Mẫu báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường đầu tư khai thác mỏ đá xây dựng

Mẫu báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường đầu tư khai thác mỏ đá xây dựng - Minh Phuong Corp - Dịch vụ viết hồ sơ tư vấn môi trường: xin cấp giấy phép môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM, báo cáo công tác bảo vệ môi trường. Liên hệ để được tư vấn 0903 649 782.

Ngày đăng: 31-08-2022

721 lượt xem

Mẫu báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường đầu tư khai thác mỏ đá xây dựng

Hồ sơ xin giấy phép môi trường bao gồm những gì

MỤC LỤC 
MỤC LỤC i
DANH SÁCH BẢNG iv
DANH SÁCH HÌNH v
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT vi
CHƯƠNG I THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN 1
1.1. Tên chủ dự án đầu tư 1
1.2. Tên dự án đầu tư 1
1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư 2
1.3.1. Công suất của dự án đầu tư 2
1.3.2. Quy trình công nghệ của dự án 2
1.3.3. Sản phẩm của dự án 11
1.4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án 11
1.4.1. Nhu cầu sử dụng nhiên liệu, vật liệu của dự án 11
1.4.2. Nhu cầu sử dụng nhiên liệu 12
1.4.3. Nhu cầu sử dụng điện 13
1.4.4. Nhu cầu sử dụng nước 14
1.5. Các thông tin khác liên quan đến dự án 15
1.5.1. Vị trí địa lý của dự án 15
1.5.2. Hiện trạng các đối tượng tự nhiên xung quanh dự án 18
1.5.3. Hiện trạng các đối tượng kinh tế - xã hội 18
1.5.4. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật 19
1.5.5. Các hạng mục công trình của dự án 21
1.5.5.1. Hạng mục công trình chính 21
1.5.5.2. Hạng mục công trình phụ trợ 24
1.5.6. Tiến độ thực hiện dự án 26
Chương II  SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH,  KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG 27
2.1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường 27
2.2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường 27
CHƯƠNG III KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN 29
 
3.1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải 29
3.1.1. Thu gom, thoát nước mưa 29
3.1.2. Thu gom, thoát nước thải 29
3.1.2.1. Công trình thu gom nước thải sinh hoạt 30
3.1.2.2. Công trình thu gom nước thải sản xuất 30
3.1.1.3. Công trình thoát nước thải 31
3.1.1.4. Điểm xả nước thải sau xử lý 33
3.1.3. Xử lý nước thải 33
3.2. Công trình xử lý bụi, khí thải 36
3.2.1. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do bụi 36
3.2.1.1. Bụi từ hoạt động bóc lớp tầng phủ 36
3.2.1.2. Bụi phát sinh từ bãi thải 36
3.2.1.3. Bụi phát sinh từ hoạt động khai thác 36
3.2.1.4. Bụi phát sinh từ hoạt động chế biến 38
3.2.2. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do khí thải 39
3.3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường 39
3.3.1. Thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt  39
3.3.2. Biện pháp giảm thiểu chất thải rắn trong quá trình khai thác và chế biến    39
3.3.2.1. Biện pháp giảm thiểu đất đá từ quá trình bốc tầng phủ 39
3.3.2.2. Biện pháp giảm thiểu chất thải rắn trong quá trình chế biến 40
3.4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại 40
3.5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung 41
3.5.1. Tiếng ồn, chấn động do nổ mìn 41
3.5.2. Tiếng ồn độ rung từ khu vực chế biến đá 41
3.6. Phương pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành 41
3.6.1. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sạt lở bờ moong khai thác. 42
3.6.2. Biện pháp vệ sinh và an toàn lao động. 43
3.6.3. Phương án phòng cháy, chữa cháy. 44
3.6.4. An toàn trong hoạt động nổ mìn. 44
3.6.5. Sự cố tai nạn giao thông. 45
3.7. Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học 45
3.7.1. Kế hoạch thực hiện 45
3.7.2. Tiến độ thực hiện các công trình cải tạo, phục hồi môi trường tại mỏ 45
3.7.3. Kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường 46
3.8. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường 46
Chương IV  NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG 49
4.1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải 49
4.2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung 50
Chương V KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN 51
5.1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án 51
5.1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm 51
5.1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải 51
5.2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục, định kỳ theo quy định của pháp luật) 52
5.3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm 54
Chương VI  CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 55
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1.1. Công suất sản phẩm của dự án 2
Bảng 1.2. Thống kê các thông số khoan nổ mìn 7
Bảng 1.3. Đặc tính kỹ thuật của thuốc nổ 11
Bảng 1.4. Định mức tiêu hao vật liệu nổ cho lỗ khoan lớn 12
Bảng 1.5. Định mức tiêu hao vật liệu nổ cho lỗ khoan con 12
Bảng 1.6. Nhu cầu sử dụng nhiên liệu tại mỏ 13
Bảng 1.7. Nhu cầu sử dụng điện trong mỏ 13
Bảng 1.8. Nhu cầu sử dụng nước của dự án 15
Bảng 1.9. Tọa độ địa lý các điểm mốc khu vực khai thác 16
Bảng 3.1. Các thông số kỹ thuật của đê 30
Bảng 3.2. Tọa độ vị trí xả thải và vị trí nguồn tiếp nhận nước thải 33
Bảng 3.3. Kích thước và khu vực đặt hầm tự hoại hiện hữu 34
Bảng 4.1. Thông số và giới hạn nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải 49
Bảng 4.2. Tọa độ vị trí xả thải và vị trí nguồn tiếp nhận nước thải 50
Bảng 4.3: Thông số và giới hạn của tiếng ồn và độ rung 50
Bảng 5.1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải 51
Bảng 5.3. Kinh phí dự kiến thực hiện quan trắc môi trường hàng năm 54
DANH SÁCH HÌNH 
Hình 1.1. Quy trình công nghệ khai thác - chế biến đá 4
Hình 1.2. Kết cấu nạp thuốc nổ 6
Hình 1.3. Điều khiển nổ bằng phương pháp vi sai phi điện 6
Hình 1.4. Quy trình công nghệ chế biến đá xây dựng tại mỏ đá Trà Đuốc Lớn 9
Hình 3.1. Sơ đồ quy trình thu gom, xử lý nước mưa SCN và Khu văn phòng 29
Hình 3.3. Sơ đồ thu gom nước thải sản xuất 31
Hình 3.4. Sơ đồ thu gom, thoát nước tại hố lắng 32
Hình 3.5. Hố lắng dự án 33
Hình 3.6. Sơ đồ thu gom, xử lý nước thải sản xuất 34
Hình 3.7. Kho chứa CTNH tại dự án 40
Hình 3.8. Thể hiện khoảng cách từ điểm khai thác đến kho nguyên liệu và khu văn phòng 48
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT 
ATLĐ : An toàn lao động
BTCT : Bê tông cốt thép
BVMT : Bảo vệ môi trường
CTNH : Chất thải nguy hại
ĐTM : Đánh giá tác động môi trường
MTV : Một thành viên
NĐ-CP : Nghị định - Chính phủ
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
QĐ : Quyết định
SCN : Sân công nghiệp
STNMT : Sở Tài nguyên Môi trường
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
TM DV : Thương mại Dịch vụ
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
UBND : Ủy ban nhân dân
VHTN : Vận hành thử nghiệm
CHƯƠNG I THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN 
1.1. Tên chủ dự án đầu tư
1.2. Tên dự án đầu tư 
1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư
1.3.1. Công suất của dự án đầu tư
+ Công suất khai thác theo đá nguyên khối: 250.000 m3/năm.
+ Công suất khai thác theo đá nguyên khai: 350.000 m3/năm (Hệ số nở rời Kn = 1,4).
+ Công suất theo đá sản phẩm: 315.00 m3/năm (Hệ số chế biến Kc = 0,9).
Công suất sản phẩm của cơ sở được trình bày cụ thể qua bảng sau:
Bảng 1.1. Công suất sản phẩm của dự án
1.3.2. Quy trình công nghệ của dự án 
Xét điều kiện địa hình, địa chất mỏ, kỹ thuật công nghệ, khả năng thiết bị thi công cũng như công suất khai thác theo thiết kế, căn cứ vào việc phân tích các ưu, nhược điểm của các phương án có thể áp dụng, hệ thống khai thác được chọn áp dụng cho mỏ đá xây dựng núi Trà Đuốc Lớn là khai thác theo lớp bằng, vận tải trực tiếp trên tầng. 
Kết thúc thời kì xây dựng cơ bản, sườn núi đã được xén chân, tạo mặt bằng khai thác đầu tiên để có thể đưa các thiết bị phục vụ khai thác lên tầng và hoạt động bình thường. Công tác khai thác được tiến hành lần lượt từ tầng trên cùng xuống tầng dưới cùng, khấu hết lớp ngoài đến lớp trong. 
Các khâu công nghệ khai thác bao gồm: Khoan nổ mìn phá đá, xúc bốc và vận chuyển về bãi thải tạm (đối với đất thải) hoặc trạm nghiền sàng chế biến đá. 
Để đảm bảo an toàn trên toàn tuyến khai thác được chia làm 3 khu vực như sau: 
+ Khu vực 1: Tiến hành khoan nổ mìn và cạy gỡ gương khai thác. 
+ Khu vực 2: Tiến hành khoan nổ mìn lần 2 để phá đá quá cỡ, thực hiện công tác gia công cơ bộ ở chân tuyến. 
+ Khu vực 3: Thực hiện công tác xúc bốc, vận chuyển ở chân tuyến. 
Sơ đồ hệ thống khai thác tại mỏ cụ thể như sau: 
Hồ sơ xin giấy phép môi trường
Hình 1.1. Quy trình công nghệ khai thác - chế biến đá
Mẫu báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường đầu tư khai thác mỏ đá xây dựng
Thuyết minh quy trình:
+ Bóc lớp đất phủ: Sử dụng máy đào xúc trực tiếp lên xe chở đi san lấp hoặc đến bãi thải tạm. 
+ Phá đá nguyên khối bằng phương pháp nổ mìn: Đá khai thác được làm tơi sơ bộ trước khi xúc bốc bằng phương pháp khoan nổ mìn. Các chỉ tiêu mạng nổ được tính toán riêng cho từng đợt nổ. 
+ Công tác nổ mìn: Hiện tại do công ty thực hiện các hoạt động để tiến hành nổ mìn, tự làm hộ chiếu nổ. Công ty đã được cấp giấy phép tự nổ mìn theo quy định còn về phần nguyên liệu nổ (thuốc nổ, phương tiện nổ) thì Công ty đã hợp đồng với đơn vị có chức năng mang đến cho dự án với số lượng vừa đủ cho từng đợt nổ. 
Công tác khoan lỗ mìn: Máy khoan lớn BMK - 5 số lượng 4 cái, máy khoan con (d = 36 - 42 mm) số lượng 2 cái. 
Phương pháp nổ mìn: 
+ Lỗ khoan lớn: Phương pháp nổ mìn áp dụng tại mỏ đá xây dựng núi Trà Đuốc Lớn là phương pháp nổ mìn vi sai phi điện, 4 hàng mìn, mạng nổ hình vuông.
+ Phương pháp này sử dụng dây tín hiệu hoạt tính để truyền dẫn sóng kích nổ từ kíp khởi nổ đến kíp nổ trong lỗ khoan thay cho sử dụng dòng điện kích nổ trong phương pháp vi sai điện kết hợp dây nổ. Ngoài ra, phương pháp này còn sử dụng công nghệ vi sai cho kíp dưới lỗ khoan nhằm đảm bảo bãi mìn chỉ nổ sau khi tất cả các kíp dưới lỗ khoan đã nhận được sóng kích nổ. 
Đấu nối: Để tăng hiệu quả đập vỡ đất đá, mạng nổ trong mỏ sẽ được điều khiển nổ qua từng lỗ. Các lỗ khoan được đấu nối tiếp nhau bởi hai loại kíp vi sai phi điện (25 m/s và 42 m/s). Để đảm bảo mỗi lỗ khoan đều nhận được tín hiệu khởi nổ, khối thuốc nổ trong lỗ khoan được kích nổ bởi mồi nổ có gắn kíp nổ phi điện có thời gian vi sai 400 m/s.
Nguồn sóng kích nổ phát từ kíp điện trên mặt, truyền qua dây dẫn tín hiệu, kíp trên mặt, xuống khởi nổ kíp xuống lỗ + khối mồi nổ trong lỗ khoan làm nổ lượng thuốc chính. Toàn bãi nổ được điều khiển từng lỗ, với thời gian vi sai hoàn toàn khác nhau. 
+ Lỗ khoan con: Nổ mìn vi sai phi điện qua hàng, mạng nổ hình vuông, số hàng mìn phụ thuộc vào địa hình và vị trí khoan nổ. 
 
Hồ sơ xin giấy phép môi trường
Hình 1.3. Điều khiển nổ bằng phương pháp vi sai phi điện
+ Phá đá quá cỡ: Trong quá trình khoan nổ mìn, vì nhiều lý do khi nổ mìn sẽ có một khối lượng đá quá cỡ không phù hợp với dung tích gầu xúc, khe hở hàm nghiền thô, thiết bị vận tải,... Do đó, phải tiến hành phá đá quá cỡ. Khối lượng đá quá cỡ dự tính 5% khối lượng đá nguyên khai nổ mìn ra. 
Việc phá đá quá cỡ sẽ dùng búa trọng lượng 2,8 tấn lắp đặt trên máy xúc thủy lực gầu ngược, năng suất thực tế 200 m3/ca, số ca máy đập đá quá cỡ là 70 ca/năm. Do đó, bố trí một máy đập thủy lực để phá đá quá cỡ. 
+ Công tác san ủi: Máy ủi sử dụng trong công tác dọn mặt bằng, san gạt ở khoảng cách gần, thải đất và làm các công việc phụ trợ khác trong mỏ. Đồng thời san gạt bãi chứa sản phẩm. Khối lượng san gạt không lớn do đó chọn máy ủi có công suất 75 mã lực đủ sức đảm nhận khối lượng mỏ. Số lượng 01 chiếc. 
Xúc bốc, vận chuyển:
Khâu xúc bốc trong mỏ bao gồm: Xúc bốc tầng phủ, xúc bốc đá tại gương khai thác và xúc bố đá thành phẩm sau nghiền sàng. 
Năng suất của máy xúc được lựa chọn trên cơ sở sản lượng khai thác mỏ. 
+ Khâu xúc bốc: 
- Xúc bốc đất đá phủ và đá nguyên khai nổ mìn: Khối lượng xúc bốc đất đá phủ 250.000 m3/năm và đá nguyên khai 350.000 m3/năm. 
- Xúc bốc đá thành phẩm: 315.000 m3/năm. 
+ Khâu vận tải: Đường vận chuyển từ mỏ về khu nghiền sàng có kết cấu như sau: 
- Chiều dài tuyến                      : 1 km; 
- Bề rộng nền đường                 : 10 m;
- Chiều rộng rãnh thoát nước    : 0,5 m;
- Chiều rộng đai vận tải             : 7 m;
- Lề đường                                 : 2 x 0,5 m. 
+ Phương tiện vận chuyển bằng ô tô tự đổ 15 tấn, cung đường vận chuyển gồm 2 đoạn: Vận chuyển lớp phủ từ khai trường đến bãi thải và vận chuyển đá nguyên liệu từ gương khai thác về khu chế biến đá. 
- Khối lượng vận chuyển: Trong năm khối lượng vận chuyển là 565.000 m3/năm bao gồm lớp phủ, đá nguyên khai. Số lượng xe là 13 ô tô tự đổ có trọng tải 15 tấn. 
- Xe bồn tưới đường vận chuyển: Sử dụng 01 xe bồn tưới nước đường vận chuyển của mỏ, dung tích chứa 9m3/xe, hoạt động 250 ca/năm.
Khâu chế biến đá: 
Đá nguyên khai sau khi được tách ra khỏi nguyên khối, dùng máy xúc xúc lên phương tiện vận tải để chuyền về bãi chế biến. Đá nguyên khai có kích thước độ lớn không đồng đều, từ 1 - 2 mm đến 1 - 2 m. Để kích thước đá thỏa mãn yêu cầu sử dụng cần phải qua khâu chế biến nghiền sàng. Nghiền sàng là khâu công nghệ cuối cùng của mỏ. 
Công nghệ nghiền sàng của mỏ sử dụng 2 tổ hợp nghiền sàng có công suất 250 m3/giờ và 350 m3/giờ. 
Đá nguyên liệu kích thước cỡ < 500 mm được chở bằng ô tô từ moong đổ vào máng cấp liệu, chuyển xuống bộ hàm nghiền cơ cấp: sản phẩm sau khi đập có kích thước < 100 mm được băng tải đưa sang sàng cấp 1 tách thu đá 0 x 4 và đá 1 x 2. Phần còn lại sẽ được băng tải chuyển xuống nghiền tại máy nghiền thứ cấp, đến máy nghiền côn sau đó chuyển xuống sàng thứ cấp phân ra các sản phẩm đá 1 x 2, đá 4 x 6 và đá mi. 
Quy trình công nghệ chế biến đá:
Hồ sơ xin giấy phép môi trường
Hình 1.4. Quy trình công nghệ chế biến đá xây dựng tại mỏ đá
Thuyết minh quy trình: 
Áp dụng quy trình công nghệ nghiền hai giai đoạn, đá nguyên khai từ bulker cấp liệu được chuyển trực tiếp vào máy nghiền thô (nghiền má) nhờ băng chuyền xích. Đá nghiền ra được qua băng tải để chuyền vào máy sàng. Sau khi sàng đá được dưa qua máy nghiền côn rồi qua hệ thống băng tải ra bãi chứa đá các loại. 
Trong quá trình chế biến đá thì các chất ô nhiễm phát sinh chính là bụi và tiếng ồn. 
Quy trình đổ thải: 
Đặc thù mỏ đá làm VLXD, đối tượng để khai thác và chế biến chính là đá. Do đó, công việc thải đất đá trong quá trình khai thác đá làm VLXD thường không có, tuy nhiên, trong quá trình khai thác tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của mỏ ta vẫn phải bóc đất phủ, loại bỏ đá không đủ tiêu chuẩn làm VLXD. Đó có thể coi là đất, đá thải, tuy nhiên nó vẫn có giá trị làm vật liệu san lấp cho các công trình công nghiệp và dân dụng, tăng hiệu quả kinh tế trong quá trình khai thác. Theo tài liệu thăm dò địa chất khoáng sản tại mỏ đá, trong diện tích tiến hành khai thác, lớp phủ có chiều dày từ 5,5 m đến 25 m, trung bình 12,2 m. 
Theo Báo cáo kinh tế - kỹ thuật, khối lượng đất phủ sẽ được bóc dần theo diện tích khai thác hàng năm (tổng thời gian là 8 năm), trung bình mỗi năm sẽ bóc 250.000 m3 đất phủ, riêng năm thứ 8 là 205.246 m3 đất phủ. Tổng khối lượng đất thải bóc phủ của mỏ là 1.955.246 m3.
Trong những năm đầu đất đá thải được đổ trực tiếp lên xe chở đi san lấp hoặc chở đến bãi thải tạm. Sau khi san lấp hết các khu vực cần san lấp, lượng đất bóc tầng phủ được đổ tại bãi thải tạm để dùng cho mục đích đắp đê quanh bờ moong khai thác, gia cố bờ moong, tuyến giao thông trong khu vực mỏ theo kế hoạch bảo dưỡng duy tu hàng năm. Tuy nhiên, lượng đất thực tế dư thừa khá nhiều nên chủ dự án sẽ cho người dân có nhu cầu sử dụng. 
Khu vực bãi thải tạm có diện tích là 15.000 m2, chiều cao mỗi tầng thải là 4 m, đổ làm 2 tầng nên dung tích bãi thải chứa được khoảng 120.000 m3. Với khối lượng đất bóc phủ hàng năm là 250.000 m3 thì bãi thải tạm có thể lưu chứa đất bóc phủ trong 6 tháng. Tuy nhiên đất phủ chỉ để tạm, sẽ nhanh chóng vận chuyển đi san lấp, đem cho người dân xung quanh và sử dụng cho mục đích đắp đê quanh bờ moong. 
Phương pháp đổ: Đổ theo từng lớp, kết hợp đầm nén chặt, chiều cao mỗi tầng 4 m, góc bờ dừng của bãi thải là 45 độ. Hướng đổ thải từ vị trí sát ranh giới bãi thải ra ngoài. Tại mép tầng thải để lại đê đất tạm cao 0,75 m để ngăn ô tô không bị trượt xuống tầng thải.
1.3.3. Sản phẩm của dự án  
Sản phẩm của dự án khoảng 315.000 m3 đá thành phẩm/năm gồm các loại đá như: Đá 4x6 cm (78.750 m3), Đá 0 - 4 cm (78.750 m3), Đá 1x2 cm (25.200 m3), Đá mi (31.500 m3). Sản phẩm của dự án sẽ cung cấp vật liệu xây dựng phục vụ cho các công trình xây dựng, giao thông trên địa bàn và khu vực lân cận. 
Xem thêm: Hồ sơ xin giấy phép môi trường dự án khu dân cư kết hợp dịch vụ thương mại
Minh Phương Corp là Đơn vị

- Chuyên Tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng trên Toàn Quốc.

- Đơn vị chuyên thi công dự án khoan ngầm các đường quốc lộ, đường thủy con kênh ,sông lớn trên Toàn Quốc.

- Đơn vị viết Hồ sơ Môi trường.

+ Giấy phép Môi trường.

+ Báo cáo Công tác bảo vệ Môi trường.

+ Báo cáo Đánh giá tác động Môi trường.

Tại sao nên chọn Công ty CP Tư vấn Đầu tư & Thiết kế Xây dựng Minh Phương ?

Công ty được hình thành trên cơ sở sáng lập viên từng là giám đốc dự án, kỹ sư chuyên ngành xây dựng, công nghệ kỹ thuật, quản trị kinh doanh, từng điều hành các tập đoàn lớn, các Công ty Liên doanh nước ngoài hàng chục năm.

Với đội ngũ nhân viên đầy nhiệt huyết, năng lực, và giàu kinh nghiệm.

Là Đơn vị chuyên tư vấn và nhận thầu các dự án đầu tư và thiết kế xây dựng trên Toàn Quốc.

Tư vấn nhiệt tình, giá cả hợp lí, mang tính cạnh tranh cao.

Quy trình làm việc đảm bảo tiến độ nhanh chóng, hiệu quả cao nhất:

Chất lượng dịch vụ được khách hàng tin tưởng và ưu tiên đặt khách hàng lên hàng đầu.

Triển khai thực hiện ngay khi khách hàng kí hợp đồng.

Đảm bảo đúng tiến độ hoàn thành dự án.

LIÊN HỆ 0903 649 782

HOTLINE - 0903 649 782

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

FANPAGE

HOTLINE

HOTLINE:
0903 649 782

 nguyenthanhmp156@gmail.com