Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường xưởng mạ kẽm nhúng nóng

Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường (GPMT) Dự án đầu tư xây dựng xưởng mạ kẽm nhúng nóng. Công suất thiết kế Cột điện, cột đèn, xã đỡ sứ, lan can, biển báo giao thông, hàng rào, ống, bu lông, ốc vít, giàn giáo,... và cấu kiện linh kiện khác 9.800 tấn/năm.

Ngày đăng: 11-11-2024

13 lượt xem

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.THÔNG TIN VỀ CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Tên   doanh   nghiệp/tổ   chức: CÔNG TY CỔ PHẦN...

Mã số doanh nghiệp: .... do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Bình, cấp đăng ký lần đầu ngày 26/03/2024.

Địa chỉ trụ sở:....cụm công nghiệp Thống Nhất, xã Thống Nhất, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, Việt Nam.

Thông tin về người ​đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp:

Họ tên:...Giới tính: Nam Chức vụ: Giám đốc

Sinh ngày: ..Dân tộc: ... Quốc tịch: Việt Nam Căn cước công dân số.... do Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội cấp ngày 04/5/2023

Địa chỉ thường trú: ......xã Dương Hồng Thủy, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, Việt Nam.

Chỗ ở hiện tại: .........xã Dương Hồng Thủy, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, Việt Nam.

2.THÔN​G TIN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

2.1.Tên dự án đầu tư:

ĐẦU TƯ XÂY DỰNG XƯỞNG MẠ KẼM NHÚNG NÓNG

2.2.Địa điểm thực hiện dự án đầu tư:

Địa điểm thực hiện dự án đầu tư:.....Cụm công nghiệp Thống Nhất, xã Thống Nhất, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, Việt Nam.

Vị trí địa lý của địa điểm thực hiện dự án đầu tư:

+ Phía Tây Bắc: Giáp Đường quy hoạch số 3.

+ Phía Tây Nam: Giáp đất công nghiệp.

+ Phía Đông Nam: Giáp mương thuỷ lợi hiện có.

+ Phía Đông Bắc: Giáp công ty TNHH TMDV & SX Hồng Vận.

Khu đất thực hiện dự án có diện tích 10.019,2 m2 được giới hạn bởi các điểm có tọa độ VN-2000, kinh tuyến trục 1050 30’, múi chiếu 30 cụ thể như sau:

Bảng 1. 1. Toạ độ các điểm mốc khu vực thực hiện dự án

 

Số hiệu điểm

Tọa độ

(Tọa độ VN-2000, kinh tuyến trục 1050 30’, múi chiếu 30)

 

Cạnh (m)

X(m)

Y(m)

A1

2279425.443

577274.086

67.69

148.02

67.69

148.02

A2

2279395.074

577213.591

A3

2279262.790

577279.999

A4

2279293.160

577340.494

A1

2279425.443

577274.086

Hình 1. 1. Vị trí thực hiện dự án trên bản đồ google map

Địa điểm thực hiện dự án có nhiều điều kiện thuận lợi: CCN Thống Nhất là CCN tổng hợp đa ngành, công nghiệp công nghệ cao, ít gây ô nhiễm môi trường, tập trung phát triển các ngành công nghiệp chủ lực như: Công nghiệp điện, điện tử, công nghệ thông tin; Cơ khí chế tạo, sản xuất hàng tiêu dùng; Sản xuất thực phẩm, đồ uống...; gần trung tâm huyện Hưng Hà, giáp tuyến đường liên tỉnh Thái Bình - Hà Nam, kết nối giao thông và kết nối vùng vô cùng thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa ra vào nhà xưởng.

2.3.Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư:

Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng của dự án: Sở Xây dựng tỉnh Thái Bình.

- Cơ quan cấp Giấy phép môi trường: Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình.

2.4.Quy mô dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công):

Quy mô đầu tư: Công suất thiết kế (năm sản xuất ổn định): Các kết cấu, linh kiện mạ kẽm nhúng nóng (Cột điện, cột đèn, xã đỡ sứ, lan can, biển báo giao thông, hàng rào, ống, bu lông, ốc vít, giàn giáo,... và cấu kiện linh kiện khác): 9.800 tấn/năm.

Quy mô tổng vốn đầu tư: 88.298.111.030 đồng.

Dự án tương đương với dự án nhóm B theo tiêu chí quy định tại Điều 9 Luật Đầu tư công; thuộc danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường công suất trung bình theo quy định tại STT 10 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số ..../2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ.

Căn cứ Điều 39, Điều 41 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, số thứ tự 1 Phụ lục IV Nghị định số ..../2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường Dự án thuộc nhóm II, thuộc đối tượng phải có Giấy phép môi trường, thẩm quyền cấp Giấy phép môi trường của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình.

3.C​ÔNG SUẤT, CÔNG NGHỆ, SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

3.1.Công suất của dự án đầu tư:

Công suất các sản phẩm của dự án (năm sản xuất ổn định): Các cấu kiện, linh kiện mạ kẽm nhúng nóng (Cột điện, cột đèn, xà đỡ sứ, lan can, biển báo giao thông, hàng rào, ống, bu lông, ốc vít, giàn giáo,… và cấu kiện linh kiện khác): 9.800 tấn/năm.

3.2.Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư:

3.2.1.Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư:

Dự án sử dụng quy trình sản xuất khép kín bởi các máy móc, thiết bị hiện đại, chuyên dùng và đồng bộ. Tại mỗi khâu của quá trình sản xuất đều được kiểm tra các tiêu chuẩn kỹ thuật nguyên vật liệu, các tiêu chuẩn vận hành máy móc thiết bị, chất lượng bán thành phẩm cũng như chất lượng sản phẩm cuối cùng.

Sơ đồ sản xuất:

Hình 1. 2. Sơ đồ sản xuất các cấu kiện linh kiện mạ kẽm nhúng nóng của dự án

Thuyết minh quy trình:

Tẩy gỉ:

Các bộ phận của cột thép được ngâm vào dung dịch HCl. Nồng độ dung dịch axit được duy trì từ 8% ÷ 16% nhằm đảm bảo tính kinh tế và hiệu quả làm sạch bề mặt thép. Thời gian ngâm khoảng 20 ÷ 60 phút (tùy vào tình trạng gỉ sét của nguyên liệu thép đầu vào). Tại bể axit, Công ty bổ sung thêm hóa chất hexamine (chất ức chế sương mù axit, công thức hóa học C6 H12N4). Hexamine có vai trò làm 01 lớp màng bảo vệ trên bề mặt bể axit để ngăn cản sự bay hơi của axit HCl. Từ đó, giảm sự thất thoát axit HCl do bay hơi. Ngoài ra, cũng tùy vào tình trạng rỉ sét của nguyên liệu đầu vào, nếu rỉ sét nhiều thì cần ngâm axit lần 2 (quá trình ngâm axit tương tự như trên). Bể ngâm tẩy bằng axit được sử dụng liên tục và được thay thế sau khoảng 15 ngày sử dụng (nồng độ axit dưới 8%).

Rửa nước:

Sau khi tẩy gỉ, thép được chuyển sang bể rửa để loại bỏ axit còn dính trên bề mặt thép (nhằm tránh hiện tượng ăn mòn bề mặt). Nước tại bể rửa được bơm tràn liên tục. Xung quanh bể rửa bố trí rãnh thu nước tràn về bể chứa nước thải sau khi rửa axit có dung tích 30,4 m3. Tại đây, nước thải được dẫn vào trạm xử lý nước thải tập trung của Công ty có công suất thiết kế là 40 m3/ngày đêm. Tại bể rửa, axit còn sót lại trên bề mặt thép với nồng độ rất nhỏ. Do đó, tại bể rửa không phát sinh hơi hóa chất cần được thu gom, xử lý.

Trợ dung:

Để nâng cao chất lượng của sản phẩm khi mạ kẽm, thép nguyên liệu được ngâm trong dung dịch muối ZnCl2, NH4Cl theo tỉ lệ 1:3. Nồng độ chất trợ dung được duy trì ở mức 27 ÷ 33%, nhiệt độ dung dịch trợ dung khoảng 50°C (nhiệt độ này được lấy từ nhiệt thải của bể mạ kẽm), thời gian nhúng trong bể trợ dung khoảng 2 ÷ 3 phút. Mỗi tuần sẽ kiểm tra nồng độ 2 lần và bổ sung hóa chất để duy trì nồng độ theo quy định. Để đảm bảo độ trong cần thiết, dung dịch trợ dung được lọc thường xuyên. Công đoạn trợ dung giúp hình thành màng muối kép trên bề mặt kim loại để cách ly không khí, ngăn chặn quá trình oxi hóa thứ cấp của thép trong không khí. Đồng thời, quá trình này cũng giúp thép được khô để sẵn sàng cho quá trình mạ kẽm phía sau.

Mạ kẽm nhúng nóng:

Bể mạ sử dụng hợp kim nhôm kẽm được làm nóng chảy ở nhiệt độ khoảng 435 ÷ 450°C. Nhiệt làm nóng chảy hợp kim nhôm kẽm được cấp từ 2 đầu đốt khí gas. Nhiệt dư sau quá trình đốt được dẫn sang đáy bể trợ dung để cấp nhiệt cho bể trợ dung.

Ngoài ra, do bể mạ kẽm có nhiệt độ tương đối cao, do vậy, để bảo vệ đáy nồi mạ, công ty sử dụng chì để lót đáy nồi. Mặc dù chì có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn kẽm nhưng chì lại nặng hơn kẽm, do đó, chì sẽ rơi xuống đáy nồi, tạo một lớp bảo vệ đáy nồi mạ kẽm.

Khi thép khô được nhúng trong bể mạ, bề mặt thép sẽ được làm ướt bằng kẽm nóng chảy và phản ứng để tạo thành một lớp hợp kim kẽm sắt. Thời gian nhúng thép trong bể mạ kẽm thông thường là 2 ÷ 3 phút (tuỳ theo cỡ thép, chiều dày thép, chất lượng loại thép và khối lượng mẻ nhúng). Những bộ phận thép có hình cong phức tạp như lan can có thể cho thêm NH4Cl. Khi quá trình mạ kết thúc, gạt xỉ ở trên bề mặt kẽm nóng chảy và tiến hành lấy sản phẩm lên trong khoảng từ 1 ÷ 2 phút, kết hợp tạo rung để làm rơi kẽm thừa. Có thể thấy, tại bể mạ kẽm phát sinh chủ yếu hơi kẽm do nhiệt độ bể này tương đối cao, ngoài ra còn có thể phát sinh khí thải là hơi hoá chất (HCl, NH3) với lượng nhỏ.

Xử lý s​au mạ:

Sau khi làm nguội, thép được nhúng vào dung dịch Cromate loãng có nồng độ 0,08 ÷ 0,2% trong khoảng 30 giây để chống mốc trắng và làm bền bề mặt sản phẩm mạ. Tại bể cromate, nồng độ của axit tương đối thấp, nhiệt độ của bể cũng thấp (do thanh thép đã được làm mát) do đó hầu như không phát sinh hơi axit. Bể dung dịch Cromate được sử dụng liên tục đến khi nồng độ không đạt yêu cầu được bơm sang bể chứa nước xử lý sau mạ

Sau khi được xử lý bề mặt sau mạ, sản phẩm được công nhân kiểm tra bề mặt, các sản phẩm mạ lỗi được đưa lại bể trợ dung để mạ lại lần 2. Các sản phẩm mạ đạt yêu cầu được đóng bó, đánh dấu mã sản phẩm để chờ chuyển ra công trường thi công lắp dựng. Tại công trường thi công, các thanh thép mới được ghép thành cột thép hoàn chỉnh.

3.2.2.Đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư:

Dự án đã lựa chọn công nghệ sản xuất hiện đại, tiên tiến, thiết bị mới, tính tự hóa cao nên công suất cao và giảm chi phí sản xuất và giá xuất khẩu đảm bảo tính cạnh tranh. Dây chuyền công nghệ có những điểm nổi bật sau:

+ Trình độ công nghệ tiên tiến, có độ chính xác cao;

+ Phù hợp với quy mô đầu tư lựa chọn;

+ Sử dụng hợp lý nguyên, nhiên vật liệu, năng lượng và nhân lực;

+ Chất lượng sản phẩm có thể được khẳng định trong suốt quá trình sản xuất;

+ Đảm bảo an toàn đối với người lao động và môi trường.

3.2.3.Danh mục máy móc, thiết bị của dự án

Bảng 1. 2. Danh mục máy móc, thiết bị của dự án

STT

Tên thiết bị

ĐVT

Số

lượng

Xuất xứ

Tình

trạng

I

Hệ thống mạ kẽm nhúng nóng

1.

Thân bể mạ kẽm nhúng nóng

HT

1

Trung Quốc

Mới 100%

2.

Bể mạ kẽm

HT

1

Trung Quốc

Mới 100%

3.

Hệ thống tái chế nhiệt thải

HT

1

Trung Quốc

Mới 100%

4.

Cẩu trục 5 tấn

HT

2

Trung Quốc

Mới 100%

II

Máy móc, thiết bị khác

1.

Thiết bị văn phòng

HT

1

Việt Nam

Mới 100%

2.

Thiết bị điện

HT

1

Việt Nam

Mới 100%

3.

Hệ thống PCCC

HT

1

Việt Nam

Mới 100%

Bảng 1. 3. Thiết bị máy móc bảo vệ môi trường của dự án

TT

Tên thiết bị

Xuất xứ

ĐVT

Số lượng

Chất lượng

a

Xử lý nước thải

1

Hệ thống thu gom, thoát nước mưa

Việt Nam

HT

01

Mới

2

Hệ thống thu gom, thoát nước thải

Việt Nam

HT

01

Mới

3

Hệ thống xử lý nước thải

Trung Quốc

HT

01

Mới

b

Xử lý bụi, khí thải

 

 

 

 

 

1

Hệ thống thu gom, xử lý khí thải phát sinh từ dây chuyền mạ kẽm nhúng nóng

Trung Quốc

 

HT

 

03

 

Mới

c

Thu gom, xử lý CTR

1

Thùng chứa CTR sinh hoạt 30L, 100L

Việt Nam

Chiếc

23

Mới

2

Bao bì chứa CTR công nghiệp thông thường

Việt Nam

Chiếc

-

Mới

d

Thu gom CTNH

TT

Tên thiết bị

Xuất xứ

ĐVT

Số lượng

Chất lượng

1

Thùng chứa CTNH 200L

Việt Nam

Chiếc

8

Mới

e

PCCC

1

Hệ thống báo cháy tự động

Việt Nam

HT

1

Mới

2

Hệ thống chữa cháy tự động

Việt Nam

HT

1

Mới

3

Phương tiện chữa cháy tại chỗ (bình chữa cháy)

Việt Nam

Bình

10

Mới

3.3.Sản phẩm của dự án đầu tư:

Sản phẩm, dịch vụ cung cấp: Các cấu kiện, linh kiện mạ kẽm nhúng nóng (cột điện, cột đèn, xã đỡ sứ, lan can, biển báo giao thông, hàng rào, ống, bu lông, ốc vít, giàn giáo,… và cấu kiện linh kiện khác).

Công suất các sản phẩm của dự án (năm sản xuất ổn định): 9.800 tấn/năm.

4.NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, VẬT LIỆU, PHẾ LIỆU, ĐIỆN NĂNG, HÓA CHẤT SỬ DỤNG, NGU​ỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

4.1.Nguyên, nhiên vật liệu, điện, nước sử dụng trong giai đoạn thi công xây dựng:

4.1.1.Nguyên vật liệu cho thi công xây dựng:

Dự án xây dựng Nhà máy chủ yếu sử dụng các loại vật liệu bao gồm vật liệu xây dựng như cát, đá, xi măng, sắt, thép… khối lượng được thống kê cụ thể như sau:

Bảng 1. 4. Tổng hợp khối lượng vật liệu xây dựng dự án

 

TT

 

Loại vật liệu

Đơn vị

 

Khối lượng

Trọng lượng riêng (tấn/m3)

Quy ra tấn

1

Cát xây dựng các loại

m3

4.370

1,2 tấn/m3

5.244

2

Dây thép

Tấn

3.000

-

3.000

3

Cây chống

Cây

250

0,005 tấn/cây

1,25

4

Thép các loại

Tấn

17

-

17

5

Cọc BTCT

Cọc

300

7,24 tấn/cọc

2.172

6

Cấp phối đá dăm 0.075 - 50 mm (lớp dưới)

 

m3

5

1,6 tấn/m3

8

7

Đá các loại

m3

6.512

1,6 tấn/m3

10.419,2

8

Đinh các loại

Tấn

2

-

2

9

Gạch các loại

Viên

4.010

0,0023

tấn/viên

9,22

10

Xi măng

Tấn

1.393

-

1.393

11

Tôn lợp

m2

2500

0,0045 tấn/m2

11,25

12

Que hàn

Tấn

0,5

-

0,5

 

Tổng

Tấn

 

 

22.277,42

(Nguồn: Căn cứ theo Dự toán xây dựng công trình của dự án)

Cung ứng vật liệu:

Cát, đá xây dựng:

+ Đối với cát: Vật liệu cát hạt trung màu vàng, dùng làm cát xây dựng chất lượng tốt.

+ Đối với đá: Vật liệu đá xây dựng chủ yếu là các đá thành phẩm chất lượng tốt, bao gồm các loại đá: 1×2, 2×4, 4×6. Ngoài các chế phẩm trên còn có thể cung cấp các sản phẩm có kích cỡ khác với khối lượng lớn và tiến độ nhanh tùy theo yêu cầu của dự án. Đá có thể sử dụng làm cốt liệu cho bê tông nhựa và bê tông xi măng.

Nguồn cung cấp:

+ Cát xây dựng: Thu mua từ đơn vị có chức năng khai thác. Ưu tiên sử dụng vật liệu của các doanh nghiệp địa phương gần kề dự án.

+ Xi măng, sắt, thép được lấy từ một số bãi chứa và các công ty sản xuất VLXD. Ưu tiên sử dụng vật liệu của các doanh nghiệp địa phương gần kề dự án.

4.1.2.Nhiên liệu thi công xây dựng công trình:

Căn cứ theo hạng mục công trình xây dựng của dự án, thống kê được nhu cầu sử dụng nhiên liệu trong Giai đoạn 1 như sau:

  • Dầu Diezel phục vụ cho xe ô tô đổ thải và một số máy móc thiết bị thi công (máy ủi, máy đào, máy đóng cọc, đầm 9T, máy lu) dự kiến khoảng 80 lít.
  • Xăng phục vụ cho hoạt động của các máy thi công xây dựng dự kiến khoảng 63 lít.
  • Điện sử dụng cho hoạt động của một số máy móc thi công như máy đầm dùi, máy đầm bàn, máy uốn cốt thép, máy khoan… Dự kiến khoảng 50KW.

4.1.3.Nhu cầu sử dụng nhân lực

Nhân lực phục vụ quá trình thi công xây dựng của dự án tối đa 30 người/ngày.

4.1.4.Nhu cầu sử dụng nước

Đối với hoạt động thi công xây dựng trong giai đoạn này, nước cấp chủ yếu phục vụ cho các hoạt động sau:

* Nước sinh hoạt của 30 công nhân xây dựng: Chỉ cấp cho hoạt động rửa chân tay, không tổ chức ăn tại công trường. Căn cứ TCVN 13606:2023: Cấp nước

- Mạng lưới đường ống và công trình, định mức sử dụng nước là 45 lít/người/ngày, như vậy, nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt là: 45 lít/người/ngày x 30 người = 1.350 lít/ngày = 1,35 m3/ngày

* Nước phục vụ thi công xây dựng:

+ Nước trộn vữa: Tham khảo công thức phối trộn vữa: cứ 1 tấn xi măng cần 665 lít nước. Dự án sử dụng 1.393 tấn xi măng, Thời gian thi công xây dựng kéo dài 21 tháng, tương đương 546 ngày (tính cho 26 công/tháng). Như vậy, trung bình mỗi ngày sử dụng 2,55 tấn xi măng, lượng nước cần để trộn vữa khoảng 1,7m3/ngày;

+ Nước sử dụng trong thi công xây dựng: rửa dụng cụ thi công, nước làm mát máy, …. Theo nghiên cứu của Trung tâm kỹ thuật môi trường đô thị và KCN – Đại học Xây dựng Hà Nội, lượng nước sử dụng ước tính tối đa là 2,5 m3/ngày.

+ Nước sử dụng để rửa phương tiện vận chuyển: Các xe vận chuyển cát san lấp, nguyên vật liệu thi công xây dựng trước khi ra khỏi công trường sẽ được phun sạch đất cát, khối lượng nguyên vật liệu xây dựng là 22.277,42 tấn, thời gian thi công là 546 ngày, sử dụng xe vận chuyển 16 tấn. Vậy số lượng phương tiện vận chuyển ra vào trung bình là 2,5 xe/ngày, trung bình lượng nước rửa mỗi xe là 200 lít/xe (TCVN 4513:1988 Cấp nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế) thì lượng nước sử dụng là: 2,5 x 200 = 0,5 m3/ngày.

+ Nước tưới làm ẩm để giảm mức phát tán bụi tại công trường: dự án thi công theo từng khu vực và chỉ làm ẩm diện tích thi công nên lượng nước làm ẩm tối đa là 3 m3/ngày.

Bảng 1. 5. Nhu cầu sử dụng nước trong giai đoạn thi công xây dựng của dự án

TT

Mục đích cấp nước

Định mức cấp nước

Hệ số tính toán

Nhu cầu

sử dụng (m3/ngày)

I

Nước cấp sinh hoạt

1,35

1

Nước sinh hoạt

45 lít/người/ngày

30 người

1,35

II

Nước cấp thi công xây dựng

7,7

1

Nước làm ẩm

3 m3/ngày

3

 

 

2

 

 

Nước phục vụ thi công xây dựng

  • Nước trộn vữa: 1,7 m3/ngày;
  • Nước rửa dụng cụ thi công, làm mát máy: 2,5 m3/ngày;
  • Nước    rửa    phương    tiện   vận chuyển: 0,5 m3/ngày.

 

 

 

4,7

Tổng

9,05

4.2.Nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất, điện, nước sử dụng trong giai đoạn vận hành thương mại của dự án:

4.2.1.Nguyên vật liệu của dự án:

- Nhu cầu nguyên vật liệu cho sản phẩm:

Bảng 1. 6. Nguyên vật liệu sử dụng trong giai đoạn vận hành

STT

Nguyên vật liệu

Đơn vị tính

Khối lượng

1

Thép (bán thành phẩm)

Tấn/năm

9.420

2

Hợp kim nhôm, kẽm

Tấn/năm

400

3

Dây thép buộc

Tấn/năm

7

4

Thép tròn

Tấn/năm

2

5

Bao bì đóng gói

Tấn/năm

5

Tổng

Tấn/năm

9.834

(Nguồn: Dự toán thực hiện dự án)

4.2.2.Nhiên liệu sử dụng của dự án

Bảng 1. 7. Danh mục nhiên liệu sử dụng trong giai đoạn vận hành

STT

Danh mục sử dụng

Đơn vị

Khối lượng

Mục đích sử dụng

 

1

 

Dầu DO

 

Kg/năm

 

2.000

Chạy máy phát điện dự phòng khi có nhu cầu.

 

2

 

Dầu mỡ bôi trơn

 

Kg/năm

 

1.000

Bảo dưỡng máy móc, thiết bị. Tra vào các chi tiết trong động cơ.

 

3

 

Khí gas

 

Kg/năm

 

13.000

Đốt cháy cung cấp nhiệt cho bể mạ và bể trợ dung.

 

4

 

Than hoạt tính

 

Kg/năm

 

200

Hệ thống xử lý khí thải

4.2.3.Hóa chất sử dụng của dự án

Bảng 1. 8. Hóa chất sử dụng trong giai đoạn vận hành

STT

Danh mục sử dụng

Đơn vị

Khối lượng

Mục đích sử dụng

I

Hoá chất dùng trong sản xuất

1

Axit HCl 32%

Kg/năm

150.000

Tẩy gỉ

2

Hecxamine

(C6H12N4)

Kg/năm

1.300

Trợ dung

3

Amonium Chloride

(NH4Cl)

Kg/năm

18.000

Mạ kẽm

4

Kẽm Clorua

ZnCl2

Kg/năm

11.000

Trợ dung

5

Axit Cromic

CrO3

Kg/năm

1.000

Tăng cứng, làm bóng bề mặt

6

NaOH

Kg/năm

20.000

Tẩy rửa bề mặt, xử lý khí

thải, nước thải

7

NH3.H2O (500kg):

H2O2 (500kg)

Kg/năm

1

Trợ dung

II

Hoá chất dùng trong hệ thống xử lý nước thải

1

FeCl3

Kg/năm

3.120

 

Xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất

2

PAC

Kg/năm

1.560

3

TCCA

Kg/năm

15,6

4

Polymer

Kg/năm

62,4

 

5

NaOH

Kg/năm

7.800

6

Na2SO3

Kg/năm

3.000

Xử lý nước thải chứ Cr6+

III

Hoá chất dùng trong hệ thống xử lý khí thải

1

NaOH

Kg/năm

2.200

Xử lý khí thải

Tổng

Kg/năm

219.059

 

(Nguồn: Dự toán thực hiện dự án)

4.2.4.Nhu cầu và nguồn cung cấp điện:

Hệ thống cung cấp điện cho nhà máy được thiết kế thành các mạng điện bao gồm mạng điện cung cấp cho các máy móc thiết bị sản xuất, văn phòng, điện chiếu sáng, bảo vệ, điện phục vụ sinh hoạt của cán bộ công nhân viên.

Công ty lắp đặt trạm biến áp và hệ thống đường dây điện, đầu tư trạm biến áp và các thiết bị điện kèm theo. Lượng điện dự kiến cần sử dụng trung bình khoảng 10.000 kWh/tháng. Công ty sử dụng nguồn điện lưới quốc gia cấp cho CCN Thống Nhất. Công ty sẽ ký hợp đồng với Chi nhánh điện lực Hưng Hà.

4.2.5.Nhu cầu và nguồn cung cấp nước:

Nhu cầu sử dụng nước của nhà máy bao gồm: Nước cấp cho hoạt động sản xuất; nước phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt; nước rửa đường, tưới cây; nước PCCC.

a)Nhu cầu sử dụng nước:

Nước phục vụ cho nhu cầu sản xuất:

Hiện tại công ty đang đầu tư 01 dây chuyền và làm việc 01 ca = 8h/ngày.

Trong quá trình sản xuất, nước cấp cho các công đoạn sau:

  • Nước cấp cho bể tẩy gỉ: Tổng thể tích bể tẩy gỉ là 150 m3, lượng dung dịch chức trong bể chiếm khoảng 70% thể tích bể, tức bằng 105 m3. Bể tẩy gỉ được sử dụng liên tục và được thay thế dung dịch sau khoảng 15 ngày/1 lần. Lượng nước cấp mới cho bể tẩy gỉ: 105/15 = 7 m3/ngày, bể được bổ sung lượng nước hao hụt chiếm khoảng 10% lượng nước cấp: 105 x 10% = 10,5 m3/ngày.
  • Nước cấp cho bể rửa trước mạ: Thể tích bể rửa trước mạ là 42 m3, nước được bơm chảy tràn liên tục phát sinh khoảng 30 m3/ngày. Định kỳ 3 tháng/1 lần thau rửa, lượng nước cấp mới là: 42 m3 x 70% = 29,4 m3/lần tương đương 0,4 m3/ngày
  • Nước cấp cho bể trợ dung: Thể tích bể trợ dung 31,5 m3, bể được bổ sung hoá chất để đảm bảo nồng độ phù hợp và được sử dụng liên tục, định kỳ 3 tháng/1 lần thau rửa, lượng nước cấp mới là 12m3 x 70% = 22,05 m3/lần, tương đương 0,3 m3/ngày. Bể được bổ sung lượng nước hao hụt chiếm khoảng 10% lượng nước cấp: 22,05 x 10% = 2,2 m3/ngày.
  • Nước cấp cho bể kẽm: Bể kẽm được định kỳ 3 tháng/1 lần thau rửa, mỗi lần rửa cần dùng khoảng 5m3 nước, tương đương 0,06 m3/ngày.
  • Nước cấp cho bể làm mát: Thể tích bể là 30m3, bể được bổ sung lượng nước hao hụt do bay hơi chiếm khoảng 10% thể tích nước chứa trong bể, lượng nước bổ dung khoảng: 30 x 70% x 10% = 2,1 m3/ngày. Định kỳ 3 tháng/1 lần thau rửa, lượng nước cấp mới là 21m3/lần tương đương 0,3 m3/ngày.
  • Nước cấp cho bể xử lý sau mạ: Thể tích bể là 30 m3, nước được sử dụng liên tục, sau một thời gian sử dụng, nồng độ Cromate nhỏ hơn 0,08%, nước thải sẽ được thu về bể chứa nước thải. Sau đó, bổ sung muối Na2SO3 vào trong nước thải để chuyển Cr+ thành Cr+ . Sau đó, tiếp tục bổ sung NaOH vào để chuyển Cr+ sang dạng Cr(OH)3 kết tủa. Phương trình phản ứng như sau: 2CrO42- + 3SO 2-+ 10H+ → 2Cr+3+ 3SO 2- + 5H OCr+ + 3OH- → Cr(OH) ↓

Toàn bộ phần cặn lắng được thu gom và thuê đơn vị có chức năng xử lý cùng CTNH. Phần nước trong được bơm trở lại bể cromate để tiếp tục sử dụng, vì thế chỉ cần bổ sung lượng nước hao hụt khoảng 10%, tức 2,1 m3/ngày. Định kỳ 3 tháng/lần thau rửa, lượng nước cấp mới khoảng 30 x 70% = 21m3/lần, tương đương 0,3 m3/ngày. Tổng lượng nước cấp là: 2,4 m3/ngày

 

STT

 

Hạng mục bể

Nước phục vụ sản xuất

Nước cấp mới

(m3/ngày)

Nước bổ sung hao hụt

(m3/ngày)

1

Bể tẩy gỉ

7

10,5

2

Bể rửa trước mạ

0,4

30

3

Bể trợ dung

0,3

2,2

4

Bể kẽm

0,06

-

5

Bể làm mát

0,3

2,1

6

Bể xử lý sau mạ

0,3

2,1

 

Tổng

55,26

Vậy lượng nước phục vụ cho nhu cầu sản xuất của dự án là 55,26 m3/ngày.

Nước phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt:

Khi Dự án đi vào hoạt động ổn định, dự kiến sẽ có 76 lao động (trong đó có 16 người làm việc văn phòng và lao động trực tiếp là 60 người).

Căn cứ theo Bảng 4 trong TCVN 13606:2023, tiêu chuẩn dùng nước cho nhu cầu sinh hoạt trong nhà máy như sau:

+ Nước sinh hoạt đối với khu vực sản xuất (phân xưởng tỏa nhiệt > 20 Kcal/m3/h): 45 lít/người/ca: (60 người x 45 lít/người/ngày)/1.000 = 2,7 m3/ngày.

+ Nước sinh hoạt đối với khu vực không sản xuất (tỏa nhiệt < 20 Kcal/m3/h): 25 lít/người/ca: (14 người x 25 lít/người/ngày)/1.000 = 0,4 m3/ngày.

Nước phục vụ cho nhu cầu nấu ăn: Theo TCVN 4513:1988 Cấp nước bên trong - Tiêu chuẩn thiết kế: Nước sử dụng cho nhà ăn ca: 18-25 lít/người/bữa ăn, như vậy, nước cấp sử dụng cho bữa ăn của quản lý và lao động trực tiếp như sau: (76 người x 25 lít/người/bữa ăn)/1000 = 1,9 m3/ngày

Vậy lượng nước phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của dự án là 5 m3/ngày.

Nước rửa đường, tưới cây:

Đây là nhu cầu không thường xuyên, tùy theo điều kiện thời tiết và mức độ hoạt động của các phương tiện vận chuyển trong khu vực dự án tại các thời điểm khác nhau sẽ đòi hỏi tần suất rửa đường và tưới cây khác nhau. Vào các thời điểm nắng nóng hoạt động rửa đường có thể được thực hiện 1 lần/ngày, tưới cây có thể được thực hiện 1 lần/tuần. Diện tích sân đường nội bộ dự kiến là 4.231,3 m2; diện tích đất cây xanh là 2.983,9 m2. Căn cứ theo định mức tưới cây xanh và rửa sân đường tại TCVN 13606:2023 đối với tưới cây 3 - 4 lít/m2/lần tưới, rửa sân đường là 0,4 - 0,5 lít/m2/lần rửa (thủ công).

Theo định mức trên, nhu cầu nước tưới cây, rửa đường của dự án là:

+ Nước tưới cây: (2.983,9 m2 × 4 lít/m2/lần)/1.000 = 11,94 (m3/lần)

Trung bình 01 tháng tưới cây 4 lần. Vậy nhu cầu nước tưới cây là: 47,74 m3/tháng, tương đương khoảng 1,6 m3/ngày.

+ Nước rửa đường: (4.231,3 m2 × 0,5 lít/m2/lần)/1.000 = 2,11 (m3/lần)

Trung bình 01 tháng rửa đường 10 lần. Vậy nhu cầu sử dụng nước cho rửa đường là 21,1 (m3/tháng) tương đương khoảng 0,7 m3/ngày.

Tổng nhu cầu sử dụng nước cho hoạt động tưới cây, rửa đường của dự án là 2,3 m3/ngày.

Nước cho PCCC:

Căn cứ theo TCVN 2622:1995: Tiêu chuẩn PCCC, lưu lượng nước cấp cho chữa cháy được xác định theo công thức: Qcc = 10,8 × qcc × n × k (m3/lần).

Trong đó:

n: số đám cháy xảy ra đồng thời (n=1)

qcc: tiêu chuẩn nước chữa cháy (qcc=10 l/s)

k: Hệ số xác định theo thời gian phục hồi nước chữa cháy (k=1)

Qcc= 10,8 × 10 × 1 × 1 = 108 m3/lần Nước phục vụ PCCC được lấy chứa tại bể nước trong nhà máy.

b)​Nguồn nước

Nguồn cung cấp nước cho dự án: Công ty hợp đồng với đơn vị cung cấp nước sạch tại CCN Thống Nhất.

5.CÁC THÔNG TIN KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN ĐẦU TƯ

5.1.Mục tiêu dự án:

Bảng 1. 9. Mục tiêu hoạt động của dự án

 

STT

 

Mục tiêu hoạt động

Tên ngành

(Ghi tên ngành cấp 4 theo VSIC)

Mã ngành theo VSIC (Mã ngành

cấp 4)

 

1

Mạ kẽm nhúng nóng các sản phẩm cơ khí

Gia công cơ khí, xử lý và tráng phủ kim loại

 

2592

5.2.Vốn đầu tư và phương án huy động vốn:

Tổng vốn đầu tư: 88.298.111.030 VNĐ (Tám mươi tám tỷ, hai trăm chín mươi tám triệu, một trăm mười một nghìn, không trăm ba mươi đồng)

  • Vốn góp của nhà đầu tư: 26.489.433.309 VNĐ (Hai mươi sáu tỷ, bốn trăm tám mươi chín triệu, bốn trăm ba mươi ba nghìn, ba trăm linh chín đồng)
  • Vốn huy động (vay ngân hàng ): 61.808.677.721 VNĐ (Sáu mươi mốt tỷ, tám trăm linh tám triệu, sáu trăm bảy mươi bảy nghìn, bảy trăm hai mươi mốt đồng).

5.2.2.Nguồn vốn đầu tư:

a. Vốn góp để thực hiện dự án:

 

STT

Tên nhà đầu tư

Số vốn góp (VNĐ)

Tỷ lệ

%

Phương thức góp vốn

Tiến độ vốn góp

 

1

Công ty cổ phần Intraco Industries

 

26.489.433.309

 

100

 

Tiền mặt

Theo tiến độ thực hiện dự án

b. Vốn huy động ( vay ngân hàng): 61.808.677.721 đồng theo tiến độ thực hiện dự án.

5.3.Thời hạn hoạt động của dự án:

Đến ngày 25/06/2065.

5.4.Tiến độ thực hiện dự án:

5.4.1.Tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn:

Theo tiến độ thực hiện dự án.

5.4.2.Tiến độ đầu tư xây dựng cơ bản và đưa công trình vào hoạt động:

- Tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn: Theo tiến độ thực hiện dự án . hành.

- Tiến độ xây dựng cơ bản và đưa công trình vào hoạt động khai thác vận

+ Hoàn thành thủ tục đầu tư, môi trường, đất đai,PCCC...: Quý II/2024.

+ Hoàn thành xây dựng các hạng mục công trình và đầu tư mua sắm lắp đặt máy móc thiết bị: Quý I/2026

+ Hoạt động chính thức toàn bộ dự án: Quý II/2026

5.5.Quy mô kiến trúc xây dựng:

- Cơ cấu sử dụng đất của dự án như sau:

Bảng 1. 10. Cơ cấu sử dụng đất của dự án

 

STT

Các hạng mục

Đơn vị tính

Diện tích đất sử dụng(m2)

Tỷ lệ (%)

1

Đất xây dựng công trình

m2

2.804,0

28

2

Đất sân đường

m2

4.231,3

42,2

3

Đất cây xanh

m2

2.983,9

29,8

 

Tổng

m2

10.019,21

100

- Các hạng mục công trình chính:

Bảng 1. 11. Các hạng mục công trình chính

hiệu

 

Hạng mục

Diện tích xây dựng (m2)

Diện tích sàn xây dựng (m2)

 

Số tầng

 

Ghi chú

1

Xưởng mạ kẽm

2.500

2.500

1

Xây mới

- Các hạng mục công trình phụ trợ:

Bảng 1. 12. Các hạng mục công trình phụ trợ

hiệu

Hạng mục

Diện tích xây dựng (m2)

Số tầng

Ghi chú

2

Nhà hành chính

100

1

Xây mới

3

Nhà bảo vệ

9

1

Xây mới

4

Trạm biến áp

24

1

Xây mới

5

Kho hoá chất

30

1

Xây mới

6

Phòng cơ điện

30

1

Xây mới

8

Kho kẽm

20

1

Xây mới

9

Phòng bơm

8

1

Xây mới

- Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường:

Bảng 1. 13. Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường của dự án

hiệu

Hạng mục công trình

Đơn vị

Số lượng

Số tầng

Ghi chú

7

Trạm xử lý nước thải

m2

49

-

Xây mới

-

Hệ thống thu gom, xử lý khí thải phát sinh từ công đoạn xử lý bề mặt

HT

02

-

Xây mới

-

Hệ thống thu gom, xử lý khí thải phát sinh từ công đoạn mạ kẽm

HT

01

-

Xây mới

-

Hệ thống thu gom, thoát nước mưa

HT

 

-

Xây mới

-

Hệ thống thu gom, thoát nước thải

HT

 

-

Xây mới

-

Cây xanh

m2

2.983,9

-

Xây mới

 

 

10

Kho rác, trong đó:

+ Khu lưu giữ chất thải sinh hoạt: 5m2

+ Khu lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường: 5m2

+ Khu lưu giữ chất thải nguy hại: 10m2

 

 

 

 

m2

 

 

20

 

 

1

 

 

Xây mới

11

Khu vệ sinh

m2

14

1

Xây mới

>>> XEM THÊM: Thuyết minh dự án đầu tư khu du lịch sinh thái

HOTLINE - 0903 649 782

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE

HOTLINE:
0903 649 782

 nguyenthanhmp156@gmail.com