Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án đầu tư xây dựng trung tâm nông nghiêp công nghệ cao

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư xây dựng Trung tâm nông nghiêp công nghệ cao sản xuất giống và sản phẩm hoa, cây cảnh chất lượng cao.Công suất sản xuất của công ty sau điều chỉnh là: 3-4 triệu cây giống hoa, cây cảnh/ năm.

Ngày đăng: 06-08-2024

162 lượt xem

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT .................................. I

DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................II

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ................................................................ III

CHƯƠNG 1: THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ............................4

1.1 Tên chủ dự án đầu tư..............................................................................4

1.2 Tên dự án đầu tư ...............................................................................4

1.3 Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư:........................9

1.3.1 Công suất của dự án đầu tư ................................................................9

1.3.2 Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư...................................................9

1.3.3 Sản phẩm của dự án đầu tư..........................................................17

1.4 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu (loại phế liệu, mã HS, khối lượng phế

liệu dự kiến nhập khẩu), điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của

dự án đầu tư....................................................18

1.4.1 Nguyên nhiên liệu sử dụng trong giai đoạn cải tạo công trình..................18

1.4.2 Nguyên nhiên liệu sử dụng trong quá trình hoạt động của dự án ....................20

CHƯƠNG 2: SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH,............24

KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG..........................................24

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO

VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ.................................................24

3.1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải..............26

3.1.1. Thu gom, thoát nước mưa ......................................................................26

3.1.2. Thu gom, thoát nước thải ....................................................................28

3.1.3. Xử lý nước thải.......................................................................................29

3.2. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường.............32

3.2.1 Công trình biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt............................................32

3.2.2 Công trình biện pháp quản lý chất thải rắn sản xuất..................................33

3.3 Công trình, biện pháo giảm thiểu tiếng ồn độ rung.....................................35

3.4 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình hoạt động của

dự án. .................................................35

3.4.1 Phòng ngừa và ứng phó sự cố hệ thống xử lý nước thải......................35

3.4.1 Phòng ngừa và ứng phó sự cố hệ thống xử lý nước thải...........................35

CHƯƠNG 4: NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG............37

4.1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải ........................................37

4.1.1. Nguồn phát sinh nước thải..................................................................37

4.1.2. Lưu lượng xả nước thải tối đa...........................................................37

4.1.3. Dòng nước thải..........................................................................37

4.1.4. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải....37

4.1.5. Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải...............38

4.2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn..........................................38

4.2.1 Nguồn phát sinh............................................................................38

4.2.2 Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn .....................................................38

CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ...............39

5.1 Kết quả quan trắc nước thải.................................................................39

5.1.1 Đơn vị thực hiện quan trắc môi trường...............................................39

5.1.2 Kết quả quan trắc nước thải của dự án......................................................44

5.2 Kết quả quan trắc trường không khí xung quanh khu vực dự án ...................45

5.3 Kết quả quan trắc môi trường đất của dự án................................................45

CHƯƠNG 6: CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ ......47

6.1 Kết quả vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải đã thực hiện............47

6.1.1 Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm.................................................47

6.1.1 Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử

lý chất thải ..........................................................................47

CHƯƠNG 7: KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

ĐỐI VỚI CƠ SỞ.....................................................................................48

CHƯƠNG 8: CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN.........................49

CHƯƠNG 1: THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.1 Tên chủ cơ sở

Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao 

- Địa chỉ văn phòng: ............, xã Phù Vân, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.

- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư: ......... Chức vụ: Chủ tịch Hội đồng quản trị

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với mã số ............ do sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Nam cấp lần đầu ngày 24 tháng 05 năm 2017 và câp lại lần thứ nhất ngày 08 tháng 06 năm 2018.

1.2 Tên cơ sở

- Tên dự án: Đầu tư xây dựng Trung tâm công nghệ cao sản xuất cây giống và sản phẩm hoa, cây cảnh chất lượng cao.

- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: ..........., xã Phù Vân, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.

- Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư:

+ Cơ quan cấp các loại giấp phép có liên quan đến môi trường: UBND thành phố Phủ Lý.

- Giấy xác nhận đăng ký Kế hoạch bảo vệ môi trường: Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm công nghệ cao sản xuất cây giống và sản phẩm hoa, cây cảnh chất lượng cao đã được Ủy ban nhân dân thành số Phủ Lý xác nhận Đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường số 848/GXN-UBND ngày 13 tháng 07 năm 2017.

-Báo cáo thẩmđịnh số 1168/BC-SKHĐT vềviệc chấp thuận điều chỉnh chủtrương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư (điều chỉnh lần thứ 1) dự án xây dựng trung tâm nông nghiệp công nghệ cao sản xuất giống và sản phẩm hoa, cây cảnh đạt chất lượng cao tại........., Thành phố Phủ Lý của Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao ........

1.2.1 Cơ cấu sử dụng đất

Điều chỉnh diện tích sử dụng đất của dự án theo Nghị quyết chủ trương đầu tư số 1169/QĐ-UBND ngày 31/07/2017 của UBND là 23.873 m2 điều chỉnh thành 23.421,00 m2 để phù hợp theo GCN quyền sử dụng đất số CO372460 ngày 03/07/2018.

Hình 1. 1 Bảng cơ cấu sử dụng đất

+ Khoảng cách từ dự án đến các đối tượng kinh tế - xã hội

Cách dự án 605m về phía Đông là Cầu mới Phù Vân

Cách dự án 511 m về phía Tây là trường tiểu học Phù Vân

Cách dự án 335m về phía Tây Nam là Bưu điện Văn hóa Phù Vân

Cách dự án 1.045 m về phóa Nam là Tỉnh ủy Hà Nam

1.2.2 Nội dung điều chỉnh các hạng mục công trình của dự án

1.2.2.1 Nội dung điều chỉnh 1 (điều chỉnh mục tiêu của dự án)

Mục tiêu dự án theo Quyết định chủ trương đầu tư số 1169/QĐ-UBND ngày 31/07/2017 của UBND của tỉnh Hà Nam: là xây dựng Trung tâm Nông nghiệp Công nghệ cao sản xuất cây giống và sản phẩm hoa, cây cảnh chất lượng cao, cung câp 2-3 triệu cây giống hoa, cây cảnh/năm cho thị trường trong tỉnh và các tỉnh lân cận.

Công suất sản xuất của công tysau điều chỉnh là: 3-4 triệu cây giống hoa, cây cảnh/ năm. Lý do điều chỉnh: Điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu của thị trường, định hướng phát triển của tỉnh, địa phương.

1.2.2.2 Nội dung điều chỉnh 3 (điều chỉnh quy mô đầu tư xây dựng dự án)

- Điều chỉnh hợp nhất nhà điều hành và khu tổ chức sự kiện thành một nhà điều hành kết hợp tổ chức sự kiện diện tích 280,0 m2.

- Điều chỉnh thay đổi từ kho chứa nông cụ, sơ chế sản phẩm diện tích 193,4 m2 thành kho vật tư và sơ chế sản phẩm, phân xưởng cơ khí nông nghiệp công nghệ cao diện tích 960,0 m2; Khu sản xuất hoa lan diện tích 3.568,8 m2 thành khu vườn ươm và thực nghiệm cây giống diện tích 2.306,18 m2; Công thủy lợi hoàn trả diện tích 292,3 m2 thay đổi thành công thủy lợi hoàn trả diện tích 311,71 m2.

- Điều chỉnh tăng diện tích khu sản xuất sen từ diện tích 1.277,50 m2 lên thành 2.075,50 m2; Khu vườn ươm từ diện tích 1.820,50 m2 lên thành diện tích 1.951,30 m2.

-Điều chỉnh giảmdiện tích khu trưng bày, triển lãmvà bán sản phẩmnông nghiệp từ diện tích 411,6 m2 xuống còn 365,17 m2; Bãi đỗ xe từ diện tích 715,0 m2 xuống còn 399,90 m2; Khu sản xuất cây đô thị từ diện tích 1.959,6 m2 xuống còn 1.339,23 m2; Khu sản xuất hoa trong chậu từ diện tích 3.665,1 m2 xuống còn diện tích 2.483,4 m2; Khu sản xuất cây cảnh, cây trang trí từ diện tích 3,931,0 m2 xuống còn diện tích 3.453,33 m2; Đường giao thông nội bộ từ diện tích 3,921,0 m2 xuống còn diện tích 3,250,93 m2.

- Bổ sung một số hạng mục: Nhà trồng hoa lan diện tích 3,010,60 m2; Bể nước diện tích 40,0 m; Trạm biến áp diện tích 35,0 m2; Nhà bảo vệ diện tích 24,0 m2; Cây xanh diện tích 1.719,36 m2.

- Hủy bỏ một số hạng mục: Khu tổ chức sự kiện diện tích 1.733,6 m2; Nhà để xe diện tích 66,0 m2; Nhà vệ sinh chung diện tích 37,7 m2.

- Bàn giao đất mương hoàn trả diện tích 324,0 m2 cho cơ quan nhà nước quản lý.

- Giải trình lý do, cơ sở đề nghị điều chỉnh: Điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu

của dự án, với diện tích đất được sử dụng, công nghệ sản xuất mới, hiện đại, mức độ cơ giới hóa và tự động hóa cao và các quy định về tiêu chuẩn, kỹ thuật... đối với dự án Trung tâm nông nghiệp công nghệ cao sản xuất giống và sản phẩm hoa, cây cảnh chất lượng cao.

1.2.2.3 Nội dung điều chỉnh 4: (Điều chỉnh vốn đầu tư của dự án)

- Tổng vốn đầu tư của dự án theo Quyết định chủ trương đầu tư số 1169/QĐ-UBND ngày 31/7/2017 của UBND tỉnh Hà Nam là: 15.000,0 triệu đồng.

- Nayđề nghị điều chỉnh tổng vốn đầu tư của dự án là: 30.000,0 triệu đồng. Trong đó: giá trị đã đầu tư khoảng 16.128,0 triệu đồng, bao gồm: Chi phí đầu tư xây dựng các hạng mục chính và phụ trợ trong dự án, chi phí thiết bị dây chuyền công nghệ, Chi phí GPMB, chi phí đường kết nối vào dự án...;

Giá trị đầu tư xây dựng điều chỉnh mới là: 13.872,0 triệu đồng.

- Cơ cấu nguồn vốn:

+Vốn tự có: 17.000,0 triệu đồng chiếm 56,67% tổng vốn đầu tư.

+ Vốn huy động: 13,000,0 triệu đồng chiếm 43,33% tổng vốn đầu tư.

- Giải trình lý do, cơ sở đề nghị điều chỉnh: Điều chỉnh cho phù hợp với số liệu tính toán tổng vốn đầu tư, suất đầu tư của các dự án tương tự trong khu vực, đơn giá, định mức theo các quy định hiện hành và thời điểm điều chỉnh dự án.

Dự án Đầu tư xây dựng Trung tâm công nghệ cao sản xuất cây giống và sản phẩm hoa, cây cảnh chất lượng cao tại xã Phù Vân, thành phố Phủ Lý với tổng mức đầu tư 30.000.000.000 đồng thuộc nhóm C theo quy định tại mục số 2, Phụ lục 5 ban hành kèm theo Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/04/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều luật của Luật đầu tư công.

1.2.2.4 Nội dung điều chỉnh 5: (Điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án)

- Tiến độ thực hiện dự án theo Quyết định chủ trương đầu tư số 1169/QĐ-UBND ngày 31/7/2017 của UBND tỉnh Hà Nam là: Tháng 10/2017, hoàn thành đưa dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Nay đề nghị điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án là: 15 tháng sau khi được cấp có thẩm quyền cho phép điều chỉnh (năm 2022 + 2023), trong đó:

+ Hoàn thiện các thủ tục đầu tư bao gồm: (Trình UBND tỉnh Hà Nam xin quyết định điều chỉnh quyết định đầu tư; Lập điều chỉnh thiết kế cơ sở, thiết kế bản vẽ thi công, PCCC, cấp phép xây dựng...): Dự kiến 06 tháng (từ tháng 05/2022 đến tháng 10/2022).

Khai đầu tư xây dựng và đưa dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh: dự kiến 09 tháng (từ tháng 11/2022 đến tháng 7/2023).

1.3 Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư:

1.3.1 Công suất của dự án đầu tư

Công suất sản xuất của công ty sau điều chỉnh là: 3-4 triệu cây giống hoa, cây cảnh/ năm.

1.3.2 Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

Chủ dự án áp dụng mô hình nông nghiệp công nghệ cao là sử dụng nhà màng, nhà kính để che nắng, che mưa cho cây trồng. Lan sẽ được cung cấp, nhiệt độ, ánh sáng và độ ẩm thích hợp. Ngay cả khi nhiệt độ bên ngoài có thay đổi.

1.3.2.1 Quy trình trồng lan hồ điệp

Quy trình công nghệ trồng lan hồ điệp như sau:

Hình 1. 3 Quy trình trồng lan hồ điệp

Mô tả quy trình trồng lan hồ điệp của công ty:

Chuẩn bị nhà lưới, vật tư

Chuẩn bị nhà lưới

Nhà lưới để sản xuất hoa lan hồ điệp theo quy mô công nghiệp phải có diện tích tối thiểu 360 m2, có thể trồng được 10.000 cây thương phẩm (chiều dài nhà lưới tối đa là 40m để tăng hiệu quả sử dụng các thiết bị).

Nhà lưới được trang bị hệ thống lưới cắt nắng, hệ thống thông gió, hệ thống tản nhiệt cưỡng bức bằng tấm tản nhiệt, hệ thống quạt đối lưu, hệ thống rèm che mái, hệ thống rèm che hai bên sườn, hệ thống tăng nhiệt...

Thiết bị điều tiết nhiệt độ gồm thiết bị tăng nhiệt (hệ thống tăng nhiệt bằng hơi nóng), thiết bị hạ nhiệt (hệ thống quạt hút gió và tấm làm mát) và hệ thống quạt đảo gió, nếu có điều kiện có thể dùng máy điều hòa nhiệt độ 2 chiều, nhiệt độ có thể khống chế trong phạm vi trên 18oC trong vụ đông, xuân và dưới 31oC trong vụ hè, thu. Nhiệt độ trong nhà lưới có thể tăng hoặc giảm tới 7 – 10oC so với nhiệt độ bên ngoài.

Hệ thống điều khiển cường độ ánh sáng bằng lưới cản quang, cường độ ánh sáng có thể điều chỉnh đảm bảo < 20.000Lux.

Chuẩn bị giá thể

Sử dụng giá thể là dớn (rêu) đã được tẩy trắng và phơi khô. Trước khi trồng cần xử lý bằng dung dịch vi sinh vật hữu hiệu EM với nồng độ 1ml/lít.

Chuẩn bị dụng cụ và chậu nuôi

Chậu dùng trồng lan hồ điệp phải là chậu màu trắng trong để cho rễ quang hợp và phát triển thuận lợi.

Cây con mới ra ngôi dùng chậu 1.5 (kích thước 5 x 5 cm), sau 4 tháng cây nhỡ chuyển sang chậu 2.5 (kích thước 8,3 x 8,3 cm), sau 12 tháng cây lớn đổi sang chậu 3.5 (kích thước 12 x 12 cm).

Ngoài ra cần chuẩn bị khay để cây, cần 3 loại khay: khay để cây nhỏ (chậu 1.5): 40 cây/1 khay, khay để cây nhỡ (chậu 2.5): 12 cây/1 khay, khay để cây lớn (chậu 3.5): 8 cây/1 khay.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc

Giai đoạn cây con (từ ra ngôi đến 4 tháng tuổi)

Cây con sau khi ra ngôi, dùng giá thể bao bọc xung quanh rễ rồi trồng trong chậu 1.5, độ chặt của giá thể vừa phải, mặt trên của giá thể cách miệng chậu 0,5 cm, định mức 1 kg giá thể khô trồng được 200 cây.

Tưới nước: Giai đoạn đầu (4 tuần kể từ sau ra ngôi) chỉ cần tưới nhẹ trên bề mặt lá, khi thấy đỉnh rễ xuất hiện ở vách chậu và lá mới xuất hiện thì lượng nước tưới lớn hơn từ 1/3 – 1/2 chậu trong thời gian khoảng 8 tuần, đến khi cây có 2 – 2,5 lá mới và rễ phát triển xuống đáy chậu thì tưới với lượng nước 1/2 - 100% chậu.

Cường độ ánh sáng trong 4 tuần đầu khống chế ở 5.000 lux, sau đó tăng dần, tối đa 8.000 lux sau 4 tháng. Nhiệt độ tốt nhất ở khoảng 25 – 310C.

Sử dụng phân bón HT-Orchid (N-P205-K20+TE = 30-10-10+TE), pha với tỷ lệ 3 gam/10 lít nước, phun và tưới định kỳ 7 – 10 ngày 1 lần.

Giai đoạn thay chậu lần 1 (từ 4 tháng tuổi đến 8 – 9 tháng tuổi)

Câycon trồng trong chậu 1.5, sau 4 tháng, khoảng cách giữa 2 đầu mút lá khoảng 12 - 15cm, cần tiến hành thay chậu lần thứ nhất là chậu 2.5.

Cách thay chậu: lấy cây con (bao gồm cả giá thể) ra khỏi bầu, dùng giá thể bọc kín rễ rồi đặt nhẹ vào chậu nhựa 2.5, đảm bảo bầu không được chặt và cũng không lỏng quá để thoát nước tốt, giá thể cách mép trên của chậu khoảng 1cm, mặt bầu phẳng, không gồ ghề, định mức 1 kg giá thể khô trồng được 90 cây.

Tưới nước: tương tự như cách tưới ở trên, giai đoạn đầu (4 tuần kể từ sau khi đổi bầu) chỉ cần tưới nhẹ trên bề mặt lá, khi thấy đỉnh rễ xuất hiện ở vách chậu và có lá mới xuất hiện thì lượng nước tưới lớn hơn từ 1/3 – 1/2 chậu trong thời gian khoảng 10 tuần, đến khi cây có 2 – 2,5 lá mới và rễ phát triển xuống đáy chậu thì tưới với lượng nước 1/2 - 100% chậu.

Cường độ ánh sáng trong 4 tuần đầu thay chậu duy trì ở 7.000 lux, sau đó tăng dần, tối đa 12.000 lux sau 8 – 9 tháng, nhiệt độ từ 25 – 31oC.

Sử dụng phân bón HT-Orchid (N-P205-K20+TE=20-20-20+TE) với tỷ lệ 4 gam/10 lít nước, phun và tưới định kỳ 5-7 ngày 1 lần.

Giai đoạn thay chậu lần 2 (cây 8 - 9 tháng tuổi)

Cây con trồng trong chậu 2.5, sau 4 – 5 tháng, khoảng cách giữa 2 đầu mút lá khoảng 18 - 20cm, cần tiến hành thay chậu lần thứ hai là chậu 3.5.

Cách thay chậu: tương tự như cách thay chậu lần thứ nhất, đảm bảo giá thể vừa phải, giá thể cách mép trên của chậu khoảng 1cm, định mức 1 kg giá thể khô trồng được 45 cây.

Tưới nước: tưới tương tự như giai đoạn thay chậu lần thứ nhất.

Cường độ ánh sáng trong 4 tuần đầu thay chậu duy trì ở 10.000 lux, sau đó tăng dần và đạt tối đa 20.000 lux sau 4 – 5 tháng, nhiệt độ từ 25 – 31oC.

Sử dụng phân bón HT-Orchid (20-20-20+TE) với tỷ lệ 4 gam/10 lít nước, phun và tưới định kỳ 5 - 7 ngày 1 lần.

Xử lý phân hóa mầm hoa

Cây lan trồng trong bầu 3.5 được 4 - 5 tháng, khoảng cách giữa 2 đầu mút lá khoảng 25 - 30 cm, rễ ra đều xung quanh bầu là đủ tiêu chuẩn đưa vào xử lý phân hóa mầm hoa (thời gian từ khi ra ngôi đến khi đủ tiêu chuẩn đưa vào xử lý phân hóa mầm hoa là 18 - 20 tháng tuổi, để có hoa nở vào Tết thì cần ra ngôi cây từ tháng 1 - 2 năm trước).

Lan Hồ điệp thường ra hoa tự nhiên từ tháng 3 đến tháng 5, đa số các giống không ra hoa vào dịp Tết nguyên đán. Muốn có hoa vào dịp Tết cần phải xử lý điều khiển ra hoa. Có 2 cách xử lý phân hóa mầm hoa:

Cách 1: Xử lý nhân tạo

- Điều kiện xử lý: Nhà lưới hiện đại có các thiết bị có thể điều khiển được nhiệt độ, ánh sáng.

- Thời gian bắt đầu xử lý 1/8 (âm lịch), khi xuất hiện mầm hoa được 3 – 5 cm (khoảng 45 – 50 ngày) thì dừng lại.

- Chế độ nhiệt độ: Duy trì điều kiện nhiệt độ ban ngày 23oC – 24oC (12 tiếng), ban đêm 15oC – 16oC (12 tiếng).

- Chế độ ánh sáng: Cường độ ánh sáng ban ngày 20.000 – 25.000lux trong thời gian 6 – 8 tiếng/ngày.

- Phân bón: Sử dụng loại phân HT-Orchid (9-45-15+TE), pha với tỷ lệ 4gam/10 lít nước, phun và tưới trước khi đưa vào xử lý 10 ngày và định kỳ 5-7 ngày 1 lần trong suốt quá trình xử lý. Bên cạnh đó bổ xung thêm B1 với tỷ lệ 2,5ml/10 lít nước, 5 – 7 ngày phun 1 lần.

Cách 2: Xử lý trong điều kiện tự nhiên

- Điều kiện nơi xử lý: Chọn những nơi có điều kiện sinh thái mát mẻ (nhiệt độ ban đêm 15 – 18oC, nhiệt độ ban ngày 23 – 25oC, độ ẩm 75 – 80%, độ cao so với mặt biển >700m), có số giờ chiếu sáng từ 6 – 10 tiếng/ngày với cường độ ánh sáng trên 20.000 lux, đường giao thông thuận lợi, địa hình bằng phẳng (ví dụ Mộc Châu – Sơn La, SaPa – Lào Cai…).

- Chuẩn bị nhà che: Làm nhà che kiên cố hoặc nhà che tạm đảm bảo được tránh mưa, nắng trực tiếp, có giàn để cây. Làm hướng nhà và giàn che theo hướng Bắc – Nam để tận dụng được nhiều ánh sáng mặt trời.

- Thời gian bắt đầu xử lý 1/8 (âm lịch), khi xuất hiện mầm hoa được 3–5 cm (khoảng 45–50 ngày) thì dừng lại và chuyển sang giai đoạn chăm sóc mầm hoa.

-Chế độ ánh sáng: Cường độánh sáng ban ngày20.000–25.000lux, trong khoảng 6–8 tiếng/ngày, có thể điều chỉnh bằng việc kéo và thu lưới đen.

- Bón phân: sử dụng loại phân HT-Orchid (9-45-15+TE), pha với tỷ lệ 4gam/10 lít nước, phun và tưới trước khi đưa vào xử lý 10 ngày và định kỳ 5-7 ngày 1 lần trong suốt quá trình xử lý. Bên cạnh đó bổ xung thêm B1 với tỷ lệ 2,5ml/10 lít nước, 5–7 ngày phun 1 lần.

- Các kỹ thuật khác: trường hợp nhiệt độ trong quá trình xử lý lớn hơn 25oC thì phải có biện pháp làm giảm: cuộn nilon hai bên sườn nhà lưới lên, che lưới đen. Nếu nhiệt độ thấp hơn 15oC cần hạ nilon hai bên sườn nhà lưới xuống và thắp bóng điện hoặc dùng hơi nóng từ nước hay lò đốt than để tăng nhiệt độ.

Chăm sóc giai đoạn sau phân hóa mầm hoa

Điều khiển chế độ nhiệt độ, ánh sáng

Chế độ nhiệt thích hợp nhất cho sự sinh trưởng giai đoạn sau phân hóa mầm hoa là 18 – 25oC. Trong điều kiện tự nhiên miền Bắc Việt Nam rất khó đạt được yêu cầu trên, vì vậy cần đưa cây sau phân hóa mầm hoa vào điều kiện nhà lưới có các thiết bị điều khiển nhiệt độ để đảm bào chất lượng hoa thương phẩm.

Ví dụ điều khiển nhiệt độ trong nhà lưới có diện tích 500 m2 như sau:

Nhiệt độ ngoài trời (0oC) Phương pháp điều chỉnh để đạt nhiệt độ 18 – 25oC 12-20 đóng lưới nilon xung quanh nhà lưới xuống, cho 3 đường ống thổi hơi nóng vào 20-30 đóng lưới nilon xung quanh nhà lưới xuống, cho 1 quạt hoạt động, không mở nước ở tấm làm mát. > 30oC đóng lưới nilon xung quanh, chạy 3 quạt, mở nước tấm làm mát, che lưới đen khi nhiệt độ ngoài trời và nhiệt độ trong nhà lưới phù hợp ở ngưỡng từ 18 – 25oC thì mở nilon xung quanh nhà lưới, các thiết bị sưởi ấm và làm mát không cần hoạt động. Cường độ ánh sáng 20.000 – 25.000lux, trong thời gian 6 – 8 tiếng/ngày. Cây lan Hồ điệp sau khi đã được xử lý phân hoá mầm hoa, thời gian từ khi xuất hiện mầm hoa đến khi hoa đầu tiên nở là 110 - 115 ngày, căn cứ vào đó để điều khiển sinh trưởng nở hoa vào đúng dịp tết.

Bón phân

Loại phân thích hợp nhất cho lan hồ điệp giai đoạn sau phân hoá mầm hoa là HT-Orchid (10 – 20 – 20+TE), với liều lượng 4gam/10 lít nước, cách 5 - 7 ngày phun 1 lần.

Tưới nước

Thường xuyên kiểm tra độ ẩm giá thể, không nên để giá thể khô quá hoặc ướt quá, tưới vào lúc sau 10h sáng và trước 3h chiều, nếu điều kiện cho phép sau khi tưới nước nên để cho cây được thoáng khí thông gió, để cho nước đọng trên mặt lá bị bay hơi hết, giảm sự phát sinh của bệnh hại. Sử dụng nước tưới sạch, nước được lọc có pH từ 6 – 6,5, EC từ 0,03 đến 0,1.

Quản lý kỹ thuật vườn lan

Khi sản xuất hoa lan hồ điệp theo quy mô công nghiệp cần có biện pháp sắp xếp chiều cao mầm hoa theo thứ tự tăng dần theo chiều dài nhà lưới (mầm hoa thấp để gần quạt hút gió và chiều cao mầm tăng dần về phía tấm làm mát) để khi thu hoạch sẽ cho sản phẩm hoa lan nở đồng đều nhau.

Khi cành hoa dài 15–20cm, cần dùng que thép và kẹp để cố định mầm hoa cho mọc thẳng ngay từ gốc. Khi cành hoa dài 30–40cm sẽ xuất hiện nụ, khi cành dài 60– 70cm hoa bắt đầu nở (lúc đó cách thời điểm phân hoá mầm hoa khoảng 110-115 ngày).

Phòng trừ sâu bệnh hại chính (trường hợp sản phẩm có xuất hiện bệnh)

Bệnh do nấm

Bệnh thán thư (Collectotrichium sp)

- Triệu chứng: Vết bệnh có màu nâu đen, màu xám nhạt, hình trứng hoặc hình không quy cách, bệnh gây hại ở lá già và lá bánh tẻ làm cây sinh trưởng kém.

- Nguyên nhân: Do nấm Collectotrichium sp

- Phòng trừ:

+ Kịp thời ngắt bỏ lá già, lá khô, lá bị thối nát, bị rét hại và bị cháy do nhiệt độ cao để loại bỏ nguồn bệnh.

+ Khi cây bị bệnh cần dùng dụng cụ đã được khử trùng cắt bỏ chỗ có bệnh, bôi thuốc sát khuẩn vào vết thương. Nếu bệnh nặng thì loại bỏ cả cây.

+ Phun định kỳ thuốc phòng bệnh: Boocdo 1%, Topsin 5 – 10 ml/10 lít. ØBệnh thối đen (Phytophthorapalmivora)

- Triệu chứng: Khi bệnh phát sinh sẽ làm cho rễ, thân bị thối, đổ cây và có thể tác hại huỷ diệt cả cây.

- Nguyên nhân: do nấm Phytophthorapalmivora

- Phòng trừ:

+ Làm cho nhà vườn thông gió tốt

+ Giữ không để cho cây bị tổn thương, bị xây sát, nhất là khi thay chậu. Nếu có vết thương phải khử trùng ngay.

+ Khi có bệnh phát sinh phải khống chế nước nghiêm ngặt, không để cho cây bị ướt.

+ Khi cây trưởng thành bị bệnh ở lá cần dùng kéo được khử trùng cắt bỏ lá bị bệnh, bôi thuốc vào vết cắt như dung dịch Natri phenol. Nếu bệnh nặng thì huỷ bỏ cả cây.

+ Dùng thuốc: Score 250EC 7-10ml/bình 8 lít, Rhidomil Gold 68%WP 25g/bình 10 lít, Daconil 10ml/bình 8 lít.

Bệnh do vi khuẩn: Điển hình Bệnh thối nhũn (P.seudomonas gadioli)

- Triệu chứng: Ở nơi bị bệnh, biểu bì và thịt lá rời nhau ra, khi bị lực tác động (tưới nước, bón phân) rất dễ rách.

- Nguyên nhân: do vi khuẩn Pseudomonas gadioli, bệnh phát triển mạnh nhất từ tháng 4 đến tháng 7, khi nhiệt độ và ẩm độ cao.

- Phòng trừ:

+ Đảm bảo nguồn nước tưới sạch, không có vi khuẩn gây bệnh

+ Không nên đặt chậu dầy đặc, cần có khoảng cách hợp lý, bón đạm vừa đủ và đảm bảo đủ ánh sáng cho vườn để tăng sức đề kháng cho cây.

+ Tăng độ thông thoáng của vườn, giảm độ ẩm, nhiệt độ, sau khi tưới nước không để nước đọng trên lá.

+ Tiêu huỷ ngay cây bị bệnh, khử trùng khay và giàn để cây.

+ Phun thuốc kháng sinh: 1g Streptomicin+1g Tetracyclin hoà trong 1,5 lít nước. Ngừng tưới khi xử lý bệnh 1ngày.

Sâu hại

Rệp, rệp sáp

- Triệu chứng: Lá bị hại nặng, bị vàng khô héo và rụng. - Phòng trừ:

+ Khi mới phát sinh dùng vải ướt lau, loại bỏ trứng sâu hoặc cắt bỏ chỗ lá bị gây hại.

+ Phòng trừ bằng sinh vật. Bọ nhảy là thiên địch của rệp

+ Dùng tấm bìa màu vàng dẫn dụ rồi diệt rệp

+ Dùng thuốc phun: Supracide hoặc Polytrin với lượng 10ml/10 lít nước.

Nhện hại

- Triệu chứng: Chủ yếu là nhện đỏ, nhện vàng. Khi bị nặng làm cho lá bị cháy vàng lõm xuống héo đi và biến dạng, cuối cùng làm cho lá vàng khô và rụng.

- Phòng trừ:

+ Dùng nước xà phòng phun lên lá tạo thành một màng mỏng có thể phòng và hạn chế nhện ký sinh

+ Dùng thuốc: Aramite 15% 15g/10 lít nước, Kelthane 2% 15g/10 lít nước, Brightin 10ml/10 lít nước.

Thu hoạch, đóng gói và vận chuyển

Khi cây có từ 1 –3 nụ nở là lúc có thể tiêu thụ. Khi đóng thùng cần phải bao gói từng cành bằng giấymềmrồi xếp nằm, lần lượt theo chiều của cành hoa vào thùng carton và lấy dây buộc hoặc băng dính cố định chậu hoa vào cạnh thùng. Trong quá trình vận chuyển cần đảm bảo điều kiện mát và đủ thoáng cho cây, nếu trong xe lạnh để ở nhiệt độ từ 15 – 20oC và thời gian trong thùng không quá 4 ngày để tránh thối, rụng nụ hoa. 1.3.2.2 Quy trình vườn ươm, sản xuất hoa trồng chậu, khu sản xuất cây cảnh, cây đô thị. Mua cây con → chăm bón → bán cây trưởng thành.

Mua cây con

Cây con được lựa chọn là cây có kích thước cao 1m - 1,3m, bộ rễ đầy đủ, không bị gãy, thân thẳng không bị nứt gãy không bị dập. Bộ lá xanh tưới, không bị úa, không bị rụng lá.

Chuẩn bị vườn trồng cây:

+ Đất làm vườn gần nguồn tưới nước, đất tốt, bằng phẳng, đất có thành phần cơ giới nhẹ (thích hợp nhất là đất thịt pha cát).

+ không chọn đất dễ ngập úng, đất sở, sỏi cơm, đá ong.

+ Vị trí vườn ươm thuận lợi cho việc chăm sóc và vận chuyển

+ Trước khi trồng cây phải tiến hành dọn sạch các cây cối, cỏ dại, làm sạch gốc rễ và được cày bừa cho tơi xốp. Nếu đất chua có thể bón vôi, khử độ chua cho đất rồi mới tiền hành trồng cây con.

- Bố trí trồng cây theo kiểu nanh sấu trên hàng kép (90+30)x20 với khoảng cách như sau: + 2 hàng đơn cách nhau 30cm + 2 hàng kép cách nhau 90cm Cây cách cây 20cm

Chăm bón cây

Đào hố sâu 50cm, rộng 50cm. Bón phân lót chuồng 20 tấn/ha (hoặc các loại phân hữu cơ khác có chất lượng tương đương) và phân lân 1tấn/ha. Sau khi trồng nếu không gặp mưa thì phải tưới nước cho cây tránh để cây bị héo. Chế độ tưới phải phù hợp với loại đất, thời tiết để cây sinh trưởng và phát triển nhanh. Đối với màu khô tưới ít nhất 2 lần/tuần. Với lượng nước khoảng 10 lít/m2/lần. Thời gian tưới nước: trước 10 giờ sáng và 3 giờ chiều.

Làm cỏ

Vườn ươm phải được làm sạch cở. Khi làm cở tránh gây hại cho cây con.

Bón phân

Bón phân lần thứ nhất rải phân giữa 2 hàng đơn cách gốc 10cm, lần 2 phải đi rải phân dọc theo 2 bên hàng kép cách gốc 15cm. Sau khi bón xới nhẹ để vùi lấp phân. Vào mùa khô, bón phân kết hợp với nước tưới nước đẫm. Trường hợp cây có dấu hiệu bị bệnh, pha thuốc BVTV với nước và phun lên cây.

Bán cây thành phẩm

Sau khi cây sinh trưởng và phát triển tốt. Cây có chiều cao khoảng 2,3-2,5m, đường kính thân khoảng 10cm. Phần lá tươi tốt là có thể đóng gói và xuất bán.

1.3.3 Sản phẩm của dự án đầu tư

1.3.3.1 Sản phẩm chính của công ty (lan hồ điệp)

Cây lan thành phẩm có bộ lá, màu sắc hoa, độ dày cánh hoa và số lượng hoa trên mỗi cành, chi tiết như sau:

Bộ lá: lá được nhận xét là đẹp khi thỏa mãn các yêu cầu như sau: lá thẳng thơm không bị gãy, dập. Là có màu xanh mướt. Độ dài và dày của lá vừa phải, không quá dài và quá mảnh dẻ.

Rễ: rễ tròn, mập, khi nhìn vào rễ sự khỏe mạnh của rễ, màu sắc của rễ khỏe mạnh là rễ có màu xanh lá cây, rất tươi ở ngay đầu rễ. Không có sự xuất hiện quá nhiều của rễ khô, chết.

Màu sắc hoa và độ dày cánh hoa: tươi sáng, đậm đà. Đối với lan đột biến thì từng màng màu cần phân biệt rõ ràng, không bị loang lỗ, mờ nhạt. Cánh hoa sau khi sờ vào sẽ cảm nhận được độ dày, sự chắc chắn và khỏe mạnh của hoa.

Số lượng hoa: tùy theo tiêu chuẩn của từng thị trường mà yêu cầu này có khác nhau. Ở Việt Nam ưa chuộng số lượng hoa trên mỗi cành rất nhiều (tối đa thường là 14 bông trên mỗi cành), thường thì tối thiểu là 8 bông.

1.3.3.1 Sản phẩm đang trong quá trình thử nghiệm: vườn ươm, sản xuất hoa trồng chậu, khu sản xuất cây cảnh, cây đô thị.

Bộ lá: lá được nhận xét là đẹp khi thỏa mãn các yêu cầu như sau: lá thẳng thơm không bị gãy, dập. Là có màu xanh mướt. Độ dài và dày của lá vừa phải, không quá dài và quá mảnh dẻ, cây có nhiều lá.

Thân cây: thân tròn, mập, khi nhìn vào thấy sự khỏe mạnh của cây, màu sắc của thân khỏe mạnh là rễ có màu nâu sẫm, thân tươi và không bị gãy.

1.4 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu (loại phế liệu, mã HS, khối lượng phế liệu dự kiến nhập khẩu), điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư

1.4.1 Nguyên nhiên liệu sử dụng trong giai đoạn cải tạo công trình

Chủ đầu tư đã hoàn thành giai đoạn thi công xây dựng các hang mục công trình từ quý I/2022 – Quý III/2022, gồm các hạng mục:

Hiện công ty còn 3 hạng mục chưa xây dựng bao gồm bãi đỗ xe, trạm biến áp và nhà bảo vệ. Dự kiến nhà máy sẽ xây dựng lặp đặt 3 hạng mục này vào quý IV/2022. Ngoài ra, 3 hạng mục đang xây dựng là kho rác thải sản xuất, kho chất thải nguy hại và bể sinh học 3 ngăn đang trong quá trình xây dựng và dự kiến đi vào hoạt động vào cuối quý IV/2022.

Nhu cầu nguyên vật liệu chính trong giai đoạn thi công, lắp đặt dự án

Thời gian thi công cải tạo là khoảng 5 tháng. Căn cứ vào quy mô các hạng mục công trình, dựa trên bản vẽ thiết kế dự án, khối lượng nguyên, vật liệu cần đáp ứng cho thi công các hạng mục dự án được liệt kê trong bảng sau đây:

Bảng 1.3: Nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu phục vụ thi công xây dựng và lắp đặt máy móc thiết bị

Máy móc thiết bị phục vụ thi công xây dựng dự án như sau:

Bảng 1.4: Danh mục máy móc thiết bị dự kiến phục vụ thi công xây dựng dự án

Nhu cầu sử dụng nước

- Nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt:

Số lượng công nhân thi công xây dựng, lắp đặt máy móc khoảng 7 người, thuê lao động địa phương nên không sinh hoạt tại công ty. Vậy nhu cầu sử dụng nước là 7 x 50 lít/người.ngày= 0,35 m3/ngày.đêm (Tiêu chuẩn cấp nước được lấy theo định mức tại TCXDVN 33:2006 - Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế. Lấy định mức nước cho sinh hoạt của công nhân là 50 lít/người/ngày).

Tổng số lượng nhân viên hoạt động trong Công ty là 60 người, lấy định mức sử dụng nước là 75 lít/người/ngày (Tiêu chuẩn cấp nước được lấy theo định mức tại TCXDVN 33:2006 - Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế) thì nhu cầu sử dụng nước của công ty là 4,5 m3/ngày. Một tháng làm việc 28 ngày thì nhu cầu sử dụng nước là 126 m3/ tháng.

Tổng lượng nước sử dụng ở giai đoạn cải tạo là: 0,35 + 4,5 = 4,85 m3/ngày.đêm

- Nước cấp cho hoạt động xây dựng:

Nhu cầu sử dụng nước cho hoạt động xây dựng dự án chủ yếu cấp cho các hoạt động như rửa dụng cụ, trộn vữa, tưới ẩm vật liệu, rửa vật liệu xây dựng, dưỡng bê tông với lưu lượng khoảng 2,0 m3/ngày.

- Nước phun tưới ẩm giảm bụi: Khu vực dự án: 4.010,5 m2

Khu vực đường vận chuyển: tưới nước trên đoạn đường 2km xung quanh khu vực dự án với độ rộng mặt đường cần tưới là 5m thì diện tích cần tưới là 10.000 m2.

Nhu cầu nước cấp tưới ẩm khu vực dự án: (4.010,5 + 10.000) m2 x 0,4 lít/m2 = 5,6 m3/1 lần tưới ØNguồn cấp nước

- Đối với nước phục vụ cho sinh hoạt sẽ được công ty mua nước sạch của Công ty Cổ phần nước sạch Hà Nam.

- Nước cấp cho hoạt động cải tạo xây dựng được công ty lấy từ hồ điều hòa trong khu vực dự án.

Nhu cầu sử dụng điện

Nguồn điện thi công: nguồn điện được lấy từ lưới điện công ty.

Quá trình lắp đặt và sử dụng điện cho thi công xây dựng được tuân thủ theo các quy định tại QCVN QTĐ-5:2009/BCT. Trong giai đoạn thi công xây dựng lượng điện tiêu thụ khoảng 22 KWh/ca khi các máy móc, thiết bị sử dụng điện tại khu vực thi công, xây dựng đều hoạt động (Lấy theo hóa đơn điện 3 tháng gần nhất để tính toán).

1.4.2 Nguyên nhiên liệu sử dụng trong quá trình hoạt động của dự án

Nhu cầu nguyên vật liệu chính

Quá trình trồng lan hồ điệp thành phẩm sử dụng các nguyên liệu chính bao gồm: cây giống, khay nhựa, giá thể, phân NPK, thuốc chồng nấm chuyên dụng, nước tưới và chậu gốm sứ các loại... Nhu cầu nguyên vật liệu chính để sản xuất lan hồ điệp như sau:

Bảng 1. 1 Nhu cầu nguyên vật liệu chính cho sản xuất của công ty

Nhu cầu sử dụng điện

Nhu cầu sử dụng điện của dự án cho các mục đích: điện chiếu sáng, điện sản xuất, văn phòng... Cụ thể nhu cầu sử dụng điện như sau:

- Điện chiếu sáng: P1 = 4 kW

- Điện phục vụ thiết bị văn phòng, sinh hoạt: P2 = 5 W - Điện phục vụ sản xuất: P3 = 250 KW

Tổng công suất lắp đặt: P = P1+P2 + P3 = 259 KW Chọn hệ số đồng thời Kđt=0,8; cosj =0,85

Công suất máy biến áp lắp đặt dự kiến S = P*Kđt/Cosj = 243 KVA

Công ty lắp đặt 01 trạm biến áp có công suất 320 KVA để phục vụ cho hoạt động của Công ty.

Nguồn cung cấp điện:

Nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư là nguồn năng lượng chính phục vụ cho quá trình hoạt động của dự án và được cung cấp bởi Công ty Điện lực Hà Nam – Chi nhánh Tổng công ty Điện lực miền Bắc.

Nhu cầu sử dụng nước

Nhu cầu sử dụng nước thường xuyên của Công ty cho các mục đích sau: nước làm mát, nước sinh hoạt, nước tưới cây, nước cấp phòng cháy chữa cháy,...

- Nước cấp cho mục đích sinh hoạt:

Tổng số lượng nhân viên hoạt động trong Công ty là 60 người, lấy định mức sử dụng nước là 75 lít/người/ngày (Tiêu chuẩn cấp nước được lấy theo định mức tại TCXDVN 33:2006 - Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế) thì nhu cầu sử dụng nước của công ty là 4,5 m3/ngày. Một tháng làm việc 28 ngày thì nhu cầu sử dụng nước là 126 m3/ tháng.

Tổng số lượng người tham gia triển lãm, tham quan khu vực trồng hoa, tham quan loại hình dự án (chủ yếu vào tháng tết Nguyên Đán) là khoảng 30 người/ngày, định mức sử dụng nước là 15 lít/người/ngày (Tiêu chuẩn cấp nước được lấy theo định mức tại TCXDVN 33:2006 - Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế) thì nhu cầu sử dụng nước của công ty là 0,45 m3/người/ngày. → Tổng định mức sử dụng nước sạch là: 4,5+0,45= 4,95 m3/ngày.

Nguồn cấp nước: Đối với nước phục vụ cho sinh hoạt sẽ được công ty mua nước sạch của công ty cấp cấp nước sạch trên địa bàn.

- Nhu cầu sử dụng nước trồng cây:

Trong quá trình trồng cây, lượng nước sử dụng tưới cây được lấy từ hồ điều hoà chứa nước trong khu vực, không sử dụng nước sạch để tưới cây.

Công ty không sử dụng nguồn nước giếng khoan cho tưới tiêu trong quá trình sản xuất, công ty cam kết trám lấp và sử dụng nguồn nước từ hồ điều hoà thuộc khu vực dự án cho hoạt động sản xuất.

- Nước cấp PCCC:

Theo TCVN 2622: 1995 lưu lượng nước cấp cho một đám cháy đảm bảo bảo ³10 lít/s số lượng đám cháy đồng thời cần được tính toán ³ 1, lấy số lượng đám cháy là 1. Như vậy giả sử đám cháy xảy ra trong vòng 180 phút thì mới có xe chữa cháy thì lưu lượng nước cần thiết để dập đám cháy là: Q3 = 10 l/s x 180 phút x 60 s x 1 = 108.000 lít tương đương với 108 m3.

Nhu cầu sử dụng hóa chất

- Các loại hoá chất, chế phẩm sinh học sử dụng:

Công ty sử dụng phân NPK để bón cho cây: Định mức sử dụng phân bón cho cây là 200 kg/tháng.

Sử dụng thuốc chống nấm mốc cho cây: định mức sử dụng dùng cho cây là 0,1kg/năm.

Cách thức sử dụng: cân khối lượng phân bón với khối lượng nhất định phù hợp với từng giai đoạn của cây và số lượng cây lan hồ điệp hòa tan với nước sau đó phun trực tiếp lên cây.

Trong trường hợp cây xuất hiện nấm mốc, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây thì nhân viên kỹ thuật sẽ pha thuốc với nước theo tỷ lệ để phun trực tiếp lên cây. Trung tâm cũng đã mua vợt bắt côn trùng đề phòng khi có xuất hiện những loại gây bệnh và hạn chế tối đa việc dùng hóa chất.

>>> XEM THÊM: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án khai thác và chế biến đá

HOTLINE - 0903 649 782

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE

HOTLINE:
0903 649 782

 nguyenthanhmp156@gmail.com