Lập kế hoạch bảo vệ môi trường của Dự án: Nhà máy Nissey Việt Nam

Nhà máy đã hoàn thiện xây dựng từ năm 1995, đang hoạt động bình thường và không xây dựng thêm hạng mục nào. Vì vậy báo cáo không đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng nhà máy.

Ngày đăng: 28-06-2021

1,012 lượt xem

Lập kế hoạch bảo vệ môi trường của Dự án: Nhà máy Nissey Việt Nam

Thuyết minh quy trình:

Nước thải từ các trạm bơm về hệ thống đường ống tự chảy đưa về bể chứa. Nước thải từ bể chứa được bơm đến mương chắn rác có đặt 2 lưới chắn rác: lưới chắn rác thô và lưới chắn rác tinh. Sau khi loại các hạt rắn lớn nước thải sẽ chảy qua máng chữ V trên có đặt máy đo lưu lượng siêu âm mương hở sử dụng mực nước vào của đập tam giác để tính toán theo dõi sự thay đổi của lượng nước chảy vào bể sục khí lắng cát.

Trong bể lắng cát, máy bơm gió đưa vào bể một lượng khí thích hợp để những hạt cát có kích thước tương đối lớn qua dòng xoáy phân ly rồi lắng xuống, mà không cho thành phần hữu cơ lơ lửng lắng xuống phân giải tạo thành mùi hôi do thiếu ôxi. Những hạt cát lắng xuống trong bể sẽ được máy bơm cát hút lên khu chứa cát lắng và định kì chuyển ra ngoài bằng xe. Ngoài ra trong bể lắng cát còn đặt một máy đo độ pH để kiểm tra sự thay đổi của chất lượng nước thải khi chảy vào.

Sau khi đi qua bể lắng cát, nước thải sẽ chảy vào bể điều hòa có dung tích 2100 m3 có thể điều hòa lưu lượng nước thải tăng nhanh và tránh chất lượng nước thay đổi đột ngột, nhằm nâng cao tính ổn định và an toàn cho các thao tác của các đơn nguyên tiếp theo. Để đo chất lượng nước trong bể đồng đều, đồng thời tránh sự yếm khí hóa chất rắn lơ lửng lắng đọng; máy bơm gió đưa gió vào đường ống sục khí và đĩa phun khí trong bể điều hòa nhằm duy trì chất lượng nước trong bể được trộn đều và đảm bảo trạng thái đủ oxy. Trong bể điều hòa đặt 01 máy đo pH để kiểm tra chất lượng nước thải của hệ thống xử lý. Nước thải trong bể điều hòa được 03 bơm chìm đặt dưới đáy cuối bể, trên đường ống có đặt đồng hồ đo lưu lượng điện tử đo lường.

Nước thải được đưa qua công đoạn xử lý sinh học. Nước thải đi qua bể thiếu khí, bể này dùng để khử nito, tỷ lệ khử theo thiết kế là 50%, tại đây có máy đo pH, khống chế pH bằng cách châm NaOH 20%. Nước thải sau đó chảy qua bể điều chỉnh pH. Tại bể điều chỉnh pH, có máy đo pH khống chế độ pH nằm trong giới hạn cho phép thường vào khoảng 6-8,5 bằng cách châm H2SO4 hoặc châm NaOH 20% rồi trộn bằng máy khuấy qua đập phân hủy để điều hòa lượng nước vào mương oxy hóa. Trong mỗi mương oxy hóa lắp đặt 4 tổ thiết bị sục kiểu phun, 2 máy khuấy chìm và 1 bơm hồi lưu hỗn hợp bùn hoạt tính, máy bơm sẽ cung cấp một lượng không khí cần thiết để trong bể có liều lượng oxy hòa tan và lực khuấy trộn. trong mỗi bể có đặt máy phân tích oxy hà tan, đo độ pH và nhiệt kế. Hỗn hợp nước bùn chảy theo phương thức trọng lực vào bể lắng sinh học kiểu ly tâm, cặn bùn trong bể được các bơm bùn sinh học bơm tuần hoàn về bể mương oxy hóa hoặc xả bùn dư về bể chứa bùn. Phần cặn nổi trên mặt thoáng của bể sinh học được thu vào bể thu cặn.

Nước thải sau khi qua công đoạn sinh học sẽ được bơm đến và được xử lý công đoạn hóa học. Trong bể khuấy nhanh dùng máy đo pH để khống chế dung dịch H2SO4 hoặc NaOH 20% châm vào; sau khi điều chỉnh độ pH thích hợp (6-9), châm thêm dung dịch keo tụ PAC 10% rồi châm thêm tiếp Na2S 60%, tiến hành xử lý trộn bằng máy khuấy rồi cho nước thải qua bể tạo bông kiểu thủy lực. Tại đây nước thải được châm thêm chất trợ keo A.Polimer. Bể keo tụ được thiết kế theo kiểu vách ngăn, nước chảy tuần tự giữa cách vách thúc đẩy sự hình thành bông kết tủa mà không cần động lực, tiết kiệm được giá thành đồng thời việc duy tu bảo dưỡng cũng đơn giản. Nước thải keo tụ được đưa đến bể lắng hóa lý tiến hành phân ly lắng đọng bông kết tủa, bùn hóa học sau khi được máy cạo bùn quay xung quanh tập trung lại ở giữa rồi dùng hai bơm bùn hóa học bơm đến bể cô đặc bùn theo một thời gian nhất định. Nước trong bên trên sẽ được chảy tràn qua bể trung gian và chảy qua bể khử trùng trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.

 c. Đối với khí thải

Để giảm thiểu ô nhiễm không khí phát sinh từ các phương tiện vận chuyển ra vào KCX Tân Thuận, Chủ đầu tư KCX đã áp dụng các biện pháp sau:

- Tạo ẩm vào mùa nắng đối với đường vận chuyển trong khu công nghiệp;

- Dành 28 ha để trồng cây xanh quanh khu vực. Với tiêu chí xanh để phát triển bền vững, Công ty luôn khuyến khích đối tác và các doanh nghiệp cùng chung tay bảo vệ môi trường;

- Các phương tiện chuyên chở vật liệu đất cát khi đi vào khu công nghiệp phải được che chắn kỹ lưỡng, không để rơi vãi ra mặt đường;

- Thường xuyên vệ sinh, quét dọn các tuyến đường vận chuyển trong toàn khu công nghiệp.

d. Đối với chất thải rắn thông thường và CTNH

Chất thải rắn thông thường và CTNH của các nhà máy trong KCX sẽ được phân loại, lưu trữ tại kho chất thải riêng của từng nhà máy. Các Công ty sẽ ký hợp đồng với các đơn vị có chức năng để thu gom, vận chuyển và xử lý theo đúng quy định.

Đánh giá tác động môi trường của dự án; dự báo các loại chất thải phát sinh và các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường

Nhà máy đã hoàn thiện xây dựng từ năm 1995, đang hoạt động bình thường và không xây dựng thêm hạng mục nào. Vì vậy báo cáo không đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng nhà máy.

     Nội dung thay đổi của nhà máy, bao gồm: Tăng công suất sản xuất đã nêu tại Chương 1. Nhà máy không xây dựng thêm hạng mục nào.

• Điều chỉnh nguồn lực hiện có như nhà xưởng, máy móc thiết bị, vốn, nhân lực,.. từ bộ phận sản xuất gọng kính sang bộ phận sản xuất cần câu cá và các linh phụ kiện: từ tháng 6/2021 đến tháng 12/2021.

• Điều chỉnh nguồn lực hiện có như nhà xưởng, máy móc thiết bị, vốn, nhân lực,.. từ sản xuất dây đồng hồ hoàn chỉnh sang chi tiết và linh kiện của dây đồng hồ từ tháng 6/2021 đến tháng 5/2022

    Lý do điều chỉnh: do thời gian gần đây đơn đặt hàng có xu hướng thay đổi nhiều về chủng loại và quy cách sản phẩm nên công ty đã chuyển phần lớn thiết bị và nhân lực từ sản xuất sản phẩm gọng kính sang sản xuất sản phẩm cần câu cá và các linh phụ kiện; mặt khác cũng đã chuyển dây chuyền sản xuất dây đồng hồ (hoàn chỉnh) sang sản xuất các linh phụ kiện và chi tiết của dây đồng hồ nên tổng số lượng dây đồng hồ và các linh phụ kiện tăng.

Vì vậy sau trong quá trình điều chỉnh và sau khi điều chỉnh không có sự thay đổi lớn về tác động tới môi trường, hầu như các tác động được đánh giá như tác động của hiện trạng hoạt động của nhà máy.

Dự báo tác động và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án

 Nhà máy đã hoàn thiện xây dựng từ năm 1995, đang hoạt động bình thường và không xây dựng thêm hạng mục nào. Vì vậy báo cáo không đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng nhà máy.

Đánh giá tác động môi trường và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành.

Đánh giá tác động môi trường trong quá trình vận hành dự án

Các hoạt động và nguồn gây tác động môi trường của nhà máy, được trình bày trong Bảng 2-1 dưới đây.

Bảng 2‑1: Tổng hợp dự báo các tác động của nhà máy hiện trạng

TT

Hạng mục

Nguồn gây tác động

A

Nguồn tác động có liên quan đến chất thải

1

Hoạt động giao thông của toàn bộ nhà máy

Hoạt động của các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm; các phương tiện giao thông cá nhân của công nhân, làm phát sinh bụi, SOx, NOx, CO… gây tác động đến môi trường không khí xung quanh.

2

Hoạt động sản xuất của nhà máy 1+3

- Bụi, khí thải chủ yếu là kim loại từ công đoạn phay tiện, mài,..

- Nước vệ sinh văn phòng, nhà xưởng

- Chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại.

3

Hoạt động sản xuất của nhà máy 4

- Bụi, khí thải phát sinh từ các công đoạn của quá trình sản xuất ( phun cát, đánh bóng , khí thải từ phòng sơn, phòng mạ điện, tẩy mạ, tẩy sơn…)

- Khí thải từ phòng mạ điện, tẩy mạ, tẩy sơn: thành phần ô nhiễm gồm hơi axit.

- Khí thải từ quá trình đốt nhiên liệu dầu DO vận hành máy phát điện dự phòng.

- Nước thải phát sinh từ các công đoạn tẩy rửa bề mặt kim loại, mạ điện, tẩy mạ, tẩy sơn và từ hệ thống xử lý khí thải sản xuất: Nước thải xi mạ với thành phần ô nhiễm chính là Fe, Al, Niken,…gây ảnh hưởng đến nguồn nước thải đầu vào nhà máy XLNT tập trung của KCX.

- Nước vệ sinh văn phòng, nhà xưởng

- Chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại.

3

Sinh hoạt của cán bộ công nhân viên trong toàn nhà máy

- Nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên.

- Rác thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên.

- Mùi hôi do sự lên men và phân hủy kỵ khí chất hữu cơ trong chất thải rắn sinh hoạt và nước thải từ bể tự hoại.

B

Nguồn tác động không liên quan đến chất thải

1

Tiếng ồn phát sinh từ các phương tiện giao thông và máy móc thiết bị sản xuất trong nhà máy.

2

Nhiệt thừa phát sinh do thời tiết nắng nóng, hoạt động của máy móc, sự tập trung đông công nhân.

3

Nước mưa chảy tràn gây ngập úng cục bộ, gây xói mòn, rửa trôi,….

4

Các phương tiện giao thông phục vụ cho hoạt động của dự án làm tăng mật độ giao thông khu vực, tăng nguy cơ xảy ra tai nạn khi tham gia lưu thông trên đường.

5

Sự tập trung của công nhân lao động gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự và kinh tế xã hội tại địa phương.

 

Nguồn: Minh Phương tổng hợp, 2021

Đối tượng bị tác động, quy mô, xác xuất, khả năng phục hồi của các đối tượng bị tác động trong giai đoạn vận hành của dự án, được trình bày trong Bảng 2-2.

Bảng 2‑2: Đối tượng, quy mô bị tác động bởi hoạt động hiện tại của nhà máy

STT

Đối tượng              bị tác động

Phạm vi

Mức độ tác động

Xác xuất xảy ra

Khả năng           hồi phục

1

Môi trường không khí

Khu vực dự án               và vùng lân cận

Cao

100%

Sau khi dự án kết thúc hoạt động

2

Môi trường nước

Ảnh hưởng đến chất lượng nước thải đầu vào nhà máy XLNT tập trung của KCX

Cao

100%

Sau khi dự án kết thúc hoạt động

3

Môi trường đất

Khu vực dự án

Trung bình

100%

Sau khi dự án kết thúc hoạt động

4

Sức khỏe                con người

Khu vực dự án               và vùng lân cận

Trung bình

100%

Sau khi dự án kết thúc hoạt động

5

Kinh tế                     địa phương

Khu vực Quận 7

Trung bình

100%

Sau khi dự án kết thúc hoạt động

6

An ninh trật tự tại địa phương

Trong KCX Tân Thuận và khu vực Quận 7

Nhỏ

100%

Sau khi dự án kết thúc hoạt động

 

 Nguồn: Minh Phương tổng hợp, 2021

Khí thải: 

Nguồn phát sinh: chủ yếu từ các phương tiện giao thông ra vào nhà máy, ngoài ra còn phát sinh từ các công đoạn của quá trình sản xuất, được trình bày cụ thể như sau:

  1. Ô nhiễm bụi, khí thải do các phương tiện giao thông ra vào nhà máy

Các phương tiện vận tải vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm…ra vào nhà máy sử dụng nhiên liệu chủ yếu là dầu DO. Thành phần các chất ô nhiễm có trong khói thải từ các phương tiện vận tải chủ yếu là SOx, NOx, COx, hydrocacbon và bụi. Lượng khí này rất khó định lượng vì đây là nguồn phân tán và chịu tác động của nhiều yếu tố tự nhiên khác như chất lượng đường sá, tốc độ gió, tính năng kỹ thuật của các phương tiện, chế độ vận hành (lúc khởi động, chạy nhanh, chạy chậm, khi thắng),....Nguồn gây ô nhiễm này phân bố rải rác và không cố định nên việc khống chế, kiểm soát rất khó khăn. Mặt khác, đây là nguồn ô nhiễm không thể tránh khỏi đối với bất kỳ loại hình sản xuất nào. Do vậy, chỉ cần bố trí thời gian hoạt động của các phương tiện vận chuyển hợp lý, tránh hoạt động tập trung.

Ngoài ra, bụi khí thải còn phát sinh từ các phương tiện giao thông cá nhân của cán bộ công nhân viên làm việc tại nhà máy.

Hiện tại, Công ty sử dụng xe có tải trọng từ 3,5 - 16 tấn (trung bình 10 tấn/xe) để vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm; phương tiện cá nhân của cán bộ công nhân viên trong nhà máy đa số là xe máy, xe ô tô cá nhân chỉ chiếm số lượng ít 1-2 xe/ngày. Số lượng xe di chuyển trong ngày của nhà máy được áp dụng theo hiện trạng thực tế

→  Tối đa có 150 lượt xe gắn máy và 1 lượt xe ô tô nhỏ ra vào Công ty trong 1 ngày.

  • Tính toán tải lượng bụi, khí thải phát sinh:

Tải lượng các chất ô nhiễm được tính toán dựa trên số lượt xe di chuyển trên tuyến đường và hệ số ô nhiễm do tải trọng xe theo tài liệu WHO 1993, kết quả tính toán như sau:

Bảng 2‑3: Hệ số phát thải ô nhiễm do tải trọng xe

Phương tiện

Chất ô nhiễm

Bụi (g/km)

SO2 (g/km)

NO2 (g/km)

CO (g/km)

VOC (g/km)

Xe vận tải 3,5-16 tấn

0,9

4,29S

11,8

6,0

2,6

Xe tải nhẹ <3,5T

0,07

2,23S

0,25

1,49

0,19

Xe máy > 50cc

0,12

0,6S

0,08

22,0

15,0

 

 Nguồn: WHO 1993

Ghi chú: S là hàm lượng lưu huỳnh trong xăng dầu là (0,05%)

Bảng 2‑4: Tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải của phương tiện vận chuyển

Phương tiện

Tải lượng chất ô nhiễm

Bụi (mg/m.s)

SO2 (mg/m.s)

NO2 (mg/m.s)

CO (mg/m.s)

VOC (mg/m.s)

Xe vận tải 3,5-16 tấn

4,7x10-5

1,1x10-5

6,2x10-4

3,1x10-4

1,4x10-4

Xe tải nhẹ <3,5T

2,4x10-6

3,8x10-6

8,6x10-6

5,2x10-5

6,6x10-6

Xe máy > 50cc

2,5x10-4

6,2x10-5

1,6x10-4

4,5x10-2

3,0x10-2

Tổng

2,9x10-4

7,6x10-5

7,8x10-4

4,5x10-2

3,1x10-2

 

Nguồn: Minh Phương tính toán dựa trên hệ số ô nhiễm của WHO 1993, 2021        

Ghi chú: Tải lượng (mg/m.s) = Hệ số ô nhiễm (mg/xe/m)xLưu lượng xe lưu thông (xe/s)

  • Tính toán nồng độ bụi, khí thải phát sinh:

Để đơn giản hoá, ta xét nguồn đường là nguồn thải liên tục (nguồn của dòng xe chạy liên tục trên đường) và ở độ cao gần mặt đất, gió thổi vuông góc với nguồn đường.

Nồng độ chất ô nhiễm ở khoảng cách x cách nguồn đường phía cuối gió ứng với các điều kiện trên được xác định theo công thức mô hình cải biên của Sutton như sau:

 

Trong đó:

- C: Nồng độ chất gây ô nhiễm trong không khí, mg/m3;

- E: Tải lượng của chất gây ô nhiễm từ nguồn thải, mg/m.s;

- z: Độ cao của điểm tính toán, m;

- h: Độ cao của mặt đường so với mặt đất xung quanh, h = 0,5 m;

- u: Tốc độ gió trung bình tại khu vực, u = 1 m/s;

- σz : Hệ số khuếch tán chất gây ô nhiễm theo phương đứng. Đối với nguồn đường giao thông, hệ số σz thường được xác định theo công thức Slade với cấp độ ổn định khí quyển loại B (là cấp độ ổn định khí quyển đặc trưng của khu vực): σz = 0,53.x0,73.

- x: Khoảng cách của điểm tính toán so với nguồn thải theo phương ngang, m.

Sử dụng mô hình cải biên của Sutton tính toán lan truyền chất ô nhiễm trong không khí cho nguồn phát thải dạng đường. Áp dụng công thức (3) ta có kết quả tại Bảng 2-5:

Bảng 2‑5: Nồng độ các chất ô nhiễm phát tán từ phương tiện vận chuyển của nhà máy

Thông số

Khoảng cách (m)

Nồng độ tính toán         tại độ cao z =1,5m (mg/m3)

Nồng độ nền * (mg/m3)

QCVN 05:2013/BTNMT

Trung bình 1h (mg/m3)

Thương mại

Bụi

5

0,00037

0,14

0,3

10

0,00029

15

0,00023

20

0,00019

SO2

5

0,00009

0,042

0,35

10

0,00007

15

0,00006

20

0,00005

NOx

5

0,00094

0,027

0,2

10

0,00073

15

0,00058

20

0,00048

CO

5

0,05731

5

30

10

0,04403

15

0,03498

20

0,02918

VOC

5

0,03905

--

-

10

0,03000

15

0,02383

20

0,01988

 

 

(Ghi chú: QCVN 05:2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh, trung bình 1h

Nhận xét: So sánh kết quả tính toán ở bảng trên với QCVN 05:2013/BTNMT, ta thấy hầu hết các chỉ tiêu như bụi, SO2, NO2, CO phát sinh từ hoạt động của các phương tiện giao thông trong giai đoạn vận hành của nhà may đều nằm trong giới hạn quy chuẩn cho phép.

Quá trình vận chuyển diễn ra trong ngày, với quãng đường vận chuyển tương đối ngắn và lượt vận chuyển ít nên tác động của bụi, khí thải đến môi trường không khí trong quá trình vận chuyển là không đáng kể.

 

Xem thêm Báo cáo Đánh giá tác động môi trường ĐTM Nhà máy Nissey Việt Nam

 

HOTLINE - 0903 649 782

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE

HOTLINE:
0903 649 782

 nguyenthanhmp156@gmail.com