MẪU HỒ SƠ XIN CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG CHO KHU DU LỊCH

HỒ SƠ XIN CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG CHO KHU DU LỊCH. MINH PHUONG CORP - Dịch vụ chuyên tư vấn viết hồ sơ môi trường cho các nhà máy sản xuất, xí nghiệp công ty, kinh doanh sản xuất... Tư vấn: 0903 649 782.

Ngày đăng: 30-08-2022

493 lượt xem

HỒ SƠ XIN CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG CHO KHU DU LỊCH

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG III
DANH MỤC HÌNH IV
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT V
MỞ ĐẦU 1
Chương I 3
THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ 3
1.1. Tên chủ cơ sở 3
1.2. Tên cơ sở 3
1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở 4
1.3.1 Công suất hoạt động của cơ sở 4
1.3.2 Công nghệ sản xuất của cơ sở 4
1.3.3 Sản phẩm của cơ sở 4
1.4 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hoá chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở 5
1.4.1 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hoá chất 5
1.4.2 Nhu cầu sử dụng điện 5
1.4.3 Nhu cầu sử dụng nước 5

Hồ sơ xin giấy phép môi trường cho khu du lịch

Chương II SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG 8
2.1. Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường 8
2.2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường 8
Chương III KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 9
3.1 Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải 9
3.1.1 Thu gom, thoát nước mưa 9
3.1.2 Thu gom, thoát nước thải 9
3.1.3 Xử lý nước thải: 10
3.2 Công trình xử lý bụi, khí thải 21
3.3 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường 23
3.4 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại 24
3.5 Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung của cơ sở 25
3.6 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường: 26
3.7 Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác (nếu có) 28
3.8 Các nội dung thay đổi so với hồ sơ môi trường đã được phê duyệt 28
3.9 Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có) 29
Chương IV NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG 30
4.1 Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải: 30
4.2 Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải 31
4.3 Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung 31
Chương V KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 33
5.1. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải 33
5.2. Kết quả quan trắc nguồn tiếp nhận 36
Chương VI CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 37
6.1. Chương trình quan trắc chất thải theo quy định của pháp luật. 37
6.1.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ 37
6.1.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải: 37
6.2. Kinh phí thực hiện quan trắc hằng năm: 37
Chương VII KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ
Chương VIII CAM KẾT CỦA CHỦ ĐẦU TƯ 40
PHỤ LỤC 41
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Các hạng mục công trình của khu du lịch 4
Bảng 2. Nhu cầu sử dụng nước của khu du lịch Thiên Phú 5
Bảng 3. Danh mục công trình bảo vệ môi trường đã xây dựng, lắp đặt 16
Bảng 4. Danh mục các thiết bị lắp đặt cho hệ thống xử lý nước thải 16
Bảng 5. Chi phí điện năng tiêu thụ trong 01 ngày đêm 20
Bảng 6. Giá trị các thông số ô nhiễm theo QCVN 14:2008/BTNMT 20
Bảng 7. Thành phần và số lượng CTNH 24
Bảng 8. Giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm trong nước thải 30
Bảng 9. Giá trị giới hạn các thông số cơ bản trong không khí xung quanh 31
Bảng 10. Giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn 32
Bảng 11. Kết quả chất lượng nước thải đầu vào năm 2020 33
Bảng 12. Kết quả chất lượng nước thải đầu ra năm 2020 34
Bảng 13. Kết quả chất lượng nước thải đầu ra năm 2021 34
Bảng 14. Kết quả chất lượng nước thải đầu ra năm 2022 35
Bảng 15. Kết quả chất lượng nước nguồn tiếp nhận năm 2020 36
DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Sơ đồ hệ thống thu gom, tiêu thoát nước mưa 9
Hình 2. Sơ đồ thu gom và thoát nước thải tại cơ sở 10
Hình 3. Mô hình cấu tạo bể tự hoại 11
Hình 4. Nguyên tắc hoạt động của Bể tách mỡ 12
Hình 5. Sơ đồ quy trình công nghệ hệ thống xử lý nước thải 13
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BOD5 : Nhu cầu oxy sinh học;
BTCT : Bê tông cốt thép;
COD : Nhu cầu oxy hóa học;
CTNH : Chất thải nguy hại;
ĐTM : Đánh giá tác động môi trường;
NĐ – CP : Nghị định chính phủ;
NXB : Nhà xuất bản;
N : Nitơ;
SS : Chất rắn lơ lửng;
STT : Số thứ tự
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam;
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn;
TP : Thành phố;
TT - BTNMT : Thông tư Bộ Tài nguyên Môi trường; P : Phốt pho;
PCCC : Phòng cháy chữa cháy;
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam;
UBND : Ủy ban Nhân dân.

7 loại giấy phép môi trường

Chương I THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ
1.1. Tên chủ cơ sở:
1.2. Tên cơ sở:
+ Các hạng mục xây dựng:
1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở:
1.3.1 Công suất hoạt động của cơ sở:
Khu du lịch T hiện đang hoạt động với quy mô kinh doanh là 149 phòng.
1.3.2 Công nghệ sản xuất của cơ sở:
Đặc trưng của khu du lịch là kinh doanh dịch vụ ăn uống và phục vụ nhu cầu du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, thư giãn của khách du lịch trong và ngoài nước. Do đó, cơ sở không có các hoạt động sản xuất nên không có quy trình công nghệ sản xuất.
1.3.3 Sản phẩm của cơ sở:
Khu du lịch T kinh doanh lĩnh vực khu du lịch kết hợp dịch vụ nhà hàng, khách sạn phục vụ khách du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí nên sản phẩm làm ra của cơ sở là sản phẩm vô hình, không thể liệt kê.
1.4 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hoá chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở:
1.4.1 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hoá chất
Với đặc trưng cơ sở là kinh doanh du lịch nghỉ dưỡng và nhà hàng. Dó đó, nguồn nguyên liệu chủ yếu của cơ sở là các loại thực phẩm dùng để chế biến thức ăn. Thành phần chủ yếu là: gạo, bún, mỳ, thịt các loại, hải sản tươi sống, rau củ quả các loại, các loại nước uống,… Bên cạnh đó, còn sử dụng dầu ăn, các loại gia vị, bột các loại,…để phục vụ cho quá trình hoạt động của khu du lịch. Các loại thực phẩm được lấy từ các vựa hải sản, vựa trái cây rau quả, các cửa hàng, siêu thị trong khu vực phường Hàm Tiến và thành phố Phan Thiết. Ngoài ra, còn có các vật dụng phục vụ cho phòng nghỉ dưỡng như xà phòng, sữa tắm, khăn tắm, giấy vệ sinh,… phục vụ sinh hoạt của du khách. Nguồn nguyên, nhiên liệu được cũng cung cấp từ các đơn vị sản xuất trong khu vực phường Hàm Tiến, thành phố Phan Thiết và các vùng lân cận.
Nhiên liệu phục vụ cho dự án chủ yếu là xăng, dầu DO, gas phục vụ nấu nướng, nhớt dùng để chạy ô tô, máy phát điện dự phòng, máy cắt cỏ,… Ngoài ra, khu du lịch còn sử dụng một số loại hóa chất tẩy rửa vệ sinh, Chlorine khử trùng, thuốc bảo vệ thực vật.
Khối lượng các nguyên liệu, nhiên liệu này được sử dụng tùy thuộc vào lượng khách từng thời điểm, nên khó có thể thống kê chính xác.
1.4.2 Nhu cầu sử dụng điện
Ước tính lượng điện tiêu thụ khoảng 25.000 kWh/tháng. Tuy nhiên, lượng điện năng tiêu thụ thực tế sẽ phụ thuộc vào công suất hoạt động của các phòng nghỉ trong khu du lịch và phụ thuộc vào từng mùa trong năm nên khó đưa ra con số cụ thể. Lượng điện tiêu thụ cụ thể từng tháng sẽ thể hiện tại Hóa đơn tiền điện hàng tháng.
Đường Nguyễn Đình Chiểu đã có đường dây điện 22KV Phan Thiết – Hàm Tiến đi ngang qua. Dự án sử dụng nguồn điện lưới quốc gia để phục vụ cho quá trình hoạt động của khu du lịch. Bên cạnh đó, Cơ sở đã trang bị 02 trạm biến áp 600 KVA và 400 KVA và 02 máy phát điện dự phòng có công suất là 600 KVA và 400 KVA phục vụ cho quá trình hoạt động của khu du lịch và phòng ngừa sự cố cúp lưới điện quốc gia. Quy định mới về giấy phép môi trường
1.4.3 Nhu cầu sử dụng nước
Khu du lịch T hiện đang hoạt động kinh doanh du lịch với quy mô 149 phòng bao gồm phòng nghỉ, nhà hàng, các dịch vụ khác, nên nhu cầu sử dụng nước của khu du lịch chủ yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt của khách và nhân viên, khu dịch vụ, nhà hàng, phòng cháy chữa cháy và tưới cây.
Nhu cầu sử dụng nước cho khách trong khu nghỉ dưỡng:
Tổng số phòng có thể phục vụ khách nghỉ dưỡng của khu du lịch là 149 phòng. Trong đó, 6 phòng có sức chứa: 3 khách/phòng, 36 phòng có sức chứa: 4 khách/phòng và 107 phòng có sức chứa: 2 khách/phòng. Vậy tổng số khách tối đa tại các phòng là 376 khách/ngày. Theo TCVN 4513-1988 – Cấp nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế thì Tiêu chuẩn dùng nước của nhà nghỉ có bồn tắm trong tất cả các phòng là: 300 lít/người/ngày.
Bên cạnh đó, khu du lịch còn phục vụ cho một lượng khách vãng lai khoảng 150 khách/ngày. Theo TCVN 4513-1988 – Cấp nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế thì Tiêu chuẩn dùng nước của khách vãng lai là: 25 lít/người/ngày.
Nhu cầu sử dụng nước cho hoạt động của nhà hàng:
Nhà hàng khu du lịch có khả năng phục vụ ngày cao điểm nhất là 380 lượt khách trong 02 buổi trưa và chiều. Theo TCVN 4513-1988 – Cấp nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế thì Tiêu chuẩn dùng nước của nhà hàng của 1 người cho 1 bữa ăn là 25 lít/người.
Nhu cầu sử dụng nước cho hoạt động giặt ủi:
Ước tính số lượng đồ giặt phát sinh tối đa tại khu du lịch trong một ngày, bao gồm vật dụng phòng nghỉ, nhà hàng, quần áo nhân viên và khách nghỉ dưỡng khoảng 250 (kg). TCVN 4513-1988 – Cấp nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế thì Tiêu chuẩn dùng nước cho giặt bằng máy là: 60 (lít/kg đồ giặt).
Nhu cầu sử dụng nước cho nhân viên phục vụ trong khu du lịch:
Đội ngũ cán bộ công nhân viên làm việc tại khu du lịch là 200 người. Theo TCVN 4513-1988 – Cấp nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế thì Tiêu chuẩn dùng nước của Người phục vụ công cộng là: 50 lít/ người ngày.
Hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường
Hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường khu du lịch
Nhu cầu sử dụng nước cho hồ bơi:
Theo bảng 1, mục 3.2 TCVN 4513-1988: Cấp nước bên trong - Tiêu chuẩn thiết kế, lượng nước cần cấp cho hồ bơi để bù vào lượng nước thất thoát khoảng 10% dung tích bể.
Tuy nhiên chủ đầu tư đã cho định kỳ xử lý nước hồ bơi để tái sử dụng, không thải bỏ. Vì vậy theo thực tế chỉ bổ sung lượng nước thất thoát do bốc hơi, chảy tràn khoảng 10 m3/ngày đêm.
Nhu cầu sử dụng nước cho hoạt động tưới cây:
Diện tích vườn hoa, sân, đường nội bộ trong khuôn viên dự án khoảng 12.000 m2. Theo TCVN 4513-1988 – Cấp nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế thì lượng nước sử dụng cho hoạt động tưới cây tiêu chuẩn dùng nước cho công trình ngoài trời là 1,5 l/m2.
Nhu cầu sử dụng nước cho phòng cháy chữa cháy:
Giả sử thời gian diễn ra đám cháy là 2 giờ, chiều cao tòa nhà khoảng 20m. Áp dụng TCVN 6161-1996 – Phòng cháy, chữa cháy – Nhà cao tầng – yêu cầu thiết, bảng 16 ứng với áp lực, yêu cầu thiết kế ứng với áp lực 21m tương ứng với 2,8 l/s.
Nhu cầu sử dụng nước phục vụ các hoạt động trong khu du lịch được tính toán thể hiện tại bảng sau:
Nguồn nước sử dụng tại Khu du lịch T hiện được lấy từ mạng lưới cấp nước thủy cục của khu vực cấp cho các hoạt động sinh hoạt của khách, nhân viên, nhà hàng,.. và các giếng khoan trong dự án cấp cho mục đích tưới cây, tưới đường, giảm bụi.
CHƯƠNG 2: SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
2.1. Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường
Hiện tại các cơ quan thẩm quyền chưa lập các quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường cho các cơ sở thuộc lĩnh vực khu du lịch.
2.2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường
- Nước thải của khu du lịch sẽ được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn theo quy định trước khi xả ra nguồn tiếp nhận là nước biển ven bờ. Chất lượng nước vùng ven biển khu vực này còn khá tốt, nước có màu xanh trong. Vùng biển nơi đây rất phong phú, đa dạng về tài nguyên sinh vật biển. Hệ sinh thái biển ở đây phong phú, điển hình của vùng biển nhiệt đới. Trong thời gian lập hồ sơ không phát hiện các hiện tượng bất thường tại khu vực này.
- Tác động đến hướng dòng chảy: Toàn bộ lượng nước thải sau xử lý của dự án được chảy ngầm ra biển hòa vào tầng nước mặt của nước biển ven bờ - lớp sóng nên hoàn toàn không gây tác động lên hướng dòng chảy trong biển. Bên cạnh đó, lưu lượng nước thải sau xử lý lớn nhất (bằng với lượng nước cấp cho mục đích sinh hoạt, không bao gồm nước tưới cây, tưới đường và nước cấp cho phòng cháy chữa cháy) là 160,55 m3/ngày đêm tương ứng với 0,002 m3/s là rất nhỏ. Việc xả thải của dự án không gây tác động đáng kể lên hướng chảy dòng biển cũng như mực nước biển ven bờ.
- Tác động đến vận tốc dòng chảy: Với hình thức xả thải ven bờ và lưu lượng tối đa chỉ 0,002 m3/s, vận tốc dòng nước thải sau xử lý của khu du lịch Thiên Phú là không đáng kể so với vận tốc của dòng chảy ven biển khu vực phường Hàm Tiến. Do đó, việc xả nước thải sau xử lý của khu du lịch Thiên Phú không gây tác động đáng kể lên vận tốc dòng chảy nước biển ven bờ.
- Nước biển khu vực dự án thuộc vùng bãi tắm, thể thao dưới nước; do đó, có rất ít loài hải sản cũng như phù du sống trong vùng nước biển này. Nước thải của Công ty TNHH Du lịch T sau khi xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT cột A, k=1 xả vào nguồn nước biển ven bờ; lưu lượng khoảng 0,002 m3/s là rất nhỏ nên nồng độ các thông số môi trường nước biển nguồn tiếp nhận không bị tác động đáng kể, các thông số này đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 10-MT:2015/BTNMT, vùng bãi tắm, thể thao dưới nước. Vì vậy, hệ sinh thái thủy sinh sẽ không bị tác động mạnh bởi việc xả nước thải của dự án với chất lượng và lưu lượng nước sau xử lý được nêu trên.
Chương III  KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
3.1 Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải
3.1.1 Thu gom, thoát nước mưa
3.1.2 Thu gom, thoát nước thải Công trình thu gom nước thải:
Điểm xả nước thải sau xử lý:
3.1.3 Xử lý nước thải:
Nước thải trước khi được xử lý tập trung tại Hệ thống xử lý nước thải, được thu gom và xử lý sơ bộ qua Hầm tự hoại, Bể tách mỡ,...
- Bể tự hoại:
Nước thải từ nhà vệ sinh, hố xí sẽ được đưa qua bể tự hoại trước khi đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung. Nguyên tắc hoạt động của bể tự hoại là lắng cặn và phân hủy kỵ khí cặn lắng. Hiệu quả xử lý theo chất lơ lửng đạt 65 – 70% và theo BOD5 là 60 – 65%.
Ngăn đầu tiên của bể tự hoại có chức năng tách cặn ra khỏi nước thải. Cặn lắng ở dưới đáy bể bị phân hủy yếm khí khi đầy bể, khoảng 1 năm sử dụng, cặn này được hút ra theo hợp đồng với đơn vị có chức năng để đưa đi xử lý. Nước thải và cặn lơ lửng theo dòng chảy sang ngăn thứ hai. Ở ngăn này, cặn tiếp tục lắng xuống đáy, nước được vi sinh yếm khí phân hủy làm sạch các chất hữu cơ trong nước.
Nước thải sau khi xử lý qua bể tự hoại, nồng độ chất ô nhiễm được giảm bớt tuy nhiên vẫn cao hơn tiêu chuẩn nhiều. Do đó, nước thải tiếp tục được xử lý tại hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu du lịch.
Hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường
Hình 3. Mô hình cấu tạo bể tự hoại
- Bể tách mỡ:
Nước thải từ nhà bếp của dự án bao gồm một lượng dầu mỡ không nhỏ khi xả thải vào đường cống rãnh. Lượng dầu mỡ này nếu xả trực tiếp vào hệ thống thu gom nước thải chung dẫn về hệ thống xử lý nước thải sẽ làm tăng khả năng bị nghẹt bơm, hụt nước của máy bơm, nghẹt đường ống và là nguyên nhân làm cho hệ thống xử lý nước thải xử lý không đạt hiệu quả. Bể tách mỡ được thiết kế nhằm phục vụ mục đích trên.
Nước thải khu bếp chảy trực tiếp vào Bể tách mỡ sau khi đi xuyên qua lớp lưới lược giữ lại các cặn bẩn và tạp chất lớn như xương động vật, rau cải thừa, rác thải lớn, bao nylon... Nước chứa dầu mỡ sẽ đi vào ngăn kế tiếp, để dầu mỡ nổi lên mặt nước, lớp mỡ tích tụ dần tạo một màng ván trên bề mặt nước, định kỳ xả van để lấy mỡ ra. Còn phần nước được tách ra sẽ chảy ra ngoài.
 
Hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường
Hình 4. Nguyên tắc hoạt động của Bể tách mỡ
Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường
- Hệ thống xử lý nước thải tập trung:
Công ty đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải với tổng công suất 200 m3/ngày đêm. Công nghệ được sử dụng trong hệ thống xử lý nước thải của dự án là ứng dụng sự kết hợp giữa các phương pháp sau:
- Phương pháp vật lý: Tách các vật liệu thô, chất lơ lửng có kích thước lớn (Sử dụng song chắn rác).
- Phương pháp hóa học: Khử trùng (Châm clorine tại bể tiếp xúc).
- Phương pháp sinh học: Quá trình hiếu khí (Phân hủy các chất hữu cơ của vi sinh vật hiếu khí tại bể sinh học).
Các quy trình công nghệ hệ thống xử lý nước thải tập trung của Khu du lịch được thể hiện như sau:
Hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường
Hình 5. Sơ đồ quy trình công nghệ hệ thống xử lý nước thải
Thuyết minh quy trình công nghệ:
- Bể điều hòa (B01):
Do tính chất của nước thải dao động theo thời gian trong ngày, (phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như: nguồn thải và thời gian thải nước). Vì vậy, bể điều hòa là công trình đơn vị không thể thiếu trong bất kỳ hệ thống xử lý nước thải nào, đặc biệt là đối với nước thải sinh hoạt.
Bể điều hòa có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải, tạo chế độ làm việc ổn định và liên tục cho các công trình xử lý, tránh hiện tượng hệ thống xử lý bị quá tải.
- Bể MBBR (B02):
Tại bể MBBR các vi sinh vật hiếu khí ở dạng lơ lửng và dính bám được cung cấp lượng oxy bỡi máy thổi khí sẽ phân giải các chất ô nhiễm trong nước thải, đặc biệt các hợp chất chứa nito, phospho thành các chất không ô nhiễm. Nước thải tiếp tục qua bể Aeroten để xử lý triệt để các chất hữu cơ có trong nước thải.
- Bể Aerotank (B03):
Tại bể sinh học hiếu khí, các tạp chất hữu cơ hòa tan và không hòa tan được xử lý và chuyển hóa thành bông bùn sinh học. Máy thổi khí hoạt động luân phiên và hệ thống phân phối dạng đĩa có hiệu quả cao với kích thước bọt khí nhỏ hơn 10mm sẽ cung cấp oxi cho bể sinh học. Lượng khí cung cấp vào bể với mục đích cung cấp oxy cho vi sinh vật hiếu khí chuyển hóa chất hữu cơ thành nước và carbonic, chuyển hóa nitơ hữu cơ và amonia thành nitrat NO3-. Mặt khác, hệ thống phân phối khí còn có chức năng xáo trộn đều nước thải và bùn hoạt tính, tạo điều kiện để vi sinh vật tiếp xúc tốt với các chất cần xử lý. Tải trọng chất hữu cơ của bể thổi khí thường dao động từ 0,32-0,64 kg BOD/m3.ngày đêm và thời gian lưu nước dao động từ 4-12h.
Oxy hóa và tổng hợp:
CHONS (chất hữu cơ) + O2 + Chất dinh dưỡng + vi khuẩn hiếu khí → CO2 + H2O + NH3 + C5H7O2N (tế bào vi khuẩn mới) + sản phẩm khác
Hô hấp nội bào:
C5H7O2N (tế bào) + 5O2 + vi khuẩn → 5CO2 + 2H2O + NH3 + E
Bên cạnh quá trình chuyển hóa các chất hữu cơ thành carbonic CO2 và nước H2O, vi khuẩn hiếu khí Nitrisomonas và Nitrobater còn oxy hóa ammonia NH2 thành nitrite NO2- và cuối cùng là nitrate NO3-.
Vi khuẩn Nitrisomonas: 2NH4 + + 3O2  2NO2- + 4H+ + 2H2O
Vi khuẩn Nitrobater: 2NO2- + O2  2 NO3-
Tổng cộng: NH4+ + 2O2  NO3- + 2H+ + H2O
Bể xử lý sinh học hiếu khí bằng bùn hoạt tính dính bám là công trình đơn vị quyết định hiệu quả xử lý của hệ thống vì phần lớn những chất gây ô nhiễm trong nước thải là những chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học. Nước sau khi ra khỏi bể này, hàm lượng COD và BOD giảm 80-95%.
Cơ chế quá trình chuyển hóa chất hữu cơ (chất gây ô nhiễm) thành chất vô cơ (chất không gây ô nhiễm). Vi sinh vật hiếu khí, tùy tiện và kỵ khí sống trên bề mặt vật liệu sẽ lấy chất hữu cơ trong nước thải làm thức ăn, quá trình này đồng hành với việc chất gây ô nhiễm đã được chuyển hóa thành chất không gây ô nhiễm. Nước sau khi ra khỏi bể Sinh học hiếu khí sẽ tự chảy sang bể lắng nhằm loại bỏ chất lơ lửng trong nước thải.
Bể lắng đứng (B04) và bể lắng ngang (B05):
Bằng cơ chế của quá trình lắng trọng lực, bể lắng có nhiệm vụ tách cặn vi sinh từ bể xử lý sinh học hiếu khí tiếp xúc mang sang. Nước thải ra khỏi thiết bị lắng có hàm lượng cặn (SS) giảm đến 60%. Bùn dư lắng ở đáy ngăn lắng sẽ được bơm bùn bơm tuần hoàn về bể MBBR hoặc bơm thải về bể chứa bùn.
Bể trung gian (B06):
Nước thải sau khi xử lý bằng phương pháp sinh học còn chứa khoảng 105 – 106 vi khuẩn trong 100ml, hầu hết các loại vi khuẩn này tồn tại trong nước thải không phải là vi trùng gây bệnh, nhưng cũng không loại trừ một số loài vi khuẩn có khả năng gây bệnh. Vì vậy, Chlorine được châm trực tiếp vào Bể khử trùng. Dưới tác dụng chảy rối của bể, hóa chất Chlorine có tính oxi hóa mạnh sẽ khuếch tán xuyên qua vỏ tế bào vi sinh vật và gây phản ứng với men bên trong của tế bào vi sinh vật làm phá hoại quá trình trao đổi chất dẫn đến vi sinh vật bị tiêu diệt. Nước thải tại bể trung gian được bơm lên bồn lọc áp lực để tiếp tục công đoạn xử lý.
Bồn lọc áp lực:
Nhiệm vụ của bồn lọc áp lực là lọc bỏ các thành phần lơ lửng và cặn lắng có trong nước thải đầu ra, giúp nước thải được trong và giảm được một phần tải lượng ô nhiễm.
Nước thải sau xử lý đạt chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT, cột A, k=1 – quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt, sau đó dẫn vào bể chứa sau xử lý theo đường ống uPVC D90 chảy về ranh đất phía Đông, cặp song song với ống dẫn nước rỉ tự nhiên thoát ra biển.
Minh Phương Corp là Đơn vị

- Chuyên Tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng trên Toàn Quốc.

- Đơn vị chuyên thi công dự án khoan ngầm các đường quốc lộ, đường thủy con kênh ,sông lớn trên Toàn Quốc.

- Đơn vị tư vấn hồ sơ Môi trường.

+ Giấy phép Môi trường.

+ Báo cáo Công tác bảo vệ Môi trường.

+ Báo cáo Đánh giá tác động Môi trường.

Tại sao nên chọn Công ty CP Tư vấn Đầu tư & Thiết kế Xây dựng Minh Phương ?

Công ty được hình thành trên cơ sở sáng lập viên từng là giám đốc dự án, kỹ sư chuyên ngành xây dựng, công nghệ kỹ thuật, quản trị kinh doanh, từng điều hành các tập đoàn lớn, các Công ty Liên doanh nước ngoài hàng chục năm.

Với đội ngũ nhân viên đầy nhiệt huyết, năng lực, và giàu kinh nghiệm.

Là Đơn vị chuyên tư vấn và nhận thầu các dự án đầu tư và thiết kế xây dựng trên Toàn Quốc.

Tư vấn nhiệt tình, giá cả hợp lí, mang tính cạnh tranh cao.

Quy trình làm việc đảm bảo tiến độ nhanh chóng, hiệu quả cao nhất:

Chất lượng dịch vụ được khách hàng tin tưởng và ưu tiên đặt khách hàng lên hàng đầu.

Triển khai thực hiện ngay khi khách hàng kí hợp đồng.

Đảm bảo đúng tiến độ hoàn thành dự án.

LIÊN HỆ 0903 649 782

GỌI NGAY - 0907957895

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 
Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 
Hotline: 028 3514 6426 - 0903 649 782  - 0914526205
Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com , thanhnv93@yahoo.com.vn 
Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

HOTLINE

HOTLINE:
0907957895

FANPAGE