Mẫu báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án mở rộng, nâng công suất nhà máy sản xuất phân bón

Mẫu báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án mở rộng, nâng công suất nhà máy sản xuất phân bón. Mục tiêu của dự án là mở rộng, nâng công suất sản xuất phân bón của Nhà máy. Các quy trình công nghệ và thuyết minh quy trình sản xuất của dự án.

Ngày đăng: 01-11-2022

561 lượt xem

 Mẫu báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án mở rộng, nâng công suất nhà máy sản xuất phân bón

Mẫu báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án mở rộng, nâng công suất nhà máy sản xuất phân bón. Mục tiêu của dự án là mở rộng, nâng công suất sản xuất phân bón của Nhà máy. Các quy trình công nghệ và thuyết minh quy trình sản xuất của dự án. Tư vấn giấy phép môi trường nhà máy sản xuất.

MỤC LỤC    1
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT    3
DANH MỤC CÁC BẢNG, CÁC HÌNH VẼ    5
Chương 1. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ    7

1.    Tên chủ dự án đầu tư    7
2.    Tên dự án đầu tư    7
2.1.    Địa điểm thực hiện dự án đầu tư    7
2.2.    Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư    8
2.3.    Quy mô của cơ sở (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công)    9
3.    Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án    9
3.1.    Công suất của dự án đầu tư    9
3.2.    Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư    9
3.3.    Sản phẩm của dự án đầu tư    15
4.    Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư    15
4.1.    Nhu cầu sử dụng nguyên nhiên liệu và hóa chất của dự án    15
4.2.    Nhu cầu sử dụng điện của dự án    16
4.3.    Nhu cầu sử dụng nước của dự án    16
5.    Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư    16
5.1.    Cơ cấu sử dụng đất và các hạng mục công trình của dự án    16
5.2.    Danh mục máy móc, thiết bị của dự án    18
5.3.    Tổ chức quản lý và nhu cầu lao động của dự án    20
Chương 2. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG    23
1.    Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (nếu có)    23
2.    Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường    23
Chương 3. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ.................................................................................................................................................. 25
1.    Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật    25
1.1.    Dữ liệu về hiện trạng môi trường    25
1.2.    Dữ liệu về hiện trạng tài nguyên sinh vật    30
2.    Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án    31
2.1.    Mô tả đặc điểm tự nhiên khu vực nguồn nước tiếp nhận nước thải    31
2.2.    Mô tả chất lượng nguồn tiếp nhận nước thải    33
3.    Đánh giá hiện trạng môi trường các thành phần đất, nước, không khí nơi thực hiện dự án 35
3.1.    Hiện trạng chất lượng môi trường không khí    36
3.2.    Hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt    37
3.3.    Hiện trạng chất lượng môi trường đất    38
Chương 4. ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG    41
1.    Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án đầu tư    41
1.1.    Đánh giá, dự báo các tác động    41
1.2.    Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện    51
2.    Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành    54
2.1.    Đánh giá, dự báo các tác động    54
2.2.    Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện    64
2.3.    Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường    73
2.4.    Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo    75
Chương 5. PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC    79
Chương 6. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG    81

1.    Nội dung đề nghị cấp giấy phép đối với nước thải    81
2.    Nội dung đề nghị cấp giấy phép đối với khí thải    81
3.    Nội dung đề nghị cấp giấy phép đối với tiếng ồn, độ rung    81
Chương 7. KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN    83
1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư    83
2. Chương trình quan trắc theo quy định của pháp luật    83
2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ    83
2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải    84
2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan    84
3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm    84
Chương 8. CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ    85
PHỤ LỤC BÁO CÁO    87
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
  
ATGT    An toàn giao thông
ATVSTP    An toàn vệ sinh thực phẩm
BOD    Nhu cầu ôxy sinh học (Biochemical Oxygen Demand)
BNN&PTNT    Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
BPGT    Biện pháp giảm thiểu
BTCT    Bê tông cốt thép
BTNMT    Bộ Tài nguyên và Môi trường
BVMT    Bảo vệ môi trường
BXD    Bộ Xây dựng
COD    Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand)
CP    Chính phủ
CTNH    Chất thải nguy hại
CTR    Chất thải rắn
DAĐT    Dự án đầu tư
DAP    Phân Diamoni Phosphate
dBA    Decibel A
ĐBSCL    Đồng bằng sông Cửu Long
ĐTM    Đánh giá tác động môi trường
GHCP    Giới hạn cho phép
GTVT    Giao thông vận tải  
HST    Hệ sinh thái
HTKT    Hạ tầng kỹ thuật
KT-XH    Kinh tế - xã hội
MAP    Phân MonoAmoni Phosphate
MTTQ    Mặt trận tổ quốc  
NCKT    Nghiên cứu khả thi
NĐ    Nghị định
NH3    Ammonia
NPK    Ký hiệu các chất dinh dưỡng trong phân bón Nitơ, Phospho, Kali
NTSH    Nước thải sinh hoạt
NTSX    Nước thải sản xuất
PCCC    Phòng cháy chữa cháy
PTN    Phòng thí nghiệm
QCCP    Quy chuẩn cho phép
QCVN    Quy chuẩn Việt Nam
QĐ    Quyết định
QH    Quốc hội
QLMT    Quản lý môi trường  
TCCP    Tiêu chuẩn cho phép
TCVN    Tiêu chuẩn Việt Nam
TE    Yếu tố dinh dưỡng vi lượng (Trail Elementary)
TNHH MTV    Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên
TSS    Tổng chất rắn lơ lửng (Total Suspended Solid)
TSP    Tổng lượng bụi lơ lửng (Total Suspended Particulate)
TT    Thông tư
UBND    Uỷ ban nhân dân
US    Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (United States)
VOC    Chất hữu cơ bay hơi (Volatile Organic Compounds)
WB    Ngân hàng Thế giới (World Bank)
WHO    Tổ chức Y tế thế giới (World Heath Organization)
XLNT    Xử lý nước thải
DANH MỤC CÁC BẢNG, CÁC HÌNH VẼ
Danh mục các bảng
Bảng 1.1. Công suất của dự án theo loại hình sản phẩm sản xuất    9
Bảng 1.2. Nhu cầu nguyên nhiên liệu và hóa chất của dự án    15
Bảng 1.3. Cơ cấu sử dụng đất và các hạng mục công trình của dự án    17
Bảng 1.4. Danh mục máy móc thiết bị của dự án    18
Bảng 1.5. Định biên lao động của dự án sau khi mở rộng, nâng công suất    20
Bảng 3.1. Chất lượng môi trường không khí khu vực dự án    36
Bảng 3.2. Chất lượng môi trường nước mặt khu vực dự án    37
Bảng 3.3. Chất lượng môi trường đất khu vực dự án    38
Bảng 4.1. Tóm lược các tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng nhà máy    41
Bảng 4.2. Mức ồn phát sinh trong giai đoạn đầu tư xây dựng của Nhà máy    44
Bảng 4.3. Nồng độ các chất ô nhiễm chính trong nước thải sinh hoạt    46
Bảng 4.4. Tổng hợp các tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng của dự án    50
Bảng 4.5. Tóm lược các nguồn và phạm vi tác động trong giai đoạn vận hành    55
Bảng 4.6. Nồng độ bụi trong nhà xưởng sản xuất của Nhà máy hiện hữu    57
Bảng 4.7. Nồng độ NH3 trong nhà xưởng sản xuất của Nhà máy hiện hữu    58
Bảng 4.8. Mức ồn trong hoạt động sản xuất của Nhà máy hiện hữu    59
Bảng 4. 9. Tổng hợp các tác động môi trường của Nhà máy trong giai đoạn vận hành 63
Bảng 4.10. Tổng hợp các công trình bảo vệ môi trường chính của dự án    73
Bảng 4.11. Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường của dự án    74
Bảng 7.1. Dự toán kinh phí quan trắc môi trường hàng năm của dự án    84
Danh mục các hình vẽ

Hình 1.1. Vị trí của dự án (nhìn trên không ảnh)    8
Hình 1.2. Quy trình công nghệ phối trộn phân bón hỗn hợp NPK    10
Hình 1.3. Quy trình công nghệ đóng gói phân bón Urê, DAP và Kali    11
Hình 1.4. Quy trình công nghệ sản xuất phân bón NPK dạng lỏng    12
Hình 1.5. Quy trình công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ và hữu cơ khoáng    13
Hình 1.6. Sơ đồ mặt bằng và các hạng mục công trình của dự án    18
Hình 3.1. Diễn biến chất lượng các thông số môi trường không khí tại huyện Cao Lãnh (giai đoạn 2016 - 2020)   
Hình 3.2. Diễn biến chất lượng nước mặt trên sông Tiền đoạn qua huyện Cao Lãnh gần khu vực dự án (giai đoạn 2016 - 2020)  
Hình 3.3. Diễn biến chất lượng môi trường đất tại huyện Cao Lãnh (giai đoạn 2016 - 2020)    30
Hình 4.1. Sơ đồ mạng lưới thoát nước mưa và nước thải của Nhà máy    67
Hình 4.2. Sơ đồ nguyên lý hoạt động của bể Bastaf    68

Mẫu báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án mở rộng, nâng công suất nhà máy sản xuất phân bón. 

Chương 1. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.    Tên chủ dự án đầu tư
2.    Tên dự án đầu tư
MỞ RỘNG, NÂNG CÔNG SUẤT
NHÀ MÁY SẢN XUẤT PHÂN BÓN THIÊN PHÚ ĐIỀN

2.1.    Địa điểm thực hiện dự án đầu tư
Địa điểm thực hiện dự án tại tỉnh Đồng Tháp. Phạm vi khu đất được xác định như sau:
-    Phía Bắc tiếp giáp với đất vườn của người dân.
-    Phía Đông tiếp giáp với Tỉnh lộ 847.
-    Phía Tây tiếp giáp với khu đất trống, là đất trồng cây ngắn ngày của người dân.
-    Phía Nam tiếp giáp với đường Đập Đá.
Vị trí dự án nằm ở khu vực tương đối thuận tiện cho sản xuất kinh doanh phân bón và có ít đối tượng có khả năng chịu tác động từ hoạt động sản xuất, cụ thể:
Phía trước Nhà máy giáp Tỉnh lộ 847 rất thuận tiện cho việc vận chuyển nguyên liệu hàng hóa bằng đường bộ. Chạy dọc theo Tỉnh lộ 847 đoạn qua khu vực dự án là sông Đường Thét nên cũng rất thuận tiện cho vận chuyển nguyên liệu hàng hóa bằng đường thủy, phù hợp với vận chuyển nhỏ lẻ của người dân khu vực này.
Xung quanh Nhà máy là vườn cây ăn trái và ruộng của người dân trong khu vực, có rất ít nhà dân xung quanh bán kính 500m, kể cả đối diện bên Tỉnh lộ 847 và đường Đập Đá ở phía Nam. Chủ yếu là các hộ gia đình ở tạm để kinh doanh hoặc làm vườn, ruộng. Còn trong bán kính 2km từ khu vực Dự án chủ yếu là đồng ruộng. Từ vị trí Dự án đến trung tâm xã Mỹ Thọ khoảng 6km đường bộ.
Sơ đồ vị trí của dự án trên trên không ảnh (Google Earth) thể hiện tại Hình 1.1.
Hình 1.1. Vị trí của dự án (nhìn trên không ảnh)
Có thể thấy, trong bán kính 2km tính từ vị trí của Dự án chỉ chủ yếu là đồng ruộng và vườn cây ăn quả nên hiện trạng môi trường nền còn tương đối tốt. Xung quanh Nhà máy không có đối tượng nhạy cảm nào có khả năng chịu tác động từ hoạt động của dự án như các khu dân cư tập trung, trường học, bệnh viện, các di tích lịch sử - văn hóa, các khu vực bảo tồn thiên nhiên.
Có thể thấy Dự án nằm trong khu vực khá thuận lợi về giao thông, ít có các đối tượng nhạy cảm gần kề, chủ yếu là đất vườn và đất nông nghiệp nên hiện trạng môi trường nền còn tương đối tốt.
2.2.    Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư
-    Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 1401928580 do sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Tháp cấp, đăng ký thay đổi lần thứ lần thứ 4 ngày 27/6/2022.
-    Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số CH03125 do UBND huyện Cao Lãnh cấp ngày 04/8/2016.
-    Giấy phép sản xuất phân bón vô cơ số 189/GP-CHC do Cục Hóa chất - Bộ Công thương cấp ngày 27/6/2016.
-    Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón số 0079/GCN-BVTV-PB do Cục Bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn cấp ngày 02/8/2018
2.3.    Quy mô của cơ sở (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công)
Dự án “Mở rộng, nâng công suất Nhà máy sản xuất phân bón TPĐ” có tổng mức vốn đầu tư là 110.000.000.000 đồng (Một trăm mười tỷ đồng) là dự án mở rộng, nâng công suất thuộc mục số 1 (I) và thuộc dự án nhóm B (theo tiêu chí đầu tư công) của Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều Luật Bảo vệ môi trường.
Ngoài ra dự án thuộc mục số 4 (cột 4) Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP. Vì vậy đối tượng phải lập hồ sơ đề xuất cấp Giấp phép môi trường (GPMT) và cấp thẩm quyền phê duyệt là UBND tỉnh Đồng Tháp.
3.    Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án
3.1.    Công suất của dự án đầu tư
Công suất của dự án đầu tư theo các loại hình sản phẩm sản xuất của Nhà máy được thể hiện tại Bảng 1.1.
Bảng 1.1. Công suất của dự án theo loại hình sản phẩm sản xuất

Giấy phép môi trường nhà máy sản xuất phân bón

3.2.    Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư
Mục tiêu của dự án là mở rộng, nâng công suất sản xuất phân bón của Nhà máy nêu trên. Dưới đây là các quy trình công nghệ và thuyết minh quy trình công nghệ sản xuất của dự án.
a.    Quy trình công nghệ phối trộn phân bón hỗn hợp NPK
Quy trình công nghệ phối trộn phân bón hỗn hợp NPK bổ sung trung vi lượng được thể hiện tại Hình 1.2.
* Thuyết minh quy trình công nghệ:
Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu sản xuất.
Bước 2: Chuẩn bị nguồn nguyên liệu phù hợp với mặt hàng yêu cầu sản xuất.

Quy trình công nghệ phối trộn phân bón hỗn hợp NPK

Hình 1.2. Quy trình công nghệ phối trộn phân bón hỗn hợp NPK - Tư vấn giấy phép môi trường nhà máy sản xuất phân bón

Bước 3: Kiểm tra số lượng hàng tồn kho của nguyên liệu. chất lượng của nguyên liệu (không ẩm, thiếu trọng lượng và lưu lại mẫu nguyên liệu). Nếu số lượng hoặc chất lượng nguyên liệu không đảm bảo sẽ được bộ phận sản xuất trình báo và yêu cầu bổ sung hay thay thế nguyên liệu.
Bước 4: Nhập nguyên liệu lên hệ thống định lượng nguyên liệu, các thành phần nguyên liệu sẽ được định lượng theo tỷ lệ phù hợp với từng loại phân NPK cần phối trộn bởi hệ thống biến tần xử lý. Lượng nguyên liệu sau khi định lượng sẽ được đưa vào hệ thống phối trộn.
Bước 5: Nguyên liệu sau khi phối trộn sẽ cho ra thành phẩm dạng xô và được dẫn vào hệ thống cân điện tử - đóng bao thành phẩm.
Bước 6: Hàng hóa sau khi đóng bao sẽ được cân lại bằng hệ thống cân lò xo để đảm bảo đủ trọng lượng của từng bao hàng thành phẩm. Nếu trọng lượng thành phẩm không đảm bảo sẽ được tái sản xuất để đảm bảo sản phẩm đủ chất lượng và trọng lượng khi ra thị trường. Ngoài ra mỗi lô thành phẩm đều được lấy mẫu lưu trữ trong thời gian 60 ngày và gửi về phòng kiểm nghiệm.

b.    Quy trình công nghệ đóng gói phân bón Urê, DAP và Kali
Quy trình công nghệ đóng gói phân bón vô cơ bao gồm phân Ure, phân DAP và phân Kali được thể

hiện như sau (Hình 1.3):

Quy trình công nghệ đóng gói phân bón Urê, DAP và Kali

*    Thuyết minh quy trình công nghệ sản xuất phân bón:
Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu sản xuất.
Bước 2: Chuẩn bị nguồn nguyên liệu phù hợp với các sản phẩm yêu cầu sản xuất là Urê, DAP hay Kali (nguồn nguyên liệu nhập khẩu).
Bước 3: Kiểm tra số lượng hàng tồn kho của nguyên liệu, chất lượng của nguyên liệu (không ẩm, thiếu trọng lượng và lưu lại mẫu nguyên liệu). Nếu số lượng hoặc chất lượng nguyên liệu không đảm bảo sẽ được bộ phận sản xuất trình báo và yêu cầu bổ sung hay thay thế nguyên liệu.
Bước 4: Các nguyên liệu được đưa lên băng tải để dẫn vào hệ thống cân điện tử và đóng bao thành phẩm theo nhóm sản phẩm đóng gói (Urê, DAP hay Kali).
Bước 5: Sản phẩm sau khi đóng bao sẽ được cân lại bằng hệ thống cân lò xo đảm bảo đủ trọng lượng. Nếu trọng lượng thành phẩm không đảm bảo sẽ được tái sản xuất để đảm bảo sản phẩm đủ trọng lượng khi bán ra thị trường.
c.    Quy trình công nghệ sản xuất phân bón hỗn hợp NPK dạng lỏng
Quy trình công nghệ sản xuất phân bón hỗn hợp NPK dạng lỏng được thể hiện như sau (Hình 1.4):

Quy trình công nghệ sản xuất phân bón NPK dạng lỏng

Hình 1.4. Quy trình công nghệ sản xuất phân bón NPK dạng lỏng - Tư vấn giấy phép môi trường

*    Thuyết minh quy trình công nghệ sản xuất:
Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu sản xuất. Trong đó phải đảm bảo các thành phần dinh dưỡng của phân bón (các thành phần đa lượng), cụ thể:
-    Tổng hợp K3PO4: 3KOH + H3PO4 = K3PO4 + 3H2O
-    Tổng hợp (NH4)NO3: NH4OH + HNO3 = (NH4)NO3 + H2O
Sau đó phối trộn dung dịch K3PO4 và (NH4)NO3 trong bể trung hoà đảm bảo pH trong hỗn hợp đạt 6,5.
Bước 2: Tổng hợp các thành phần vi lượng, bao gồm: Tổng hợp phức EDTA của các muối: MgSO4.7H2O, MnSO4.5H2O, CuSO4.5H2O, ZnSO4.7H2O và FeSO4.7H2O.
Hỗn hợp được tạo thành vẫn đảm bảo pH đạt 6,5.
Bước 3: Phối trộn phần đa lượng và vi lượng vào trong hỗn hợp để được sản phẩm theo yêu cầu. Hỗn hợp sẽ được khuấy trộn trong bồn khuấy để đảm bảo sự đồng đều của sản phẩm tạo thành.
Bước 4. Sản phẩm được hình thành sau khuấy trộn sẽ được cân định lượng, đóng chai và nhập kho thành phẩm. Nếu trọng lượng thành phẩm không đảm bảo sẽ được tái sản xuất để đảm bảo sản phẩm đủ chất lượng và trọng lượng khi ra thị trường. Ngoài ra mỗi lô thành phẩm đều được lấy mẫu lưu trữ trong thời gian 60 ngày và gửi về phòng kiểm nghiệm.
d.    Quy trình công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ và hữu cơ khoáng
Quy trình công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ và hữu cơ khoáng được thể hiện như sau (Hình 1.5):

Quy trình công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ và hữu cơ khoáng

Hình 1.5. Quy trình công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ và hữu cơ khoáng

*    Thuyết minh quy trình công nghệ sản xuất:
Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu sản xuất.
Bước 2: Chuẩn bị nguồn nguyên liệu phù hợp với các sản phẩm yêu cầu sản xuất là hữu cơ dạng thường hay hữu cơ dạng khoáng.
Bước 3: Kiểm tra số lượng hàng tồn kho của nguyên liệu. chất lượng của nguyên liệu (không ẩm, thiếu trọng lượng và lưu lại mẫu nguyên liệu). Nếu số lượng hoặc chất lượng nguyên liệu không đảm bảo sẽ được bộ phận sản xuất trình báo và yêu cầu bổ sung hay thay thế nguyên liệu.
Bước 4: Các nguyên liệu được định lượng trên cơ cấu định lượng, sau đó được đập tơi và nghiền trong máy và được cấp đều đặn vào máy tạo hạt thông qua hệ thống băng tải. Trong máy tạo hạt thùng quay các nguyên liệu được trộn lẫn với nhau và kết dính nhờ hơi nước, sau khi đã trộn đều và cơ bản tại thành cốt hạt.
Các hạt đó tiếp tục chuyển sang máy sấy thùng quay, máy sấy cũng là một cơ cấu tạo hạt hiệu quả, bán thành phẩm trong máy sấy vừa được tạo hạt vừa được sấy ở nhiệt khô đến độ ẩm thấp hơn 2%, bán thành phẩm được chuyển sang máy làm nguội để làm nguội và sàng phân loại. Các hạt không đạt kích thước được nghiền nhỏ và tái chế, các hạt đạt kích thước được chuyển sang máy đánh bóng.
Bước 5: Hạt phân sau khi đánh bóng sẽ cho ra thành phẩm dạng xô và được dẫn vào hệ thống cân điện tử - đóng bao thành phẩm.
Bước 6: Hàng hóa sau khi đóng bao sẽ được cân lại bằng hệ thống cân lò xo đảm bảo đủ trọng lượng của sản phẩm thành phẩm. Nếu trọng lượng thành phẩm không đảm bảo sẽ được tái sản xuất để đảm bảo sản phẩm đủ chất lượng và trọng lượng khi ra thị trường. Ngoài ra mỗi lô thành phẩm đều được lấy mẫu lưu trữ trong thời gian 60 ngày và gửi về phòng kiểm nghiệm.
* Đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư
Công nghệ được lựa chọn của dự án là những công nghệ rất thích hợp hiện nay, được áp dụng để đầu tư sản xuất trong lĩnh vực sản xuất phân bón tại Đồng Tháp nói riêng và Việt Nam nói chung.
Các quy trình công nghệ phối trộn, đóng gói và sản xuất phân bón của dự án đã hoàn thiện, hiệu quả và thân thiện môi trường. Sản phẩm được sản xuất theo quy trình quản lý chất lượng trên toàn bộ dây chuyền công nghệ hiện đại, đảm bảo những tiêu chuẩn quốc tế và có giá trị cao. Các sản phẩm tạo thành đáp ứng được nhu cầu về thị trường tiêu thụ và sự bền vững trong sản xuất kinh doanh của chủ dự án.
Ngoài ra còn xây dựng các định mức kỹ thuật phù hợp với thực tế sản xuất, làm cơ sở cho việc quản lý và xác định chi phí trong quá trình sản xuất. Tìm hiểu công nghệ mới, tiên tiến cũng như nghiên cứu, cải tiến quy trình công nghệ sản xuất áp dụng vào sản xuất kinh doanh nhằm hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh, phù hợp yêu cầu sản xuất và nhu cầu của thị trường.
3.3.    Sản phẩm của dự án đầu tư
Căn cứ Thuyết minh dự án đầu tư của Nhà máy. Sản phẩm của dự án sau khi mở rộng, nâng công suất có quy mô sản xuất như sau:
-    Phân bón vô cơ hỗn hợp (NPK, NP, NK) dạng bột, dạng hạt, dạng viên với công suất 15.000 tấn/năm.
-    Phân vô cơ đơn và phân vô cơ phức hợp dạng bột, dạng hạt, dạng viên (dạng đóng gói), công suất 5.000 tấn/năm (bao gồm các sản phẩm: phân Urê: 1.000 tấn/năm; phân DAP: 2.000 tấn/năm; và phân Kali: 2.000 tấn/năm).
-    Phân bón hỗn hợp NPK dạng lỏng, công suất 500 tấn/năm.
-    Phân bón hữu cơ và phân bón hữu cơ khoáng dạng bột, dạng hạt, dạng viên, công suất 1.290 tấn/năm (phân bón hữu cơ: 290 tấn/năm; phân bón hữu cơ khoáng:
1.000 tấn/năm).
4.    Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tưa
4.1.    Nhu cầu sử dụng nguyên nhiên liệu và hóa chất của dự án
Nhà máy sản xuất phân bón tập trung vào phối trộn phân bón NPK từ các loại phân đơn mua tại các đơn vị trong nước và nhập khẩu; đóng gói phân bón nhập khẩu (Urê, DAP và Kali). Hoạt động sản xuất chỉ gồm sản xuất phân bón hỗn hợp NPK dạng lỏng và phân bón hữu cơ và hữu cơ dạng khoáng.
Nhu cầu nguyên nhiên liệu và hóa chất sử dụng trong hoạt động sản xuất của dự án sau khi mở rộng nâng công suất được thể hiện tại Bảng 1.2.
Bảng 1.2. Nhu cầu nguyên nhiên liệu và hóa chất của dự án

Xem thêm tại đây: Mẫu báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM dự án đầu tư khai thác cát làm vật liệu san lấp trên sông

Minh Phương Corp là Đơn vị

- Tư vấn lập dự án xin chủ trương

- Tư vấn dự án đầu tư

- Tư vấn lập dự án kêu gọi đầu tư

- Lập và đánh giá sơ bộ ĐTM cho dự án

- Thiết kế quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500

- Thi công Dự án Khoan ngầm

- Viết Hồ sơ Môi trường.

+ Giấy phép Môi trường các Cấp.

+ Báo cáo Công tác bảo vệ Môi trường.

+ Báo cáo Đánh giá tác động Môi trường ĐTM.

MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ: 0903 649 782

Hoặc gửi về email: nguyenthanhmp156@gmail.com

HOTLINE - 0903 649 782

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE

HOTLINE:
0903 649 782

 nguyenthanhmp156@gmail.com