Thuyết minh dự án trồng cây dược liệu dưới tán rừng theo mô hình khu bảo tồn rừng phòng hộ

Thuyết minh dự án trồng cây dược liệu dưới tán rừng theo mô hình khu bảo tồn rừng phòng hộ. Việc triển khai thực hiện mô hình trồng và chế biến cây dược liệu là quan trọng và cần thiết, ngoài việc hỗ trợ thúc đẩy người dân biết áp dụng kỹ thuật vào trồng, chăm sóc và chế biến dược liệu theo hướng sản xuất hàng hoá còn có tác dụng kích thích người dân quan tâm hơn đến việc phát triển vốn rừng.

Ngày đăng: 10-08-2024

78 lượt xem

DỰ ÁN TRỒNG CÂY DƯỢC LIỆU DƯỚI TÁN RỪNG THEO MÔ HÌNH KHU BẢO TỒN RỪNG PHÒNG HỘ ĐẮK NÔNG

- Chủ đầu tư: Công ty TNHH ...........

- Tên dự án: Dự án trồng cây dược liệu dưới tán rừng theo mô hình khu bảo tồn rừng phòng hộ Đắk Nông.

- Quỹ đất của dự án: 100ha

- Mục tiêu đầu tư: Khu bảo tồn cây dược liệu được đầu tư xây dựng mới hoàn toàn theo mô hình khu bảo tồn rừng phòng hộ và rừng đặc dụng với các loại hình khai thác như: Trồng và bảo tồn cây dược liệu dưới tán rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và trồng cây dược liệu tại các khu đất trống, đồi trọc, du lịch sinh thái thăm quan khu trồng cây dược liệu,... cảnh quan sẽ được bố trí hài hoà tự nhiên phục vụ tốt nhu cầu của du khách, phù hợp với phát triển tổng thể của vùng.

Công ty ......... triển khai dự án trồng và sơ chế 5 loại cây dược liệu sạch dưới tán rừng theo hướng sản xuất hàng hóa: Đương quy, Xuyên khung, Bạch truật, Độc hoạt, Đỗ trọng tại Tỉnh Đắk Nông với mục tiêu chính là tạo vùng sản xuất dược liệu tại Đắk Nông đạt tiêu chuẩn GACP nhằm chiết xuất nguyên liệu làm thuốc hay thực phẩm chức năng phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Dựa vào đặc điểm thổ nhưỡng, khí hậu tương tự với các tỉnh vùng núi phía bắc khác đã trồng thành công các loài dược liệu, Công ty đã nghiên cứu xây dựng mô hình trồng và sơ chế cây dược liệu sạch theo hướng sản xuất hàng hoá quy mô tại Tỉnh Đắk Nông.

TẠI TỈNH ĐẮK NÔNG SỰ CẦN THIẾT VÀ MỤC TIÊU ĐẦU TƯ

Dự án đầu tư Trồng cấy dược liệu sạch dưới tán rừng theo hướng sản xuất hàng hóa: Nhận thức rõ được tầm quan trọng của ngành công nghiệp dược trong nền kinh tế và sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân, Chính phủ đã có chính sách phát triển ngành công nghiệp dược theo lộ trình và được thể hiện ở việc đã ban hành các văn bản pháp lý sau:

Quyết định số 108/2002/QĐ-TTg ngày 15 tháng 08 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển ngành dược tới năm 2010.

Quyết định số 61/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ trọng điểm Quốc gia phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2020”.

Quyết định số 43/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về đề án Đề án “Phát triển công nghiệp dược và xây dựng mô hình hệ thống cung ứng thuốc Việt Nam giai đoạn 2007- 2015 và tầm nhìn đến 2020”.

Thông tư số 14/2009/TT-BYT ngày 03/9/2009 của Bộ Y Tế hướng dẫn triển khai “Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc’ theo khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới. Các mục tiêu chính của các văn bản trên là:

+ Xây dựng và phát triển hệ thống các nhà máy sản xuất thuốc trong nước, tiến tới đáp ứng cơ bản nhu cầu về thuốc phòng và chữa bệnh cho nhân dân, đảm bảo thuốc sản xuất trong nước đáp ứng được 70% giá trị tiền thuốc vào năm 2015 và 80% vào năm 2020.

+ Tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học bao gồm: nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu triển khai và sản xuất thử nghiệm các nguyên liệu làm thuốc phục vụ phát triển công nghiệp hóa dược và đáp ứng nhu cầu nguyên liệu sản xuất thuốc trong nước.

+ Xây dựng và phát triển các nhà máy hóa dược nhằm sản xuất và cung cấp nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp dược bào chế thuốc, đảm bảo đáp ứng được 20% nhu cầu nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp bào chế thuốc vào năm 2015 và 50% vào năm 2020.

+ Phát huy tiềm năng, thế mạnh về Dược liệu và thuốc y học cổ truyền đẩy mạnh công tác qui hoạch, nuôi trồng và chế biến dược liệu, xây dựng ngành công nghiệp bào chế thuốc từ dược liệu và thuốc y học cổ truyền trở thành một phần quan trọng của ngành dược Việt Nam.

- Dựa trên kết quả nghiệm thu cấp nhà nước dự án “Xây dựng mô hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm phát triển cây dược liệu và nấm hương tạo nguồn thu nhập thay thế nguồn thu từ cây thuốc phiện cho đồng bào dân tộc huyện Sa Pa, Lào Cai” được Hội đồng nghiệm thu cấp nhà nước đánh giá xuất sắc, sau dự án người dân địa phương tiếp tục sản xuất tạo sản phẩm dược liệu xuất khẩu với sản lượng trên 30 tấn/năm.

- Dựa vào kết quả bước đầu của đề tài “Nghiên cứu thành phần chất, công nghệ nhân giống, chăm sóc thu hái một số cây dược liệu quý hiếm tỉnh Cao Bằng: Ích mẫu, Hà thủ ô, Ấu tầu, Nghệ, Ngũ gia bì, Hoàng tinh, Thổ phục linh” do Viện dược liệu thực hiện từ năm 2004 cho thấy các cây dược liệu: Ích mẫu, Hà thủ ô, Ấu tầu, Nghệ, Ngũ gia bì, Hoàng tinh, Thổ phục linh” có thể phát triển tốt trên đất Cao Bằng cho năng suất cao đáp ứng yêu cầu sản xuất dược liệu và xuất khẩu.

Đề tài: “Điều tra nghiên cứu bảo tồn nguồn gen cây thuốc có hoạt tính tại huyện Sìn Hồ Lai Châu” do Khoa Nông Lâm Trường Đại học Tây Bắc tiến hành đã điều tra sưu tầm trên 200 cây thuốc tự nhiên tại huyện Sìn Hồ và vùng phụ cận và một số bài thuốc của các dân tộc địa phương.

- Công ty TNHH ............. đã trồng và sơ chế 5 loại cây dược liệu: (Cây Đương quy, Cây Xuyên khung, Cây Bạch truật, Cây Độc hoạt, Cây Đỗ trọng) tại Tỉnh Đắk Nông đạt năng suất cao, chất lượng tốt phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, thông qua việc chuyển giao quy trình, áp dụng nguyên tắc, tiêu chuẩn GACP “Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc” theo khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới.

Đắk Nông có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế rừng, nhiều loài cây dược liệu quí như: Đỗ trọng, Đương quy, Xuyên khung, Độc hoạt, Bạch chỉ, Nhân sâm, Hoài Sơn, Lộ Đẳng Sâm, Tục đoạn, Thiên niên kiện, Kê huyết đằng, Bách bộ, bảy lá 1 hoa ...mọc tự nhiên. Tuy nhiên hiện nay cùng với nạn khai thác rừng bừa bãi là sự mất đi nguồn tài nguyên tự nhiên. Những loài cây dược liệu quí, hiếm của tỉnh có trong Sách đỏ Việt Nam đang dần bị cạn kiệt và có nguy cơ tuyệt chủng nếu không có chính sách đầu tư bảo tồn thích đáng. Do đó, muốn trồng được các loại cây dược liệu, điều đầu tiên là phải bảo vệ được rừng, đây là cách vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao, vừa bảo vệ được rừng một cách bền vững.

Theo các nhà nghiên cứu dược học, xu hướng tới của thế giới là dùng thuốc có nguồn gốc thiên nhiên vì nó có tác dụng trị liệu cao, không gây tác dụng phụ. Gần đây, một số cây thuốc như: Đương Quy, Kim tiền thảo, ích mẫu, Diệp hạ châu, Chè dây, Chè đắng được các công ty dược chế biến thành các loại thuốc phòng, trị các bệnh đặc hiệu có hiệu quả tốt. Hiện một số cây thuốc quí của một số địa phương được khai thác để bán thô cho Trung quốc với gía thu mua khá cao: Đỗ trọng, Bách bộ, Kê huyết đằng, Cây 01 lá, Thiên niên kiện, Giảo cổ lam.... trong khi đó cả nước đang phải nhập đến 80% lượng đông nam dược có nguồn gốc từ các dược liệu đó. Bệnh viện y học cổ truyền dân tộc và nhiều nhà thuốc đông y của tỉnh mỗi tháng phải dùng đến hàng tấn thuốc các loại, song nhiều người vẫn phải chờ thuốc vì thiếu chủng loại.

Cây thuốc quý ở tỉnh có nhiều nhưng người dân kể cả các nhà thuốc có uy tín chưa có ý thức trong việc gây trồng, phát triển một số cây thuốc quí hiếm. Trên địa bàn tỉnh cũng chưa có một đơn vị nào được giao hoặc chủ động trong việc trồng thử và chế biến các cây thuốc quý. Việc nghiên cứu thành phần hoạt chất, kỹ thuật nhân giống và công nghệ chế biến các loại thuốc đặc hữu cũng chưa đầy đủ, nhất là chưa có mô hình trồng cây thuốc nào để tạo ra sản phẩm có giá trị làm cho người dân hiểu được, tai nghe, mắt thấy lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội để làm theo. Cho nên việc nghiên cứu phát triển dược liệu dưới tán rừng một cách toàn diện theo hướng sản xuất hàng hoá đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm nguyên liệu dược trong nước và có thể tham gia xuất khẩu tăng thu nhập cho người dân trên đơn vị canh tác đất rừng là rất cần thiết và quan trọng.

Việc triển khai thực hiện mô hình trồng và chế biến cây dược liệu là quan trọng và cần thiết, ngoài việc hỗ trợ thúc đẩy người dân biết áp dụng kỹ thuật vào trồng, chăm sóc và chế biến dược liệu theo hướng sản xuất hàng hoá còn có tác dụng kích thích người dân quan tâm hơn đến việc phát triển vốn rừng, thay đổi cách nghĩ, cách làm trong khai thác rừng để cung cấp nguyên liệu cho sản xuất dược liêu và phục vụ công nghiệp chế biến của địa phương, từng bước ổn định cuộc sống, nâng cao thu nhập, cải thiện mức sống người dân vùng núi cao; xây dựng đội ngũ công nhân kỹ thuật là người dân tộc thiểu số, góp phần đưa Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa vào nông nghiệp nông thôn miền núi.

Theo tổ chức y tế thế giới WHO, 80% dân số thế giới nằm ở khu vực các nước đang phát triển và 80% dân số ở các nước này sử dụng thuốc có nguồn gốc tự nhiên như một lựa chọn hàng đầu trong việc phòng và chữa bệnh. Với số dân khổng lồ, nhiều bệnh tật nên nhu cầu sử dụng thuốc hiệu quả cao ngày càng tăng. Nhu cầu về sử dụng thuốc trên thế giới là rất lớn, cả về số lượng và chất lượng. Đây đang là một thách thức lớn đối với các nước đang phát triển nói riêng và nhân loại nói chung.

Cho đến nay, thực vật vẫn là nguồn nguyên liệu chính trong phát triển các loại thuốc mới trên thế giới. Các dược phẩm có nguồn gốc tự nhiên chiếm tới 50% tổng số dược phẩm đang được sử dụng trong lâm sàng, trong đó khoảng 25% tổng số thuốc có nguồn gốc từ thực vật bậc cao. Trong số 20 thuốc bán chạy nhất trên thế giới năm 1999, có 9 sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên với doanh thu hàng năm lên đến hàng chục tỷ đô la. Theo ước tính, doanh số thuốc từ cây thuốc và các sản phẩm của nó đạt trên 100 tỷ đô la/năm. Các công ty dược phẩm lớn trên thế giới cũng đã trở lại quan tâm đến việc nghiên cứu tìm kiếm các hoạt chất sinh học từ thảo dược và sau đó là phát triển nó thành thuốc chữa bệnh. Sự kết hợp với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã đem lại hiệu quả cao hơn cho việc chữa bệnh bằng y học cổ truyền, cho quá trình tìm và phát triển thuốc mới.

Việt Nam cũng có một lịch sử lâu đời trong sử dụng cây cỏ tự nhiên và một nền y học cổ truyền có bản sắc riêng để phòng và chữa bệnh cho con người. Nằm trong khu vực nhiệt đới Đông Nam Á có đa dạng sinh học rất cao. Theo ước tính Việt Nam có khoảng trên 12.000 loài thực vật bậc cao, chiếm khoảng 4-5% tống số loài thực vật bậc cao đã biết trên thế giới và khoảng 25% số loài thực vật bậc cao đã biết ở châu Á. Trong số này, có khoảng 4.000 loài thực vật và 400 loài động vật được dùng làm thuốc. Thế nhưng, các thuốc này mới chủ yếu được sử dụng trong y học cổ truyền và y học dân gian Việt Nam.

Hiện nay, các công ty dược phẩm của Việt Nam đã và đang phát triển sản xuất thuốc từ nguồn nguyên liệu tự nhiên, tức là Dược liệu. Đã có nhiều công ty phát triển rất tốt, có thể kể đến là Công ty cổ phần Dược phẩm Traphaco, Công ty cổ phần Dược phẩm Nam Hà, Công ty Dược liệu Trung Ương 3 (Hải Phòng), các Công ty cổ phần Dược phẩm Tuệ Linh, Phúc Vinh, Phúc Hưng... Sự phát triển này đã góp phần giúp chúng ta tự cung cấp được trên 40% nhu cầu sử dụng thuốc của đất nước, giúp giảm giá thành các loại thuốc sử dụng cho việc phòng và điều trị bệnh tật, đồng thời cũng tạo ra nhiều công ăn việc làm cho nhân dân.

Viện Dược Liệu đã nghiên cứu trồng khảo nghiệm 1 số vùng nguyên liệu ở phía bắc như: Đương quy ở Hà Giang, Lão quan thảo, Actiso ở SaPa, và đang có xu hướng khai thác tiềm năng dược liệu ở Cao Bằng. Trước dự án này, Viện Dược Liệu đã kết hợp với Sở KH&CN Cao Bằng thực hiện đề tài khoa học: “Nghiên cứu thành phần hoạt chất, công nghệ nhân giống, chăm sóc thu hái một số cây dược liệu quý hiếm tỉnh Cao Bằng: Ích mẫu, Hà thủ ô, Ấu tầu, Nghệ, Ngũ gia bì, Hoàng tinh, Thổ phục linh” đạt kết quả tốt.

Dựa vào đặc điểm thổ nhưỡng, khí hậu tương tự với các tỉnh vùng núi phía bắc khác đã trồng thành công các loài dược liệu, Công ty TNHH .............. đã nghiên cứu xây dựng mô hình trồng và sơ chế cây dược liệu sạch theo hướng sản xuất hàng hoá quy mô tại Tỉnh Đắk Nông.

Dự án lựa chọn 05 cây thuốc cơ bản trong danh mục các vị thuốc cổ truyền thiết yếu do Bộ Y Tế quyết định đưa vào mô hình nhân giống, trồng thâm canh và xen dưới tán rừng: Đương quy, Xuyên khung, Bạch truật, Độc hoạt, Đỗ trọng. Những cây thuốc này đang có thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu ổn định.

Công ty TNHH ............ lựa chọn dự án này vì nó mang lại hiệu quả kinh tế về nhiều mặt:

- Bảo vệ rừng một cách bền vững, góp phần phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.

Trồng và bảo tồn cây dược liệu dưới tán rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và trồng cây dược liệu tại các khu đất trống, đồi trọc, gia tăng du lịch sinh thái thăm quan khu trồng cây dược liệu

- Tạo ra những loại sản phẩm dược liệu có chất lượng cao phục vụ cho thị trường dược liệu trong nước và xuất khẩu.

- Tạo thêm công ăn việc làm cho lao động địa phương.

- Phát triển kinh tế của địa phương thông qua việc đóng góp vào ngân sách nhà nước. Tình hình nghiên cứu, sử dụng và phát triển thuốc từ nguồn dược liệu - Dự án đầu tư Trồng cấy dược liệu sạch theo hướng sản xuất hàng hóa

a) Thị trường thế giới

Theo tổ chức y tế thế giới WHO, 80% dân số thế giới nằm ở khu vực các nước đang phát triển và 80% dân số ở các nước này sử dụng thuốc có nguồn gốc tự nhiên như một lựa chọn hàng đầu trong việc phòng và chữa bệnh. Với số dân khổng lồ, nhiều bệnh tật nên nhu cầu sử dụng thuốc hiệu quả cao ngày càng tăng. Nhu cầu về sử dụng thuốc trên thế giới là rất lớn, cả về số lượng và chất lượng. Đây đang là một thách thức lớn đối với các nước đang phát triển nói riêng và nhân loại nói chung.

Cho đến nay, thực vật vẫn là nguồn nguyên liệu chính trong phát triển các loại thuốc mới trên thế giới. Các dược phẩm có nguồn gốc tự nhiên chiếm tới 50% tổng số dược phẩm đang được sử dụng trong lâm sàng, trong đó khoảng 25% tổng số thuốc có nguồn gốc từ thực vật bậc cao. Trong số 20 thuốc bán chạy nhất trên thế giới năm 1999, có 9 sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên với doanh thu hàng năm lên đến hàng chục tỷ đô la. Theo ước tính, doanh số thuốc từ cây thuốc và các sản phẩm của nó đạt trên 100 tỷ đô la/năm. Các công ty dược phẩm lớn trên thế giới cũng đã trở lại quan tâm đến việc nghiên cứu tìm kiếm các hoạt chất sinh học từ thảo dược và sau đó là phát triển nó thành thuốc chữa bệnh. Sự kết hợp với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã đem lại hiệu quả cao hơn cho việc chữa bệnh bằng y học cổ truyền, cho quá trình tìm và phát triển thuốc mới

Xu hướng sử dụng thuốc phòng và chữa bệnh có nguồn gốc từ dược liệu đang trở thành nhu cầu ngày càng cao trên thế giới. Với những lí do: thuốc tân dược thường có hiệu ứng nhanh nhưng hay có tác dựng phụ không mong muốn; thuốc thảo dược có hiệu quả chữa bệnh cao, ít độc hại và tác dụng phụ. Ước tính nhu cầu dược liệu trên Thế giới: 15 tỷ USD/năm, riêng Mỹ là 4 tỷ USD/năm, châu Âu là 2, 4 tỷ USD/năm, Nhật bản là 2,7 tỷ USD/năm, các nước châu á khác khoảng 3tỷ/USD năm .

Một số dược liệu được ưa chuộng trên thị trường Mỹ như: Sâm Mỹ, Sâm Triều Tiên, Đương quy, Lô hội, ma hoàng, Valeriana, Bạch quả, tỏi, gừng,

Các thị trường lớn tiêu thụ dược liệu: Anh, Đức, Hà Lan, Pháp, Thuỵ Sỹ, Trung Quốc,Hàn Quốc, Đài Loan, Sin gapo, ấn độ, Nhật Bản.

Một trong những nước xuất khẩu nhiều dược liệu gồm Trung Quốc : 2tỷ USD/năm, Thái Lan : 47 triệu USD/năm.

b, Thị trường trong nước

Việt Nam cũng có một lịch sử lâu đời trong sử dụng cây cỏ tự nhiên và một nền y học cổ truyền có bản sắc riêng để phòng và chữa bệnh cho con người. Nằm trong khu vực nhiệt đới Đông Nam Á có đa dạng sinh học rất cao. Theo ước tính Việt Nam có khoảng trên 12000 loài thực vật bậc cao, chiếm khoảng 4-5% tổng số loài thực vật bậc cao đã biết trên thế giới và khoảng 25% số loài thực vật bậc cao đã biết ở châu Á. Trong số này, có khoảng 4000 loài thực vật và 400 loài động vật được dùng làm thuốc. Thế nhưng, các thuốc này mới chủ yếu được sử dụng trong y học cổ truyền và y học dân gian Việt Nam.

Hiện nay, các công ty dược phẩm của Việt Nam đã và đang phát triển sản xuất thuốc từ nguồn nguyên liệu tự nhiên, tức là Dược liệu. Đã có nhiều công ty phát triển rất tốt, có thể kể đến là Công ty cổ phần Dược phẩm Traphaco, Công ty cổ phần Dược phẩm Nam Hà, Công ty Dược liệu Trung Ương 3 (Hải Phòng), các Công ty cổ phần Dược phẩm Tuệ Linh, Phúc Vinh, Phúc Hưng... Sự phát triển này đã góp phần giúp chúng ta tự cung cấp được trên 40% nhu cầu sử dụng thuốc của đất nước, giúp giảm giá thành các loại thuốc sử dụng cho việc phòng và điều trị bệnh tật, đồng thời cũng tạo ra nhiều công ăn cho nhân dân.

Theo số liệu điều tra cơ bản nguồn dược liệu toàn quốc của Viện Dược Liệu-Bộ Y Tế (2003) Việt Nam có 3.830 loài thực vật làm thuốc chiếm khoảng 36% số thực vật có mặt ở Việt Nam. Trong dự án “Quy hoạch tổng thể đầu tư phát triển ngành dược Việt Nam đến năm 2010 “với nội dung quy hoạch, sản xuất dược liệu và xây dựng các vùng dược liệu chuyên canh nhằm đạt các mục tiêu chính sau:

- Đáp ứng nhu cầu 20.000 30.000tấn dược liệu/năm từ cây thuốc cho Y học cổ truyền và 10.000 đến 15.000 tấn dược liệu cho công nghiệp chế biến thuốc đông dược.

- Sản xuất trong nước cung ứng cho nhu cầu phòng và chữa bệnh cho cộng đồng chủ yếu từ dược liệu - phải đạt 70% giá trị thuốc sử dụng (hiện mới đạt 20 - 30%)

- Tăng nhanh khối lượng sản phẩm xuất khẩu từ dược liệu trong nước, mục mục tiêu xuất khẩu 30.000tấn/năm, đạt giá trị khoảng 100triệu USD/năm

Công ty ............ triển khai dự án trồng và sơ chế 5 loại cây dược liệu sạch dưới tán rừng theo hướng sản xuất hàng hóa: Đương quy, Xuyên khung, Bạch truật, Độc hoạt, Đỗ trọng tại Tỉnh Đắk Nông với mục tiêu chính là tạo vùng sản xuất dược liệu tại Đắk Nông đạt tiêu chuẩn GACP nhằm chiết xuất nguyên liệu làm thuốc hay thực phẩm chức năng phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Dự án sử dụng chủ yếu là đất gò đồi, thung lũng khe núi hoang hóa nên góp phần tận dụng đất đai, bảo vệ môi trường đồng thời giúp nâng cao thu nhập cho người dân tại địa phương. Dự án trồng và sơ chế 5 loại cây dược liệu sạch theo hướng sản xuất hàng hóa: Đương quy, Xuyên khung, Bạch truật, Độc hoạt, Đỗ trọng được Viện Dược Liệu chuyển giao công nghệ.

Công ty có đội ngũ cán bộ trẻ, có năng lực và kinh nghiệm trong nuôi trồng và chế biến dược liệu, có mối quan hệ tốt trong sản xuất, kinh doanh dược phẩm. Công ty sẵn sàng và có khả năng tiếp nhận các khoa học kỹ thuật mới, triển khai dự án và tiêu thụ sản phẩm trong tỉnh Đắk Nông và trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Đảm bảo được đầu ra ổn định sẽ giúp doanh nghiệp yên tâm trồng và sản xuất dược liệu, giải quyết việc làm cho lực lượng lao động tại địa phương, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của Tỉnh Đắk Nông. Đây chính là các yếu tố quan trọng góp phần làm nên sự thành công của Dự án.

>>> XEM THÊM: Mẫu dự án đầu tư nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao kết hợp khu du lịch nông nghiệp

HOTLINE - 0903 649 782

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE

HOTLINE:
0903 649 782

 nguyenthanhmp156@gmail.com