Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng khu Nghỉ Dưỡng và Sân Gôn Đà Lạt

Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng khu Nghỉ Dưỡng và Sân Gôn Đà Lạt bao gồm sân gôn 36 lỗ, các công trình phục vụ như khách sạn, nhà nghỉ, biệt thự, nhà hàng, khu thiên nhiên phong cảnh, và một sân tập tại khu đất 440 Ha

Ngày đăng: 26-08-2024

56 lượt xem

PHẦN I: GIỚI THIỆU DỰ ÁN SÂN GÔN

I. Giới thiệu sơ lược về chủ đầu tư:

Công Ty TNHH  ĐẦU TƯ ............ được thành lập tháng 05/2007

Tên giao dịch: ...................

Giấy phép đăng ký kinh doanh số …………… do Sở Kế hoạch – Đầu tư  Tỉnh Lâm Đồng  cấp

Tổng Giám đốc: ...........

Trụ sở: ..........., F.03, Tp. Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng

ĐT: ...........

Fax: ...............

Email:

Website:

Công Ty TNHH  ĐẦU TƯ ............ Là một công ty liên doanh giữa hai công ty sau:

1/ Công Ty TNHH đầu tư và công nghệ ......... (Việt Nam) :

Công Ty TNHH đầu tư và công nghệ ............ được thành lập : ngày 27/07/1999

Tên giao dịch:...................

Giấy phép đăng ký kinh doanh số ............. do Sở Kế hoạch – Đầu tư TP.HCM cấp

Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc: Ong. ................

Địa chỉ : .............. Xóm Chiếu, F. 14. Q. 4, TP.HCM

Văn phòng đại diện : ..........., F. 17, Q. Bình Thạnh  TP.HCM

ĐT: ..............

Fax: .............

Email: .................

Các lĩnh vực hoạt động :

Xây dựng dân dụng và công nghiệp, mua bán máy móc thiết bị….

Các công ty có cổ phần  của Công Ty TNHH đầu tư và công nghệ........ :

1- Công ty Cổ phần..........

2- Công ty TNHH ..................

2/ Công Ty TNHH Xây Dựng...........

Công Ty TNHH Xây Dựng ............  được thành lập : Ngày 07/02/2004

Tên giao dịch: .............

Giấy phép đăng ký kinh doanh số .............. do Hàn Quốc  cấp

Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc: ..............

Địa chỉ : ............. Shingil  Dong Youngdeungpo gu, Seoul, Korea

ĐT: ...........

Fax:......            Email:...........

Các lĩnh vực hoạt động

Xây dựng dân dụng và công nghiệp…

CÁC LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH  ĐẦU TƯ ..........

  • Xây dựng và kinh doanh sân gôn, khu nghỉ dưỡng và các dịch vụ du lịch
  • Xây dựng dân dụng và công nghiệp
  • Dịch vụ cho thuê và kinh doanh nhà cao tầng

II. MỤC ĐÍCH ĐẦU TƯ SÂN GÔN

1. Nhu cầu phát triển sân gôn tại Đà Lạt Lâm Đồng

Môn thể thao gôn ngày nay đang trên đà phát triển nhanh chóng. Thực tế, môn đánh gôn đã có bối cảnh lịch sử tương đối lâu dài trên thế giới, nhưng trong những năm gần đây, phong trào chơi gơn mới thật sự bùng nổ ở các nước châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á. Đây là môn thể thao cao cấp, ưu nhã được nhiều người ưa chuộng. Trong các trường hợp xã giao và giao tiếp quốc tế, môn gơn đóng một vai trò quan trọng đáng kể. Có thể nói sự phát triển của ngành thể thao đánh gôn đồng nghĩa với sự nghiệp công nghiệp hóa, với sự phát triển kinh tế của một nước. Đà Lạt - Lâm Đồng đã từ lâu được xem là một môi trường đầu tư khá lý tưởng, được các cấp chính quyền, Sở, Ban, Ngành quan tâm đúng mức, tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án phát triển du lịch quốc tế với chính sách khuyến khích đầu tư  cởi mở. Với ưu thế về khí hậu nhiệt đới ảnh hưởng khí hậu đại dương, không bão lụt, sinh hoạt rẻ không khí trong lành, mát mẻ vị trí địa lý cách TP.HCM 320km, Đà Lạt  ngày càng hấp dẫn du khách đến nghỉ Đông, nghỉ Hè từ châu Âu, Mỹ và các nước công nghiệp mới ở Đông Nam Á. Nhờ việc phát triển một khu du lịch tổng hợp sân gôn với các hoạt động giải trí, thể thao, văn hóa kết hợp với các hình thức du lịch nghỉ dưỡng sẽ đưa Đà Lạt Lâm Đồng trở thành một điểm du lịch lý tưởng, phục vụ mọi nhu cầu đa dạng của du khách từ khắp mọi nơi trên thế giới.

2. Giới thiệu địa điểm sân gôn ........

a. Điều kiện pháp lý:

Khu vực thực hiện dự án tại: ................. – Xã Hiệp An – Huyện Đức Trọng – Tỉnh Lâm Đồng

Đây là khu vực rộng khoảng 440 Ha, đã được Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Lâm đồng chấp thuận về chủ trương, khuyến khích đầu tư, theo  công văn dưới đây:

+ Công văn số 855/ UBND-NV  ngày 02/02/2007 của Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Lâm Đồng  về việc chấp thuận cho Công ty TNHH đầu tư và Công nghệ ......... và Công ty TNHH Xây Dựng ..... đầu tư khu nghỉ dưỡng và sân gôn  tại khu vực ...........Xã Hiệp An – Huyện Đức Trọng – Tỉnh Lâm Đồng

b. Vị trí địa lý, địa hình và đặc điểm khí hậu:

- Vị trí:

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH LÂM ĐỒNG

Lâm  Đồng, vùng đất Nam Tây Nguyên nhiều hứa hẹn, ở độ cao trung bình từ 800 – 1000m so với mặt nước biển. Với diện tích tự nhiên 9.765 km2, Lâm Đồng nằm trên ba cao nguyên và là khu vực đầu nguồn của 7 hệ thống sông suối lớn.

- Gắn với khu vực kinh tế động lực phía Nam, Lâm Đồng có 11 đơn vị hành chính: 01 thành phố, 01 thị x v 09 huyện. Thnh phố Đà Lạt, trung tâm hành chính-kinh tế-x hội của tỉnh, về hướng Bắc cách thủ đô Hà Nội 1.500 km, về hướng Nam cách thành phố Hồ Chí Minh 320 km và về hướng Đông cách cảng biển Nha Trang 210 km. Với tổng chiều dài 1.744 km, hiện nay hệ thống giao thông đường bộ đ đến được tất cả các x v cụm dn cư. Các tuyến quốc lộ 20, 27, 28 nối liền Lâm Đồng với vùng Đông nam bộ, thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh thuộc vùng Tây nguyên, các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, tạo cho Lâm Đồng có mối quan hệ kinh tế-x hội bền chặt với cc vng, cc tỉnh trong khu vực.

- Cảng hng khơng Lin Khương nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt 30 km đang được nâng cấp thành sân bay quốc tế với đường băng dài 3.250 m cĩ thể tiếp nhận cc loại my bay tầm trung như A.320, A.321 hoặc tương đương. Con đường nối giữa hai thành phố Đà Lạt và Nha Trang có chiều dài 140 km đang được đầu tư sẽ rút ngắn khoảng cách và thời gian giữa hai trung tâm du lịch lớn. Đường cao tốc Dầu Giây – Đà Lạt đang  đầu tư và sẽ hoàn thành vào năm 2007.

-   Nguồn điện cung cấp ổn định, gồm nhà máy thuỷ điện Đa Nhim (công suất 160 MW), thủy điện Suối Vàng (công suất 3,1 MW), thuỷ điện Hàm thuận-Đạ Mi (công suất 475 MW) và thuỷ điện Đại Ninh đang được thi công (công suất 300 MW), các nhà máy điện diesel Bảo Lộc, Di Linh, Càn Rang với tổng công suất 4,16 MW. Hiện nay 100% số x cĩ điện đến trung tâm. Hệ thống thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông hiện đại đáp ứng tốt yêu cầu phát triển kinh tế-x hội của địa phương và các nhà đầu tư.

- Dân số toàn tỉnh đến cuối năm 2002 là 1.112.814 người, trong đó có khoảng 578.000 người trong độ tuổi lao động. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 01 trường đại học tổng hợp, 01 trường cao đẳng sư phạm, 01 trường trung học y tế, 02 trường trung học kinh tế-kỹ thuật, 02 trường dạy nghề, hàng năm cung cấp hàng ngàn lao động có tay nghề cho địa phương; Nhiều trung tm nghin cứu của Trung ương đóng trên địa bàn như: Viện nghin cứu hạt nhn, Trung tm nghin cứu nơng lâm nghiệp, Trung tâm nghiên cứu cây rau, Phân viện sinh học… góp phần đáng kể trong việc ứng dụng nghiên cứu khoa học kỹ thuật vào sản xuất của tỉnh.

- Nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa biến thiên theo độ cao, có hai mùa r rệt: ma mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình 18-250C, thời tiết ơn hồ mt mẻ quanh năm. Lượng mưa trung bình 1750-3150 mm, độ ẩm tương đối trung bình  cả năm 85-87%, số giờ nắng trung bình cả năm 1890-2500 giờ.

- Toàn tỉnh có khoảng 255.407 ha đất có khả năng sản xuất nông nghiệp, trong đó có trên 200.000 ha đất bazan tập trung ở cao nguyên Bảo Lộc-Di Linh thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp dài ngày. Diện tích trồng chè và cà phê khoảng 145.000 ha, diện tích sản xuất rau, hoa khoảng 23.783 ha tập trung tại  Đà Lạt, Đơn Dương, Lạc Dương, Đức Trọng, Lâm Hà; Chè, cà phê, rau, hoa Lâm Đồng đa dạng về chủng loại, có những loại có giá trị phẩm cấp cao.

-  Kể từ khi Luật Đầu tư, Luật Khuyến khích đầu tư trong nước và đặc biệt là Luật Doanh nghiệp được ban hnh, cng với mơi trường đầu tư của tỉnh thường xuyên được cải thiện, các nhà đầu tư trong v ngồi nước đ thật sự tìm thấy cơ hội v bỏ vốn đầu tư vào Lâm Đồng, toàn tỉnh hiện có: 55 Doanh nghiệp FDI, 41 Doanh nghiệp Nh nước, 984 Doanh nghiệp dn doanh, 94 Hợp tc x ngnh nghề v 16.505 Hộ kinh doanh c thể.

- Thực hiện chính sách thu hút đầu tư, tỉnh Lâm Đồng hoan nghênh các nhà đầu tư trong v ngồi nước cùng hợp tác với Lâm Đồng để khai thác một cách hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Đến với Lâm Đồng, các nhà đầu tư được tạo điều kiện đơn giản, thuận lợi và nhanh chóng để thực hiện dự án có hiệu quả.

Địa điểm được chọn xây dựng  sân gôn  (440ha) nằm tại Thôn K’Ren – Xã Hiệp An – Huyện Đức Trọng – Tỉnh Lâm Đồng  Đây là một vị trí thuận lợi cách trung tâm thành phố Đà Lạt 15 km, đường QL 20 nối liền giữa hai Tp lớn đó Là Tp.HCM và TP. Đà Lạt và những con đường nhựa nối liền tới các khu di tích và thắng cảnh nổi tiếng của Tp xương mù này, Đà Lạt - Lâm Đồng  còn là một vùng đất cổ, có cảnh quan địa mạo đa dạng, cấu tạo địa chất phức tạp với nhiều dân tộc anh em thuộc ngữ hệ Môn – Khơ Me và ngữ hệ Malayô – Pôlynêxia lần lượt đến sinh sống trên mảnh đất Nam Tây Nguyên này.

Vùng đất Lâm Đồng cịn lưu  giữ nhiều dấu tích văn hoá, lịch sử của các dân tộc.

Trong nhiều năm qua, nhiều di tích lịch sử được quan tâm tiếp cận nghiên cứu, nổi tiếng nhất là khu di tích Cát Tiên.

Văn học dân gian khá phong phú nhưng văn học viết của Lâm Đồng cịn hết sức non trẻ.

Nghệ thuật ở Lâm Đồng được hình thnh trn nền văn hoá Việt, văn hoá các dân tộc thiểu số bản địa và một phần của văn hoá các tộc người thiểu số phía Bắc. Sự phối hợp giữa các yếu tố văn hoá này với nhau tạo thành nét riêng cho văn hoá Lâm Đồng nói chung và nghệ thuật nói riêng.

Các thiết chế văn hoá gồm có:

- Thư viện tổng hợp tỉnh Lâm Đồng và Thư viện các huyện

- Bảo tàng Lâm Đồng

- Trung tâm văn hoá tỉnh Lâm Đồng, thị x Bảo Lộc v các huyện: Di Linh, Đơn Dương, Đạ Tẻh

- Nhà văn hoá cụm x v cc x

- Xí nghiệp in Lâm Đồng

- Công ty Điện ảnh tỉnh Lâm Đồng

- Công ty Phát hành sách Lâm Đồng

 Địa hình công trình: tương đối bằng phẳng, đôi chỗ tạo nên mô đất tự nhiên có độ dốc từ 20-30o rất thuận lợi cho việc tạo chướng ngại trên đường gôn, xây nhà câu lạc bộ gôn hoặc tạo cảnh quan đẹp mắt cho sân gôn

III. Giới thiệu dự án đầu tư sân gôn

1. Công trình sân gôn và các hạng mục trong sân gôn

Những cơ sở nêu trên về mặt pháp lý, điều kiện tự nhiên, tổng diện tích, v.v… cho thấy khu vực đủ điều kiện để phát triển thành một khu du lịch sân gôn hiện đại, kết hợp với cảnh quan xung quanh và các dịch vụ văn hóa-thể thao, nghỉ dưỡng khác tạo thành một quần thể du lịch độc đáo, riêng biệt.

  • Khởi công : vào tháng 08/2007
  • Thời gian xây dựng : trong vòng 07 năm 02 Tháng
  • Vốn đầu tư:45 triệu USD

* Các công trình và hạng mục tại sân gôn chính bao gồm:

Sân gôn 36 lỗ:             

+ Các đường gôn có các chướng ngại vật như hồ nước, cát

+ Hệ thống nước ngầm để tưới cỏ

+ Sân luyện tập bao gồm sân tập trồng cỏ, nhà tập, nhà làm việc, nhà hàng phục vụ sân tập, bãi xe,

+ Vườn ươm cỏ           

+ Đường dây điện

+ Hệ thống cấp nước

- Các công trình phục vụ gôn : bao gồm

+ Khách sạn: 01 cái / 5 tầng

+ Nhà hàng & Câu lạc bộ gôn: 02 tầng

+ Nhà nghỉ cao cấp: 01 căn/ 3 tầng/100 phòng

+ Biệt thự  :120 căn

+ Nhà đào tạo, huấn luyện: 01 căn

-  Các công trình tạo cảnh quan, trang trí cho sân gôn như hòn non bộ, vườn hoa, hồ nước có vòi phun, v.v…

2. Các khu du lịch hỗ trợ sân gôn

Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng kết hợp hỗ trợ sân gôn:

Với lơi thế đặc biệt chung quanh là rừng thiên nhiên, có những những cây lâu năm có sẵn trong khu vực sân gôn (cây dương, cây thông …) sẽ trở thành những chướng ngại vật tự nhiên trên đường gôn, đồng thời góp phần tạo nên cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, hiền hòa rất riêng cho toàn khu vực dự án.

Du lịch sinh thái này nhằm hỗ trợ khu sân gôn phục vụ đối tượng khách chơi gôn kết hợp nghỉ dưỡng cả gia đình, Công ty TNHH đầu tư .......sẽ đầu tư xây dựng một chương trình du lịch sinh thái kết hợp nghỉ dưỡng trên diện tích rừng 20 ha trải dài chung quanh khu vực dự án. Du khách có thể thư giãn, hưởng không khí trong lành, thanh tịnh, ngắm cảnh giữa rừng núi hoang sơ, hùng vĩ hoặc tham quan rừng, leo núi, đùa vui với các chú khỉ, v.v…

IV. Giới thiệu chủ đầu tư và kêu gọi đầu tư

  • Chủ đầu tư: Công ty TNHH Đầu Tư ........
  •  Giám đốc ................

Từ những điều kiện tự nhiên thuận lợi của địa điểm, nhu cầu phát triển một quần thể văn hóa-thể thao-du lịch của tỉnh Lâm Đồng  trong tình hình hiện nay cho thấy dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch sân gôn  thật sự có triển vọng về mặt kinh tế cũng như những lợi ích xã hội. Mặt khác, công trình sân gôn và các khu du lịch hỗ trợ cũng sẽ góp phần cải tạo môi trường đồng thời tôn thêm vẻ đẹp cảnh quan cho khu vực.

PHẦN II: TÓM TẮT DỰ ÁN SÂN GÔN

I.MỤC ĐÍCH:

Dự án nhằm xây dựng một khu sân gôn tại ..........Xã Hiệp An – Huyện Đức Trọng – Tỉnh Lâm Đồng bao gồm  sân gôn 36 lỗ, các công trình phục vụ như khách sạn, nhà nghỉ, biệt thự, nhà hàng, khu thiên nhiên phong cảnh, và một sân tập tại khu đất 440 Ha nhằm mục đích:

  1. Lập một công trình vui chơi giải trí để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
  2. Góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước và giải quyết công ăn việc làm cho gần 1.000 lao động.
  3. Giải quyết được nhu cầu nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí cho khách du lịch hiện đang thiếu tại Đà Lạt – Lâm Đồng
  4.  Đào tạo một đội ngũ cán bộ, nhân viên quản lý lành nghề trong ngành du lịch, dịch vụ đang phát triển ở Việt Nam.

II.HÌNH THỨC ĐẦU TƯ

Hình thức đầu tư là thành lập một Công Ty TNHH

1. Các bên tham gia thành lập công ty và  góp vốn:

a.1 – Bên Việt Nam góp: 2,295 triệu USD, chiếm 51%

a.2 – Bên nước ngoài góp: 2,205 triệu USD, chiếm 49%

2. Tên dự án: Khu Nghỉ Dưỡng Và Sân Gôn Đà Lạt 

3.Nội dung đầu tư công trình:

Công trình đề án gồm:

a. ..........Xã Hiệp An – Huyện Đức Trọng – Tỉnh Lâm Đồng: 440 ha gồm:

+ Tầng 2 của khách sạn là câu lạc bộ gôn  (gồm quầy hướng dẫn du khách, nhà lưu niệm, quầy bán dụng cụ chơi gôn, phòng tiếp khách, phòng quản lý sân gôn);

+ Khách sạn: 5 tầng ( Tầng 1 nhà hàng, tầng 2 câu lạc bộ gôn)

+ Nhà nghỉ cao cấp: 01 căn/ 3 tầng/100 phòng

+ Biệt thự:120 căn

+ Nhà đào tạo, huấn luyện: 01 căn

+ Một số dịch vụ gắn với sân tập.

a. Tổng vốn đầu tư : 45 triệu USD

* Vốn điều lệ   : 4, 5 triệu USD

4. Thời gian hợp tác và chia lãi:

a. Thời gian hợp tác là 50 năm kể từ ngày cấp giấy phép đầu tư.

b. Hợp tác có lãi bên Việt Nam được chia 51% và bên nước ngoài49%, khi hết thời gian hợp tác vào năm thứ 50 hai bên sẽ thanh lý và chia theo tỷ lệ mỗi bên 51%:49%

5.  Hội đồng quản trị:

Công tysẽ thành lập một Hội đồng thành viên gồm 04 người, bên nước ngoài 02 người, bên Việt Nam 02 người.

Chủ tịch Hội đồng thành viên sẽ được bầu luân phiên giữa bên Việt Nam và bên nước ngoài với nhiệm kỳ 5 năm.

Ngoài các vấn đề Hội đồng thành viên phải giải quyết theo nguyên tắc nhất trí như ghi trong điều lệ, các vấn đề khác sẽ theo các quy đinh của pháp luật VN.

Hội đồng thành viên sẽ cử Tổng Giám đốc và Phó Tổng Giám đốc Công ty để điều hành mọi việc hàng ngày của Công ty.

III.TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN CÁC CÔNG TRÌNH CỦA ĐỀ ÁN:

1. Tiến độ thực hiện:

Thời gian dự kiến xây dựng công trình 07 năm 02 tháng và chia làm 04 giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: 24 tháng gồm các công trình:

+Sân gôn: 18 lỗ

+ Khách sạn :5 tầng ( Tầng 1 nhà hàng, tầng 2 câu lạc bộ gôn)

+ Nhà nghỉ cao cấp : 01 căn/ 3 tầng/100 phòng

+ Biệt thự VIP: 25 căn           

Các cơ sở hạ tầng ngoài khu vực gồm:

+ Đường nội bộ

+ Đường dây điện

+ Hệ thống cấp nước

Giai đoạn 2: 36 tháng

+Sân gôn : 18 lỗ

+ Biệt thự :50 căn

+ Nhà đào tạo, huấn luyện : 01 căn

+ Hệ thống đường giao thông

Giai đoạn 3: 12 tháng

+ Biệt thự VIP:45 căn

+ Nhà chờ: 04 căn

+ Hồ nhân tạo : 10 cái

+ Nhà nghỉ cán bộ công nhân viên: 01 căn 3 tầng

Giai đoạn 4: 14 tháng

  • Khu thiên nhiên phong cảnh
  • Chỉnh lý và điều phối toàn khu

2. Phân bổ vốn đầu tư cho từng giai đoạn

- Giai đoạn 1 : 14,988,095 USD

- Giai đoạn 2 : 15.111.188 USD

- Giai đoạn 3: 7.286.714 USD

- Giai đoạn 4 :  3,022,727 USD

IV. HIỆU QUẢ KINH TẾ – XÃ HỘI CỦA ĐỀ ÁN

- Doanh thu trong 50 năm :  triệu USD

- Tổng chi phí kinh doanh: ..... triệu

- Lãi gộp/doanh số: theo từng năm từ  10.30% 29.95% đến

  • Lãi ròng/vốn đầu tư khi hoàn tất công trình đưa vào kinh doanh bình quân là 11.97 % thấp nhất và cao nhất 73.9737% (lãi ròng ở đây chưa tính vốn đã khấu hao   vốn lưu động).
  • Thời gian thu hồi vốn: 09 năm 06 tháng kể từ ngày khởi công xây dựng công trình, tức 05năm 06 tháng kể từ ngày hoàn thành toàn bộ công trình.

1. Hiệu quả kinh tế cho các bên tham gia góp vốn

- Lãi ròng 50 năm: 867.090.303 triệu USD

- Khấu ha: 1.416.614,10 triệu USD

- Trích lập quỹ hợp tác : 43.254.515  triệu USD

- Tổng lãi chia cho 2 bên hợp tác 867.090.303 triệu USD

a. Bên Việt Nam:

- Sau 50 năm được chia lãi  442.216.054 triệu USD

- Sau 50 năm được chia51%:49% trị giá tài sản công trình vào thời điểm đó sẽ tăng lên nhiều lần so với tổng vốn đầu tư ban đầu vì trong quá trình kinh doanh các công trình du lịch nói chung và đề án này nói riêng đã dành một phần chi phí khá lớn cho khoản chi bảo trì, thay thế thiết bị, đặc biệt quỹ dự phòng của từng công trình và của hợp tác sẽ được sử dụng để nâng cấp toàn bộ từng giai đoạn 4 – 5 năm một lần. Trong đó có tiền khấu hao để lại … tr USD và các quỹ hợp tác còn lại mà bên VN được hưởng 51%.

b. Bên nước ngoài:

  • Sau 50 năm được chia lãi: 424.874.248  triệu USD
  • Tuy nhiên phải trả thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài 5% là….tr số còn lại được hưởng thật sự là: …. triệu USD
  • Được chia 41% tài sản hợp tác tại thời điểm kết thúc.

2. Tổng số thu của Nhà nước Việt Nam

2.1- Thuế lợi tức (28%)    : 190.336.896   triệu USD

2.2- Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài của bên nước ngoài: 424.874.248 triệu USD

2.3- Thuế doanh thu tiền đồng Việt Nam được quy ra USD là:190.336.896 triệu USD

Ngoài ra còn các khoản thu nhập khác như:

  • Thuế thu nhập công nhân Việt Nam và nước ngoài
  • Thuế chuyển ngân của công nhân nước ngoài, chưa tính các khoản thu gián tiếp khác như sự chi tiêu khác của khách vào Việt Nam, vật tư xây dựng…

3. Hiệu quả xã hội

Giải quyết công ăn việc làm lâu dài cho một lực lượng lao động lớn (gần 1.000 người).

  • Cải tạo môi trường môi sinh, làm đẹp cảnh quan

- Đào tạo được đội ngũ cán bộ quản lý các dịch vụ kinh doanh du lịch và thể thao.

  • Tăng nguồn thu ngoại tệ, nâng cao mức thu nhập toàn xã hội.
  • Phổ biến một môn thể thao đẳng cấp mới vào Việt Nam.
  • Góp phần giữ gìn và phát triển phong trào văn hóa thể dục thể thao của thành phố.
  • Góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng (như làm đường giao thông ngoài khu vực của dự án đường điện, nước…)

CHƯƠNG I: SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ

I./ XÁC ĐỊNH NHU CẦU SÂN GƠN:

1. Bối cảnh phát triển môn thể thao đánh gôn ở châu Á

Môn thể thao đánh gôn có bối cảnh lịch sử tương đối lâu dài trên thế giới, nhưng ở châu Á tới khoảng năm 1950 đến năm 1960, gơn mới bắt đầu thịnh hành.

Nhiều nhà phân tích trên thế giới gần đây cho rằng sự phát triển của ngành thể thao đánh gôn đồng nghĩa với sự phát triển kinh tế của một nước. Nhận định trên được xác minh qua những năm cuối thập niên 70, đến nay tại các nước mới công nghiệp hóa (NIC) ở châu Á với cuộc “chạy đua về sân gôn”(gôn rush) đang diễn ra náo nhiệt.

Ở Đài Loan, một trong 4 nước “con rồng châu Á” mới công nghiệp hóa với dân số gần hai mươi triệu người đã có 85 câu lạc bộ đánh gôn đang hoạt động (không tính bãi tập) nhưng vẫn đang diễn ra sự “bộc phát” về xây dựng sân gôn.

Cuộc chạy đua về sân gôn ở các nước công nghiệp hóa khác trong vùng châu Á cũng không kém phần sôi nổi. Dưới đây xin nêu một vài số liệu tham khảo về các sân gôn được xây dựng ở các nước xung quanh Việt Nam:

+ MALAYSIA: Ước khoảng 40 sân gôn

+ NAM TRIỀU TIÊN : Ước khoảng 50 sân gôn

+ NHẬT BẢN : Ước khoảng 700 sân gôn(Ghi chú: bãi tập sân gôn của Nhật ước khoảng 1.300 sân).

+ PHILIPPINE : Ước khoảng 20 sân

+ THÁI LAN: Ước khoảng 80 sân (gồm cả sân tập)

+ SINGAPORE: Ước khoảng 10 sân (gồm cả sân tập)

+ TRUNG QUỐC : Ước khoảng 40 sân (gồm cả sân tập)

Ngành thể thao đánh gôn đã trở nên gắn bó hữu cơ với sự nghiệp công nghiệp hóa của một nước. Nói cách khác, một nước công nghiệp tiên tiến, hay mới công nghiệp hóa hoặc đang công nghiệp hóa không thể thiếu các câu lạc bộ đánh gôn.

  1. Gôn là môn thể thao nâng cao thể lực và tinh thần hiệu quả nhất:

Trong nền y học thể thao, môn gôn chiếm một vị trí đặc biệt. Các môn điền kinh khác như bóng đá, bóng rổ v.v… là những môn thể thao có tính chất mạnh, thích hợp với tuổi trẻ, có thể xãy ra những tổn thương nghiêm trọng trong tập luyện cũng như khi thi đấu; ngược lại môn thể thao gôn được chơi trên bãi cỏ xanh biếc, có thể ung dung tản bộ, ngắm cảnh xung quanh hoặc co eo đánh mạnh để đưa bổng vào “green” hoặc đưa vợt đánh bóng vào “hole”. Tất cả các động tác chơi gôn đều nhẹ nhàng, khoan thai, làm cho khí huyết lưu thông, tim phổi hoạt động đều đặn có thể đẩy lùi nhiều bệnh tật: khi đưa vợt ra, thì cả đầu, tay, chân, đùi, eo, mắt, cổ tay và các bắp thịt khác đều hoạt động. Có thể coi gôn là một môn thể thao cao cấp, ưu nhã và lịch sự, những người trung niên trở lên có thể tập gôn để giữ gìn vóc dáng, lấy lại trạng thái linh hoạt, nhanh nhẹn của thời trẻ, tăng thêm sức khỏe và kéo dài tuổi thọ. Môn gôn thích hợp với mọi lứa tuổi, tùy trạng thái thể năng của từng người mà tự điều chỉnh thích hợp.

Môn thể thao gôn không chịu ảnh hưởng tranh giải và phân biệt đối với các vận động viên có tầm vóc, thân hình, giới tính và tuổi tác khác nhau; tất cả nam nữ vận động viên đều được tranh giải bình đẳng, nhưng vì sự khác nhau về thể năng, nên được chia thành giải nam và giải nữ. Khi chơi môn này, không nhất định phải có đối thủ chơi, chơi một mình cũng được. Thời gian chơi gôn cũng không bị hạn chế (ngoại trừ đêm khuya và mưa lớn hay gió bão).

Môn gôn là môn thể thao không nóng nảy, rất hiền hòa, là một trong những môn thể thao cao cấp, ưu nhã được nhiều người ưa chuộng. Trên thực tế, môn gôn đã đóng một vai trò quan trọng trong các trường hợp xã giao và giao tiếp quốc tế. Yếu tố quan trọng nhất là nhờ không khí trong lành và khung cảnh tuyệt vời của thiên nhiên mọi người vừa chơi gôn, vừa tản bộ, vừa trò chuyện, tinh thần sảng khoái, phát sinh tình cảm đôi bên, giải hòa sự hiểu lầm và giúp đỡ lẫn nhau trong sự nghiệp. Đây là những lĩnh vực mà các môn thể thao khác không thể đạt được. Từ các vấn đề về thương nghiệp, thậm chí những vấn đề về quốc tế, phần nhiều được giải quyết trên sân gôn.

Môn thể thao đánh gôn ngày nay thực sự phát triển nhanh chóng và phong trào chơi gôn đang bùng nổ ở các nước Đông Nam Á .

  1. Nhu cầu phát triển sân gôn:

Do yêu cầu đòi hỏi, ngành thể thao đánh gôn đã phát triển không ngừng. Ở các nước công nghiệp hóa hoặc mới công nghiệp hóa, con người làm việc càng căng thẳng – nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí càng lớn và theo quy luật phát triển của thị trường tự nhiên thúc đẩy, ngành dịch vụ nghỉ ngơi, giải trí phải kịp thời phát triển. Chính vì vậy mà các câu lạc bộ đánh gôn hiện đại ngày nay không còn là một sân gôn đơn thuần mà nó được kết hợp với nhiều bộ môn thể thao khác, nhiều ngành hoạt động vui chơi khác về nhiều mặt sinh hoạt văn hóa rất đa dạng, phong phú, kết hợp lại thành một quần thể tổng hợp về thể thao và văn hóa đáp ứng nhu cầu giải trí, nghỉ ngơi của du khách. Chính vì lẽ đó mà phát triển thành khu du lịch tổng hợp sân gôn.

Các hội viên và du khách đến chơi gôn thường dẫn theo cả gia đình cùng đến vui chơi hưởng thụ các sinh hoạt đa dạng và làm cho khu du lịch tổng hợp sân gôn phát triển phong phú, thu hút các giới hâm mộ ưa thích môn thể thao đánh gôn hơn.

Thực hiện chính sách mở cửa, mở rộng quan hệ quốc tế, Nhà nước Việt Nam đã ban hành Luật đầu tư nước ngoài tại VN, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác, đã có nhiều đoàn doanh nhân nước ngoài đến Việt Nam tìm hiểu thăm dò tình hình, chuẩn bị cho sự hợp tác đầu tư vào Việt Nam nhiều lĩnh vực, và du khách nước ngoài đến Việt Nam du lịch ngày càng nhiều.

Tỉnh Lâm Đồng được xác định là Trung tâm du lịch trọng điểm của cả nước, có nhiều mặt thuận lợi, là đầu mối giao lưu cho mọi hoạt động tiếp nhận và đưa đón du khách.

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp nhận du khách vào Việt Nam và người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, tỉnh Lâm Đồng cần đầu tư xây dựng khu du lịch tổng hợp sân gôn hoàn chỉnh, đầy đủ tiện nghi đạt tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo chỗ nghỉ ngơi, vui chơi giải trí đầy đủ các phương tiện phục vụ mọi nhu cầu của du khách và người nước ngoài. Đây là cơ sở góp phần phát triển ngành du lịch quốc tế ngành “công nghiệp không khói”, thu nhiều ngoại tệ, hiệu quả kinh tế cao.

II. Tình hình phát triển đầu tư sân gôn ở Việt Nam:

Trước năm 1975, ở Việt Nam có hai sân gôn với quy mô nhỏ, xây dựng nhằm mục đích phục vụ nhu cầu một số giới thượng lưu và người nước ngoài: một ở thành phố Sài Gòn và một ở thành phố Đà Lạt.

Sau năm 1975, sân gôn ở TP.HCM không hoạt động, hiện là khu công viên Gia Định, thuộc quyền quản lý Công ty Công viên cây xanh Sở Giao thông công chánh TP.HCM. Còn Sân gôn Đà Lạt sau ngày có Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, số du khách đến Thành phố Đà Lạt du lịch, nghỉ ngơi ngày càng nhiều, Công ty Du lịch tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo đưa ra gọi vốn nước ngoài tham gia đầu tư mở rộng nhu cầu du khách, và đã được Ủy ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư cấp giấy phép hợp tác.

Ngoài sân gơn Đà Lạt, còn có sân gơn Phan Thiết, Sân gơn Thủ Đức, sân gơn Bình Dương, Sân gơn Đồng Mô . . .

III. Sự cần thiết đầu tư sân gơn tại tỉnh Lâm Đồng:

Như đã trình bày các phần trên, tỉnh Lâm Đồng được xác định là một trong những trung tâm du lịch trọng điểm của cả nước, là đầu mối giao lưu cho mọi hoạt động quốc tế. Đồng thời có những mặt thuận lợi khác gồm:

a. Thuận lợi về cơ sở hạ tầng, có nhiều tiềm năng trong việc phát triển ngành du lịch quốc tế.

b. Vị trí nằm giữa Thái Lan, Philippine, Hồng Kông, Trung Quốc, Singapore, hiện là khu vực chưa có đường nối về sân gôn, và là địa điểm chủ yếu có thể tổ chức tranh giải quốc tế

c. Với ưu thế là vùng khí hậu nhiệt đới, không bão lụt, sinh hoạt rẻ, không khí trong lành, mát mẻ Lâm Đồng sẽ hấp dẫn nhanh chóng du khách đến nghỉ Đông, nghỉ hè, vui chơi giải trí đặc biệt là người Nhật, người châu Au, Bắc Mỹ và các nước công nghiệp mới ở Đông Nam Á.

Sở dĩ có nhiều Công ty nước ngoài dự định mở sân gôn ngoài các lý do được trình bày ở phần trên, chúng ta thấy thị trường khách chơi gôn ở Lâm Đồng  có triển vọng rất lớn như sau:

d. Người Việt Nam cũng sẽ dần dần có nhu cầu chơi gôn

Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, đời sống ngày càng cao, nhu cầu vui chơi giải trí sẽ ngày càng là một nhu cầu bức thiết. Trước năm 1975 câu lạc bộ gôn ở Đà Lạt cũng đã thu hút một số người Việt Nam chơi gôn. Khi sân gôn được thiết lập lại chắc chắn sẽ có không ít người địa phương tham gia.

e. Du khách chơi gôn thuần túy (gôn tour):

Do nhu cầu chơi gôn bùng nổ, giá thẻ hội viên các sân gôn ngày càng cao và khó mua. Nếu một số du khách tổ chức thành những tour riêng để đi đến những sân gôn tốt và giá rẻ để chơi, họ đi từ vùng này sang vùng khác ở trong nước và đi từ nước này sang nước khác nhất là trong các dịp cuối tuần, những ngày nghỉ lễ, nghỉ phép v.v… Hiện nay ở Nhật rất phổ biến loại hình này, những người giàu có thường thuê máy bay để đưa gia đình, bạn bè, khách khứa của họ đi từ Nhật sang Anh, Singapore, Bangkok, Manila, Úc v.v… để chơi gôn.

Tóm lại, khả năng lôi cuốn khách nước ngoài vào Việt Nam chơi gôn và tiềm lực nhu cầu của du khách quốc tế và người nước ngoài thường trú tại Việt Nam về chơi gôn là một hiện thực về đảm bảo dự án phát triển khu du lịch tổng hợp sân gôn khi mở cửa sẽ đạt hiệu quả cao.

Nhưng việc xây dựng sân gôn là công trình tổng hợp bao gồm nhiều lĩnh vực hoạt động các loại hình thể thao, văn hóa du lịch, yêu cầu vốn đầu tư lớn, đòi hỏi phải có kinh nghiệm chuyên môn và kinh nghiệm quản lý kinh doanh, do đó phía VN cần hợp tác huy động vốn nước ngoài tham gia đầu tư và phối hợp quản lý khai thác công trình.

Qua nhiều lần tiếp xúc với các công ty nước ngoài, phía Việt Nam nhận thấy Công ty TNHH .... là đơn vị có điều kiện tham gia đầu tư thật sự và phía Việt Nam thống nhất chọn Công ty này làm  đối tác.

>>> XEM THÊM: Dự án đầu tư khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng phức hợp

HOTLINE - 0903 649 782

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE

HOTLINE:
0903 649 782

 nguyenthanhmp156@gmail.com