Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Đầu tư chuyển nguồn nước ngầm sang nước mặt

Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Đầu tư chuyển nguồn nước ngầm sang nước mặt. Cung cấp cho 100% dân cư tập trung ở các xã với tiêu chuẩn cấp nước đạt theo tiêu chuẩn nông thôn mới nâng cao Cải tạo, xây dựng hoàn thiện các hạng mục công trình dự án, lắp đặt máy móc phục vụ cho việc xử lý và cung cấp nước sạch.

Ngày đăng: 23-07-2024

158 lượt xem

MỤC LỤC

MỤC LỤC....................... i

MỞ ĐẦU...................... 1

1. Xuất xứ dự án.............................................. 1

1.1.      Thông tin chung về dự án................................................ 1

1.2.      Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư...................... 2

1.3.   Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh

, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án

với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật................... 2

2.   Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM............................. 3

2.1. Các văn bản pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về môi trường

liện quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM............. 3

2.2.   Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng........................................... 3

2.3.      Các tài liệu, dữ liệu chủ dự án tự tạo lập................................. 5

3.      Tổ chức thực hiện báo cáo ĐTM................................................... 5

4.      Phương pháp áp dụng trong quá trình thực hiện ĐTM......................... 12

4.1.   Các phương pháp ĐTM............................................ 12

4.2.   Các phương pháp khác..................................................... 13

5.         Tóm tắt nội dung chính của báo cáo ĐTM.............................. 14

5.1.   Thông tin về dự án......................................................................... 14

5.2.   Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường 14

5.2.1.  Giai đoạn lắp đặt máy móc, thiết bị và thi công, cải tạo các hạng mục, công trình của dự án         15

5.2.2.   Giai đoạn vận hành....................................... 15

5.3.   Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án           15

5.3.1.  Giai đoạn lắp đặt máy móc, thiết bị và thi công, cải tạo các hạng mục, công trình của dự án       15

5.3.2.   Giai đoạn vận hành.............................................. 16

5.4.   Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án..................... 17

5.4.1.  Giai đoạn lắp đặt máy móc, thiết bị và thi công, cải tạo các hạng mục, công trình của dự án:        17

5.4.2.   Giai đoạn vận hành...................................... 19

5.5.   Chương trình quản lý và giám sát môi trường của dự án........

5.5.1.  Giai đoạn lắp đặt máy móc, thiết bị và thi công, cải tạo các hạng mục, công trình của dự án        21

5.5.2.   Giai đoạn vận hành............................................. 21

CHƯƠNG 1. THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN................................... 22

1.1.      Thông tin chung về dự án................................ 22

1.1.1.     Tên dự án.......................................................... 22

1.1.2.   Chủ dự án................................................................. 22

1.1.3.     trí địa lý......................................................................... 22

1.1.4  .Hiện trạng khu đất thực hiện dự án................................... 24

1.1.5.   Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và các khu vực có yếu tố nhảy cảm về môi trường  25

1.1.6.   Mục tiêu, quy mô, công suất, công nghệ và loại hình dự án........................ 26

1.1.6.1.     Mục tiêu của dự án.................................................. 26

1.1.6.2.     Loại hình, quy mô, công suất và công nghệ của dự án..................... 26

1.2.   Các hạng mục công trình của dự án................................................. 26

1.2.1.   Quy hoạch sử dụng đất................................................................... 27

1.2.2.   Các hạng mục công trình dự án................................................... 28

1.2.2.1.   Hạng mục chính....................................................................... 28

1.2.2.2.   Hạng mục phụ trợ........................................................ 30

1.2.2.3.     Các công trình bảo vệ môi trường.................................... 32

1.3. Nguyên, nhiên, vật liệu, hoá chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án........... 34

1.3.1.   Nguyên, nhiên, vật liệu sử dụng của dự án........................................... 34

1.3.1.1.     Nguyên, nhiên, vật liệu sử dụng của dự án giai đoạn lắp đặt máy móc thiết bị và thi công, cải tạo các hạng mục, công trình... 34

1.3.1.2.   Nguyên, nhiên, vật liệu sử dụng trong giai đoạn vận hành...................... 35

1.3.2.   Nhu cầu sử dụng điện, nước, lao động của dự án..................................... 36

1.3.2.1.     Nhu cầu sử dụng điện, nước, lao động của dự án giai đoạn lắp đặt máy móc thiết bị và thi công, cải tạo các hạng mục, công trình.. 36

1.3.2.2.   Nhu cầu sử dụng điện, nước, lao động của dự án giai đoạn vận hành........... 36

1.4.   Công nghệ nuôi dưỡng, vận hành................................................ 37

1.4.1.   Công nghệ nuôi dưỡng................................................ 37

1.4.2.   Danh mục máy móc thiết bị....................................... 39

1.4.2.1. Giai đoạn lắp đặt máy móc thiết bị và thi công, cải tạo các hạng mục, công trình 39

1.4.2.2.     Giai đoạn hoạt động................................... 40

1.5.   Biện pháp, khối lượng thi công các hạng mục của dự án........................ 41

1.6.   Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án.................... 42

CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN. 43

2.1.   Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội........................................... 43

2.1.1.   Điều kiện tự nhiên.................................................. 43

2.1.1.1.  Địa hình....................................................................

2.1.1.2.   Địa chất.....................................................................

2.1.1.3.     Điều kiện khí hậu, khí tượng..................................... 46

2.1.1.4.     Nhiệt độ..................................................................... 46

2.1.1.5.     Lượng mưa..................................................................... 47

2.1.1.6.     Độ ẩm không khí............................................................. 48

2.1.1.7.     Số giờ nắng trong năm................................................... 49

2.1.1.8.     Chế độ gió................................................................... 49

2.1.2.   Điều kiện thủy văn.................................................................. 49

2.1.2.1.     Nước mặt............................................................................. 49

2.1.2.2.     Nước ngầm.................................................................... 50

2.1.3.   Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực dự án....................................... 51

2.1.3.1.     Điều kiện về kinh tế........................................................ 51

2.1.3.2.     Điều kiện về xã hội.......................................................... 52

2.2.   Hiện trạng chất lượng môi trường và đa dạng sinh học khu vực thực hiện dự án..... 53

2.2.1.   Hiện trạng các thành phần môi trường đất, nước, không khí........................ 53

2.2.1.1.     Môi trường không khí................................................................ 53

2.2.1.2.     Môi trường nước ngầm................................................................. 54

2.2.1.3.     Môi trường nước mặt................................................................. 55

2.2.1.4.     Môi trường đất.................................................................. 56

2.2.2.   Hiện trạng khả năng tiếp nhận của rạch Sông Thị Tính...................... 57

2.2.2.   Hiện trạng tài nguyên sinh vật....................................

2.3. Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện dự án      71

CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC

BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG.... 73

3.1.  Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn

lắp đặt máy móc thiết bị và thi công, cải tạo các hạng mục, công trình................. 73

3.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động.................................. 73

3.1.1.1.     Nguồn gây tác động................................................... 73

3.1.1.2.     Đánh giá dự báo tác động.................................. 77

3.1.1.3.     Đánh giá tác động của hoạt động lắp đặt máy móc, thiết bị và thi công, cải tạo các hạng mục, công trình... 80

3.1.1.4.     Tác động đến kinh tế, xã hội.................................................... 91

3.1.1.5.     Tác động do các rủi ro, sự cố................................................. 92

3.1.2.      Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện............ 93

3.1.2.1.     Các biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường không khí...... 93

3.1.2.2.     Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường đối với nước thải............ 93

3.1.2.3.     Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường đối với CTR.............. 94

3.1.2.4.     Giảm thiểu tác động không do chất thải.................................... 96

3.2.  Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành........ 98

3.2.1.   Đánh giá, dự báo các tác động..................................................... 98

3.2.1.1.     Nguồn gây tác động................................................................ 98

3.2.1.2.     Đánh giá dự báo tác động.......................................................... 99

3.2.1.3.     Các tác động không liên quan đến chất thải....................... 105

3.2.1.4.     Đánh giá, dự báo tác động gây nên bởi các rủi ro, sự cố của dự án......... 108

3.2.2.   Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện trong giai đoạn vận hành        109

3.2.2.1.     Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đối với bụi, khí thải............. 109

3.2.2.2.     Giảm thiểu ô nhiễm mùi hôi từ hoạt động nuôi dưỡng, phân loại heo thịt .

3.2.2.3.     Giảm thiểu tác động do khí thải của máy phát điện............................... 109

3.2.2.4.     Giảm thiểu ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông............................. 109

3.2.2.5.     Giảm thiểu tác động môi trường không khí từ các nguồn khác............... 110

3.2.2.6.     Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đối với nước thải.............. 110

3.2.2.7. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đối với các nguồn ô nhiễm không liên quan đến chất thải..... 118

3.2.2.8.     Các công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường........................... 118

3.3.  Phương án tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường........... 120

CHƯƠNG 4. PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG.................... 123

CHƯƠNG 5. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG.......... 124

5.1.  Chương trình quản lý môi trường của chủ dự án.................................... 124

5.2.  Chương trình giám sát môi trường.............................................. 129

5.2.1.  Giai đoạn lắp đặt máy móc, thiết bị và thi công, cải tạo các hạng mục, công trình của dự án...... 129

5.2.2.    Giai đoạn đi vào vận hành............................ 129

CHƯƠNG 6. KẾT QUẢ THAM VẤN...................... 129

6.1.  Quá trình tổ chức tham vấn cộng đồng....................

6.2.  Kết quả tham vấn cộng đồng.........................................

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ – CAM KẾT.............. 131

TÀI LIỆU THAM KHẢO        133

CHƯƠNG 1. THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN

1.1.Thông tin chung về dự án

1.1.1.Tên dự án

Dự án Đầu tư chuyển nguồn nước ngầm sang nước mặt trạm........''

1.1.2.Chủ dự án

- Tên chủ dự án: Trung tâm Đầu tư, khai thác thủy lợi và nước sạch nông thôn.

- Địa điểm thực hiện: .........., huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.

-  Điện thoại: ............

- Đại điện pháp luật: Ông ........... Chức vụ: Giám đốc

Trung tâm Đầu tư, khai thác nước sạch – vệ sinh môi trường nông thôn có quyết định thành lập trung tâm theo quyết định số 1438/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương cấp ngày 12 tháng 5 năm 2008. Đến năm 2015, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành quyết định số 3548/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2015 về việc sáp nhập Xí nghiệp Quản lý khai thác thủy lợi vào Trung tâm đầu tư khai thác nước sạch – vệ sinh môi trường nông thôn và đổi tên Trung tâm đầu tư khai thác nước sạch – vệ sinh môi trường nông thôn thành Trung tâm Đầu tư, khai thác thủy lợi và nước sạch nông thôn.

1. Tiến độ thực hiện dự án

Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: năm 2023 - 2024. Giai đoạn thực hiện đầu tư: năm 2024 – 2025

1.1.4.Vị trí địa lý

Dự án Đầu tư chuyển nguồn nước ngầm sang nước mặt .........được thực hiện tại..........., huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương với tổng diện tích sử dụng là 3112,3 m2 theo Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất số B0579738 cấp ngày 31/07/2014.Khu đất nằm cách Chợ Tân Long khoảng 1km, địa hình thuận lợi, gần khu dân cư, gần nguồn

Các hướng tiếp gíap từ khu đất dự án đến các vị trí lân cận cụ thể như sau:

  • Phía Bắc: giáp với nhà dân
  • Phía Nam: giáp đường bê tông, tiếp đến là khu tập thể nhà ở giáo viên
  • Phía Đông: giáp đất trống
  • Phía Tây: giáp với nhà dân

Hình 3. 1. Vị trí khu đất thực hiện dự án

Dự án được triển khai tại thửa đất số 702, tờ bản đồ số 22, xã Tân Long, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương. Khu đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo số B0579738 cấp ngày 31/07/2014, mục đích sử dụng đất là đất thủy lợi, thời hạn sử dụng là lâu dài, nguồn gốc sử dụng là nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất.

Hiện trạng dự án hiện nay đã xây dựng một số hạng mục công trình như nhà quản lí, nhà trạm bơm cấp II – nhà hóa chất, bể chứa nước sạch 200 m3 (1), cụm xử lý nước tthô 50m3/h, hồ lắng bùn, 08 giếng khoan hiện hữu, đài nước, trạm biến áp, bể chứa nước sạch 200 m3 (2), cụm xử lý nước thô 25m3/h. …. Ngoài ra, khu vực dự kiến xây hệ thống xử lý nước thải đã được san lấp đất và cùng một số hạng mục phụ trợ khác chưa lắp đặt máy móc, thiết bị.

Thực hiện dự án đầu tư “Đầu tư chuyển nguồn nước ngầm sang nước mặt......” chủ đầu tư sẽ lắp đặt máy móc, thiết bị cho các công trình phụ trợ và thi công, cải tạo các hạng mục, công trình của hệ thống xử lý nước thải. Hiện trạng xung quanh khu đất dự án tứ cận chủ yếu là nhà dân, gần khu vực đông dân cư, thuận lợi cho việc cấp nước từ trạm.

Hình 1. 2 Vị trí dự kiến xây dựng

1.1.6.Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và các khu vực có yếu tố nhảy cảm về môi trường

Khoảng cách từ dự án tới các đối tượng dân cư

  • Cách chợ Trừ Văn Thố khoảng 4 km về phía Tây Bắc
  • Cách UBND xã An Long khoảng 3 km về phía Đông Bắc
  • Cách Chợ Lai Uyên khoảng 4,5 km về phía Tây
  • Cách UBND xã Tân Long khoảng 200m về phía Đông Nam

Bên cạnh đó, trạm cấp nước còn nằm gần các tuyến đường chính như ĐT 750, ĐH 516, thuận lợi cho việc lắp đặt hệ thống dẫn nước đến cho nhà dân.

Hình 1. 3. Mối tương quan giữa dự án và các đối tượng KT-XH xung quanh

Các khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường

Dự án được thực hiện tại xã Tân Long, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương không nằm trong nội thành, nội thị của đô thị theo quy định của pháp luật về phân loại đô thị. Ngoài ra, trong khu đất dự án:

  • Không có các nguồn tài nguyên khoáng sản trong lòng đất có giá trị kinh tế cao.
  • Không có đền chùa cũng như các di tích lịch sử - văn hóa.
  • Không có quy hoạch khai thác khoáng sản trong lòng đất.
  • Không có các loài động thực vật quý hiếm.

Bên cạnh đó, dự án được đầu tư trong vùng tập trung dân cư thuận lợi cho việc cấp nước. Do đó hoàn toàn phù hợp và không có yếu tố nhạy cảm về môi trường.

1.1.6.Mục tiêu, quy mô, công suất, công nghệ và loại hình dự án

1.1.6.1.Mục tiêu của dự án

Dự án “Đầu tư chuyển đổi nguồn nước ngầm sang nước mặt trạm cấp nước tập trung ......” có các mục tiêu chính như sau:

Đầu tư chuyển nguồn ngầm sang nước mặt trạm cấp nước tập trung nông thôn ........ cung cấp nước sạch liên tục, ổn định và đạt quy chuẩn của Bộ Y tế cho người dân trên địa bàn xã An Long, xã Tân Long và 1 phần của xã Trừ Văn Thố nhằm phát huy năng lực thiết kế của trạm cấp nước; giảm thiểu các bệnh tật do nguồn nước gây ra, giúp người dân an tâm sản xuất và nâng cao đời sống của người dân. Tăng tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước sạch góp phần thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Mục tiêu lâu dài: Cung cấp cho 100% dân cư tập trung ở các xã với tiêu chuẩn cấp nước đạt theo tiêu chuẩn nông thôn mới nâng cao Cải tạo, xây dựng hoàn thiện các hạng mục công trình dự án, lắp đặt máy móc phục vụ cho việc xử lý và cung cấp nước sạch.

1.1.6.2.Loại hình, quy mô, công suất và công nghệ của dự án

Loại hình dự án: Cải tạo, nâng công suất

Công suất của dự án:

Bảng 1. 2 Sản phẩm và công suất của dự án

Stt

Sản phẩm

Đơn vị

Công suất

Hiện tại

Mở rộng

1

Nước sạch

m3/ngày.đêm

1.350

4.000

- Công nghệ của dự án: Nước thô bơm từ kênh Phước Hòa à Công trình thu + Trạm bơm cấp 1 à tuyến ống dẫn nước thô về trạm à thiết bị trộn tĩnh; tháp trộn thủy lực à bể tiếp nhận và phân chia lưu lượng + bể phản ứng + bể lắng lamella à bể lọc nhanh (aquazuv) 1 lớp vật liệu à bể chứa nước sạch à trạm bơm cấp 2, bơm rửa lọc à mạng lưới ống cấp nước cho sinh hoạt.

1.2.Các hạng mục công trình của dự án

1.2.1.Quy hoạch sử dụng đất

  • Tổng diện tích đất của dự án là: 3112,3 m2.
  • Ngoài ra, dự án còn xây dựng thêm 01 trạm bơm cấp 1 ở tại vị trí hành lang kênh PH-DT. Và lắp đặt thêm tuyến đường ống dẫn nước thô để dẫn nước về trạm xử lí khoảng cách là 3,2 km.

Bảng 1. 3. Cơ cấu sử dụng đất của dự án

STT

Hạng mục

Diện tích (m2)

Tỷ lệ (%)

 

1

Công trình thu – trạm bơm cấp I (xây dựng trên hành lang kênh PH-DT)

19,6

 

Tuyến dẫn nước thô về trạm

3,2 km

 

2

Trạm xử lý nước – cấp nước sạch

3112,3

 

Tổng

 

100,00

Nguồn: Trung tâm Đầu tư khai thác thủy lợi và nước sạch nông thôn, 2023

Cụ thể diện tích các hạng mục công trình như sau:

Bảng 1. 4. Diện tích các hạng mục xây dựng của dự án

 

STT

 

Tên hạng mục công trình

Diện tích mặt bằng Dự án (m2)

Tỷ lệ (%)

 

Ghi chú

A

Công trình hiện hữu

 

 

 

 

1

 

Nhà quản lý

 

80,0

 

2,6%

bao gồm phòng làm việc, nhà bếp,

nhà vệ sinh

2

Bể chứa nước sạch 200m3 (1)

77,4

2,5%

 

3

Cụm xử lý 50 m3/h

57,1

1,8%

 

4

Hồ lắng bùn

40,0

1,3%

 

5

Giếng hiện hữu

2,7

0,1%

 

6

Đài nước 50 m3

33,9

1,1%

 

7

Trạm biến áp hiện hữu

0,3

0,0%

 

8

Nhà đặt máy phát điện dự phòng

7,6

0,2%

 

9

Bể chứa nước sạch 200m3 (2)

84,6

2,7%

 

10

Cụm xử lý 25m3/h

40,3

1,3%

 

 

11

 

Nhà chứa hóa chất

 

60,0

 

1,9%

cải tạo từ trạm

bơm cấp II và nhà hóa chất

12

Sân bãi, đường nội bộ

1.699,6

54.6%

 

13

Cây xanh

622

20,0%

 

B

Công trình xây mới

 

 

 

14

Cụm xử lý 4000 m3/ngày

136,4

4,4%

đất trống

15

Trạm bơm cấp 2 + rửa lọc

32,0

1,0%

đất trống

16

Hồ lắng bùn

91,2

2,9%

đất trống

17

Bể nén bùn

15,2

0,5%

đất trống

18

Nhà ép bùn

22,0

0,7%

đất trống

C

Công trình bảo vệ môi trường

 

 

 

19

Hệ thống xử lý nước thải

2

0.064%

đất trống

20

Nhà chứa CTRCNTT

6

0.19%

đất trống

21

Nhà chứa CTNH

2

0.064%

đất trống

 

Tổng

3.112,3

100,0%

 

Theo bảng trên, diện tích cây xanh chiếm khoảng 20% trên tổng diện tích của toàn dự án, đảm bảo đáp ứng theo yêu cầu của QCXDVN 01:2021/BXD.

1.2.2.Các hạng mục công trình dự án

  1. Hạng mục công trình chính

a.Giếng và trạm bơm giếng (hiện hữu)

Giếng khoan: 01 giếng trong phạm vi khuôn viên trạm, 07 giếng bên ngoài khuôn viên, công suất mỗi giếng là 12,5 m3/h. cấu trúc giếng: ống chống có đường kính Ø 220mm, dài 22,8m; ống lọc đường kính Ø 220mm dài 9,6m; ống lắng đường kính Ø 220 dài 15,6m.

Bơm giếng: sử dụng bơm chìm với các thông số kỹ thuật sau: Q=12,5 m3/h – H = 60m. Vận hành của bơm giếng thông qua các tủ điện điều khiển đặt trong nhà bơm cấp 2.

Trạm bơm giếng: tại mỗi giếng xây dựng hố ga bảo vệ; các hộp ga xây dựng bằng gạch thẻ có nắp bảo vệ bắng BTCT. Diện tích mỗi hộp ga 2,2m x 1,8m. Tuyến ống nước thô: sử dụng ống uPVC: ống uPVC Ø 80mm dài 431m; ống uPVC Ø 150 dài 288m, bố trí ven đường giao thông.

b.Cụm xử lý nước thô (hiện hữu)

- Cụm xử lý: tất cả các thiết bị trong cụm xử lý được bố trí trên nền BTCT.

+ Trụ oxy hóa: bằng théo không rỉ SUS 304; đường kính thùng d=0,6m, chiều cao thùng h = 2,5m; số lượng thùng n = 3.

+ Thùng tiếp xúc oxy hóa khử sắt: bằng thép không rỉ SUS 304; đường kính bể d = 1,6m, chiều cao thùng h = 3,4m; số lượng thùng n=3.

+ Bể lọc: bằng thép không rỉ SUS 304; đường kính bể d = 2,0m, chiều cao thùng h = 3,4m; số lượng thùng n=6.

  • Bể chứa nước sạch: dung tích W = 200 m3, bằng BTCT có kích thước phần chứa nước DxRxH = 8,8m x 8,8m x 2,6m. Bể xây dạng nửa nổi nửa chìm, phần dưới đất sâu 1,25m.

Trạm bơm cấp 2 kết hợp nhà hóa chất: kết cấu khung chịu lực, mái BTCT, tường xây gạch, quét sơn nước trong và ngoài.

Trạm bơm II: Sử dụng bơm trục đứng Q = 38 m3/h, H=31m. Lắp 4 bơm, bơm được bố trí trong gian nhà trạm bơm II. Gian hóa chất bố trí trong 1 gian bao gồm thùng chứa dung dịch xút, bơm định lượng và thiết bị khử trùng.

Hóa chất nâng pH: hệ thống định lượng hóa chất gồm -2 thùng phân phối dung dịch xút có dung tích 500 lít, bằng thép inox; 1 thùng dự trữ hóa chất có dung tích 2m3 bằng nhựa; 02 bơm định lượng hóa chất có chiều dài điều chỉnh 0-60 lít/h.

Thiết bị khử trùng: sử dụng Clo bột, chứa trong 02 bồn nhựa có dung tích 500 lít, định lượng Clo bằng bơm định lượng.

Nhà quản lý: diện tích 80m2, gồm phòng làm việc, phòng nghỉ và phòng bếp có kết hợp phòng vệ sinh. Nhà kết cấu khung chịu lực, mái BTCT, tường xây gạch, quét sơn nước trong và ngoài.

Đài nước: bằng BTCT có dung tích W=50m3, cao 25,28m

c.Tuyến ống nước sạch (hiện hữu)

Tuyến ống nước sạch được bố trí 02 bên ven đường trực chính qua xã Tân Long kết hợp số tuyến ống phân phối và các đường nhánh. Khối lượng tuyến ống nước sạch bao gồm: ống uPVC Ø200mm: 55m; ống uPVC Ø150mm: 5.354,5m; ống uPVC Ø100mm: 8.467,0m; ống uPVC Ø50mm: 10.313,0m.

d.Công trình thu – trạm bơm I (xây dựng mới)

  • Vị trí công trình thu – trạm bơm I được xây dựng trên khu đất nông trường cao su nằm cạnh kênh dẫn Phước Hòa – Dầu Tiếng.
  • Công trình thu được thiết kế bằng 02 ống inox D200 đặt ngoài kênh có lưới chắn rác.
  • Trạm bơm cấp I: bơm nước thô từ kênh dẫn Phước Hòa – Dẩu Tiếng về trạm cấp nước TTNT xã Tân long, được thiết kế lắp đặt loại bơm ly tâm trục ngang để thuận tiện trong việc bảo trì, sửa chữa. Trạm bơm được thiết kế theo kiểu nhà tiền chế kích thước L×B =5,6×3,5m;
  • Trạm bơm được lắp đặt gồm 02 bơm ly tâm trục ngang có thông số kỹ thuật: Q=90 m3/h; H=40m, 01 máy bơm hút chân không có thông số kỹ thuật: Q=400 l/p ngoài ra còn có các thiết bị, công trình phụ trợ phục vụ cho việc vận hành trạm bơm như: hệ thống tủ điện, đường ống kỹ thuật v.v
  • Tuyến ống nước thô từ trạm bơm cấp 1 về nhà máy xử lý khoảng 3.214m, lựa chọn ống HDPE OD250, PN10, đảm bảo lưu lượng chuyển tải cho nhà máy với công suất 4.000 m3/ngày.

e.Cụm xử lý (xây dựng mới)

Cụm xử lý được thiết kế cho công suất 4.000 m3/ngày. Kích thước xây dựng cụm xử lý: L×B×H=15,05m×8,8m×5,5m gồm:

  • Ngăn tiếp nhận và phân phối, kích thước: L×B=1,5m×1,2m
  • 02 ngăn phản ứng sơ cấp, kích thước mỗi ngăn: L×B=2,15m×1,2m
  • 02 ngăn phản ứng thứ cấp, kích thước mỗi ngăn: L×B=3m×1,2m
  • 02 ngăn bể lắng, kích thước mỗi ngăn: L×B=5,5m×3,0m
  • 02 ngăn bể lọc, kích thước mỗi ngăn: L×B=4,0m×3,0m

Cụm xử lý lắp đặt các thiết bị hỗ trợ cho quá trình xử lý như: thiết bị trộn tĩnh, tháp trộn thủy lực HL01, hệ lắng lament tải trọng cao. Bể lọc được thiết kế sử dụng vật liệu lọc là cát thạch anh dày 1,25m, lớp sỏi đỡ dày 0,2m và các chụp lọc có khe phân phối gió nước để quá trình rửa lọc được nhanh, ít tốn nước rửa.

f.Nhà trạm bơm cấp II (xây dựng mới)

Xây dựng mới 01 nhà trạm bơm cấp II với diện tích 32m2. Trạm bơm thay thế chuyển đổi các bơm ly tâm trục đứng sang bơm ly tâm trục ngang:

  • 02 bơm cấp 2 ly tâm trục ngang, công suất mỗi bơm Q=120m3/h; H=40m;
  • 01 bơm cấp nước rửa lọc, công suất Q=315m3/h; H=6m;
  • 01 bơm cấp gió rửa lọc, công suất Q=12 m3/phút; H=6m.

g. Cụm thiết bị xử lý nước thải (xây dựng mới)

Vì số lượng công nhân viên làm việc trong trạm tối đa là 4 người, lưu lượng nước thải phát sinh khoảng 0,5 m3/ngày. Nên trạm sẽ lắp đặt thiết bị xử lý hợp khối được thiết kế sẵn cho việc xử lí nước thải sinh hoạt để tiết kiệm chi phí và thời gian xây dựng. Nước thải sinh hoạt phát sinh, được xử lý theo quy trình sau:

Nước thải sinh hoạt phát sinh trong nhà máy từ quá trình sinh hoạt của cán bộ công nhân viên trong nhà máy với khối lượng khoảng 0,5m3/ngày. Lượng nước thải này toàn bộ được thu gom và dẫn về Cụm TB XLNT sinh hoạt được lắp đặt mới. Đối với nguồn nước từ bồn cầu được đưa về bể tự hoại (hiện hữu) để xử lý sơ bộ sau đó dẫn về Cụm TB XLNT.

Tại Cụm TB XLNT nước thải được xử lý bằng công nghệ sinh học kết hợp lắng lọc đạt tiêu chuẩn quy định sau đó thải ra hệ thống thoát nước trong nhà máy. Nước thải sinh hoạt (sau xử lý) cùng với nước mưa sau đó thoát ra hệ thống thoát nước bên ngoài trên tỉnh lộ DT750.

h.Nhà hóa chất (xây dựng mới)

Nhà hóa chất được cải tạo từ nhà trạm bơm cấp II – nhà hóa chất hiện hữu. Nhà hóa chất được thiết kế lắp đặt các thiết bị, công nghệ chính sau:

  • 02 bồn pha dung tích mỗi bồn 1 m3, máy khuấy và 02 bơm định lượng PAC
  • 02 bồn pha dung tích mỗi bồn 1 m3, máy khuấy và 02 bơm định lượng Soda
  • 02 bồn pha dung tích mỗi bồn 1 m3, máy khuấy và 04 bơm định lượng Clo.

1.2.2.2.Hạng mục phụ trợ

  1. Hệ thống cấp nước

-     Hiện tại, nhà máy sử dụng nước cấp tại trạm, trung bình khoảng 0,5 m3/ngày.

b.Đường ống thoát nước

Lắp đặt mới đường ống thoát nước từ nhà máy ra mạng lưới thoát nước trên tỉnh lộ ĐT750, bao gồm các nội dung sau:

  • Chiều dài tuyến thoát: 103m
  • Ống thoát nước uPVC D400mm, độ dốc i=0,005
  • Đoạn ống qua tỉnh lộ ĐT750 sử dụng biện pháp khoan ngầm, lắp đặt ống lồng HDPE D560mm gân xoắn dài 8m, chiều sâu khoan tính từ mép nhựa đến đỉnh ống lồng tối thiểu là 1,0m.

c.Đường ống kỹ thuật cấp – thoát nước, sân đường nội bộ

Hệ thống đường ống kỹ thuật kết nối các hạng mục công trình:

  • Ống chôn dưới đất sử dụng ống thép
  • Ống nổi trên mặt đất sử dụng ống thép
  • Ống dẫn hóa chất sử dụng ống uPVC
  • Ống thoát nước sử dụng ống uPVC
  • Lắp đặt và cải tạo, sửa chữa đường ống kỹ thuật, hệ thống thoát nước và sân đường nội bộ.

d.Hệ thống cung cấp điện

Mạng lưới điện quốc gia: Nguồn điện cấp cho Trạm là tuyến đường dây trung thế 22KV do Công ty điện lực Bình Dương – Chi nhánh huyện Bàu Bàng cung cấp đến hàng rào. Trạm theo hướng từ đường chính đi vào trạm. mục đích sử dụng như: chiếu sáng, cung cấp điện để hoạt động máy móc, thiêt bị.

Bên cạnh đó, để đảm bảo nguồn điện cho trạm bơm cấp I hoạt động, cần lắp đặt trạm biến áp với công suất như sau:

  • Lắp đặt 01 trạm biến áp công suất 75kVA cho 02 máy bơm ly tâm trục ngang và máy bơm hút chân không.
  • Đường dây trung thế cách vị trí đặt trạm bơm cấp I khoảng 200m.
  • Lắp đặt tủ điện điều khiển cho hệ thống bơm cấp I.
  • Lắp đặt điện động lực, điều khiển và chiếu sáng khuôn viên trạm bơm cấp I.
  • Vị trí lắp trạm phía sau nhà trạm bơm cấp I. Vị trí xem bản vẽ chi tiết.
  • Lắp đặt 01 máy phát điện công suất 25KVA 3 phase.

e.Hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc

Trạm cấp nước nằm gần chợ Tân Long và đường ĐT 750, thuận lợi cho việc di chuyển và quản lí các tuyến dẫn nước đến nhà dân. Nhằm đáp ứng mục đích thông tin nhanh nhất, trạm cũng sẽ được trang bị các thiết bị như: điện thoại, máy tính có kết nối internet.

f.Một số công trình phụ trợ khác được cải tạo:

  • Cổng tường rào: xung quanh trạm xử lý nước xây dựng hàng rào bảo vệ. Hàng rào có kết cấu trụ BTCT, tường xây gạch, ống dày Ø100mm, cao 1,9m, phía trên lắp khung thép căng lưới B40.
  • Ống thoát nước thải: bằng ống PVC Ø100-300mm. Nước thải sẽ được tập trung về hồ chứa nước thải thông qua các hố ga xây bằng gạch (kích thước).
  • Đường nội bộ: kết cấu BTCT
  • Hồ chứa nước thải: kết cấu thành hồ xây bằng đá hộc, kích thước 10m x 4m x 2m.

g.Cây xanh

Tại khu đất dự án, ngoài các khu vực bố trí xây dựng công trình thì chủ đầu tư vẫn giữ lại một số mảng cây xanh nhằm kiểm soát khí thải và tạo cảnh quan cho toàn bộ khu vực dự án. Diện tích mảng cây xanh tại dự án là 622 m2 chiểm tỷ lệ 20% tổng diện tích đất xây dựng, tuân thủ đúng theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng QCXDVN 01:2021/BXD tối thiểu >20%.

1.2.2.3.Các công trình bảo vệ môi trường

Công trình xử lý nước thải

Mạng lưới thu gom, thoát nước thải, thoát nước mưa của dự án

Hệ thống thoát nước mưa trong dự án

Hệ thống thu gom nước mưa và nước thải trong khuôn viên trạm được xây dựng tách riêng thành hai hệ thống riêng biệt. Nước mưa từ mái nhà được thu gom bằng máng xối (kích thước dài x rộng=76,6m x 0,6m), dẫn bằng các ống nhựa uPVC Ø100mm và nước mưa cháy tràn trong khuôn viên dự án được thu gom về hệ thống hố ga BTCT có nắp đậy (kích thước dài x rộng = 0,5m x 0,5m) à dẫn bằng ống PVC Ø300mm về hố ga (kích thước dài x rộng x cao = 0,8m x 0,8m x 1m) phía trước bên góc phải cổng trạm à sau đó dẫn bằng ống PVC Ø400mm dọc theo đường bê tông ra đường ĐT 750, chiều dài khoảng 103m à cống thoát nước chung trên đường ĐT 750, kích thước B800mm x H1100mm, chiều dài 3km à suối ông Trinh à suối Ông Bằng à sông Bé.

Hệ thống thoát nước thải trong dự án

Hệ thống thu gom nước mưa và nước thải trong khuôn viên trạm được xây dựng tách riêng thành hai hệ thống riêng biệt.

Toàn bộ nước thải sinh hoạt, nấu ăn của công nhân à hệ thống ống dẫn uPVC Ø49mmà Bể tự hoại 3 ngăn à hệ thống ống dẫn uPVC Ø49mm à Cụm thiết bị XLNT, xử lý đạt cột A, QCVN 14:2008/BTNMT à ống dẫn PVC Ø90mm, chiều dài 120m à đấu nối vào hệ thống thoát nước trên đường ĐT 750, kích thước B800mm x H1100mm, chiều dài 3km à suối ông Trinh à suối Ông Bằng à sông Bé.

Ngoài ra, còn phát sinh nước thải bởi hoạt động vệ sinh bể lọc. Nước rửa bể lọc à mương (L23,8m x B0,65m x H0,8m) thoát nước từ bể lọc, bể lắng lamella à dẫn bằng ống PVC Ø400mm về hồ lắng bùn à nước được tuần hoàn về bể tiếp nhận tiếp tục xử lý thành nước sạch.

Công trình xử lý nước thải của dự án

Hệ thống xử lý nước thải tại trạm được xây dựng trên diện tích 02m2, nước thải chủ yếu phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân viên. Do trạm cấp nước hoạt động chủ yếu bằng vận hành máy móc, thiết bị, nên khi chuyển nguồn từ khai thác nước ngầm sang nước mặt, thay đổi công suất cũng không làm thay đổi số lượng công nhân viên làm việc tại trạm. Khi dự án đi vào hoạt động thì số lượng nhân viên tối đa là 4 người, lượng nước thải phát sinh khoảng 0,5 m3/ngày. Vì vậy, trạm sẽ lắp đặt 01 hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt công suất 1m3/ngày.đêm để thu gom và xử lý toàn bộ nước thải sinh hoạt của nhà máy. Nước thải sau xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT, cột A (kq = 1; kf = 1,2) à ống dẫn PVC Ø90mm, chiều dài 120m à đấu nối vào hệ thống thoát nước trên đường ĐT 750, kích thước B800mm x H1100mm, chiều dài 3km à suối ông Trinh à suối Ông Bằng à sông Bé.

b.Công trình lưu giữ CTR và CTNH:

Kho lưu chứa chất thải rắn công nghiệp thông thường

Nhà máy đã bố trí kho lưu chứa chất thải rắn công nghiệp thông thường với diện tích 6 m2 (dài x rộng = 2m x 3m), có biển cảnh báo, có mái che, nền lát gạch ceramic chống thấm, vách xây gạch, có ổ khóa riêng.

Kho lưu chứa chất thải nguy hại

Nhà máy đã bố trí kho lưu chứa chất thải nguy hại với diện tích 2m2 (dài x rộng = 2m x 1m). Kho chứa chất thải rắn nguy hại được phân loại, dán nhãn, dán biển cảnh báo, xây dựng có mái che, nền lát gạch ceramic chống thấm, có rãnh thu gom và hố thu gom, vách xây gạch, trang bị sẵn thiết bị PCCC và có ổ khóa riêng.

c.Công trình phòng cháy chữa cháy

Có các bảng nội quy PCCC, biển cấm lửa và bố trí, lắp đặt, bảo quản và kiểm tra các phương tiện phòng cháy chữa cháy: họng cứu hỏa, vòi cứu hỏa, bình cứu hỏa...

Giải pháp cấp điện chống cháy cho hệ thống báo cháy tự động, điều khiển bơm chữa cháy, điều khiển quạt hút gió và hệ thống hút khói cơ học được lắp đạt và kết nối tín hiệu chuyển về trung tâm điều khiển chữa cháy.

Đảm bảo khi có sự cố cháy nổ xảy ra đủ năng lực để kịp thời ứng cứu sự cố, đảm bảo an toàn cho vật chất, con người và ĐTM môi trường xung quanh.

Dùng hệ bơm và mạng đường ống cứu hỏa có đường kính DN100. Bố trí các trụ cứu hỏa có DN100 ở những nơi thuận tiện thao tác khi có cháy.

Trong các công trình đơn vị được thiết kế các hệ thống phòng chống cháy nổ khẩn cấp bằng nước và khí, bao gồm:

  • Hệ thống báo cháy nhiệt, cháy khói, đèn báo xả khí, nút ấn xả khí, chuông báo cháy....
  • Các loại bình chứa khí chữa cháy: Bình chứa N2 loại 80 l, bình xe đẩy chữa cháy CO2, bình chữa cháy bằng tay CO2.
  • Lắp đặt hệ thống chữa cháy bằng nước là các hộp cứu hỏa có vòi phun trong phạm vi đường kính khoảng 20 m với lưu lượng một vòi phun là 2,5 l/s.

Trong các công trình đơn vị thiết kế các hệ thống phòng chống cháy nổ khẩn cấp bằng nước và khí theo tiêu chuẩn quy định.

Hệ thống PCCC của dự án đảm bảo thiết kế theo tiêu chuẩn:

+ TCVN 3254 – 1989 An toàn cháy

+ TCVN 2622-1995 Phòng cháy chữa cháy cho nhà và công trình

+ TCVN 5760-1993 Hệ thống cấp nước chữa cháy.

+ TCVN 5739 – 1993 Thiết bị chữa cháy đầu nối

+ TCVN 7336 – 2003 Phòng cháy chữa cháy – hệ thống spinkler tự động

+ QCVN 06:2010/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình.

1.3.Nguyên, nhiên, vật liệu, hoá chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án

1.3.1.Nguyên, nhiên, vật liệu sử dụng của dự án

1.3.1.1.Nguyên, nhiên, vật liệu sử dụng của dự án giai đoạn lắp đặt máy móc thiết bị và thi công, cải tạo các hạng mục, công trình

Nguồn nguyên liệu phục vụ giai đoạn lắp đặt máy móc thiết bị và thi công, cải tạo các hạng mục, công trình của Dự án được Đơn vị xây dựng do Chủ đầu tư ký hợp đồng trực tiếp liên hệ với các nhà cung cấp, chủ đầu tư ưu tiên lựa chọn các nhà cung cấp tại địa phương để giảm thiểu các tác động gây ra do quá trình vận chuyển nguyên vật liệu.

Nguồn cung cấp nguyên vật liệu trong địa bàn tỉnh Bình Dương, khoảng cách đến khu vực dự án từ 5 – 10 km. Phương thức vận chuyển là sử dụng xe tải, tải trọng 10-16 tấn. Cụ thể các loại vật liệu được trình bày trong bảng sau:

Bảng 1. 5. Danh mục nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình thi công, cải tạo các hạng mục, công trình

STT

Nguyên vật liệu

Đơn vị

Khối lượng

1

Cát

tấn

1,2

2

Sắt, thép

tấn

7,8

3

Bê tông

tấn

8

4

Gạch

tấn

5

5

Đá

tấn

2,7

6

Xi măng các loại

tấn

4

7

Sơn

tấn

0,17

8

Que hàn

tấn

0,14

9

Tôn

tấn

2,6

Tổng

Tấn

31,61

Quãng đường vận chuyển nguyên vật liệu thi công, xây dựng tối đa trong vòng bán kính 20km xung quanh dự án.

1.3.1.2.Nguyên, nhiên, vật liệu sử dụng trong giai đoạn vận hành

Nguyên liệu chính vận hành trạm cấp nước sạch là nguồn nước từ kênh dẫn nước PH-DT, sau khi xử lý đạt chuẩn QCVN 01-1:2018/BYT sẽ cấp nước cho người dân sử dụng.

Ngoài ra, quá trình xử lí nước cũng sử dụng các loại hóa chất như:

 

Stt

Nguyên vật liệu, hóa chất

Đơn vị/ năm

Số lượng

Công đoạn sử dụng

Định mức tiêu thụ

Hiện tại

Mở rộng

1

Xút (NaOH)

Tấn/năm

5

14,6

Tạo bông cặn

0,01kg/m3

2

PAC

Tấn/năm

12,3

36,5

Tạo bông cặn

0,025kg/m3

3

Clo

Tấn/năm

1

2,92

Xử lý sơ bộ

0,003kg/m3

4

Clo

Tấn/năm

1,5

4,38

Khử trùng

0,002kg/m3

Tổng

 

19,8

58,4

 

 

Nguồn: Trung tâm Đầu tư, khai thác thủy lợi và nước sạch nông thôn, 2024

Ghi chú: Trường hợp có nhiều nhóm sản phẩm đặc thù thì thống kê nguyên phụ liệu tương ứng theo từng nhóm

- Thể tích, vật liệu thùng chứa hóa chất:

+ Xút (NaOH): 02 bồn nhựa 01m3/bồn.

+ PAC: 02 bồn nhựa 01m3/bồn.

+ Clo: 02 bồn nhựa 01m3/bồn.

- Hóa chất phòng thí nghiệm: cho giai đoạn hiện hữu và nâng công suất (thống kê bảng riêng)

Bên cạnh đó, để bảo trì máy móc thiết bị, trạm cũng có sử dụng một số loại dầu nhớt, dầu DO, dầu bôi trơn,... để phục vụ cho các hoạt động bảo trì như sau:

Bảng 1. 6 Nhiên liệu sử dụng tại dự án

STT

Tên nhiên liệu

Đơn vị tính

Khối lượng

1

Dầu DO

Lít/năm

2.000

2

Nhớt

Lít/năm

100

Nguồn: Trung tâm Đầu tư, khai thác thủy lợi và nước sạch nông thôn

Yêu cầu các vật tư, thiết bị mới nhất tính đến thời điểm lắp đặt, chất lượng tốt, có bảo hành và có xuất xứ từ các nước phát triển.

Yêu cầu kỹ thuật cụ thể của các thiết bị, vật tư chính được trình bày trong tập Thuyết minh Thiết kế kỹ thuật thi công.

1.3.2.Nhu cầu sử dụng điện, nước, lao động của dự án

1.3.2.1.Nhu cầu sử dụng điện, nước, lao động của dự án giai đoạn lắp đặt máy móc thiết bị và thi công, cải tạo các hạng mục, công trình

b. Nhu cầu sử dụng điện

Nguồn điện được chủ đầu tư sử dụng cho khu vực Dự án là lưới điện hạ thế khu vực xã Tân Long, huyện Phú Giáo đi dọc theo đường ĐT 750, đấu nối vào khu đất dự án do Công ty Điện lực Bình Dương – chi nhánh Bàu Bàng cung cấp.

  • Điện nguồn: lắp đặt 1 trạm biến áp 3 pha có dung lượng 75 KVA và đường dây nguồn cung cấp điện cho khu xử lý và các trạm bơm giếng.
  • Điện động lực và điều khiển: các tủ điện điều khiển điện chiếu sáng, bơm giếng, bơm cấp 2, bơm hóa chất. tuyến cáp động lực và điều khiển bơm giếng xây dựng ngầm song song với tuyến ống nước thô.
  • Điện chiếu sáng: lắp đặt các trụ đèn điện cao áp chiếu sáng trong khu xử lý.

c. Nhu cầu sử dụng lao động và nước

Nhân công dự kiến trong giai đoạn lắp đặt máy móc thiết bị và thi công, cải tạo các hạng mục, công trình tập trung cao điểm khoảng 20 người. Đơn vị thi công sẽ bố trí lán trại cho công nhân nghỉ ngơi trong giờ làm việc, hết giờ làm việc công nhân sẽ về nhà hoặc nhà trọ. Dự án ưu tiên sử dụng lao động tại địa phương.

Nước cấp sinh hoạt của công nhân: 2 m3/ngày (Theo TCVN 13606:2023, lấy định mức 120 lít/người/ngày)

Nước cấp cho hoạt động xây dựng tối đa: 5 m3/ngày.

1.3.2.2.Nhu cầu sử dụng điện, nước, lao động của dự án giai đoạn vận hành

a. Nhu cầu sử dụng điện

Tương tự giai đoạn vận hành nguồn điện được chủ đầu tư sử dụng cho khu vực Dự án là lưới điện hạ thế xã Tân Long, huyện Phú Giáo đi dọc theo đường ĐT750, đấu nối vào khu dự án do Công ty Điện lực Bình Dương – chi nhánh Bàu Bàng cung cấp.

b.Nhu cầu sử dụng lao động, nước

Trong giai đoạn vận hành, cũng không thay đổi số lượng công nhân viên, chỉ thay đổi công nghệ xử lý nước thô. Do đó, nhu cầu sử dụng lao động và nhu cầu sử dụng nước của trạm vẫn không thay đổi.

>>> XEM THÊM: Báo cáo thuyết minh ứng dụng chắn sóng biển - Khối Tetrapod

HOTLINE - 0903 649 782

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE

HOTLINE:
0903 649 782

 nguyenthanhmp156@gmail.com