Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng khu nghĩa trang công viên vĩnh hằng

Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng khu nghĩa trang công viên vĩnh hằng. Công suất thiết kế: Hỏa táng 10 đến 20 ca/ngày. Sản phẩm, dịch vụ cung cấp: Đưa đón và tổ chức mai táng, hỏa táng và chăm sóc phần mộ cho người đã khuất.

Ngày đăng: 12-09-2024

20 lượt xem

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN............................... 3

I.1.   Giới thiệu chủ đầu tư..................................................................... 3

I.2.   Đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình................ 3

I.3.   Mô tả sơ bộ dự án................................................................... 3

I.4.   Vốn đầu tư:.................................................................................. 4

I.5.   Tiến độ thực hiện dự án:.............................................................. 5

I.6.   Hình thức đầu tư:......................................................................... 5

I.7.   Cơ sở pháp lý triển khai dự án............................................................ 5

I.8.   Tính pháp lý liên quan đến quản lý xây dựng................................. 5

CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH DÂN SỐ VÀ KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH HÀ GIANG.......... 7

II.1.  Giới thiệu tỉnh Hà Giang............................................................................. 7

II.2.  Điều kiện tự nhiên...................................................................... 10

II.3.  Tài nguyên thiên nhiên.................................................................. 12

CHƯƠNG III: MỤC TIÊU VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ................. 15

III.1. Mục tiêu đầu tư        15

III.2. Sự cần thiết đầu tư        15

CHƯƠNG IV: ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG..................................... 16

IV.1. Mô tả địa điểm xây dựng và lựa chọn địa điểm.................................... 16

IV.2. Phân tích địa điểm xây dựng dự án.................................................... 16

IV.3. Nhận xét địa điểm xây dựng dự án............................................................ 17

IV.4. Hiện trạng sử dụng đất............................................................................. 18

IV.5. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật.................................................................... 18

IV.6. Nhận xét chung về hiện trạng.................................................................... 18

IV.7. Phương án đền bù giải phóng mặt bằng.................................................... 18

CHƯƠNG V: GIẢI PHÁP QUY HOẠCH TỔNG THỂ VÀ QUI MÔ ĐẦU TƯ......... 19

V.1.  Hình thức đầu tư............................................................................... 19

V.2.  Quy hoạch tổng thể dự án khu nghĩa trang................................ 19

V.3.  Cơ cấu sử dụng đất.................................................................................... 20

V.4.  Các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc................................................................... 20

V.5.  Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật................................................... 20

V.6.  Quy mô đầu tư xây dựng Công viên Vĩnh Hằng.................. 21

CHƯƠNG VI: PHƯƠNG ÁN VẬN HÀNH VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG........... 30

VI.1. Sơ đồ tổ chức công ty - Mô hình  tổ chức...................................... 30

VI.2. Phương thức tổ chức, quản lý và điều hành................................... 30

VI.3. Tổ chức quản trị và nhân sự của dự án............................................ 30

CHƯƠNG VII: PHƯƠNG ÁN THI CÔNG CÔNG TRÌNH.............................. 31

VII.1. Giải pháp thi công xây dựng............................................................ 32

VII.2. Hình thức quản lý dự án.......................................................................... 33

CHƯƠNG VIII: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, AT-PCCN........................ 34

VIII.1. Đánh giá tác động môi trường.............................................................. 34

VIII.2. Kết luận...................................................................................... 40

CHƯƠNG IX: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH............................ 42

IX.1. Cơ sở lập Tổng mức đầu tư.......................................................... 42

IX.2. Nội dung Tổng mức đầu tư.......................................................... 42

IX.3. Tổng mức đầu tư....................................................................... 44

CHƯƠNG X: VỐN ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN.................................... 48

X.1.  Nguồn vốn đầu tư của dự án............................................................. 48

X.2.  Tiến độ sử dụng vốn.......................................................................... 49

X.3.  Phương án hoàn trả vốn vay.......................................................... 49

CHƯƠNG XI: HIỆU QUẢ KINH TẾ-TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN......................... 51

XI.1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán...................................................... 51

XI.2. Các chỉ tiêu tài chính - kinh tế của dự án.................................................... 56

XI.3. Đánh giá ảnh hưởng Kinh tế - Xã hội.................................................. 57

CHƯƠNG XII:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................... 58

XII.1. Kết luận................................................................................ 58

XII.2. Kiến nghị.......................................................................... 58

CHƯƠNG I:GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN

I.1.Giới thiệu chủ đầu tư

Công ty Cổ phần .......

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số ..........., đăng ký lần đầu ngày 24/3/2017. thay đổi lần 2 ngày 10/10/2017 do sở KHĐT tỉnh Hà Giang cấp.

Trụ sở công ty: ............. thị trấn Vị Xuyên, huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang.

Điện thoại:.......  Fax: ...........

Vốn điều lệ đăng ký: 68.000.000.000 đồng (Bằng chữ: Sáu mươi tám tỷ đồng ./.)

Đại diện theo pháp luật: ............. - Chức danh: Tổng Giám đốc

Ngành nghề chính: Kinh doanh Dịch vụ và Du lịch và Bất động sản, xuất nhập khẩu.

I.2. Đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình

Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và Thiết kế xây dựng Minh Phương

Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, phường ĐaKao, quận 1, Tp.HCM.

Điện thoại: (08) 22142126 Fax:   (08) 39118579.

I.3.Mô tả sơ bộ dự án

Tên dự án: Công viên Vĩnh Hằng.

Địa điểm: ......Xã Đạo Đức huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang.

Mục tiêu đầu tư Công viên Vĩnh Hằng.. với quy mô xây dựng như sau:

Công suất thiết kế: Hỏa táng 10 đến 20 ca/ngày.

Sản phẩm, dịch vụ cung cấp: Đưa đón và tổ chức mai táng, hỏa táng và chăm sóc phần mộ cho người đã khuất.

Quy mô kiến trúc xây dựng: Dự án bao gồm các hạng mục công trình chính như sau: Nhà tang lễ - hỏa táng, Miếu địa tạng - Nhà dịch vụ và điều hành quản lý, Nhà bảo vệ; Tượng đài các loại, Chòi lục giác nghỉ chân, cổng hàng rào và các công trình tâm linh khác.

Hạ tầng kỹ thuật: đường giao thông, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, điện chiếu sáng.

Diện tích đất, mặt bằng dự kiến sử dụng 50 ha.

I.4.Vốn đầu tư:

Tổng khái toán đầu tư: Khoảng 150.051.000.000 đồng

I.4.1. Tổng vốn đầu tư bao gồm

I.4.2.Nguồn vốn đầu tư:

a) Vốn tự có:  45,000,000,000 đồng (chiếm 30% tổng vốn đầu tư).

b) Vốn vay: 105,000,000,000 đồng (chiếm 70% tổng vốn đầu tư).

Thời gian hoạt động của dự án: lâu dài

I.5.Tiến độ thực hiện dự án:

Thời gian xây dựng: từ tháng Quý II năm 2018 đến tháng Quý II năm 2019.

Thời gian hoạt động: từ tháng 06 năm 2019.

I.6.Hình thức đầu tư:

Đầu tư xây dựng mới

Hình thức quản lý: Công ty Cổ phần..... trực tiếp quản lý dự án.

I.7.Cơ sở pháp lý triển khai dự án

Các Luật, Bộ Luật của Quốc hội: Bộ Luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005; Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 và các Nghị định; Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014; Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014; Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013; Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014; …

Các Nghị định của Chính phủ: số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng; số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 về Quản lý chất lượng và Bảo trì công trình xây dựng; số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 về quản lý dự án đầu tư xây dựng; số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng; số 30/2015/NĐ-CP ngày 17/3/2015 về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư; số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 Quy định về giá đất; số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về thu tiền sử dụng đất; số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 về quy định thu tiền thuê đất; số 135/2016/NĐ-CP ngày 09/9/ 2016 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước; Nghị định số 23/2016/NĐ-CP ngày 05/04/2016 của Chính phủ : Về xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng.

Các Thông tư: Số 02/2016/TT-BKHĐT ngày 01/3/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về Hướng dẫn lựa chọn sơ bộ dự án, lập, thẩm định, phê duyệt đề xuất dự án và báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư; số 03/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng Quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động xây dựng; số 06/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/2/2017 của Bộ Xây dựng;

Các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến lập Tổng mức đầu tư, tổng dự toán và dự toán công trình.

I.8.Tính pháp lý liên quan đến quản lý xây dựng

Việc thực hiện dự án “Công viên Vĩnh Hằng ..” phải tuân thủ các quy định pháp lý sau:

Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (tập 1, 2, 3 xuất bản 1997-BXD);

Quyết định số 04 /2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008. Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng (QCVN: 01/2008/BXD);

TCVN 2737-1995: Tải trọng và tác động- Tiêu chuẩn thiết kế;

TCXD 229-1999 : Chỉ dẫn tính toán thành phần động của tải trọng gió 

TCVN 375-2006: Thiết kế công trình chống động đất;

TCXD 45-1978  : Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình;

TCVN 5760-1993: Hệ thống chữa cháy - YC chung thiết kế lắp đặt và sử dụng;

TCVN 6160– 996 : YC chung về thiết kế, lắp đặt, sử dụng hệ thống chữa cháy;

TCVN 6305.1-1997 (ISO 6182.1-92) và TCVN 6305.2-1997 (ISO 6182.2-93);

TCVN 4760-1993: Hệ thống PCCC - Yêu cầu chung về thiết kế;

TCXD 51-1984 : Thoát nước - mạng lưới bên trong và ngoài công trình - Tiêu chuẩn thiết kế;

11TCN 21-84 : Thiết bị phân phối và trạm biến thế;

TCXD 27-1991 : TC đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng;

TCVN-46-89  : Chống sét cho các công trình xây dựng;

EVN : Yêu cầu của ngành điện lực Việt Nam (Electricity of VN).

TCVN 5576-1991: Hệ thống cấp thoát nước - quy phạm quản lý kỹ thuật;

TCXD 51-1984: Thoát nước - mạng lưới bên trong và ngoài công trình - Tiêu chuẩn thiết kế;

TCXDVN 175:2005 : Tiêu chuẩn thiết kế độ ồn tối đa cho phép.

CHƯƠNG II:TÌNH HÌNH DÂN SỐ VÀ KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH HÀ GIANG

II.1.Giới thiệu tỉnh Hà Giang

Hà Giang là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng, phía Tây giáp tỉnh Yên Bái và Lào Cai, phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang phía Bắc giáp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Hà Giang có diện tích tự nhiên là 7.884,37 km2, trong đó theo đường chim bay, chỗ rộng nhất từ tây sang đông dài 115 km và từ bắc xuống nam dài 137 km. Tại điểm cực bắc của lãnh thổ Hà Giang, cũng là điểm cực bắc của Tổ quốc, cách Lũng Cú chừng 3 km về phía đông, có vĩ độ 23013'00"; điểm cực tây cách Xín Mần khoảng 10 km về  phía tây nam, có kinh độ l04024'05"; mỏm cực đông cách Mèo Vạc 16 km về phía đông - đông nam có kinh độ l05030'04".

Dân số

Dân số tỉnh Hà Giang năm 2015 phân theo huyện/thành phố thuộc tỉnh là 806.702 người. Các dân tộc: Mông (chiếm 32,0% tổng dân số toàn tỉnh), Tày (23,3 %),  Dao (15,1 %),  Việt (13,3 %), Nùng (9,9 %).

 

Diện tích  (Km2 )

Dân số trung bình (Người)

Mật độ dân số (Người/km2 )

TỔNG SỐ

7.929,4834

806.702

102

Thành phố Hà Giang

133,4590

54.240

406

Huyện Bắc Quang

1.105,6446

110.830

100

Huyện Quang Bình

791,7826

62.302

79

Huyện Vị Xuyên

1.478,4092

105.512

71

Huyện Bắc Mê

856,0646

54.043

63

Huyện Hoàng Su Phì

632,3804

64.991

103

Huyện Xín Mần

587,0222

63.841

109

Huyện Quản Bạ

542,2385

50.204

93

Huyện Yên Minh

776,5879

87.832

113

Huyện Đồng Văn

451,7122

73.895

164

Huyện Mèo Vạc

574,1823

79.012

138

Thắng cảnh và Di tích

Cao nguyên đá Đồng Văn nằm trải rộng trên bốn huyện Quản BạYên MinhĐồng VănMèo Vạc được công nhận là Công viên địa chất Toàn cầu vào năm 2010. Đây là một trong những vùng đá vôi đặc biệt, chứa đựng những dấu ấn tiêu biểu về lịch sử phát triển vỏ Trái Đất, những hiện tượng tự nhiên, cảnh quan đặc sắc về thẩm mỹ, tính đa dạng sinh học cao và truyền thống văn hóa lâu đời của cộng đồng cư dân bản địa như các dân tộc MôngLô LôPu PéoDao. Cao nguyên đá cũng là nơi có nhiều di tích danh thắng quốc gia đã được công nhận như: Di tích kiến trúc nhà Vương, Cột cờ Lũng Cúphố cổ Đồng Vănđèo Mã Pì Lèngnúi Đôi Quản Bạ. v.v..Đồng Văn còn nổi tiếng về các loại hoa quả: đàomậntáohồng... về dược liệu: tam thấtthục địahồiquế...

Hệ thống các hang động:Hang Phương Thiện: cách thành phố Hà Giang 7 km (4,38 dặm) xuôi về phía nam. Đây là nơi có nhiều phong cảnh, nhiều hang động tự nhiên. Động Tiên và Suối Tiên nằm cách thành phố Hà Giang 2 km (1,25 dặm). Nhân dân quanh vùng vẫn thường đến Động Tiên lấy nước và cầu may mắn vào lúc giao thừ. Hang Chui: cách thành phố Hà Giang 7 km (4,38 dặm) về phía nam. Hang ăn sâu vào lòng núi khoảng 100 m (300 ft). Cửa hang hẹp phải lách người mới qua được. Vào trong lòng hang mở rộng, vòm hang cao vút, nhiều nhũ đá. Hang có nhiều dơi, có dòng suối dâng cao đổ xuống thành thác.

Dinh thự họ Vương thuộc xã Sà Phìn là một công trình kiến trúc đẹp và độc đáo được xếp hạng cấp quốc gia năm 1993. Đường dẫn vào dinh được lát bằng những phiến đá lớn vuông vức, phẳng lỳ. Dinh được bao bọc bởi hai vòng tường thành xây bằng đá hộc. Dinh thự được xây dựng chủ yếu bằng đá xanh, gỗ pơ-mu, ngói đất nung già, các chi tiết được chạm trổ tỉ mỉ, công phu, đẹp mắt với các hình chủ đạo là rồng, phượng, dơi,… tượng trưng cho quyền quý và hưng thịnh. Dinh thự mang vẻ đẹp bề thế, uy nghi với kiến trúc hình chữ "vương", tọa lạc trên quả đồi hình mai rùa. Đây là một điển hình về sự giao thoa nghệ thuật kiến trúc của người Mông và người Hán ở khu vực biên giới Việt – Trung.

Chợ tình Khau Vai họp mỗi năm một lần vào ngày 27 tháng 3 âm lịch tại xã Khau Vai, huyện Mèo Vạc. Bắt nguồn từ 1 câu chuyện tình, Khâu Vai trở thành nơi hò hẹn chung cho tất cả những người yêu nhau trong vùng. Chợ Khâu Vai ban đầu họp không có người mua, không có người bán. Khoảng mười năm trở lại đây, do nhu cầu cuộc sống nên ngày chợ họp ngoài việc hò hẹn, gặp gỡ, người ta mang cả hàng hóa đến bán ở chợ. Do vậy đến chợ Khâu Vai, người ta cũng có thể mua, bán, trao đổi những sản vật vùng cao.

Tiểu khu Trọng Con Cách đường quốc lộ số 2, 20 km về phía đông nam, cách Thành phố Hà Giang khoảng 60 km về phía bắc ở tại Xã Bằng Hành, huyện Bắc Quang, Tỉnh Hà Giang (đã được Nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử năm 1996). Đây được xem là cái nôi của phong trào cách mạng ở Hà Giang.

Chùa Sùng Khánh cách Thành phố Hà Giang 9 km về phía nam thuộc thôn Làng Nùng, xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên,được nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử nghệ thuật năm 1993. Chùa được xây dựng thời Triệu Phong (1356), do thời gian, chùa bị hư hại, đến năm 1989 được nhân dân xây dựng trên nền chùa cũ. Ở đây còn lưu giữ hai di vật: Bia đá thời Trần (1367) ghi lại công lao của người sáng lập ra chùa và một quả Chuông cao 0.90 m, đường kính 0.67 m, được đúc thời Hậu Lê (1705). Nghệ thuật khắc trên đá, trên Chuông đồng và kỹ thuật đúc Chuông là một bằng cứ nói lên bàn tay tinh xảo của các nghệ nhân vùng biên giới phía bắc này, và từ đó biết thêm lịch sử phát triển thời Trần và Lê tới tận vùng biên ải Hà Giang.

Chùa Bình Lâm thuộc địa phận thôn Tông Mường, xã Phú LinhThành phố Hà Giang. Chùa còn có tên gọi chữ Hán là "Bình Lâm Tự". Nhân dân ở đây còn lưu giữ một quả chuông thời Trần được đúc vào tháng 3 năm Ất Mùi (1295) chuông có chiều cao 103 cm, đường kính miệng 65 cm, quai được cấu tạo bởi hai hình rồng, trên chuông có khắc bài Minh bằng chữ Hán gồm 309 chữ năm Bính Thân, niên hiệu Hưng Long thứ 4 (1296). Trên quả chuông ta bắt gặp tiêu bản rồng nổi trên chất liệu đồng (thế kỷ 13). Cùng với quả chuông, tại chùa Bình Lâm còn phát hiện được một số di vật như Tháp đất nung, mái ngói có hoạ tiết hoa chanh....là những nét quen thuộc và tiêu biểu của văn hoá thời Trần.

Kinh tế

Hà Giang là vùng miền núi nên dân số ít, mật độ dân số thấp, người Mông chiếm đa số, còn lại là các sắc dân gồm ThổLa ChíTàyDaoMánNùngGiáy và Lô Lô... Phần đông đều thờ cúng tổ tiên, thần linh; và đều có những sắc thái văn hóa đặc thù. Cũng vì địa thế toàn rừng núi nên kinh tế Hà Giang tương đối kém phát triển. Lâm sản chính là vài loại gỗ quý như lát hoa, lát da đồng; và các loại gỗ cứng như limsếntraitáuđinhCủ nâuvầunứa ở đâu cũng có. Nông sản gồm lúangôkhoai và các loại đậu đỗ. Vùng chân núi Tây Côn Lĩnh trồng nhiều trà. Dân chúng cũng trồng cây ăn trái, mận và lê ở vùng Đồng Văn, Hoàng Su Phì rất nổi tiếng. Nghề nuôi ong lấy mật khá thịnh hành. Rừng Hà Giang có nhiều động vật hoang dã như phượng hoàngtrănrắncôngtrĩ...

Khoáng sản có mỏ chìđồngthủy ngân và cát trộn vàngSông Năng và Bảo Lạc có các kỹ nghệ lọc vàng nhưng vẫn còn thô sơ, ngoài ra chỉ toàn những tiểu công nghệ sản xuất vật dụng hàng ngày. Nền thương mại Hà Giang chỉ giới hạn ở sự trao đổi lâm sản với miền xuôi và với Trung Quốc.

Các vùng núi thấp như Vị XuyênBắc Quang có kinh tế phát triển hơn vùng núi. Dựa vào sông Lô và lượng mưa lớn, các ngành nông nghiệp ở khu vực này rất phát triển, không kém gì vùng núi trung du. Nơi đây có vùng trồng cam sành nổi tiếng, những cánh đồng phì nhiêu. Rải rác từ Vĩnh Tuy lên đến Vị Xuyên là các nhà máy sản xuất trà, đặc sản của Hà Giang có trà Shan tuyết cổ thụ (xã Cao Bồ). Đặc điểm trà Shan Tuyết là sạch sẽ, không có thuốc trừ sâu và thuốc kích thích, các nhà máy sản xuất trà hiện nay còn khuyến khích nhân dân trong vùng trồng xen kẽ cây gừng giữa các luống trà. Trà Shan tuyết cổ thụ của Hà Giang thường được xuất khẩu sang thị trường Đài Loan, Nhật Bản và một số nước Tây Âu, chưa thịnh hành trong thị trường nội địa như trà Tân Cương - Thái Nguyên.

II.2.Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý

Hà Giang là một tỉnh miền núi biên giới ở cực bắc của Tổ quốc, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng. Phía bắc và tây có đường biên giới giáp với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa dài 274 km; phía đông giáp tỉnh Cao Bằng; phía nam giáp tỉnh Tuyên Quang; phía tây và tây nam giáp tỉnh Lào Cai và Yên Bái; Tỉnh này có nhiều ngọn núi đá cao và sông suối. Địa hình của tỉnh Hà Giang khá phức tạp, có thể chia làm 3 vùng. Vùng cao núi đá phía bắc nằm sát chí tuyến bắc, có độ dốc khá lớn, thung lũng và sông suối bị chia cắt nhiều. Nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm nhưng do địa hình cao nên khí hậu Hà Giang mang nhiều sắc thái ôn đới. Vùng cao núi đất phía tây thuộc khối núi thượng nguồn sông Chảy, sườn núi dốc, đèo cao, thung lũng và lòng suối hẹp.Vùng thấp trong tỉnh gồm vùng đồi núi, thung lũng sông Lô và Thành phố Hà Giang.

Hà Giang có nhiều núi non hùng vĩ, có đỉnh Tây Côn Lĩnh (2419 m) và ngọn Kiều Liêu Ti (2402m) là cao nhất. Về thực vật, Hà Giang có nhiều khu rừng nguyên sinh, nhiều gỗ quý, và có tới 1000 loại cây dược liệu. Động vật có hổcôngtrĩtê tê, và nhiều loại chim thú phong phú khác. Hà Giang có diện tích tự nhiên là 7.884,37 km2 , trong đó theo đường chim bay, chỗ rộng nhất từ tây sang đông dài 115 km và từ bắc xuống nam dài 137 km. Tại điểm cực bắc của lãnh thổ Hà Giang, cũng là điểm cực bắc của Tổ quốc, cách Lũng Cú chừng 3 km về phía đông, có vĩ độ 23013'00"; điểm cực tây cách Xín Mần khoảng 10 km về phía tây nam, có kinh độ l04024'05"; mỏm cực đông cách Mèo Vạc 16 km về phía đông - đông nam có kinh độ l05030'04".

Tính đến nay Hà Giang có 01 thành phố, 10 huyện, 05 phường, 13 thị trấn và 177 xã.

Thành phố Hà Giang 5 phường và 3 xã

Địa hình

Nằm trong khu vực địa bàn vùng núi cao phía bắc lãnh thổ Việt Nam, Hà Giang là một quần thể núi non hùng vĩ, địa hình hiểm trở, có độ cao trung bình từ 800 m đến 1.200 m so với mực nước biển. Đây là vùng tập trung nhiều ngọn núi cao. Theo thống kê mới đây, trên dải đất Hà Giang rộng chưa tới 8.000 km2 mà có tới 49 ngọn núi cao từ 500 m - 2.500 m (10 ngọn cao 500 - 1.000 m, 24 ngọn cao 1000 - 1500 m, 10 ngọn cao 1.500 - 2.000 m và 5 ngọn cao từ 2.000 - 2.500 m). Tuy vậy, địa hình Hà Giang về cơ bản, có thể phân thành 3 vùng sau:

- Vùng cao phía bắc còn gọi là cao nguyên Đồng Văn, gồm các huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc với 90% diện tích là núi đá vôi, đặc trưng cho địa hình karst. ở đây có những dải núi đá tai mèo sắc nhọn, những khe núi sâu và hẹp, nhiều vách núi dựng đứng. Ngày 03/10/2010 cao nguyên đá Đồng văn đã gia nhập mạng lưới Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu với tên gọi: CVĐC Cao nguyên đá Đồng Văn.

- Vùng cao phía tây gồm các huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần là một phần của cao nguyên Bắc Hà, thường được gọi là vòm nâng sông Chảy, có độ cao từ 1.000m đến trên 2.000m. Địa hình nơi đây phổ biến dạng vòm hoặc nửa vòm, quả lê, yên ngựa xen kẽ các dạng địa hình dốc, đôi khi sắc nhọn hoặc lởm chởm dốc đứng, bị phân cắt mạnh, nhiều nếp gấp.

- Vùng núi thấp bao gồm địa bàn các huyện, thị còn lại, kéo dài từ Bắc Mê, thị xã Hà Giang, qua Vị Xuyên đến Bắc Quang. Khu vực này có những dải rừng già xen kẽ những thung lũng tương đối bằng phẳng nằm dọc theo sông, suối.

Thủy văn

Các sông lớn ở Hà Giang thuộc hệ thống sông Hồng. ở đây có mật độ sông - suối tương đối dày. Hầu hết các sông có độ nông sâu không đều độ dốc lớn, nhiều ghềnh thác, ít thuận lợi cho giao thông thuỷ.

Sông Lô là một sông lớn ở Hà Giang, bắt nguồn từ Lưu Lung (Vân , Trung Quốc), chảy qua biên giới Việt - Trung (khu vực Thanh Thuỷ), qua thị xã Hà Giang, Bắc Quang về Tuyên Quang. Đây là nguồn cung cấp nước chính cho vùng trung tâm tỉnh.

Sông Chảy bắt nguồn từ sườn tây nam đỉnh Tây Côn Lĩnh và sườn đông bắc đỉnh Kiều Liên Ti, mật độ các dòng nhánh cao (1,1km/km2 ), hệ số tập trung nước đạt 2,0km/km2 . Mặc dù chỉ đoạn đầu nguồn thuộc địa phận tỉnh nhưng là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho khu vực phía tây của Hà Giang.

Sông Gâm bắt nguồn từ Nghiêm Sơn, Tây Trù (Trung Quốc) chảy qua Lũng Cú, Mèo Vạc về gần thị xã Tuyên Quang nhập vào sông Lô. Đây là nguồn cung cấp nước chính cho phần đông của tỉnh.

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Hà Giang còn có các sông ngắn và nhỏ hơn như sông Nho Quế, sông Miện, sông Bạc, sông Chừng, nhiều khe suối lớn nhỏ cung cấp nguồn nước phục vụ cho sản xuất và đời sống dân cư.

Khí hậu

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và là miền núi cao, khí hậu Hà Giang về cơ bản mang những đặc điểm của vùng núi Việt Bắc – Hoàng Liên Sơn, song cũng có những đặc điểm riêng, mát và lạnh hơn các tỉnh miền Đông Bắc, nhưng ấm hơn các tỉnh miền Tây Bắc . . .

Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 21,60C - 23,90C, biên độ nhiệt trong năm có sự dao động trên 100C và trong ngày cũng từ 6 - 70C. Mùa nóng nhiệt độ cao tuyệt đối lên đến 400C (tháng 6, 7); ngược lại mùa lạnh nhiệt độ thấp tuyệt đối là 2,20C (tháng l).

Chế độ mưa ở Hà Giang khá phong phú. Toàn tỉnh đạt bình quân lượng mưa hàng năm khoảng 2.300 - 2.400 mm, riêng Bắc Quang hơn 4.000 mm, là một trong số trung tâm mưa lớn nhất nước ta. Dao động lượng mưa giữa các vùng, các năm và các tháng trong năm khá lớn. Năm 2001, lượng mưa đo được ở trạm Hà Giang là 2.253,6 mm, Bắc Quang là 4.244 mm, Hoàng Su Phì là 1.337,9 mm... Tháng mưa cao nhất ở Bắc Quang (tháng 6) có thể đạt trên 1.400 mm, trong khi đó lượng mưa tháng 12 ở Hoàng Su Phì là 3,5 mm, ở Bắc Mê là 1,4 mm. . .

Độ ẩm bình quân hàng năm ở Hà Giang đạt 85% và sự dao động cũng không lớn. Thời điểm cao nhất (tháng 6,7,8) vào khoảng 87 - 88%, thời điểm thấp nhất (tháng l,2,3) cũng vào khoảng 81%: Đặc biệt ở đây ranh giới giữa mùa khô và mùa mưa không rõ rệt. Hà Giang là tỉnh có nhiều mây (lượng mây trung bình khoảng 7,5/10, cuối mùa đông lên tới 8 - 9/10) và tương đối ít nắng (cả năm có 1.427 giờ nắng, tháng nhiều là 181 giờ, tháng ít chỉ có 74 giờ).

Các hướng gió ở Hà Giang phụ thuộc vào địa hình thung lũng. Thung lũng sông Lô quanh năm hầu như chỉ có một hướng gió đông nam với tần suất vượt quá 50%. Nhìn chung gió yếu, tốc độ trung bình khoảng 1 - l,5 m/s. Đây cũng là nơi có số ngày giông cao, tới 103 ngày/năm, có hiện tượng mưa phùn, sương mù nhiều nhưng đặc biệt ít sương muối. Nét nổi bật của khí hậu Hà Giang là độ ẩm trong năm cao, mưa nhiều và kéo dài, nhiệt độ mát và lạnh, đều có ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống.

II. 3.Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên đất

Trong 778.473 ha diện tích đất tự nhiên, đất nông nghiệp có 134.184 ha, chiếm 17% diện tích tự nhiên, đất lâm nghiệp có 334.100 ha, chiếm 42,4%, đất chưa sử dụng có 310.064 ha, chiếm 39,3%, còn lại là đất chuyên dùng và đất ở. Theo kết quả điều tra thổ nhưỡng, toàn tỉnh có 9 nhóm đất chính, trong đó chủ yếu là nhóm đất xám rất thích hợp để trồng các loại cây công nghiệp, cây dược liệu và cây ăn quả.

Tài nguyên rừng

Hà Giang có diện tích rừng tương đối lớn, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 345.860 ha, với nhiều sản vật quý hiếm: động vật có các loài gấu ngựa, sơn dương, voọc bạc má, gà lôi, đại bàng…; các loại gỗ: ngọc am, pơ mu, lát hoa, lát chun, đinh, nghiến, trò chỉ, thông đá…; các cây dược liệu như sa nhân, thảo quả, quế, huyền sâm, đỗ trọng… Rừng Hà Giang không những giữ vai trò bảo vệ môi trường sinh thái đầu nguồn cho vùng đồng bằng Bắc Bộ mà còn cung cấp những nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất công nghiệp, xây dựng, y tế và sẽ là những điểm du lịch sinh thái lý tưởng của tỉnh.

Hà Giang còn nhiều khu rừng nguyên sinh chưa được khai thác, môi trường sinh thái trong lành và chứa đựng nhiều tiềm ẩn kỳ thú. Các rừng đá trập trùng, nhấp nhô ẩn hiện trong mây bạc, nhiều đỉnh núi cao trên 2.000 m như Pu Ta Kha, Tây Côn Lĩnh; nhiều hang động đầy bí ẩn như Tùng Bá, Lùng Má, (huyện Vị Xuyên), Tùng Vài (Quản Bạ), Hang Mây, Sảng Tủng (Đồng Văn); các danh thắng như núi Cô Tiên, Cổng Trời (Quản Bạ).

Tài nguyên khoáng sản

Qua khảo sát, thăm dò, bước đầu tỉnh Hà Giang đã phát hiện được 28 loại khoáng sản khác nhau. Đáng chú ý là có những mỏ có trữ lượng lớn trên một triệu tấn với hàm lượng khoáng chất cao như: ăngtimon ở các mỏ: Mậu Duệ, Bó Mới (Yên minh); sắt ở Tùng Bá, Bắc Mê; chì - kẽm ở Na Sơn, Tả Pan, Bằng Lang, Cao Mã Pờ. Ngoài ra, còn có nhiều khoáng sản khác như: pirít, thiếc, chì, đồng, mănggan, vàng sa khoáng, đá quý, cao lanh, nước khoáng, đất làm gạch, than non, than bùn…Hiện nay một số mỏ đang được khai thác có hiệu quả.

II.3.1.Tiềm năng kinh tế

Những lĩnh vực kinh tế lợi thế

Hà Giang là tỉnh có tài nguyên đa dạng nhưng chưa được khai thác có hiệu quả. Hà Giang có điều kiện phát triển công nghiệp khai khoáng, đặc biệt là ăngtimon và cao lanh, phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông, lâm sản.

Hà Giang có điều kiện khí hậu tốt và nhiều cảnh đẹp, suối nước nóng,… để phát triển du lịch quá cảnh. Đây là ngành then chốt trong phát triển kinh tế của tỉnh nhưng trong những năm vừa qua chưa thực sự giữ vị trí quan trọng.

Tiềm năng du lịch

Hà Giang được thiên nhiên ưu đãi với nền văn hoá lâu đời thuộc niên đại đồ đồng Đông Sơn, có các di tích người tiền sử ở Bắc Mê, Mèo Vạc. Đây cũng là tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc thuộc vùng Đông Bắc sinh sống, với 22 dân tộc có nhiều phong tục tập quán, văn hoá truyền thống và những lễ hội rất sinh động đã làm Hà Giang trở thành nơi hấp dẫn du khách đến tham quan. Bên cạnh đó, Hà Giang có cảnh quan môi trường độc đáo của một tỉnh miền núi với những dãy núi cao đá tai mèo ở phía bắc và những cánh rừng bạt ngàn ở phía nam. Năm 2010 Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn (CVĐC CNĐĐV) được UNESCO công nhận là thành viên của mạng lưới CVĐC toàn cầu; tháng 9 năm 2012 Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì đã được công nhận là Di tích quốc gia Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì.

Với mạng lưới sông suối luồn lách qua những đồi núi thấp hình thành những hồ lớn vào mùa mưa tạo ra những điểm du lịch hấp dẫn như hồ Noong. Do có nhiều núi đá vôi nên trong tỉnh có nhiều suối nước nóng là những địa điểm du lịch lý tưởng. Hà Giang có nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh ít nơi có được như: Suối Tiên, cổng Trời, thác nước Quảng Ngần, khu Nậm Má, khu chum vàng, chum bạc và di tích nhà họ Vương… Đặc biệt là Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn và Ruộng bậc thang Hoàng Su Phí

Một thế mạnh khác của Hà Giang là việc khai thác du lịch quá cảnh sang tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), quan hệ du lịch và thương mại hai chiều nếu được mở ra sẽ góp phần đáng kể và sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

CHƯƠNG III:MỤC TIÊU VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ

III.1.Mục tiêu đầu tư

Công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng được đầu tư xây dựng nhằm các mục tiêu:

  • Tránh việc chôn cất tùy tiện, tự phát trong khu vực dân cư, làm trở ngại cho việc triển khai các dự án mới và ô nhiễm môi trường.
  • Bố trí chi tiết tổng mặt bằng phân lô sử dụng đất khu nghĩa trang hợp lý và đạt hiệu quả cao nhất cho việc di dời, chôn cất mồ mả theo trật tự.
  • Đáp ứng nhu cầu chôn cất, cải táng của đại bộ phận dân cư trong khu vực Hà Giang và các tỉnh lân cận.
  • Quy tập các mồ mả chôn cất rải rác tập trung vào khu cải táng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải phóng mặt bằng, phát triển các dự án phát triển và quy hoạch chung.

Để đáp ứng nhu cầu chôn cất tại các vị trí được quy hoạch ổn định cho người dân địa phương, thực hiện chính sách của Ủy ban Nhân dân tình Hà Giang tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong công tác chuẩn bị đầu tư, Công ty Cổ phần V4D đã đẩy mạnh chuẩn bị lập dự án đầu tư xây dựng Khu Công viên Vĩnh Hằng nhằm phục vụ nhu cầu cho người dân địa phương trong vài năm tới. Song song đó, dự án còn đem lại nhiều lợi nhuận cho công ty và cơ hội việc làm cho rất nhiều người. Vì vậy có thể khẳng định việc thực hiện dự án không chỉ vì yếu tố kinh tế mà còn luôn hướng tới những mục tiêu tâm linh có ý nghĩa xã hội thiết thực.

III.2.Sự cần thiết đầu tư

Trong nhiều năm qua, nhu cầu về đầu tư xây dựng khu nghĩa trang là một trong những vấn đề kinh tế – xã hội quan trọng. Đặc biệt, tại tỉnh Hà Giang, nhu cầu về nơi chôn cất lâu dài đang là vấn đề rất bức thiết của người dân.

Vì vậy, việc đầu tư xây dựng Khu Công viên Vĩnh Hằng một trong những định hướng đầu tư đúng đắn, đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Trong kế hoạch, Công ty Cổ phần V4D sẽ xây dựng theo mô hình khu nghĩa trang kiểu mẫu đáp ứng nhu cầu người dân địa phương.

 Đối với chủ đầu tư đây là một dự án lớn, có tỷ suất sinh lời cao nên sẽ mang lại nguồn lợi nhuận lớn cho chủ đầu tư. Đặc biệt qua dự án vị thế, uy tín và thương hiệu của chủ đầu tư sẽ tăng cao, tạo một phần thu nhập từ dự án cho địa phương. Như vậy, từ thực tiễn khách quan nêu trên có thể nói việc đầu tư xây dựng là tất yếu và cần thiết, vừa thoả mãn được các mục tiêu và yêu cầu ổn định xã hội của địa phương vừa đem lại lợi nhuận cho chủ đầu tư.

CHƯƠNG IV: ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG

IV.1.Mô tả địa điểm xây dựng và lựa chọn địa điểm

Việc lựa chọn địa điểm phải thực hiện theo nguyên tắc sau:

-     Có mặt bằng đủ diện tích xây dựng với các điều kiện không bị ngập nước do lũ lụt, đảm bảo tính kinh tế trong san lấp mặt bằng, thuế đất và gần nguồn cung cấp điện, nước, giao thông thuận tiện và tận dụng được các cơ sở hạ tầng sẵn có phù hợp cho công việc đi lại thăm nom.

-     Được sự đồng ý các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan, của chính quyền địa phương và của Ban lãnh đạo Công ty  Cổ phần V4D quyết định lựa chọn địa điểm xây dựng của Dự án là tại xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.

IV.2.Phân tích địa điểm xây dựng dự án

-     Hiện trạng đất đầu tư: Dự kiến khu đất 60 Ha tại địa bàn xã Đạo Đức, đang xin UBND tỉnh Hà Giang chấp thuận dự án để thực hiện đầu tư.

-     Giới hạn của khu đất như sau:

+ Phía Đông giáp với Đương Quốc lộ 2

+ Phía Tây giáp với Lâm trường Vị Xuyên

+ Phía Nam giáp với khu đất đồi trồng keo

+ Phía Bắc giáp với khu đất Thủy sản

- Về địa chất: Nền địa chất trong khu vực dự án chủ yếu là lớp đất đá phong hóa, lớp đất này có thành phần cơ giới đa dạng. Nền địa chất khu vực dự án có kết cấu chặt, độ nén tốt đảm bảo để tận dụng đất san nền.

- Về giao thông: Khu vực thực hiện dự án có hệ thống giao thông rất thuận lợi cho việc thăm nom phần mộ sau này, cũng như giao thông đi lại của người dân.

- Về khí hậu: Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và là miền núi cao, khí hậu Hà Giang về cơ bản mang những đặc điểm của vùng núi Việt Bắc – Hoàng Liên Sơn, song cũng có những đặc điểm riêng, mát và lạnh hơn các tỉnh miền Đông Bắc, nhưng ấm hơn các tỉnh miền Tây Bắc . . . Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 21,60C - 23,90C, biên độ nhiệt trong năm có sự dao động trên 100C và trong ngày cũng từ 6 - 70C. Mùa nóng nhiệt độ cao tuyệt đối lên đến 400C (tháng 6, 7); ngược lại mùa lạnh nhiệt độ thấp tuyệt đối là 2,20C (tháng l). Chế độ mưa ở Hà Giang khá phong phú. Toàn tỉnh đạt bình quân lượng mưa hàng năm khoảng 2.300 - 2.400 mm, riêng Bắc Quang hơn 4.000 mm, là một trong số trung tâm mưa lớn nhất nước ta. Dao động lượng mưa giữa các vùng, các năm và các tháng trong năm khá lớn. Năm 2001, lượng mưa đo được ở trạm Hà Giang là 2.253,6 mm, Bắc Quang là 4.244 mm, Hoàng Su Phì là 1.337,9 mm... Tháng mưa cao nhất ở Bắc Quang (tháng 6) có thể đạt trên 1.400 mm, trong khi đó lượng mưa tháng 12 ở Hoàng Su Phì là 3,5 mm, ở Bắc Mê là 1,4 mm

- Độ ẩm bình quân hàng năm ở Hà Giang đạt 85% và sự dao động cũng không lớn. Thời điểm cao nhất (tháng 6, 7, 8) vào khoảng 87 - 88%, thời điểm thấp nhất (tháng l,2,3) cũng vào khoảng 81%: Đặc biệt ở đây ranh giới giữa mùa khô và mùa mưa không rõ rệt. Hà Giang là tỉnh có nhiều mây (lượng mây trung bình khoảng 7,5/10, cuối mùa đông lên tới 8 - 9/10) và tương đối ít nắng (cả năm có 1.427 giờ nắng, tháng nhiều là 181 giờ, tháng ít chỉ có 74 giờ).  

- Khu vực phụ cận, cách khu đất là đất rừng trồng đang được người dân sử dụng để trồng cây lấy gỗ.

- Khi thiết kế xây dựng vùng dự án, Công ty sẽ tiến hành làm mới các trục đường chính (cấp phối, rộng 8 m), và các đường bao xung quanh.

IV.3.Nhận xét địa điểm xây dựng dự án

- Địa điểm này đảm bảo các điều kiện cơ bản cho việc xây dựng dự án mới, ít tốn kém và không ảnh hưởng đến đời sống xã hội trong vùng, phù hợp với đặc điểm về quy hoạch và kế hoạch phát triển của địa phương.

- Điều kiện kinh tế xã hội bảo đảm phù hợp cho việc xây dựng khu nghĩa trang.

- Tuy nhiên do mới bắt đầu hình thành nên hạ tầng cơ sở chưa thể hoàn chỉnh ngay khi bắt đầu thực hiện Dự án.

IV.4. Hiện trạng sử dụng đất

Nền đất tại khu vực dự án: Hiện trạng khu đất chủ yếu là đồi trọc và một số khu trồng keo, một hồ nước tự nhiên phù hợp cho việc phát triển dự án.

Công trình kiến trúc khác: Trong khu đất đầu tư xây dựng không có các công trình công cộng,

Hiện trạng dân cư: không có dân cư sinh sống trong khu vực dự án.

IV.5. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật

Đường giao thông: Khu vực đầu tư xây dựng có trục đường giao thông chính là đường quốc lộ 2 bên cạnh khu đất.

Hệ thống thoát nước mặt: Hệ thống thoát nước chưa được xây dựng, hiện tại tự chảy đổ ra hồ nước tự nhiên trong khu đất.

Hệ thống thoát nước bẩn, vệ sinh môi trường: Khu vực này chưa có hệ thống thoát nước bẩn, toàn bộ nước thải được thoát tự nhiên.

Hệ thống cấp điện: Hiện trạng tại khu vực có tuyến trung thế từ lưới điện quốc gia theo đường quốc lộ và nguồn điện sử dụng cho khu vực sẽ được lấy từ tuyến này.

Hệ thống cấp nước: Trong khu vực dự án sẽ sử dụng hệ thống nước được xử lý của chủ đầu tư.

IV.6. Nhận xét chung về hiện trạng

Địa điểm này đảm bảo các điều kiện cơ bản cho việc xây dựng dự án mới, ít tốn kém và không ảnh hưởng đến đời sống xã hội trong vùng, phù hợp với đặc điểm về quy hoạch và kế hoạch phát triển. Điều kiện kinh tế xã hội bảo đảm phù hợp cho công việc đầu tư khu nghĩa trang phục vụ nhu cầu của người dân. Tuy nhiên do mới bắt đầu hình thành nên hạ tầng cơ sở chưa thể hoàn chỉnh ngay khi bắt đầu thực hiện Dự án.

Dự án đầu tư Công viên Vĩnh Hằng nằm trong khu vực quy hoạch sử dụng quỹ đất sạch của tỉnh Hà Giang. Với tầm quan trọng to lớn về vị trí, chức năng hiện trạng thực tế đất đai chưa được khai thác đúng mức, thì việc phát triển một khu Công viên Vĩnh Hằng, với các tiêu chuẩn hiện đại thích ứng với nhu cầu trước mắt và lâu dài là tất yếu và cần thiết. 

IV.7. Phương án đền bù giải phóng mặt bằng

Tổng quỹ đất đầu tư xây dựng công trình là 60 Ha  đất tại địa bàn xã Đạo Đức

Chính sách bồi thường - Mô tả hiện trạng khu đất

Công viên Vĩnh Hằng nằm trong khu đất thuộc quyền quản lý của huyện Vị Xuyên cấp cho chủ đầu tư thực hiện dự án không phải đền bù giải phóng mặt bằng trong vực dự án theo chính sách kêu gọi đầu tư của UBND tỉnh Hà Giang.

>>> XEM THÊM: Thuyết minh dự án đầu tư chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng cao su kém phát triển

HOTLINE - 0903 649 782

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE

HOTLINE:
0903 649 782

 nguyenthanhmp156@gmail.com