân bố sản xuất ở nhiều nước, làm cho mỗi nước có thể phát huy ưu thế của mình về mặt kỹ thuật, giá thành lao động và tài nguyên có sẵn khiến cho sản phẩm cuối cùng trở thành “sản phẩm quốc tế” mang nhãn hiệu nhiều nước, tạo ra ưu thế cạnh tranh về kỹ thuật và giá thành rất rõ ràng.
Ví dụ, công ty sản xuất máy bay Boeing (Mỹ) chiếm giữ vị trí độc quyền trên toàn cầu, xong các lĩnh vực sản xuất phụ kiện của hãng máy bay này cũng do hàng chục nước và khu vực sản xuất, nên chính các công ty đa quốc gia tầm vóc lớn này thể hiện bản chất, đặc điểm quá trình Quốc tế hóa rất rõ ràng.
Với sự cạnh tranh không ngừng giữa các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển cũng như sự điều phối của chính phủ nước này, hoạt động của các công ty xuyên quốc gia từ chỗ hầu hết chống lại chuyển thành dung nạp, kết nạp, hoan nghênh và hợp tác. Sự phát triển này đã góp phần đẩy nhanh tiến trình phân công quốc tế và toàn cầu hóa kỹ thuật.
Xu hướng dịch chuyển của thị trường sản xuất sản phẩm cơ khí
Trong thế ký 21, thời đại mà quan hệ quốc tế đa cực, tiêu dùng đa dạng, kinh tế toàn cầu và tự do thương mại, tiến bộ khoa học công nghệ và xã hội thông tin, coi trọng bảo vệ môi trường khiến cho vị trí ngành cơ khí chế tạo được các nước trên thế giới quan tâm đặc biệt. Những yêu cầu đối với sản xuất cơ khí ngày càng cao theo những xu thế:
Với những yêu cầu trên, các nhà sản xuất cơ khí hàng đầu thế giới như Mỹ, Đức, Nhật Bản vẫn thúc đẩy ngành chế tạo sản phẩm cơ khí có hàm lượng công nghệ cao tại các cơ sở sản xuất tại thị trường nước mình và đồng thời đưa ra một số bộ phận lắp ráp sang các thị trường mới nổi với mục đích tạo ra tính toàn cầu hóa, giảm chi phí sản xuất, tận dụng nguồn lao động dồi rào giá rẻ đồng thời nâng cao lợi nhuận để quay vòng tiếp tục đầu tư vào hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D). Thị trường nổi bao gồm: Các nước Châu Mỹ Latinh, trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ và các thị trường khác ở Nam Á.
Hoạt động mua lại và sáp nhập
Hiện nay, hoạt động mua lại và sáp nhập trong ngành cơ khí toàn cầu đang phát triển mạnh mẽ, rất nhiều nhà sản xuất máy móc lớn hàng đầu thế giới đã kết hợp lại với nhau, được thấy rõ rệt nhất là ngành cơ khí ô tô. Ba nhà sản xuất ô tô lớn nhất của Mỹ là GM, Ford và Chrysler đã sáp nhập với nhau, trong một số trường hợp đã thiết lập những chiến lược hợp tác kinh doanh với các nhà sản xuất ô tô ở châu Âu và Nhật Bản.
Sáp nhập của Chrysler Daimler-Benz là sự sáp nhập đầu tiên của một nhà sản xuất ô tô ở Châu Âu với mục đích củng cố thị trường Mỹ. Năm 2009, Hiệp hội các đại lý tiêu thụ xe tại Mỹ (AIADA) thông báo hãng sản xuất xe Trung Quốc – Geely chắc chắn sẽ đề nghị mua lại thương hiệu Volvo của Ford trong nỗ lực mong muốn mở rộng phạm vi ảnh hưởng trên thị trường ô tô quốc tế trong thời khủng hoảng. Nếu thương vụ trên thành công, Geely muốn giữ thương hiệu Volvo như một thương hiệu xe quốc tế thay vi tập trung vào thị trường Trung Quốc.
Xu hướng liên kết giữa cơ khí và điện tử tạo thành lĩnh vực cơ khí đầy tiềm năng – Cơ khí điện tử
Cơ điện tử là khái niệm ra đời tại Nhật bản xuất phát từ nhu cầu phát triển các sản phẩm cần công nghệ tích hợp liên ngành giữa cơ khí, điện, điện tử, công nghệ thông tin và điêu khiển hệ thống. Sự tích hợp này tạo nên một công nghệ mới, trong đó có sự chuyển biến về chất của tư duy công nghiệp mà trọng tâm là tư duy công nghệ tạo nên đổi mới và xúc tiến với các giải quyết những vấn đề kỹ thuật tổng hợp. Công nghệ này đã tạo ra nhiều sản phẩm mới và đã cung cấp giải pháp tăng hiệu quả và tính năng của thiết bị công nghiệp.
Tổng quan ngành cơ khí Việt Nam
Công nghiệp đã trở thành ngành có tốc độ tăng trưởng và năng suất lao động cao nhất trong các ngành kinh tế. Cụ thể, tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong cơ cấu nội ngành ước đạt 92,3%, trở thành động lực tăng trưởng chính với tốc độ tăng trưởng bình quân ước đạt 10,69%. Bên cạnh đó, chỉ số cạnh tranh công nghiệp của Việt Nam ngày càng được thu hẹp, đứng thứ 44 trên thế giới. Tuy nhiên, con số nêu trên là bao gồm các sản phẩm công nghiệp do doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nắm giữ, còn DN cơ khí, chế biến, chế tạo của Việt Nam đang thấp hơn nhiều. Đồng thời, tốc độ tăng năng suất lao động ngành công nghiệp cũng rất thấp so với các nước trong khu vực; công nghệ chậm đổi mới, phần lớn tụt hậu so mức trung bình của thế giới; nguồn nhân lực chất lượng cao, có tay nghề trong công nghiệp còn thiếu. Mặt khác, chuyển dịch cơ cấu nội ngành công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn chậm, chủ yếu hoạt động gia công, lắp ráp ở phân khúc thấp trong chuỗi giá trị toàn cầu. Việt Nam chưa chủ động được nguồn đầu vào cho sản xuất và phải nhập khẩu tới 91,2% tư liệu sản xuất, dẫn đến tỷ lệ nội địa hóa và giá trị gia tăng trong nước đạt thấp. Trong bối cảnh hiện nay khi chúng ta đang thực hiện cách mạng công nghiệp 4.0, nhưng trình độ công nghiệp cơ khí, chế tạo trong nước như hiện nay, rất khó có thể công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành công.
Theo số liệu sơ bộ, nhiều năm qua, nước ta đã nhập khẩu từ nước ngoài khoảng 40 tỷ USD/năm các trang thiết bị, máy, vật tư sản xuất cho toàn ngành kinh tế bao gồm sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng hạ tầng, dịch vụ và quốc phòng - an ninh. Đó là thị trường khá lớn mà nhiều nước muốn có mà không được. Thế nhưng, ngành cơ khí trong nước lại không có được nhiều thị phần, phải tự vận động, phát triển mà chưa nhận được sự hỗ trợ hữu hiệu từ hệ thống chính sách của Nhà nước để có nhiều đơn hàng từ đầu tư công như các nước khác, dẫn đến các DN cơ khí vốn đã thiếu đơn hàng lại còn bị thua thiệt ngay trên sân nhà.
Ngành cơ khí Việt Nam
Việc Việt Nam tham gia hàng loạt các Hiệp định thương mại tự do (FTA) và dòng dịch chuyển đầu tư toàn cầu đang diễn ra mạnh mẽ sẽ mang lại những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp ngành cơ khí Việt Nam phát triển trong năm 2021.
Theo báo cáo từ Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI), năm 2020, do tác động của dịch bệnh, gần 50% số doanh nghiệp thuộc hiệp hội có doanh thu sụt giảm mạnh. Song bằng các giải pháp linh hoạt ứng phó nhanh với những khó khăn nhiều doanh nghiệp đã chủ động ổn định sản xuất, sắp xếp lại bộ máy quản lý; từ đó, vẫn có được những đơn hàng, vượt qua giai đoạn khó khăn nhất của dịch bệnh. Đến nay, về cơ bản, các doanh nghiệp đã tìm kiếm được nguồn hàng, kết nối lại với các bạn hàng xuất khẩu và từng bước phục hồi.
Theo các doanh nghiệp cơ khí điện, trong bối cảnh khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh, chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn cũng mang lại một phần cơ hội cho các doanh nghiệp cơ khí trong nước tăng thị phần tại thị trường nội địa khi nhiều doanh nghiệp từ các ngành sản xuất chuyển sang sử dụng máy móc nội địa. Từ thực tế phát triển này của thị trường các doanh nghiệp trong ngành cũng đã liên kết lại để hình thành chuỗi cung ứng máy móc Việt Nam với triển vọng phát triển thị trường rất lớn. Đơn cử như dự án liên kết phát triển cung ứng máy sản xuất khẩu trang, trang thiết bị bảo hộ y tế với nhu cầu cung ứng lên đến hàng ngàn tỷ đồng.
Thực tế cũng cho thấy khi dịch bệnh xảy ra, nhiều doanh nghiệp cho hay đã thay đổi kế hoạch và chiến lược kinh doanh để có thể tồn tại và phát triển. Trước đây việc chuyển giao công nghệ thường sẽ do nước ngoài làm, nhưng trong năm vừa qua nhiều doanh nghiệp đã tận dụng hết các điều kiện năng lực hiện có, tái cấu trúc, thay đổi quy trình cốt lõi, sử dụng máy móc trang thiết bị nội địa để có thể chủ động hơn trong sản xuất.
Để giúp nhau vượt qua khó khăn cộng đồng doanh nghiệp cũng đã nỗ lực giúp nhau thông qua việc chia sẻ đơn hàng, giảm giá gia công lẫn sản phẩm… Tại Công ty TNHH Haitian Việt Nam, doanh nghiệp đưa ra chương trình ưu đãi giảm 5% trên giá trị máy và chỉ cần đặt cọc 5% là có thể xuất máy đến nhà máy đối tác phục vụ sản xuất, 95% còn lại được trả góp trong vòng 2 năm. Hay như Công ty TNHH Thép Huy Hoàng Gia, Công ty Vietsteel, giảm trên dưới 10% (tùy sản phẩm) Hiện nay, doanh nghiệp sản xuất linh kiện ngành cơ khí trong nước cũng có năng lực khá tốt tại một số lĩnh vực như: Khuôn mẫu các loại, linh kiện cơ khí, dây cáp điện, linh kiện nhựa, cao su kỹ thuật... Thêm vào đó, nhu cầu của thị trường công nghiệp hỗ trợ (CNHT) rất lớn nên nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư để nâng cao năng lực sản xuất, chú trọng phát triển các dòng sản phẩm chất lượng, phục vụ doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), hướng vào xuất khẩu sản phẩm cơ khí.
Có thể thấy, với việc kiểm soát dịch bệnh tốt, tham gia nhiều FTA năm 2021 dù còn nhiều khó khăn song vẫn được xem là một năm nhiều kỳ vọng cho phát triển ngành cơ khí. Tăng trưởng kinh tế dương trong năm 2020, ngăn chặn dịch bệnh tốt. làm nền tảng thúc đẩy kinh tế phát triển. Đây là điểm mạnh để thu hút đầu tư nước ngoài, tạo cơ hội cho các cơ sở sản xuất, công ty trong nước. Nếu doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam nắm bắt các cơ hội đó, thì có thể nhanh chóng tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Sau dịch bệnh, nhu cầu về đồ may mặc, gia dụng... tăng cao, trong khi Việt Nam vốn có thế mạnh về gia công, chế tạo các mặt hàng này.
Đặc biệt, khi Việt Nam tham gia nhiều FTA sẽ giúp doanh nghiệp trong nước có ưu thế hơn khi xuất khẩu tới các thị trường, đồng thời thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Song để tận dụng cơ hội này các doanh nghiệp cần có kế hoạch chi tiết liên kết trong sản xuất và cung ứng trang thiết bị máy móc do chính doanh nghiệp Việt Nam sản xuất, hình thành các cụm liên kết doanh nghiệp để đầu tư mở rộng sản xuất đáp ứng yêu cầu mới...
Để hỗ trợ doanh nghiệp cơ khí, công nghiệp hỗ trợ, hiện nay trong năm 2021 và những năm tới, Bộ Công Thương tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động của 2 Trung tâm kỹ thuật hỗ trợ phát triển công nghiệp miền Bắc và miền Nam. Hiện nay, 2 Trung tâm này đã có các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp cơ khí tại một số địa phương trên cả nước như hỗ trợ đào tạo hệ thống quản trị sản xuất, hệ thống quản lý kinh doanh, nâng cao năng lực đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Ngoài ra, Bộ sẽ tiếp tục phát triển mạnh công nghiệp hạ nguồn, trong đó có một số ngành như công nghiệp năng lượng, các ngành công nghiệp về cơ khí cũng như một số ngành cơ khí chế tạo để đảm bảo cho công nghiệp hỗ trợ có điều kiện phát triển.
>>> XEM THÊM: Thuyết minh PCCC nhà xưởng sản xuất mới nhất
HOTLINE - 0903 649 782
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com
Website: www.minhphuongcorp.com - www.minhphuongcorp.net
Gửi bình luận của bạn