Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng dự án cảng cạn

Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng dự án cảng cạn. Theo quy hoạch phát triển các Khu công nghiệp (KCN), Cụm công nghiệp (CCN), Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh thì nhu cầu hàng hóa phục vụ cho hoạt động của các khu vực trên là rất lớn, như vậy phải cần thiết đầu tư xây dựng cảng cạn để đáp ứng nhu cầu chung.

Ngày đăng: 13-12-2024

27 lượt xem

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

DỰ ÁN: CẢNG CẠN MỘC BÀI

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY CỔ PHẦN ...... - TÂY NINH

ĐỊA ĐIỂM: XÃ LỢI THUẬN, HUYỆN BẾN CẦU, TỈNH TÂY NINH

PHẦN I: THUYẾT MINH BÁO CÁO

---------- & ----------

CHƯƠNG I.  

SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ VÀ MỤC TIÊU ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

I.1. Các căn cứ pháp lý

I.1.1. Văn bản Luật 

- Văn bản hợp nhất số 02/VBHN-VPQH ngày 15/7/2020 của Văn phòng Quốc hội về Luật Xây dựng;

- Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17/6/2020;

- Luật Đầu tư công số 39/2019/QH ngày 13/06/2019 của Quốc hội;

- Luật đấu thầu số 43/2013/QH ngày 26/11/2013;

- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013;

- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/10/2020;

- Văn bản hợp nhất số 17/VBHN-VPQH ngày 13/12/2013 của Văn phòng Quốc hội về Luật phòng cháy và chữa cháy.

I.1.2. Nghị định của Chính phủ 

- Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

- Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

- Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;

- Nghị định số 38/2017/NĐ-CP ngày 14/12/2017 của Chính phủ về Đầu tư xây dựng, quản lý khai thác cảng cạn;

- Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật đầu tư;

- Nghị định số 34/2014/NĐ-CP ngày 29/4/2014 của Chính phủ ban hành quy chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21/11/2014 của Chính phủ quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền;

- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng cháy và chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy;  

- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải.

I.1.3. Thông tư của các Bộ và các văn bản liên quan

- Thông tư số 10/2021/TT-BXD ngày 25/8/2021 của Bộ Xây dựng quy định về hướng dẫn một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/1/2021 và Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ;

- Thông tư số 06/2021/TT-BXD ngày 30/6/2021 của Bộ Xây dựng quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng;

- Thông tư 11/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 của Bộ xây dựng về hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

  • Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;
  • Thông tư số 39/2015/TT-BCT ngày 18/11/2015 của Bộ Công thương về Quy định hệ thống điện phân phối;
  • Thông tư số 149/2020/TT-BCA ngày 31/12/2020 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều chỉnh và biện pháp thi hành Luật phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy;
  • Thông tư số 25/2016/TT-BCT ngày 30/11/2016 của Bộ Công thương về Quy định hệ thống truyền tải điện; Thông tư số 30/2019/TT-BCT ngày 18/11/2019 về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 25/2016/TT-BCT ngày 30/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Công thương Quy định hệ thống điện truyền tải và Thông tư số 39/2015/TT-BCT ngày 18/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Công thương quy định hệ thống điện phân phối; Thông tư số 39/2022/TT-BCT ngày 30/12/2022 về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 25/2016/TT-BCT ngày 30/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Công thương quy định hệ thống điện truyền tải, Thông tư số 39/2015/TT-BCT ngày 18/11/2015 của Bộ trưởng  Bộ Công thương quy định hệ thống điện phân phối và Thông tư số 30/2019/TT-BCT ngày 18/11/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 25/2016/TT-BCT ngày 30/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Công thương quy định về hệ thống điện truyền tải và Thông tư 39/2015/TT-BCT ngày 18/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Công thương quy định hệ thống điện phân phối;
  • Quyết định số 2072/QĐ-TTg ngày 22/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng cạn Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
  • Quyết định số 1201/QĐ-BGTVT ngày 11/06/2018 của Bộ giao thông Vận Tải về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển hệ thống cảng cạn Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

I.1.4. Căn cứ pháp lý riêng của dự án

Giấy chứng nhận đầu tư - Mã số dự án ...... ngày 12/5/2023 v/v Công ty cổ phần ... - Tây Ninh đăng ký thực hiện dự án đầu tư Cảng cạn Mộc Bài;

- Quyết định số 1122/QĐ-UBND ngày 24/5/2021 của Ủy ban nhân tỉnh Tây Ninh về việc phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 dự án đầu tư xây dựng Cảng cạn Mộc Bài tại Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài tỉnh Tây Ninh;

- Văn bản số 3356/CHHVN-KHĐT ngày 16/9/2020 của Cục Hàng hải Việt Nam về việc thỏa thuận đầu tư xây dựng cảng cạn Tân cảng Tây Ninh tỉnh Tây Ninh;

- Văn bản số 4239/CHHVN-KHĐT ngày 21/11/2022 của Cục Hàng hải Việt Nam gửi Công ty CP Tân Cảng – Tây Ninh về việc  “gia hạn thỏa thuận Cảng cạn Tân Cảng Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh”;

- Văn bản số 2046/GPMT-UBND ngày 5/10/2022 giấy phép môi trường ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh về việc: Cấp phép cho Công ty cổ phần Tân Cảng – Tây Ninh được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của Dự án Cảng cạn Mộc Bài;

- Văn bản số 623/PCCC&CNCH-CTPC ngày 25/3/2022 của công an tỉnh Tây Ninh phòng CS PCCC và CNCH về việc góp ý giải pháp phòng cháy và chữa cháy thiết kế cơ sở Dự án xây dựng Càng cạn Mộc Bài;

- Hợp đồng số 07/2019/HĐ-KHHC ngày 03/9/2019 ký giữa Công ty cổ phần Tân Cảng - Tây Ninh và Công ty Cổ phần Đầu tư và Tư vấn thiết kế Số Một về việc: “Lập Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án ĐTXD Cảng cạn Mộc Bài, tại xã Lợi Thuận, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh”.

I.2. Giới thiệu Chủ đầu tư

- Tên giao dịch:  CÔNG TY CỔ PHẦN ......... - TÂY NINH

- Đại diện : ..........Chức vụ: Giám Đốc

- Địa chỉ: Khu Kinh Tế Cửa Khẩu Mộc Bài, Xã Lợi Thuận, Huyện Bến Cầu, Tây Ninh, Vietnam

- Mã số thuế:...

- Ngành Nghề kinh doanh:

  • Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác;
  • Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu;
  • Vận tải hàng hóa bằng đường bộ;
  • Kho bãi và lưu giữ hàng hóa;
  • Bốc xếp hàng hóa;
  • Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải;
  • Dịch vụ đóng gói.

I.3. Hiện trạng và quy hoạch hệ thống cảng cạn trong khu vực Đông Nam Bộ

I.3.1. Hiện trạng hệ thống kho bãi nội địa trong vùng Đông Nam Bộ

Vùng Đông Nam Bộ có các Cảng cạn đang hoạt động như: Cảng cạn Phước Long, Cảng cạn Transimex, Cảng cạn Tây Nam, Cảng cạn Tân Cảng Sóng Thần, Cảng cạn Biên Hòa, Cảng cạn Tân cảng - Long Bình (Đồng Nai), Cảng cạn Trường Thọ (Bến Nghé), Cảng cạn Sotrans và Cảng cạn Phúc Long.

Quy mô chi tiết các cảng cạn như sau:

Bảng 1. Lượng hàng quy hoạch tại các Cảng cạn hiện hữu trong khu vực

TT

Tên cảng

Địa chỉ

Diện tích (Ha)

Công Suất Thiết kế (Teus)

I

Tp. Hồ Chí Minh

 

101,0

2.900.000

1

Cảng cạn Phước Long

Tp.HCM

35,5

500.000

2

Cảng cạn Transimex

Tp.HCM

9,30

500.000

3

Cảng cạn Tây Nam

Tp.HCM

13,20

800.000

4

Cảng cạn Sotrans

Tp.HCM

10,00

200.000

5

Cảng cạn Phúc Long

Tp.HCM

10,00

300.000

6

Cảng cạn TBS Tân Vạn

Tp.HCM

23,00

600.000

II

Bình Dương

 

50,00

800.000

 

Cảng cạn Tân Cảng Sóng Thần

Bình Dương

50,00

800.000

III

Đồng Nai

 

133,1

1.705.000

1

Cảng cạn Tân Cảng - Long Bình

Đồng Nai

105,00

1.255.000

2

Cảng cạn Biên Hòa

Đồng Nai

17,00

250.000

3

Cảng cạn Nhơn Trạch

Đồng Nai

11,10

200.000

 

Tổng Cộng

 

284

5.405.000

Nguồn: Điều tra và báo cáo của các cảng

- Các cảng cạn tại miền Nam được đánh giá là hoạt động hiệu quả cao hơn so với miền Bắc, phát huy được ưu thế vận tải thủy nội địa (chiếm 30-35%), hỗ trợ tốt cho các cảng biển trong việc trung chuyển hàng hóa XNK bằng container, giảm sự ùn tắc tại cảng biển và giao thông đô thị khu vực TP. Hồ Chí Minh. Một số cảng  đã có sự gắn kết với các cảng biển và vận tải biển như một mắt xích trong dây chuyền vận tải đa phương thức;

- Các cảng cạn đều nằm gần cảng biển (khoảng cách từ 20-70 km); có nhiều cảng kết nối với đường thủy nội địa; Hỗ trợ hiệu quả cho các cảng biển thành phố Hồ Chí Minh, giảm sự ùn tắc tại cảng biển và giao thông đô thị;

- Tổng diện tích các cảng  khoảng 300 ha, nhỏ nhất là 6,25 ha (cảng Biên Hòa), lớn nhất là 105 ha và có thể mở rộng lên đến 323 ha (cảng Tân Cảng Long Bình). Hoạt động hiệu quả, cạnh tranh quyết liệt: 35-40% hàng hóa XNK bằng container làm thủ tục hải quan tại cảng;

- Khối lượng hàng container thông qua các cảng biển phía Nam chiếm trên 60% khối lượng hàng container của cả nước. Đây là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự hình thành và phát triển các cảng cạn, địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu và hệ thống kho bãi chứa container khác ngoài cảng biển. Một yếu tố quan trọng khác là các cảng biển chính tiếp nhận hàng container hiện nay chủ yếu nằm trong khu vực nội thành, thành phố Hồ Chí Minh. Việc hình thành các cảng cạn đã đảm bảo điều tiết được việc vận chuyển container đi và đến các cảng biển, giảm sự tắc nghẽn giao thông trên các tuyến đường ra vào cảng.

I.3.2. Quy hoạch chi tiết phát triển hệ thống cảng cạn Việt Nam giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Theo quyết định 1201/QĐ-BGTVT ngày 11/06/2018 của Bộ giao thông Vận tải thì Khu vực kinh tế Đông Bắc thành phố Hồ Chí Minh: Giai đoạn đến năm 2020 tổng công suất khoảng 3.837.150÷5.233.150 Teus /năm; Đến năm 2030 tổng công suất khoảng 7.998.790÷10.038.060 Teus /năm; Phục vụ chủ yếu các tỉnh, thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Thuận, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đắc Nông và Lâm Đồng; Chủ yếu qua cụm cảng Bà Rịa÷Vũng Tàu và qua cảng cụm cảng thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó Cảng cạn tại tỉnh tây Ninh đươc quy hoạch đến năm 2020÷2025 có diện tích khoảng 10-20ha công suất 130.000÷260.000 Teus, quy hoạch đến năm 2030 và sau 2030 có diện tích khoảng 25-33ha công suất 130.000÷260.000 Teus. Quy hoạch chi tiết hệ thống cảng cạn Miền Nam như sau:

Bảng 2. Tổng hợp quy hoạch chi tiết hệ thống cảng cạn Miền Nam

TT

Tên cảng cạn

Năm 2020 - 2025

Năm 2030 - sau 2030

Kết nối chủ yếu

 với cảng biển

Diện tích (ha)

Năng lực thông qua hàng hóa (Teus)

Diện tích (ha)

Năng lực thông qua hàng hóa (Teus)

Miền Nam

336 - 472

4.248.150 - 6.063.100

534 – 725

9.472.430 - 13.020.430

 

I

KV KT Đông Bắc TP.Hồ Chí Minh

299 - 400

3.837.150 - 5.233.150

444 – 550

7.998.790 - 10.038.060

TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu

 

Thành phố Hồ Chí Minh

80 - 95

1.120.500 - 1.355.750

97 – 107

1.758.940 - 2.053.100

 

1

Cảng cạn Long Bình

50

750.000 - 800.000

50

890.000 - 980.000

TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu

2

Cảng cạn Mũi Đèn Đỏ - Cát Lái

10 - 15

130.000 - 195.000

17 - 22

333.200 - 431.200

TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu

3

Cảng cạn Bến Thành

10 - 15

130.000 - 195.000

15 - 20

294.000 - 392.000

TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu

4

Cảng cạn khu công nghệ cao

5 - 6

55.250 - 66.300

6

91.800 - 99.960

TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu

5

Cảng cạn Linh Xuân

5 - 9

55.250 - 99.450

9

149.940 - 149.940

TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu

II

Tỉnh Đồng Nai

104 - 152

1.266.900 - 1.838.300

187 – 238

3.423.100 - 4.342.660

 

1

Cảng cạn Tân Cảng Long Bình

30 - 40

370.500 - 494.000

45 - 50

837.900 - 931.000

TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu

2

Cảng cạn Tân cảng Nhơn Trạch

26 - 30

338.000 - 390.000

32 - 35

627.200 - 686.000

TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu

3

Cảng cạn Đồng Nai

10 - 13

123.500 - 160.550

10 - 18

186.200 - 335.160

TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu

4

Cảng cạn Long Thành

13 - 18

143.650 - 198.900

20 - 21

330.000 - 347.000

TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu

5

Cảng cạn Trảng Bom

5 - 10

47.500 - 95.000

25 - 45

427.500 - 769.500

TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu

6

Cảng cạn Phước An

10 - 15

123.500 - 185.250

20 - 30

372.400 - 558.600

TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu

7

Cảng cạn Tân Vạn

5 - 16

61.750 - 197.600

25 - 28

465.500 - 521.360

TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu

8

Cảng cạn Long Khánh

5 - 10

58.500 - 117.000

10 - 11

176.400 - 194.040

TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu

III

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

20 - 35

261.625 - 458.250

35 - 50

669.750 - 957.125

 

1

Cụm cảng cạn Phú Mỹ - Cái Mép

10 - 15

130.000 - 195.000

15 - 20

285.000 - 380.000

TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu

2

Cụm cảng cạn Mỹ Xuân

5 - 10

65.000 - 130.000

10 - 15

190.000 - 285.000

TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu

3

Cảng cạn Phước Hòa

5 - 10

66.625 - 133.250

10 - 15

194.750 - 292.125

TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu

IV

Tỉnh Bình Dương

90 - 108

1.118.750 - 1.442.100

110 – 130

1.933.250 - 2.345.550

 

1

Cảng cạn An Sơn

10 - 20

130.000 - 260.000

25 - 33

475.000 - 627.000

TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu

2

Cảng cạn Tân Cảng Sóng Thần

50

617.500 - 712.500

50

855.00 - 902.500

TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu

3

Cảng cạn Dĩ An

15 - 25

185.250 - 308.750

20 - 25

361.000 - 451.250

TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu

4

Cảng cạn Tân Uyên

10 - 15

123.500 - 185.250

15 - 20

270.750 - 361.000

TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu

5

Cảng cạn An Điền

5 - 8

58.500 - 93.600

15 - 18

256.500 - 307.800

TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu

6

Cảng cạn Thạnh Phước

10

134.000 - 142.000

10 - 17

190.000 - 323.000

TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu

V

Tỉnh Bình Phước

5 - 10

69.375 - 138.750

15 - 25

213.750 - 339.625

TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu

1

Cảng cạn Chơn Thành

5 - 10

69.375 - 138.750

10 - 15

175.750 - 263.625

TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu

2

Cảng cạn Hoa Lư

 

 

 

 

5 - 10

38.000 - 76.000

TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu

II

KVKT Tây Nam TP.Hồ Chí Minh

22 - 42

268.000 - 543.950

60 - 82

1.084.050 - 1.448.370

 

1

Cảng cạn Bến Lức

7 - 10

105.000 - 150.000

10 - 15

198.000 - 297.000

TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu

2

Cảng cạn Thanh Phước

5 - 15

71.250 - 213.750

15 - 20

282.150 - 376.200

TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu

3

Cảng cạn Mộc Bài

5

30.000 - 32.000

5 - 10

39.600 - 79.200

TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu

4

Cảng cạn Củ Chi

5 - 12

61.750 - 148.200

15 - 17

282.150 - 319.770

TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu

5

Cảng cạn Tân Kiên

 

 

 

 

15 - 20

282.150 - 376.200

TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu

III

KVKT Đồng bằng Sông Cửu Long

15 - 30

143.000 - 286.000

30 - 43

390.000 - 559.000

 

1

Cảng cạn Châu Thành

10 - 20

97.500 - 195.000

22 - 33

286.000 - 429.000

Vũng Tàu,

Cần Thơ

2

Cảng cạn Bình Long

5 - 10

45.500 - 91.000

8 - 10

104.000 - 130.000

Vũng Tàu,

Cần Thơ

IV

Các vị trí tiềm năng khác

 

 

 

 

50

975.000

 

 

Tổng cộng

336 - 472

4.248.150 - 6.063.100

534 – 725

9.472.840 - 13.020.430

 

 

I.3.3. Đánh giá thị trường hàng hóa để xây dựng cảng cạn tại tỉnh Tây Ninh

Theo quyết định 1201/QĐ-BGTVT ngày 11/06/2018 của Bộ giao thông Vận tải thì nhu cầu cảng cạn khu vực tỉnh Tây Ninh quy hoạch đến năm 2020÷2025 bao gồm 02 cảng là Cảng cạn Thanh Phước và Cảng cạn Mộc Bài có tổng diện tích khoảng 20÷30 ha, tổng công suất khoảng 245.750 ÷455.400 Teus/năm; so với thực tế hiện trạng thì trên địa bàn tỉnh Tây Ninh chưa đầu tư xây dựng cảng cạn. Theo quy hoạch phát triển các Khu công nghiệp (KCN), Cụm công nghiệp (CCN), Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh thì nhu cầu hàng hóa phục vụ cho hoạt động của các khu vực trên là rất lớn, như vậy phải cần thiết đầu tư xây dựng cảng cạn để đáp ứng nhu cầu chung.

I.4. Tổng quát về tỉnh Tây Ninh

Tây Ninh là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ Việt Nam, Tây Ninh nằm ở vị trí cầu nối giữa Thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Phnôm Pênh, vương quốc  Campuchia và là một trong những tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tỉnh có thành phố Tây Ninh nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 99 km theo đường Quốc lộ 22, cách biên giới Campuchia 40 km về phía Tây Bắc;

Vùng đất Tây Ninh từ thời xưa vốn là một vùng đất thuộc Thủy Chân Lạp, với tên gọi là Romdum Ray, có nghĩa là "Chuồng Voi" vì nơi đây chỉ có rừng rậm với muôn thú dữ như cọp, voi, beo, rắn... cư ngụ. Những người thổ dân ở đây sống rất thiếu thốn, cơ cực cho đến khi người Việt đến khai hoang thì vùng đất này mới trở nên phát triển.

Năm 2018, Tây Ninh là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 37 về số dân, xếp thứ 28 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 14 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 32 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1.133.400 người dân, GRDP đạt 71.166 tỉ Đồng (tương ứng với 3,0908 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 62,79 triệu đồng (tương ứng với 2.727 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 8,01%.

I.4.1. Vị trí địa lý

Tây Ninh nối cao nguyên Nam Trung Bộ với đồng bằng sông Cửu Long, vừa mang đặc điểm của một cao nguyên, vừa có dáng dấp, sắc thái của vùng đồng bằng, tọa độ của tỉnh từ 10057’08’’ đến 11046’36’’ vĩ độ Bắc và từ 105048’43" đến 106022’48’’ kinh độ Đông. Phía Đông giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước, Đông Nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh, Nam giáp tỉnh Long An, Tây và Bắc giáp 3 tỉnh của Vương quốc Campuchia là Svay Rieng, Prey Veng và Tbong Khmum qua đường biên giới dài 240 km với 2 cửa khẩu quốc tế Mộc Bài và Xa Mát, các cửa khẩu quốc gia: Chàng Riệc, Kà Tum, Phước Tân và nhiều cửa khẩu tiểu ngạch.

I.4.2. Địa hình

Như các tỉnh thành Đông Nam Bộ khác, Tỉnh Tây Ninh cũng là vùng có địa hình chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung Bộ xuống đồng bằng sông Cửu Long, đất đai tương đối bằng phẳng. Địa hình vừa mang đặc điểm của một cao nguyên, vừa có dáng dấp, sắc thái của vùng đồng bằng, Tây Ninh có nhiều vùng địa hình khác nhau như vùng địa hình núi (núi Bà Đen cao 986 m, cao nhất Nam Bộ Việt Nam, Núi Phụng: 435m, Núi Heo: 289m, Đồi 82 - Nghĩa Trang Liệt Sĩ Tân Biên: 82m), vùng gò đất và đồi thấp đỉnh rộng và bằng có lượn sóng yếu dao động từ 15 m ở các huyện phía nam đến 115 m tại thượng nguồn Hồ Dầu Tiếng và rải rác trên Huyện Tân Châu (tuy nhiên độ cao trung bình toàn tỉnh chỉ trong khoảng 35m), vùng có địa hình bằng phẳng, vùng thung lũng bãi bồi cao khoảng 1m...nhìn chung địa hình của Tây Ninh bằng phẳng hơn so với các tỉnh Đông Nam Bộ khác trừ TP. HCM.

I.5. Tổng quát về khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh

I.5.1. Tổng quát về các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh

Tỉnh Tây Ninh là một trong 7 tỉnh/thành phố thuộc Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam (KTTĐPN) gồm TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Long An, Tây Ninh và Bà Rịa - Vũng Tàu. Đây là Vùng có nhiều điều kiện thuận lợi, có tiềm năng kinh tế lớn nhất và là vùng phát triển năng động nhất cả nước. Những năm gần đây cùng với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế chung của cả nước, phát huy những thế mạnh, khai thác tốt tiềm năng nên nền kinh tế xã hội của tỉnh Tây Ninh luôn phát triển ở mức cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa, tỉnh Tây Ninh đã và đang tập trung phát triển các khu công nghiệp lớn. Với môi trường đầu tư hấp dẫn cùng các chính sách khuyến khích đầu tư, Tây Ninh đã và đang thực sự thu hút được các nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài. Hiện tại nhiều KCN, CCN trên địa bàn tỉnh đã đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động mang lại hiệu quả cao. Cùng với quá trình phát triển KTXH của tỉnh, trong đó đặc biệt là sự hình thành và phát triển các KCN tập trung nên nhu cầu xuất nhập khẩu (XNK) hàng hóa tăng cao.

I.5.2. Hiện trạng và quy hoạch các khu công nghiệp của tỉnh

I.5.2.1. Các khu công nghiệp đang hoạt động

-  Khu Công nghiệp Trảng Bàng, diện tích: 190,76 ha;

-  Khu chế xuất và công nghiệp Linh Trung III, diện tích: 202,67 ha;

-  Khu Công nghiệp - Dịch vụ Bourbon An Hòa, diện tích: 1.020 ha (đất công nghiệp 760 ha);

-  Khu Liên hợp Công nghiệp Đô thị - Dịch vụ Phước Đông - Bời Lời, diện tích: 2.850 ha (đất công nghiệp 2.190 ha);

-  Khu Công nghiệp Chà Là, diện tích: 200 ha (giai đoạn 1: 42,19 ha).

I.5.2.2. Các khu công nghiệp đang đầu tư hạ tầng

- Khu Công nghiệp  Hiệp Thạnh, diện tích: 250 ha;

- Khu Công nghiệp Thanh Điền, diện tích: 166 ha.

I.5.2.3. Các cụm công nghiệp đã đầu tư và đang hoạt động

- Cụm Công nghiệp Thanh Xuân 1, diện tích: 50 ha;

- Cụm Công nghiệp Tân Hội 1, diện tích: 49,2  ha;

- Cụm Công nghiệp Thành Long, diện tích: 37 ha;

- Cụm Công nghiệp Bến Kéo, diện tích: giai đoạn 1: 35,78 ha;

- Cụm Công nghiệp Hòa Hội, diện tích: 30 ha;

- Cụm Công nghiệp Ninh Điền, diện tích: 50 ha.

I.5.2.4. Các cụm công nghiệp đang mời gọi đầu tư

- Dự án xây dựng hạ tầng Cụm Công nghiệp Tân Bình, diện tích: 50 ha;

- Dự án xây dựng hạ tầng Cụm Công nghiệp Bến Kéo, diện tích: giai đoạn 2: 33,88 ha;

- Dự án Xây dựng hạ tầng Cụm Công nghiệp Trường Hòa 1, diện tích: 47,12 ha và Cụm Công nghiệp Trường Hòa 2, diện tích: 46,58 ha;

- Dự án Xây dựng hạ tầng Cụm Công nghiệp Tân Hội 2, diện tích: 50 ha và Cụm Công nghiệp Tân Hội 3, diện tích: 50,8 ha;

- Dự án xây dựng hạ tầng Cụm Công nghiệp Bến Củi 1, 2, diện tích: 100 ha ;

- Dự án xây dựng hạ tầng Cụm Công nghiệp Tân Phú 1, 2, 3, 4, diện tích: 200 ha;

- Dự án Xây dựng hạ tầng Cụm Công nghiệp Phước Vinh, diện tích: 30 ha;

- Dự án Xây dựng hạ tầng Cụm Công nghiệp Thanh Xuân 2, diện tích: 50 ha và Cụm Công nghiệp Thanh Xuân 3, diện tích: 26 ha.

I.5.3. Các khu công nghiệp đang hoạt động

I.5.3.1. Khu Công nghiệp - Dịch vụ Bourbon An Hòa

- Vị trí: xã An Hòa, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Kết nối giao thông thuận tiện:

+ Cách trung tâm TP. Hồ Chí Minh khoảng 50 km;

+ Cách cảng Sài Gòn khoảng 50 km;

+ Cách sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất 45 km;

+ Cách Cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài 25 km;

+ Cách Cửa khẩu Quốc tế Xa Mát 95 km;

+ Cách thành phố Tây Ninh 40 km;

- Quy mô: 760 ha, diện tích đã hoàn thiện hạ tầng có thể cho thuê là 448 ha, đã cho thuê 27,757 ha với 17 dự án đầu tư, tổng số vốn đăng ký khoảng 80,19 triệu USD.

- Lĩnh vực thu hút đầu tư: khu công nghiệp đa ngành.

- Hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội:         

+ Giao thông: đường 787 đang được nâng cấp và đường Quốc lộ 22 nối liền KCN với  TP. Hồ Chí Minh.

+ Cấp nước: đã đưa vào hoạt động 1 nhà máy cung cấp nước sạch cho các doanh nghiệp với công suất 3.500 m3/ngày đêm.

+ Cấp điện: sử dụng nguồn điện từ trạm Gò Dầu, Trảng Bàng.

+ Thông tin liên lạc: mạng điện thoại hữu tuyến và vô tuyến.

I.5.3.2. Khu Liên hợp Công nghiệp Đô thị - Dịch vụ Phước Đông - Bời Lời

- Vị trí: đường tỉnh lộ 782, xã Phước Đông, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh, cách trục đường Xuyên Á (TP. HCM - Campuchia) 10 km.

+  Cách trung tâm TP. Hồ Chí Minh khoảng 55 km;

+ Cách cảng Sài Gòn khoảng 50 km;

+ Cách sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất 45 km;

+ Cách Cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài 22 km;

+ Cách Cửa khẩu Quốc tế Xa Mát 80 km;

+ Cách thành phố Tây Ninh 32 km

- Quy mô: 2.190 ha, diện tích đã hoàn thiện hạ tầng có thể cho thuê là 700 ha, đã cho thuê 238,31 ha (với 11 dự án đầu tư, tổng số vốn đăng ký khoảng 956,22 triệu USD). Hiện nay, tình hình thu hút đầu tư có khả quan do đường 782, đường 784 đang được đầu tư mở rộng.

- Lĩnh vực thu hút đầu tư: khu công nghiệp đa ngành.

- Hiện trạng sử dụng đất: một phần là đất trồng cao su, vườn tạp, đất ở chiếm tỉ lệ thấp.

- Thực trạng về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội ngoài hàng rào:

+  Giao thông: phía Đông có sông Sài Gòn. Giáp các đường 782, đường 784, đường 789 và nối ra Quốc lộ 22 thông qua đường 782. Khu vực quy hoạch có khả năng kết nối hạ tầng tốt với đường cao tốc TP. HCM - Mộc Bài và đường Hồ Chí Minh đang xây dựng.

+  Cấp nước: đã xây dựng nhà máy cấp nước công suất 10.000 m3/ ngày đêm (giai đoạn I).

+  Cấp điện: sử dụng nguồn điện từ trạm Gò Dầu, Trảng Bàng.

+  Thông tin liên lạc: mạng điện thoại hữu tuyến và vô tuyến.

+  Nhà ở công nhân: trong phạm vi quy hoạch 2.190 ha khu vực giữa KCN có khu đô thị – dịch vụ quy mô 650 ha và khu tái định cư 72 ha.

I.5.3.3. Khu Công nghiệp Trảng Bàng

- Vị trí: Km 32 - đường Xuyên Á, xã An Tịnh, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.

+  Cách trung tâm TP. Hồ Chí Minh 45 km;

+  Cách sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất 37 km;

+  Cách cảng Sài Gòn 45 km;

+  Cách Cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài (Việt Nam - Campuchia) 28 km;

+  Cách thành phố Tây Ninh 45 km;

+  Cách Cửa khẩu Quốc tế Xa Mát (Việt Nam - Campuchia): 95 km.

-  Quy mô: 189,57 ha, diện tích đã hoàn thiện hạ tầng có thể cho thuê là 132,97 ha, đã cho thuê 117,1 ha (79 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký khoảng 298,36 triệu USD).

-  Lĩnh vực thu hút đầu tư: khu công nghiệp đa ngành.

I.5.3.4. Khu Chế xuất & Công nghiệp Linh Trung III

- Vị trí: xã An Tịnh, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Giáp ranh với huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh, nằm cạnh đường Xuyên Á.

- Quy mô: 202,67 ha. Diện tích đã hoàn thiện hạ tầng có thể cho thuê là 132,41 ha, đã cho thuê 105.813 ha với 76 dự án đầu tư, tổng số vốn đăng ký khoảng 354,96 triệu USD.

- Lĩnh vực thu hút đầu tư: khu công nghiệp và chế xuất đa ngành.

- Công ty đầu tư hạ tầng: Công ty TNHH Sepzone – Linh Trung (VN)

I.5.3.5. 5. Khu Công nghiệp Chà Là

- Vị trí: Ấp Bình Linh, xã Chà Là, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh, cách thành phố Tây Ninh: 14 km, TP. Hồ Chí Minh: 87 km.

- Quy mô: 200 ha (giai đoạn I: 42,19 ha), diện tích đã hoàn thiện hạ tầng có thể cho thuê là 32,28 ha, đã cho thuê 20,35 ha (02 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký là 23 triệu USD).

- Lĩnh vực thu hút đầu tư: đa ngành nghề, ưu tiên công nghệ cao, cơ khí chính xác, điện tử.

- Thực trạng về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội ngoài hàng rào:

+  Giao thông: phía Tây Nam có đường 784; gắn kết với thị trấn Hòa Thành, thành phố Tây Ninh và các cảng biển, sân bay thuận lợi. 

+  Cấp nước: đã xây dựng nhà máy cấp nước công suất: 1.000 m3/ngày đêm.

+  Cấp điện: sử dụng lưới điện quốc gia.

+  Thông tin liên lạc: mạng điện thoại hữu tuyến và vô tuyến.

+  hà ở công nhân: quy hoạch có khu dân cư - dịch vụ phục vụ công nghiệp và tái định cư quy mô 70 ha.

+  Công ty đầu tư hạ tầng: Công ty TNHH Đầu tư Quốc tế.

Bảng 3. Danh mục các KCN trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đến năm 2022

TT

Khu công nghiệp

Diện tích

Quy hoạch

Cho thuê

Đã cho thuê

(ha)

(ha)

(ha)

I

 Các khu công nghiệp đang hoạt động

   3.542,2  

   1.445,7  

      759,1  

1

Khu Công nghiệp - Dịch vụ Bourbon An Hòa

760

448

277,57

2

Khu Liên hợp Công nghiệp Đô thị - Dịch vụ Phước Đông - Bời Lời

2190

700

238,31

3

Khu Công nghiệp Trảng Bàng

189,57

132,97

117,1

4

Khu Chế xuất & Công nghiệp Linh Trung III

202,67

132,41

105,813

5

Khu Công nghiệp Chà Là

200

32,28

20,35

II

Các khu công nghiệp đang đầu tư hạ tầng

      416,0  

        25,5  

 

1

Khu Công nghiệp Hiệp Thạnh

250

 

 

2

Khu Công nghiệp Thanh Điền

166

25,5

 

III

Các cụm công nghiệp đã đầu tư và đang hoạt động

      252,0  

 

 

1

Cụm Công nghiệp Thanh Xuân 1

50

 

 

2

Cụm Công nghiệp Tân Hội 1

49,2

 

 

3

Cụm Công nghiệp Thành Long

37

 

 

4

Cụm Công nghiệp Bến Kéo GĐ1

35,78

 

 

5

Cụm Công nghiệp Hòa Hội

30

 

 

6

Cụm Công nghiệp Ninh Điền

50

 

 

IV

Các cụm công nghiệp đang mời gọi đầu tư

      684,4  

 

 

1

Cụm Công nghiệp Tân Bình

50

 

 

2

 Cụm Công nghiệp Bến Kéo GĐ2

33,88

 

 

3

Cụm Công nghiệp Trường Hòa 1

47,12

 

 

4

Cụm Công nghiệp Trường Hòa 2

46,58

 

 

5

Cụm Công nghiệp Tân Hội 2

50

 

 

6

Cụm Công nghiệp Tân Hội 3

50,8

 

 

7

Cụm Công nghiệp Bến Củi 1, 2

100

 

 

8

Cụm Công nghiệp Tân Phú 1, 2, 3, 4

200

 

 

9

Cụm Công nghiệp Phước Vinh

30

 

 

10

Cụm Công nghiệp Thanh Xuân 2

50

 

 

11

Cụm Công nghiệp Thanh Xuân 3

26

 

 

 

Tổng cộng

   4.894,6  

   1.471,2  

      759,1  

I.5.4. Lượng hàng từ khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh

I.5.4.1. Các căn cứ

- Căn cứ quy hoạch phát triển các KCN, CCN, KCX tập trung của các tỉnh, thành phố đã được phê duyệt, dự báo tỷ lệ lấp đầy, nhu cầu hàng hoá XNK dựa trên loại hàng và tính chất hàng hoá của từng khu công nghiệp và tỉ lệ container hoá để tính toán xác định khối lượng hàng hoá vận chuyển bằng container đến năm 2020, 2030;

- Chất lượng sản phẩm được sản xuất, chế biến để xác định khối lượng hàng được vận chuyển bằng container đi và đến các khu công nghiệp và dự kiến diện tích lấp đầy của KCN tập trung và KCX được phân theo tỉnh và tính theo mốc năm 2020 và năm 2030;

- Theo tính toán của nhiều nghiên cứu và các chuyên gia trước đây đã kết luận rằng 80% khối lượng vận tải container là xuất phát từ các KCN, KCX. Đồng thời cơ cấu ngành hàng, sản phẩm đầu ra cũng như tỷ lệ lấp đầy các KCN, KCX cũng là cơ sở quan trọng cho việc tính toán nhu cầu vận tải của các KCN, KCX;

- Trong nhiều nghiên cứu về dự báo khối lượng hàng hoá vận tải ở các KCX và KCN tập trung các chuyên gia nước ngoài đã rút ra kết luận rằng cứ 1ha thì cần vận chuyển nguyên liệu đầu vào cũng như các sản phẩm đầu ra là khoảng (8.000 Tấn/ha).

- Ngoài khối lượng hàng container đi và đến tại các KCN và KCX tập trung còn một lượng hàng hóa từ các KCN phân tán, của các làng nghề truyền thống, nhu cầu hàng hóa tiêu dùng cho dân cư vì vậy lượng hàng container cần được xác định bổ sung thêm.

>>> XEM THÊM: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Dự án Cảng cạn

HOTLINE - 0903 649 782

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426

Email: nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com - www.minhphuongcorp.net

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE

HOTLINE:
0903 649 782

 nguyenthanhmp156@gmail.com