BÁO CÁO ĐỀ XUẤT XIN GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỦY SẢN

BÁO CÁO ĐỀ XUẤT XIN GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỦY SẢN. MINH PHUONG CORP - Dịch vụ viết tư vấn hồ sơ môi trường. Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM, báo cáo công tác bảo vệ môi trường hàng năm, đề xuất xin cấp giấy phép môi trường.

Ngày đăng: 29-08-2022

607 lượt xem

BÁO CÁO ĐỀ XUẤT XIN GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỦY SẢN 

MỤC LỤC 
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 
DANH MỤC BẢNG 
DANH MỤC HÌNH 
CHƯƠNG 1: THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ 
1.1. Tên chủ cơ sở 
1.2. Tên cơ sở 
1.2.1. Địa điểm của cơ sở 
1.2.2. Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; các giấy phép môi trường thành phần 
1.2.3. Quy mô của cơ sở (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công) 
1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của cơ sở 
1.3.1. Công suất hoạt động của cơ sở 
1.3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở 
1.3.2.1. Quy trình công nghệ chế biến mực ống, mực lá, mực nang 
1.3.2.2. Quy trình công nghệ chế biến bạch tuộc 
1.3.2.3. Quy trình công nghệ chế biến ghẹ 
1.3.2.4. Quy trình công nghệ chế biến cá 
1.3.2.5. Quy trình chế biến chả cá (SURIMI) đông lạnh 
1.3.3. Sản phẩm của cơ sở 
1.4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở 
1.4.1. Nhu cầu nguyên liệu 
1.4.2. Nhu cầu nhiên liệu 
1.4.3. Nhu cầu sử dụng hóa chất, vật liệu 
1.4.4. Nhu cầu sử dụng điện 
1.4.5. Nhu cầu sử dụng nước 
1.4.6. Nhu cầu xả nước thải của cơ sở 
1.5. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở 
1.5.1. Vị trí địa lý 
1.5.2. Các hạng mục công trình của cơ sở 
1.5.3. Danh mục máy móc, thiết bị phục hoạt động của cơ sở 
CHƯƠNG 2: SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG 
2.1. Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường 
2.2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường 
2.2.1. Đối với môi trường không khí 
2.2.2. Đối với môi trường nước 
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 
3.1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải 
3.1.1. Thu gom, thoát nước mưa 
3.1.2. Thu gom, thoát nước thải 
3.1.3. Xử lý nước thải 
3.2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải 
3.3. Công trình lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường 
3.3.1. Chất thải rắn sinh hoạt 
3.3.2. Chất thải rắn công nghiệp thông thường 
3.3.3. Phụ phẩm từ quá trình sản xuất 
3.4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại 
3.5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung 
3.6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường 
3.7. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường 
CHƯƠNG 4: NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
4.1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải 
CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 
5.1. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải 
CHƯƠNG 6: CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 
6.1. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật 
6.2. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm 
CHƯƠNG 7: KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ 
CHƯƠNG 8: CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ 
PHỤ LỤC 
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Hồ sơ xin giấy phép môi trường
BTCT Bê tông cốt thép
BTNMT Bộ Tài nguyên Môi trường
BYT Bộ Y tế
BVMT Bảo vệ môi trường
CTNH Chất thải nguy hại
CTR Chất thải rắn
HTXLNT Hệ thống xử lý nước thải
MTV Một thành viên
PCCC Phòng cháy chữa cháy
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
QĐ Quyết định
TM DV Thương mại dịch vụ
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
UBND Ủy ban Nhân dân
XLNT Xử lý nước thải
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tọa độ vị trí xả nước thải theo Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước 
Bảng 1.2. Quy mô công suất của cơ sở 
Bảng 1.3. Sản phẩm và khối lượng sản phẩm của cơ sở 
Bảng 1.4. Nhu cầu sử dụng các loại nguyên cho sản xuất theo Đề án BVMT chi tiết đã được phê duyệt và theo đăng ký lại tại Giấy phép môi trường 
Bảng 1.5. Nhu cầu sử dụng hóa chất, phụ gia theo Đề án BVMT chi tiết đã được phê duyệt và theo đăng ký lại tại GPMT
Bảng 1.6. Nhu cầu sử dụng điện thực tế của cơ sở 
Bảng 1.7. Nhu cầu sử dụng nước của cơ sở theo Đề án BVMT chi tiết đã được 
Bảng 1.8. Tổng hợp tình hình khai thác, sử dụng nước dưới đất tại cơ sở năm 2020 
Bảng 1.9. Tổng hợp tình hình khai thác, sử dụng nước dưới đất tại cơ sở năm 2021 
Bảng 1.10. Tổng hợp tình hình khai thác, sử dụng nước dưới đất tại cơ sở 06 tháng đầu năm 2022 
Bảng 1.11. Nhu cầu sử dụng nước của cơ sở theo đăng ký lại tại Giấy phép 
Bảng 1.12. Tổng hợp số liệu về lưu lượng xả thải của cơ sở năm 2020 
Bảng 1.13. Tổng hợp số liệu về lưu lượng xả thải của cơ sở năm 2021 
Bảng 1.14. Tổng hợp số liệu về lưu lượng xả thải của cơ sở 06 tháng đầu năm 2022
Bảng 1.15. Lưu lượng xả thải của toàn cơ sở sau khi giảm công suất sản xuất 
Bảng 1.16. Các hạng mục công trình của cơ sở 
Bảng 1.17. Danh mục máy móc, thiết bị của cơ sở theo Đề án BVMT chi tiết đã được phê duyệt 
Bảng 1.18. Danh mục máy móc, thiết bị của cơ sở hiện hữu 
Bảng 3.1. Tọa độ vị trí xả thải và vị trí nguồn tiếp nhận nước thải 
Bảng 3.2. Nồng độ ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt trước và sau bể tự hoại 
Bảng 3.3. Thông số kỹ thuật của hệ thống XLNT tại cơ sở 
Bảng 3.4. Máy móc, thiết bị chính của hệ thống XLNT tại cơ sở 
Bảng 3.5. Hóa chất, chế phẩm sinh học sử dụng trong xử lý nước thải tại cơ sở 34
Bảng 3.6. Lượng phế phẩm phát sinh từ quá trình sản xuất 
Bảng 3.7. Khối lượng CTNH phát sinh tại cơ sở 
Bảng 5.1. Thống kê vị trí điểm quan trắc nước thải 
Bảng 5.2. Tổng hợp kết quả quan trắc nước thải năm 2020 
Bảng 5.3. Tổng hợp kết quả quan trắc nước thải năm 2021 
Bảng 5.4. Tổng hợp kết quả quan trắc nước thải năm 2022 
Bảng 37. Thống kê kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm 
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ công nghệ chế biến mực
Hình 1.2. Sơ đồ công nghệ chế biến bạch tuộc 
Hình 1.3. Sơ đồ công nghệ chế biến ghẹ 
Hình 1.4. Sơ đồ công nghệ chế biến cá 
Hình 1.5. Sơ đồ công nghệ chế biến cá 
Hình 1.6. Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý nước cấp của cơ sở 
Hình 1.7. Sơ đồ vị trí cơ sở 
Hình 2.1. Sơ đồ đánh giá sơ bộ khả năng tiếp nhận nước thải 
Hình 3.1. Hệ thống thu gom, thoát nước mưa của cơ sở 
Hình 3.2. Sơ đồ thu gom, thoát nước mưa của cơ sở 
Hình 3.3. Sơ đồ thu gom, thoát nước thải của cơ sở 
Hình 3.4. Hệ thống thu gom, thoát nước thải sản xuất 
Hình 3.5. Công trình thoát nước thải sau xử lý 
Hình 3.6. Điểm tiếp nhận tại cống thoát nước chung 
Hình 3.7. Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại 03 ngăn 
Hình 3.8. Quy trình công nghệ xử lý nước thải của cơ sở 
Hình 3.9. Sân bãi tại cơ sở 
Hình 3.10. Máy phát điện dự phòng tại cơ sở 
Hình 3.11. Thùng chứa rác tại cơ sở 
Hình 3.12. Kho chứa CTNH tại cơ sở 
CHƯƠNG 1: THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ
1.1. Tên chủ cơ sở
1.2. Tên cơ sở
“Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu 
(Sau đây gọi tắt là cơ sở)
1.2.1. Địa điểm của cơ sở
1.2.2. Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; các giấy phép môi trường thành phần
Tọa độ vị trí xả nước thải (theo hệ tọa độ VN 2000, kinh tuyến trục 104030’ múi chiếu 30):
1.2.3. Quy mô của cơ sở (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công)
+ Loại hình của cơ sở: Chế biến thủy sản xuất khẩu (chả cá và hàng đông lạnh các loại).
+ Tổng vốn đầu tư: 20.000.000.000 đồng (Hai mươi tỷ đồng).
Căn cứ theo theo quy định tại Khoản 3, Điều 10 của Luật Đầu tư công thì quy mô của cơ sở tương đương với dự án nhóm C (Tổng mức đầu tư dưới 60 tỷ đồng ).
1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của cơ sở
1.3.1. Công suất hoạt động của cơ sở
Cơ sở tọa lạc tại Khu công nghiệp 
Theo Đề án Bảo vệ môi trường chi tiết (Đề án BVMT chi tiết) đã được phê duyệt của cơ sở thì công suất thiết kế của toàn cơ sở là 4.000 tấn sản phẩm/năm, mỗi năm hoạt động trung bình khoảng 200 ngày, tương đương 20 tấn sản phẩm/ngày. Với số lượng công, nhân viên khoảng 500 người.
Tuy nhiên, trên thực tế, nguồn nguyên liệu sử dụng cho sản xuất khan hiếm, không đủ phục vụ cho nhu cầu sản xuất của cơ sở. Có những ngày cơ sở không thể hoạt động do không có nguyên liệu để sản xuất. Tính từ năm 2012 cho đến nay, cơ sở sản xuất tối đa chỉ đạt khoảng từ 60 – 75% công suất thiết kế. Số lượng công, nhân viên hiện tại tại cơ sở chỉ khoảng 100 người.
Với tình hình hiện nay, Công ty xác định thời gian sắp tới cơ sở sẽ không thể hoạt động đúng công suất đăng ký theo Đề án BVMT chi tiết đã được phê duyệt. Từ việc công suất sản xuất không đạt theo thiết kế dẫn đến khối lượng các loại chất thải phát sinh từ quá trình sản xuất cũng thay đổi.
Do đó, Công ty xin giảm công suất sản xuất xuống còn 3.000 tấn sản phẩm/năm, tương đương với 15 tấn sản phẩm/ngày để đúng với tình hình sản xuất thực tế tại cơ sở
1.3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở
Chất lượng sản phẩm, sản xuất chế biến thủy sản xuất khẩu được quản lý theo chương trình HACCP. Công ty được Cục Quản lý chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm và thủy sản – Bộ Thủy sản công nhận: Doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh trong chế biến thủy sản (mã số Code DL407). Sản phẩm được phép xuất khẩu qua các thị trường như Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản.
Mỗi mặt hàng thủy sản khi chế biến đều có yêu cầu riêng biệt khác nhau, có quy trình cho từng mặt hàng, phù hợp với yêu cầu của khách hàng, đảm bảo về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Cơ sở nhập các loại nguyên liệu từ các tàu đánh bắt hải sản trên biển và một số tàu thu mua nguyên liệu trên biển. Tại cơ sở, bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS) sẽ kiểm tra nguyên liệu. Công nhân tiếp nhận lựa bỏ tạp chất, nguyên liệu kém chất lượng ra khỏi lô hàng. Nguyên liệu đạt chất lượng được cho vào phân xưởng và sơ chế ngay.
Sau sơ chế, tất cả nguyên liệu được rửa qua nước lạnh, sạch trước khi xử lý.
Nguyên liệu xử lý không kịp trong ngày sẽ được bảo quản trong thùng cách nhiệt.
Sau đây là quy trình công nghệ cụ thể cho từng mặt hàng.
1.3.2.1. Quy trình công nghệ chế biến mực ống, mực lá, mực nang
Quy trình công nghệ chế biến mực ống, mực lá, mực nang như sau:
Hồ sơ xin giấy phép môi trường
Hình 1.1. Sơ đồ công nghệ chế biến mực
Thuyết minh công nghệ sản xuất:
Như đã nói ở trên, nguyên liệu sau khi loại bỏ tạp chất và sơ chế sẽ được đem đi rửa với nước lạnh, sạch và xử lý.
Trong quá trình xử lý nguyên liệu, bán thành phẩm luôn được bảo quản trong nước đá lạnh. Mực được bỏ mắt, răng, nội tạng, lột da làm sạch. Tất cả các thao tác này được thực hiện dưới vòi nước chảy.
Tiếp theo, bán thành phẩm được rửa qua nước lạnh, sạch và cho vào bồn ngâm quay với hỗn hợp đá muối. Đối với mực fillet thì ngâm quay khoảng 30 phút, mực nguyên con khoảng 50 phút. Cho mực lên bàn lấp đá đầy đủ, làm sạch và vanh chỉnh hình một lần nữa, sau đó đêm đi phân cỡ (được bảo quản trong nước muối nồng độ 2%).
Sau khi phân cỡ xong, mực được rửa lần nữa, để ráo đem cân, xếp khuôn, nếu chưa có tủ đông thì cho bán thành phẩm vào kho chờ đông.
Đối với tủ đông, phải đạt – 100C mới đưa hàng vào tủ. Khi đạt nhiệt độ cấp đông, mực được đưa qua hệ thống tách khuôn, mạ băng trước khi bao gói, bảo quản thành phẩm.
1.3.2.2. Quy trình công nghệ chế biến bạch tuộc
Quy trình công nghệ chế biến bạch tuộc như sau:
Sơ đồ công nghệ chế biến bạch tuột
Hình 1.2. Sơ đồ công nghệ chế biến bạch tuộc
Thuyết minh công nghệ sản xuất:
Tương tự như quy trình sản xuất mực, bạch tuộc khi nhập về cơ sở cũng được loại bỏ tạp chất và sơ chế, đem đi rửa với nước lạnh, sạch và xử lý.
Bạch tuộc được xử lý bằng cách bỏ răng, mắt, nội tạng và làm sạch các tua râu. Các thao tác này được thực hiện dưới vòi nước chảy. Loại bỏ các nguyên liệu và bán thành phẩm có kí sinh trùng.
Bán thành phẩm sẽ được đem đi rửa tiếp với nước sạch, lạnh trước khi đưa đi ngâm quay. Thời gian ngâm khoảng 4 giờ và thời gian quay khoảng 30 – 45 phút. Sau giai đoạn ngâm quay, bạch tuộc được phân cỡ.
Tiếp theo, tương tự như quy trình chế biến mực, bán thành phẩm được đem đi rửa 3 lần với nước lạnh, sạch. Sau đó, để ráo đem cân, xếp khuôn, chờ đông (nếu có), cấp đông, tách khuôn, mạ băng bao gói và thành phẩm sẽ được đem đi bảo quản.
1.3.2.3. Quy trình công nghệ chế biến ghẹ
Quy trình công nghệ chế biến ghẹ như sau:
Hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường
Hình 1.3. Sơ đồ công nghệ chế biến ghẹ
Thuyết minh công nghệ sản xuất:
Nguyên liệu sau khi loại bỏ tạp chất và sơ chế sẽ được đem đi rửa với nước sạch, lạnh. Nguyên liệu xử lý không kịp trong ngày sẽ được bảo quản trong thùng cách nhiệt.
Ghẹ được xử lý bằng cách tách mai, bỏ yếm, lấy sạch phao. Dùng bàn chải chuyên dùng chà sạch gạch, cát, chất bẩn bám ở kẽ càng, ngoe và thân ghẹ. Các thao tác này thực hiện dưới vòi nước chảy. Sau khi xử lý xong, ghẹ được đem đi rửa lần 2, phân cở, rửa lần 3, cấn, xếp khuôn, chờ đông, cấp đông, tách khuôn mạ băng, bao gói, bảo quản, các quy trình này tương tự như quy trình công nghệ chế biến mực và bạch tuộc.
1.3.2.4. Quy trình công nghệ chế biến cá
Quy trình công nghệ chế biến cá như sau:
Hồ sơ cấp giấy phép môi trường
Hình 1.4. Sơ đồ công nghệ chế biến cá
Thuyết minh công nghệ sản xuất:
Nguyên liệu cá sau khi kiểm tra, lựa bỏ tạp chất và nguyên liệu không đạt chất lượng, được đem đi sơ chế và xử lý.
Nguyên liệu trước khi xử lý được rửa qua nước sạch, lạnh, sau đó dùng dao chuyên dùng đánh vảy cá thật sạch, bỏ sạch nội tạng, rửa sạch máu.
Sau khi xử lý xong, cá được đem đi rửa lần 2 với nước lạnh, sạch nhằm loại bỏ nhớt, máu. Tiếp theo để ráo cá trước khi cắt khúc hoặc cắt filler. Tiếp sau đó, cá được phân cỡ và đem cân. Cá sau khi cân xong được rửa lần 3 qua thùng nước lạnh, sạch. Khác với các quy trình trước, cá sau khi rửa sạch lần 3, xếp khuôn, chờ đông, cấp đông, tách khuôn, mạ băng xong sẽ được cho vào túi PA, đem hút chân không rồi mới cho sản phẩm vào thùng carton đem đi bảo quản.
1.3.2.5. Quy trình chế biến chả cá (SURIMI) đông lạnh
Quy trình chế biến chả cá (SURIMI) đông lạnh như sau:
Hồ sơ cấp giấy phép môi trường
Hình 1.5. Sơ đồ công nghệ chế biến cá
Thuyết minh công nghệ sản xuất:
Hồ sơ cấp giấy phép môi trường
Minh Phương Corp là Đơn vị

- Chuyên Tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng trên Toàn Quốc.

- Đơn vị chuyên thi công dự án khoan ngầm các đường quốc lộ, đường thủy con kênh ,sông lớn trên Toàn Quốc.

- Đơn vị viết Hồ sơ Môi trường.

+ Giấy phép Môi trường.

+ Báo cáo Công tác bảo vệ Môi trường.

+ Báo cáo Đánh giá tác động Môi trường.

Tại sao nên chọn Công ty CP Tư vấn Đầu tư & Thiết kế Xây dựng Minh Phương ?

Công ty được hình thành trên cơ sở sáng lập viên từng là giám đốc dự án, kỹ sư chuyên ngành xây dựng, công nghệ kỹ thuật, quản trị kinh doanh, từng điều hành các tập đoàn lớn, các Công ty Liên doanh nước ngoài hàng chục năm.

Với đội ngũ nhân viên đầy nhiệt huyết, năng lực, và giàu kinh nghiệm.

Là Đơn vị chuyên tư vấn và nhận thầu các dự án đầu tư và thiết kế xây dựng trên Toàn Quốc.

Tư vấn nhiệt tình, giá cả hợp lí, mang tính cạnh tranh cao.

Quy trình làm việc đảm bảo tiến độ nhanh chóng, hiệu quả cao nhất:

Chất lượng dịch vụ được khách hàng tin tưởng và ưu tiên đặt khách hàng lên hàng đầu.

Triển khai thực hiện ngay khi khách hàng kí hợp đồng.

Đảm bảo đúng tiến độ hoàn thành dự án.

LIÊN HỆ 0903 649 782

HOTLINE - 0903 649 782

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE

HOTLINE:
0903 649 782

 nguyenthanhmp156@gmail.com