Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch chung xây dựng xã sơn dương thành phố hạ long đến năm 2040. Đưa ra các định hướng, chỉ tiêu đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế và các quy hoạch có liên quan.
Ngày đăng: 18-12-2024
5 lượt xem
1. Lý do và sự cần thiết đồ án quy hoạch. 9
4. Các căn cứ lập quy hoạch. 11
4.2. Cơ sở về tài liệu, số liệu. 13
4.3. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế, áp dụng. 13
PHẦN I. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TỔNG HỢP.. 16
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN.. 16
1.2. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên. 17
1.2.4. Tài nguyên khoáng sản. 20
II. DÂN SỐ, ĐẶC ĐIỂM VỀ VĂN HÓA, DÂN TỘC VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ.. 21
2.3. Đặc điểm phân bố dân cư. 21
2.4. Tình hình phát triển các ngành kinh tế. 21
2.4.1. Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. 21
2.4.2. Về sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng. 23
2.4.3. Dịch vụ - thương mại 23
III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ 23
3.1. Kết quả thực hiện các tiêu chí nông thôn mới xã Sơn Dương. 23
3.1.1. Công tác tổ chức triển khai thực hiện đề án. 23
3.1.2. Kết quả thực hiện 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới 25
3.2.3. Bài học kinh nghiệm.. 52
IV. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT.. 52
4.1. Hiện trạng sử dụng đất 52
4.2. Biến động sử dụng đất giai đoạn 2019-2022. 53
5.2. Hiện trạng về hạ tầng kỹ thuật – xã hội 55
5.2.1. Các công trình công cộng. 55
5.2.2. Hạ tầng kỹ thuật và môi trường. 58
PHẦN II. XÁC ĐỊNH TIỀM NĂNG, ĐỘNG LỰC VÀ DỰ BÁO PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 66
I. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 66
1.2. Các chỉ tiêu phát triển cụ thể. 66
II. DỰ BÁO VỀ DÂN SỐ, LAO ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ.. 67
2.1. Dự báo các ngành kinh tế chủ đạo. 67
2.2. Dự báo dân số và lao động. 68
2.3. Dự báo về chuyển dịch cơ cấu lao động. 69
2.4. Tiềm năng, tính chất, động lực phát triển kinh tế xã. 69
2.4.1. Tiền năng phát triển kinh tế xã. 69
2.4.2. Tính chất, chức năng và động lực phát triển kinh tế xã. 69
2.5. Các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật 71
PHẦN III. ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH KHÔNG GIAN TỔNG THỂ XÃ.. 73
I. ĐỊNH HƯỚNG TỔ CHỨC HỆ THỐNG TRUNG TÂM XÃ.. 73
1.1. Vị trí, ranh giới khu trung tâm xã. 73
1.2. Định hướng quy hoạch không gian kiến trúc khu trung tâm xã. 73
1.3. Định hướng quy hoạch hạ tầng kỹ thuật 74
II. ĐỊNH HƯỚNG TỔ CHỨC HỆ THỐNG CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG, DỊCH VỤ... 74
2.1. Trụ sở Đảng ủy, HĐND, UBND xã. 74
2.2. Trạm y tế, Bưu điện, bia tưởng niệm.. 75
2.4. Trụ sở công an, quân sự xã. 75
2.5. Công viên cây xanh kết hợp vui chơi giải trí 76
2.7. Trung tâm văn hóa - thể thao. 77
2.7.1. Nhà văn hóa và sân thể thao xã. 77
2.7.2. Nhà văn hoá các thôn và sân thể thao thôn. 77
III. ĐỊNH HƯỚNG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN QUY HOẠCH KIẾN TRÚC KHU DÂN CƯ MỚI VÀ KHU DÂN CƯ CŨ.. 78
3.1. Đối với mạng lưới điểm dân cư hiện trạng. 78
3.2. Đối với điểm quy hoạch dân cư mới 78
3.3. Quy hoạch tổ chức không gian ở. 79
4.1. Định hướng phát triển các ngành. 79
4.1.1. Định hướng phát triển ngành nông nghiệp. 79
4.1.2. Định hướng ngành công nghiệp, thủ công nghiệp. 79
4.1.3. Định hướng thương mại, dịch vụ, du lịch. 80
A. ĐỊNH HƯỚNG KIẾN TRÚC, KHÔNG GIAN CẢNH QUAN.. 83
I. Định hướng chung kiến trúc, cảnh quan cho toàn xã. 83
1.1. Định hướng tổ chức hệ thống trung tâm xã, khu dân cư mới và cải tạo khu dân cư hiện trạng 83
II. Ranh giới quản lý theo quy hoạch. 83
III. Các phân vùng chức năng trong phạm vi quy hoạch. 83
IV. Quy định không gian, kiến trúc, cảnh quan. 84
V. Xây dựng công trình kiến trúc tại vị trí góc đường giao thông (giao với đường khác). 85
VI. Yêu cầu về bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc. 86
6.1. Đối với công trình hiện trạng. 86
6.2. Đối với công trình cải tạo, xây mới 86
VII. Quy định quản lý kiến trúc các loại hình công trình. 86
7.2.2. Khu vực dân cư hiện trạng. 90
7.2.3. Khu vực xây dựng mới 91
7.3. Công trình tượng đài, công trình kỷ niệm, trang trí 93
8.1. Màu sắc, vật liệu bên ngoài công trình kiến trúc. 93
8.1.1. Màu sắc bên ngoài công trình kiến trúc. 93
8.1.2. Vật liệu bên ngoài công trình kiến trúc. 94
8.2. Quảng cáo trên công trình kiến trúc. 94
8.2.2. Đối với màn hình chuyên quảng cáo đặt ngoài trời 94
8.3. Hè, vật trang trí (đèn, ghế, rào hè...). 95
8.3.2. Đối với công trình ở nông thôn. 95
8.4.1. Yêu cầu thiết kế quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng. 96
8.4.2. Các loại cây phải trồng đảm bảo các yêu cầu sau. 97
8.5. Các công trình hạ tầng kỹ thuật 97
8.5.3. Cấp nước, thoát nước mưa, thoát nước thải 98
8.5.4. Quản lý chất thải rắn, nghĩa trang toàn xã và vệ sinh môi trường. 99
B. Quy định về quản lý, bảo vệ công trình kiến trúc có giá trị 99
PHẦN IV. QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT.. 100
PHẦN V. QUY HOẠCH HẠ TẦNG KỸ THUẬT.. 103
1.1. Nguyên tắc thiết kế và tiêu chuẩn áp dụng. 103
1.2. Định hướng quy hoạch. 103
1.2.1. Giao thông đối ngoại 103
1.3. Quy hoạch định hướng chuẩn bị kỹ thuật 104
V. QUY HOẠCH THOÁT NƯỚC THẢI 108
VI. XỬ LÝ RÁC THẢI VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG.. 109
PHẦN VI. DỰ KIẾN CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ... 112
II. DỰ KIẾN SƠ BỘ NHU CẦU VỐN VÀ CÁC NGUỒN LỰC THỰC HIỆN.. 115
III.TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUY HOẠCH XÂY DỰNG CHUNG 115
PHẦN VII. ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC.. 116
1.1. Quá trình xây dựng và cải tạo. 116
1.7. Kinh tế xã hội, văn hóa lịch sử. 119
II. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU.. 120
2.1. Đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường. 120
2.2. Các biện pháp bảo vệ môi trường. 120
2.3. Các giải pháp quản lý và bảo vệ môi trường. 121
2.3.1. Các giải pháp công nghệ, kỹ thuật 121
PHẦN VIII. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUY HOẠCH NÔNG THÔN MỚI. 123
II. GIẢI PHÁP VỀ MẶT HÀNH CHÍNH.. 123
III. GIẢI PHÁP VỀ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG.. 123
IV. GIẢI PHÁP VỀ ĐÀO TẠO, PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC.. 124
V. TUYÊN TRUYỀN, VẬN ĐỘNG NGƯỜI DÂN.. 124
VI. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHÁC.. 124
3. Tổ chức thực hiện đồ án quy hoạch. 126
MỞ ĐẦU
Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Sơn Dương được phê duyệt tại Quyết định số 2349/QĐ-UBND ngày 29/9/2011 của UBND huyện Hoành Bồ “Về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới tỷ lệ 1/10.000 xã Sơn Dương, huyện Hoành Bồ giai đoạn 2010-2020” đã đáp ứng được nhu cầu định hướng phát triển của địa phương trong giai đoạn đến năm 2020. Tuy nhiên do việc sáp nhập huyện Hoành Bồ vào thành phố Hạ Long theo Nghị quyết số 837/NQ-UBTVQH ngày 17/12/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nên nhiều nội dung hiện không còn phù hợp với quy hoạch chung phát triển của thành phố cũng như định hướng phát triển của xã. Mục tiêu cần phát triển kinh tế - xã hội theo hướng đồng bộ, toàn diện, định hướng ổn định lâu dài, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của xã đến năm 2030 và những giai đoạn tiếp theo.
Mặt khác, từ khi triển khai chương trình đến nay có rất nhiều văn bản, chủ trương của Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương đã được điều chỉnh, bổ sung hoặc thay đổi dẫn đến làm thay đổi các dự báo của quy hoạch đã được duyệt như bộ tiêu chí nông thôn mới, định hướng phát triển của thành phố Hạ Long và xã Sơn Dương.
Thực hiện Văn bản số 4783/UBND-QLĐT ngày 03/6/2021 của UBND thành phố Hạ Long "Về việc triển khai thực hiện rà soát, lập Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới các xã và xây dựng Đề án thực hiện chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới thành phố Hạ Long giai đoạn 2021 – 2025” và Kế hoạch số 195/KH-UBND ngày 05/5/2023 của UBND thành phố Hạ Long về việc Thực hiện quy hoạch xây dựng phát triển đô thị, nông thôn theo Quy hoạch chung thành phố Hạ Long đến năm 2040. UBND xã Sơn Dương tổ chức thực hiện đồ án quy hoạch chung xây dựng xã Sơn Dương, thành phố Hạ Long đến năm 2040 để bảo đảm theo quy định, đáp ứng kịp thời cho định hướng phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng NTM của xã Sơn Dương và gắn kết với việc xây dựng toàn diện thành phố Hạ Long và tỉnh Quảng Ninh.
- Cụ thể hóa Quy hoạch chung thành phố Hạ Long đến năm 2040 theo Quyết định số 72/QĐ-TTg ngày 10/2/2023 Quy hoạch chung thành phố Hạ Long đến năm 2040 của Thủ tướng Chính phủ, quy hoạch chuyên ngành các dự án trên địa bàn xã, chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới của Chính phủ, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hạ Long; đảm bảo đầy đủ các tiêu chí Quốc gia về Nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, mục tiêu đạt chuẩn Nông thôn mới theo quy định của Chính phủ.
- Trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế - xã hội gắn với quá trình hiện đại hóa nông thôn về sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, phát triển dịch vụ, xác định các chỉ tiêu phát triển chung và cụ thể cho từng lĩnh vực của toàn xã, gìn giữ phát huy bản sắc văn hóa tập quán của địa phương, bảo vệ môi trường sinh thái…. nhằm đảm bảo tính khả thi và phát triển bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn, tiến tới thu hẹp khoảng cách với cuộc sống đô thị.
- Nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật (giao thông, cấp điện, cấp nước,..); xây dựng, cải tạo công trình; chỉnh trang làng xóm, cảnh quan.
- Đưa ra các định hướng, chỉ tiêu đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế và các quy hoạch có liên quan.
- Phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đạt mức tăng trưởng cao, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn, thu ngắn cách biệt giữa nông thôn và thành thị.
- Phát huy năng lực nội tại kết hợp với các nguồn lực hỗ trợ của nhà nước và xã hội để xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp với yêu cầu của nền nông nghiệp hiện đại, sản xuất hàng hóa gồm cả nông nghiệp và phi nông nghiệp.
- Hoàn thiện đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn; các công trình thiết yếu đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống của cư dân nông thôn: Giao thông, điện, nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế xã; xây dựng nông thôn mới bền vững theo hướng văn minh, giàu đẹp, bảo vệ môi trường sinh thái, giữ vững ổn định chính trị đảm bảo an ninh quốc phòng.
- Nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất và tinh thần của dân cư nông thôn, đảm bảo điều kiện học tập, chữa bệnh, sinh hoạt văn hóa, thể dục thể thao cho dân cư nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi để nông dân tham gia đóng góp và hưởng lợi nhiều hơn vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Khai thác hiệu quả các tiềm năng về điều kiện tự nhiên, văn hóa xã hội, lịch sử truyền thống và nguồn lực con người của địa phương;
- Xây dựng, tổ chức cuộc sống của dân cư nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại, giữ gìn bản sắc văn hóa và môi trường sinh thái.
- Nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực và tổ chức tốt đời sống văn hóa cơ sở.
- Là cơ sở lập quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn gồm trung tâm xã, khu dân cư, khu chức năng khác trên địa bàn xã.
- Đề xuất các dự án ưu tiên đầu tư và nguồn lực thực hiện.
- Xây dựng Quy định quản lý theo đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới xã, làm cơ sở pháp lý cho việc lập đề án, dự án đầu tư và là cơ sở để các cơ quan chính quyền địa phương tổ chức quản lý, kiểm soát phát triển theo quy hoạch đã được duyệt và quy định của pháp luật.
Phạm vi lập Quy hoạch chung xây dựng xã Sơn Dương, thành phố Hạ Long đến năm 2040 bao gồm toàn bộ địa giới hành chính xã Sơn Dương, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh và được xác định ranh giới như sau:
+ Phía đông giáp xã Thống Nhất;
+ Phía tây giáp xã Dân Chủ;
+ Phía nam giáp phường Hoành Bồ, Phường Việt Hưng, Phường Đại Yên và xã Lê Lợi;
+ Phía bắc giáp xã Đồng Lâm.
Xã Sơn Dương vốn được sát nhập từ huyện Hoành Bồ trước đây vào thành phố Hạ Long, có vị trí nằm ở giữa của thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh, nằm trong khoảng 21°3′15″ vĩ độ Bắc - 106°58′32″ kinh độ Đông;
Xã có vị trí tiếp giáp như sau:
+ Phía đông giáp xã Thống Nhất;
+ Phía tây giáp xã Dân Chủ;
+ Phía nam giáp phường Hoành Bồ, Phường Việt Hưng, Phường Đại Yên và xã Lê Lợi;
+ Phía bắc giáp xã Đồng Lâm.
Tổng diện tích tự nhiên 7.146,59 ha, bao gồm 12 thôn là: Đồng Ho, Đồng Giữa, Đồng Đạng, Đồng Giang, Mỏ Đông, Đồng Bé, Đồng Vang, Cây Thị, Vườn Cau, Vườn Râm, Hà Lùng và Trại Me.
Trên địa bàn xã có các tuyến đường huyết mạch chạy qua là đường quốc lộ 279 (thành phố Hạ Long đi huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang), đường tỉnh 326 (đi thành phố Cẩm Phả), đường cao tốc Hạ Long – Vân Đồn, đường trục xã (Phường Hoành Bồ- quốc lộ 279). Đây là các tuyến giao thông quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Xã Sơn Dương là một xã miền núi vùng thấp nằm ở giữa của Tp. Hạ Long. Địa hình có nhiều đồi núi và hang động lớn nhỏ, với địa hình phức tạp, thấp dần từ Bắc đến Nam với nhiều khe suối vừa và nhỏ.
Mang đầy đủ tính chất khí hậu của thành phố Hạ Long: nóng ẩm mưa nhiều và chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, tạo nên những tiểu vùng sinh thái hỗn hợp với bốn mùa rõ rệt.
- Nhiệt độ trung bình hàng năm: 23 -250C
- Nhiệt độ cao nhất hàng năm: 36-390C
- Nhiệt độ thấp nhất hàng năm: 5 - 70C
- Độ ẩm trung bình 82%
Lượng mưa:
- Là xã chịu ảnh hưởng của khí hậu Đông Bắc nên lượng mưa trung bình năm 1429mm, năm cao nhất khoảng 2852mm, thấp nhất khoảng 870mm, lượng mưa ở đây phân theo 2 mùa rõ rệt, mùa mưa nhiều tư tháng 5 đến tháng 9, tập trung chiếm từ 75 – 80% tổng lượng mưa trong năm, mưa ít từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, tổng lượng mưa chỉ đạt từ 10 – 25%/ năm.
Gió: Có 2 loại gió thổi theo 2 mùa rõ rệt:
Mùa hè: Thường thổi theo hướng Nam và Đông Nam từ tháng 5 đến tháng 9 gió thổi mang nhiều hơi nước gây ra mưa nhiều, với tốc độ gió trung bình khoảng 3 – 3,4m/s tạo ra luồng không khí mát mẻ.
Mùa đông: Gió thường thổi theo hướng Bắc và Đông Bắc từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, với tốc độ gió trung bình 2,98m/s, đặc biệt có gió mùa đông bắc tràn về gây lạnh, giá rét, thời tiết khô hanh, thường ảnh hưởng đất sản xuất nông nghiệp, gia súc, gia cầm.
Bão: Là một xã miền núi thường chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, bão thường xuất hiện vào tháng 6 đến tháng 9, hàng năm thường có từ 3 – 4 cơn bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào đất liền với sức gió từ cấp 8 đến cấp 10 gây ra mưa lớn thiệt hại cho sản xuất nông nghiêp, lâm nghiệp và đời sống của nhân dân.
Nhìn chung, khí hậu ở xã Sơn Dương có nguồn năng lượng khá cao, hàng năm có khoảng 1600 giờ nắng, tích ôn hữu hiệu là 80000C, độ ẩm cao lượng mưa lớn, do đó sự sinh trưởng và phát triển các loại cây trồng tương đối thích hợp, đặc biệt là phát triển trồng rừng và sản xuất nông nghiệp.
Theo số liệu rà soát hiện trạng sử dụng đất ngày đến ngày 31/12/2022, xã Sơn Dương có tổng diện tích tự nhiên là 7.146,59 ha. Cơ cấu sử dụng đất được thể hiện như sau:
- Đất nông nghiệp: 6200,11 ha, chiếm 86,76 % tổng diện tích tự nhiên;
- Đất phi nông nghiệp: 611,04 ha, chiếm 8,55 % tổng diện tích tự nhiên;
- Đất chưa sử dụng: 335,44 ha, chiếm 4,69 % tổng diện tích tự nhiên.
Căn cứ vào hồ sơ thổ nhưỡng thành phố Hạ Long, xã Sơn Dương có 2 nhóm đất là đất Phù sa và đất Xám, trong đó nhóm đất Phù sa chủ yếu là loại đát phù sa chua, cơ giới trung bình; nhóm đất xám được chia thành 5 đơn vị đất phụ. Các nhóm đất xã Sơn Dương được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1. Phân loại đất xã Sơn Dương
Ký hiệu đất |
Tên đất - FAO |
Tên Đất Việt Nam |
Diện tích |
|
(ha) |
Tỷ lệ |
|||
FL |
I. FLUVISOLS |
ĐẤT PHÙ SA |
258,27 |
4,20 |
FLdy.sl |
Siltic- Dystric Fluvisols |
Đất phù sa chua, cơ giới trung bình |
468,81 |
7,63 |
AC |
II. ACRISOLS |
ĐẤT XÁM |
5.887,05 |
95,80 |
ACha.jd |
Hyperdystric- Haplic Acrisols |
Đất xám điển hình, rất chua |
752,81 |
12,25 |
ACpl.ar |
Arenic- Plinthic Acrisols |
Đất xám loang lổ, cơ giới nhẹ |
71,37 |
1,16 |
AClp.sk |
Skeletic- Leptic Acrisols |
Đất xám tầng mỏng, nhiều sỏi sạn |
3.056,68 |
49,74 |
ACcr.ce |
Clayic- Chromic Acrisols |
Đất xám màu vàng, cơ giới sét |
1.597,49 |
26,00 |
ARab.eu |
Eutric- Albic Arenosol |
Đất có tầng bạc trắng, ít chua |
408,70 |
6,65 |
|
Diện tích điều tra |
|
6.145,32 |
100 |
Nguồn: Hồ sơ thổ nhưỡng thành phố Hạ Long
Đất sản xuất nông nghiệp của xã gồm có đất Phù sa chua cơ giới trung bình, đất xám điển hình chua, đất xám tầng mỏng nhiều sỏi sạn và Đất xám màu vàng, cơ giới sét. Phần lớn diện tích đất được xác định là chua và nghèo hữu cơ. Ở những vùng thấp có điều kiện nước tưới chủ động có thể phát triển các loại rau màu. Một số diện tích đất trên địa hình cao, nhiều sỏi sạn đá lẫn cùng với điều kiện tưới hoặc gặp nhiều khó khăn, cây trồng hiện tại chủ yếu là keo và một số cây lấy gỗ khác. Cụ thể đặc điểm từng loại đất như sau:
- Đất phù sa chua, cơ giới trung bình (FLdy.sl) diện tích 468,81 ha. Tổ hợp đất phù sa chua, cơ giới trung bình phân bố trên dạng địa hình có độ dốc từ 0-8o; điều kiện tưới chủ động, độ dày tầng đất >100cm; đất không có đá lẫn, thành phần cơ giới là limon, đất rất chua (pHKCl <4,5), hàm lượng cácbon hữu cơ trong đất ở mức cao. Hàm lượng CEC trong đất và tổng cation ở mức trung bình.
- Đất xám điển hình, rất chua (ACha.jd) diện tích 752,81 ha. + Tổ hợp đất xám điển hình, rất chua phân bố trên các dạng địa hình cao, dốc, rất chua, độ dày tầng đất ở mức 50 - 100cm; đất có thành phần cơ giới là sét pha cát, đá lẫn ở mức trung bình (5 - 15%); phần lớn có điều kiện tưới là bán chủ động. Độ tàn che từ 0,4 - 0,6 (diện tích mặt đất được che phủ từ 40 - 60%).
+ Là loại đất có quá trình phong hóa khá mạnh, tầng đất khá dầy, tỷ lệ đá lẫn ít, do không có đặc tính chẩn đoán nào khác nổi trội nên được xếp chung vào đơn vị đất điển hình (Haplic).
+ Đất xám điển hình thường có thành phần cơ giới thịt nặng pha sét và limon. Tỷ lệ cấp hạt sét có giá trị giá trị lớn nhất là 36,14%, thấp nhất là 15,28%. Cấp hạt limon có giá trị lớn nhất 45,86%, giá trị thấp nhất là 14,98%, còn lại là cấp hạt cát. Đất có dung trọng thường trong khoảng 1,02 - 1,66 g/cm3.
+ Đất xám điển hình có phản ứng rất chua đến ít chua, pHKCl từ 3,35 - 5,36. Dung tích hấp thu dao động từ 5,96 - 19,14 meq/100g đất. Tổng cation kiềm cũng ở mức rất thấp tới thấp, dao động trong khoảng 0,24 - 4,22 meq/100g đất. Đất xám điển hình có hàm lượng cácbon hữu cơ chủ yếu ở mức nghèo tới trung bình, dao động trong khoảng 0,36 - 1,26% OC. Đạm tổng số có giá trị trung bình dao động trong khoảng 0,05 - 0,25% N. Lân tổng số có giá trị nghèo tới trung bình, dao động trong khoảng 0,01 - 0,08% P2O5; Kali tổng số có giá trị nghèo tới trung bình, ttrong khoảng 0,18 - 1,19% K2O. Giá trị lân và kali dễ tiêu lần lượt dao động trong khoảng 2,09 - 2,62 mg P2O5/100g đất và từ 0,72 - 6,27 mg K2O/100g đất.
- Đất xám tầng mỏng, nhiều sỏi sạn (AClp.sk) diện tích 3056,68 ha. + Tổ hợp đất xám tầng mỏng, nhiều sỏi sạn chiếm diện tích lớn và phân bố trí các dạng địa hình cao, dốc, độ dầy tầng đất < 50 cm; đất rất chua(pHKCl <4,5), hàm lượng các bon hữu cơ trong đất và CEC trong đất ở mức trung bình, tổng cation ở mức rất thấp. Độ tàn che từ 0,4 - 0,6 (diện tích mặt đất được che phủ từ 40 - 60%).
+ Là loại đất xám có quá trình bào mòn rửa trôi khá mạnh, nhiều nơi tạo thành tầng đất mỏng, nhiều đá lộ đầu, tỷ lệ sỏi sạn và các mảnh đá vỡ trong tầng đất khá cao.
+ Đất xám tầng mỏng thường có thành phần cơ giới limon pha cát. Đất rất chặt, dung trọng thường trong khoảng 1,35 - 1,49 g/cm3.
+ Đất xám tầng mỏng có phản ứng từ rất chua đến chua, pHKCl từ 3,50 - 4,03;. Dung tích hấp thu (CEC) ở mức thấp tới trung bình; dao động từ 5,60 - 13,64 meq/100g đất. Độ no bazơ (BS) ở mức rất thấp, dao động trong khoảng 8,67 - 12,29%. Tổng cation kiềm cũng ở mức thấp tới trung bình, trong khoảng 0,45 - 4,30 meq/100g đất. Đất xám tầng mỏng có hàm lượng cácbon hữu cơ trung bình từ 1,36- 1,39%OC. Đạm có giá trị trung bình 0,18 - 0,19% N, % N; Lân tổng số có giá trị nghèo dao động trong khoảng 0,03 - 0,06% P2O5; Kali tổng số có giá trị nghèo tới trung bình, dao động trong khoảng 1,22 - 1,35% K2O. Giá trị lân và kali dễ tiêu lần lượt dao động trong khoảng 0,23 - 1,12mg P2O5/100g đất và từ 2,49 - 8,73 mg K2O/100g đất.
Căn cứ vào phân bố và đặc điểm các loại đất đánh giá mức thích hợp một số cây trồng trên địa bàn xã Sơn Dương như sau:
Bảng 2. Thống kê diện tích đất theo các mức thích hợp của một số cây trồng ở xã Sơn Dương
(ĐVT: ha)
TT |
Cây trồng |
Thích hợp cao (S1) |
Thích hợp trung bình (S2) |
Kém thích hợp (S3) |
Không thích hợp (N) |
---|---|---|---|---|---|
1 |
Lúa |
468,81 |
0 |
149,02 |
5527,49 |
2 |
Ngô |
0 |
546,46 |
2663,81 |
2935,05 |
3 |
Dứa chuột |
317,45 |
225,1 |
1952,2 |
3650,57 |
4 |
Bắp cải |
317,45 |
260,02 |
1636,55 |
3931,3 |
5 |
Cà chua |
317,45 |
282,12 |
1614,45 |
3931,3 |
6 |
Khoai sọ |
752,81 |
2066,3 |
3307,95 |
18,26 |
7 |
Hoa hồng |
468,81 |
108,66 |
2352,07 |
3215,78 |
8 |
Hoa ly |
317,45 |
186,28 |
1710,29 |
3931,3 |
9 |
Hoa lay ơn |
468,81 |
1696,53 |
1026,67 |
2953,31 |
10 |
Nhãn, vải |
0 |
2476,49 |
733,78 |
2935,05 |
11 |
Ổi |
151,36 |
2013,98 |
1044,93 |
2935,05 |
12 |
Cam, bưởi |
468,81 |
111,73 |
2629,73 |
2935,05 |
13 |
Xoài |
22,1 |
879 |
2309,17 |
2935,05 |
14 |
Dứa |
317,45 |
583,65 |
2309,17 |
2935,05 |
15 |
Thanh long |
108,43 |
2772,43 |
3246,2 |
18,26 |
16 |
Mít |
0 |
2476,49 |
715,52 |
2953,31 |
17 |
Táo |
468,81 |
130,76 |
1593,65 |
3952,1 |
18 |
Mía |
31,72 |
1565,77 |
4169,19 |
378,64 |
19 |
Khôi nhung |
0 |
1597,49 |
4169,19 |
378,64 |
20 |
Trà hoa vàng |
0 |
2114,77 |
4012,29 |
18,26 |
21 |
Sachi |
22,1 |
2143,24 |
1026,67 |
2953,31 |
22 |
Địa liền |
752,81 |
540,18 |
1899,02 |
2953,31 |
23 |
Quế |
468,81 |
2421,67 |
3254,84 |
0 |
24 |
Keo lai |
9,62 |
3111,02 |
3006,42 |
18,26 |
25 |
Giổi |
1603,06 |
818,61 |
770,34 |
2953,31 |
26 |
Lim |
1625,16 |
1193,95 |
372,9 |
2953,31 |
27 |
Lát |
2093,97 |
1098,04 |
2935,05 |
18,26 |
28 |
Trám |
1575,39 |
846,28 |
3705,39 |
18,26 |
29 |
Thông |
1565,77 |
784,53 |
3776,76 |
18,26 |
30 |
Sa mộc |
468,81 |
0 |
149,02 |
5527,49 |
Xã Sơn Dương có nhiều đồi núi,với địa hình phức tạp, thấp dần từ Bắc đến Nam với nhiều khe suối vừa và nhỏ. Có nguồn nước ngầm với lưu lượng khoảng 800-900 m3/ngày đêm, nếu được đầu tư khai thác hợp lý thì lượng nước ngầm đảm bảo đủ cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân kể cả mùa hanh khô.
Sơn Dương có diện tích rừng sản xuất lớn 4939.26 ha, có nhiều loại cây thân gỗ và các tầng thực vật mọc xen kẽ với cây rừng tạo ra những sản phẩm dược liệu quý. Trong đó diện tích giao cho các hộ dân là 1724.62 ha. Đất rừng chưa giao là 754.64 ha, còn lại được giao cho Công ty Lâm nghiệp Hoành Bồ quản lý, bảo vệ và sản xuất kinh doanh.
Trên địa bàn xã hiện có núi đá vôi trữ lượng khoảng gần 2 triệu m3, đây là nguồn nguyên liệu cung cấp vật liệu xây dựng cho địa phương: đá xây dựng, đá vôi.
Là một xã miền núi nên vào mùa mưa một số nơi có xảy ra lũ quét, sạt lở đất vào khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 11. Tuy nhiên mức độ thiệt hại không đáng kể và xảy ra ở những nơi không có dân cư sinh sống.
Nhìn chung, điều kiện tự nhiên của xã với diện tích đất rộng khí hậu thuận lợi để phát triển trồng trọt nông nghiệp. Với nguồn tài nguyên phong phú đa dạng thích hợp làm nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp như keo làm nguyên liệu sản xuất giấy, đá vôi làm vật liệu xây dựng. Tuy nhiên vẫn còn gặp nhiều khó khăn cho phát triển nông nghiệp chính là địa hình không thuận lợi, nguồn nước chưa được quản lý và khai thác khả năng của địa phương.
- Dân số toàn xã năm 2021 có: 5597 người bao gồm nam 2868 người và nữ là 2729 người,
Thành phần dân tộc: Dân tộc kinh là 3308 chiếm 59,1%. Dao 38 người chiếm 0,68%, Sán Dìu 1410 người chiếm 25,19%. Tày 795 người chiếm 14,20%. Nùng 7 người chiếm 0,13%. Hoa 25 người chiếm 0,45%. Cao Lan 14 người chiếm 0,25%.
- Số người trong độ tuổi lao động là 3.530 người, số người trong độ tuổi lao động thường xuyên là 3.366 người, trong đó lao động nông nghiệp là 1.425 người, các ngành nghề khác 1.941 người.
Trong những năm qua nền kinh tế của xã Sơn Dương đã từng bước phát triền, chuyển dịch cơ cấu lao động sang làm việc trong các công ty, doanh nghiệp, dịch vụ du lịch, thương mại..., đặc biệt là nhóm ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ dẫn đến sự dịch chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Cơ cấu kinh tế của xã đã có những chuyển biến tích cực trong giai đoạn 2011- 2022 theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Thu nhập bình quân tại xã năm 2021, đạt 64,46 triệu đồng/người/năm. Thu nhập bình quân năm 2022 là 72,64 triệu đồng/người/năm. Trong năm 2022, tổng giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp ước đạt 115 tỷ đồng. Tổng thu nhập từ doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ sản xuất kinh doanh cá thể ước đạt 33,8 tỷ đồng. Tổng thu ngân sách xã đạt 11.834.762.000đ.
Dân cư của xã tập trung chủ yếu phần lớn ở các thôn: Đồng Đạng, Đồng Ho, Trại Cau, Đồng Giữa, Đồng Vang. Dân cư sinh sống rải rác ở các thôn còn lại theo các vùng đất nông nghiệp và các trục đường giao thông. Đời sống của nhân dân chủ yếu là sản xuất nông - lâm nghiệp và dịch vụ - công nghiệp.
Để từng bước nâng cao chất lượng sản xuất, tạo ra sản phẩm hàng hóa cho năng xuất cao, chất lượng tốt nhằm nâng cao thu nhập cho người dân. Các mô hình, dự án phát triển sản xuất được đầu tư trên địa bàn như: Mô hình trồng hoa Mô hình Nông dược xanh tinh hoa gắn kết với tiêu thụ nông sản,...
- Về trồng trọt: Tập trung chuyển dịch cơ cấu theo hướng sản xuất nông nghiệp hàng hoá, xây dựng mới và mở rộng quy mô trang trại, gia trại tổng hợp như phát triển chăn nuôi và trồng rừng; xây dựng, mở rộng vùng trồng cây ăn quả tập trung tại thôn Đồng Đạng, Đồng Giang, Đồng Giữa,… trong đó ổi lê Đài Loan (62 ha), thanh long ruột đỏ (3 ha), Cam (18,5 ha), Bưởi (9,7 ha)…duy trì cánh đồng cho thu nhập trên 100 triệu/ha/năm với 111,7 ha (Mía tím 50 ha, dưa hấu 57,1 ha; hoa các loại 8,6 ha); hàng năm duy trì diện tích gieo trồng 287,3 ha/năm. Năng suất lúa bình quân đạt 45,2 tạ/ha. Tổng sản lượng lương thực cây có hạt đạt 1.319,9 tấn. Tổng giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp năm 2022 (theo giá CĐ) đạt: 115 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 6,8%/năm. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt năm 2022 đạt 57.280 triệu đồng, tốc độ tăng bình quân 7,3%/năm.
Trong năm 2022, tổng giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp ước đạt 115 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2021.
Tập trung rà soát diện tích đất cấy lúa kém hiệu quả, đất lâm nghiệp trồng keo có độ dốc thấp, thuận tiện nguồn nước tưới để quy hoạch, chuyển đổi sang trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao; chuyển đổi trồng keo sang trồng cây gỗ lớn, cải tạo vườn tạp kém hiệu quả thành vườn chuyên canh trồng cây ăn quả, rau màu. Tạo điều kiện hỗ trợ các hộ gia đình, nhóm hộ đầu tư sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, nhất là những sản phẩm có lợi thế của xã (ổi, thanh long, mía tím, cây có múi, trâu, bò, lợn, gia cầm...) đã hình thành những vùng trồng Ổi tập trung 50 ha ở Đồng Giữa, Đồng Đạng, 10ha Cam ở Đồng Giữa.
- Về chăn nuôi - Thú y: Giá trị sản xuất chăn nuôi ước năm 2022 đạt 24.200 triệu đồng, tốc độ tăng bình quân đạt 2,9%/năm. UBND xã Thường xuyên tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành, công tác tiêu độc, khử trùng, tiêm phòng vắc xin, nâng cao hiệu quả phòng, chống dịch, chống rét trên đàn gia súc gia cầm…Năm 2022 đã triển khai tiêm phòng vắc xin bệnh cúm, dại, dịch tả, lở mồm long móng, tu huyết huyết trùng, viêm da nổi cục, tai xanh. Khuyến khích các ngành, đoàn thể vận động hội viên, đoàn viên tham gia phát triển các mô hình sản xuất kinh tế trang trại, gia trại...
- Về lâm nghiệp: Triển khai công tác phát triển lâm nghiệp bền vững, thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội gắn với ngành nông lâm nghiệp, đặc biệt là triển khai có hiệu quả Nghị quyết 08-NQ/TU, ngày 25/11/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh về phát triển kính tế - xã hội năm 2022; Diện tích đất lâm nghiệp chiếm 77% tổng diện tích đất tự nhiên (trong đó diện tích rừng do công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hoành Bồ quản lý: 2,186,3ha). UBND xã chỉ đạo tăng cường công tác tuần tra thực địa, thực hiện tốt công tác quản lý rừng đầu nguồn nước ở các khu Khe Cả, Khe Song, kiểm tra ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm khai thác, mua bán, vận chuyển, kinh doanh chế biến lâm sản trái phép; Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chăm sóc, bảo vệ và phòng chống cháy rừng.
- Về ngư nghiệp: Nhân dân tận dụng diện tích ao, hồ để nuôi cá nước ngọt. Tuyên truyền vận động nhân dân nạo vét kênh mương chủ động nguồn nước tưới, tiêu phục vụ sản xuất.
Giá trị sản xuất công nghiệp xây dựng (theo giá CĐ) năm 2022 ước đạt 355.000 triệu đồng; Tốc độ tăng bình quân 25,7%/năm.
Giá trị sản xuất thương mại - dịch vụ năm 2022 ước đạt: 82.530 triệu đồng (bằng 191,9% so với năm 2015), đạt chỉ tiêu so với chỉ tiêu Nghị quyết đề ra. Trên địa bàn xã có trên 200 cơ sở hộ kinh doanh hàng tạp hóa, dịch vụ ăn uống và các dịch vụ khác. Ngoài ra còn có trên 630 lao động đi làm trong các cơ quan, nhà máy xí nghiệp trong và ngoài tỉnh, bình quân cho thu nhập từ 50 - 80 triệu đồng/người/năm
Trong năm 2022, tổng thu nhập từ doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ sản xuất kinh doanh cá thể ước đạt 33,5 tỷ đồng.
Quan tâm tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích các doanh nghiệp hình thành, đầu tư và mở rộng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn xã nhằm tạo việc làm, tăng nguồn thu cho ngân sách. Đồng thời tạo điều kiện, khuyến khích các hộ gia đình phát triển các ngành nghề kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn xã.
Các ngành nghề thương mại - kinh doanh dịch vụ tại địa phương tiếp tục được duy trì phát triển. Tình hình thị trường hàng hoá, dịch vụ, giá cả các mặt hàng thiết yếu phục vụ ổn định, có trên 92 hộ kinh doanh, thương mại, du lịch, nhà hàng với số người kinh doanh là 130 người, 26 hộ kinh doanh dịch vụ xây xát thóc, 9 điểm sửa chữa xe máy, 2 điểm sửa chữa ô tô, 33 cơ sở vận tải với 35 phương tiện vận tải.
3.1.1.1. Công tác tổ chức triển khai thực hiện đề án
Thực hiện các văn bản chỉ đạo của cấp trên về thực hiện Chương trình xây dựng NTM, cấp ủy, chính quyền xã đã xác định rõ việc gắn nhiệm vụ xây dựng NTM với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Đồng thời, nâng cao trách nhiệm của các thành viên Ban chỉ đạo, Ban quản lý xây dựng NTM trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp với MTTQ và các đoàn thể, các ban, ngành và nhân dân trên địa bàn xã cùng chung tay thực hiện nhiệm vụ chính trị quan trọng, nhằm xây dựng xã Sơn Dương ngày càng giàu đẹp. Định kỳ hàng quý, Ban chỉ đạo xây dựng NTM xã nghiêm túc trong việc tổ chức họp lồng ghép với hội nghị đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội để rà soát, đánh giá các tiêu chí, chỉ tiêu xây dựng NTM trên địa bàn. Trong đó, tập trung vào việc xây dựng các giải pháp để thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu chưa đạt.
Xác định thực hiện Chương trình xây dựng NTM là nhiệm vụ quan trọng, cần phải có sự vào cuộc tích cực của các ngành, các cấp và nhất là nhân dân trên địa bàn xã, ngay từ đầu năm, Ban Chấp hành Đảng bộ xã đã xây dựng Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội và chú trọng việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng NTM. Đảng ủy đã chỉ đạo UBND căn cứ vào nhiệm vụ và sự chỉ đạo của cấp trên để triển khai xây dựng kịp thời các văn bản chỉ đạo. Đồng thời, tại các cuộc họp thường kỳ, Đảng ủy, UBND xã đã giao nhiệm vụ cụ thể đến các thành viên BCĐ XDNTM để khẩn trương bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ, nhằm đạt được một số chỉ tiêu đã được cấp trên giao cũng như kế hoạch mà xã xây dựng.
Đặc biệt đối với việc thực hiện Thôn đạt chuẩn nông thôn mới, Ban Chỉ đạo xã đã chỉ đạo xây dựng kế hoạch khảo sát, hướng dẫn thôn thực hiện đánh giá, kiểm tra hiện trạng khu dân cư để có kế hoạch chỉnh trang đảm bảo theo đúng quy định.
Để thực hiện tốt đề án, kế hoạch chương trình xây dựng nông thôn mới, xã đã thành lập Ban chỉ đạo, Ban quản lý, Ban giám sát đầu tư cộng đồng; Ban thanh tra nhân dân; Ban phát triển thôn. Thường xuyên kiện toàn thành viên phù hợp với việc phân công nhiệm vụ của các ban để đảm bảo duy trì hoạt động Chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể của xã xây dựng chương trình, kế hoạch năm, chi tiết các mảng công việc theo tháng, quý bám sát kế hoạch xây dựng NTM hàng năm của xã để triển khai thực hiện.
Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới được kiện toàn kịp thời khi có sự thay đổi về công tác cán bộ, phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương. Xã đã phân công Công chức Địa chính - Xây dựng phụ trách, theo dõi Chương trình xây dựng nông thôn mới.
3.3.1.2. Công tác truyền thông, đào tạo, tập huấn
Tuyên truyền, vận động người dân tham gia thực hiện chương trình xây dựng NTM là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, quyết định đến tiến độ thực hiện xây dựng nông thôn mới. Trên cơ sở đó, Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới đã chỉ đạo các ngành, đoàn thể, cán bộ, công chức xã triển khai thực hiện tuyên truyền các nội dung về chương trình xây dựng NTM đến mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn xã, dưới nhiều hình thức như: qua hệ thống loa truyền thanh của xã, tuyên truyền qua các cuộc họp giao ban, treo băng zôn, khẩu hiệu,pa nô, áp píc... Để người dân nắm bắt thông tin kịp thời về xây dựng nông thôn mới.
MTTQ và các đoàn thể tham gia hưởng ứng tốt các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" gắn với xây dựng nông thôn mới và phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”. Đã có nhiều cuộc vận động, nhiều chương trình, phong trào triển khai sôi nổi, thiết thực, góp phần tích cực trong đầu tư, xây dựng và phát triển nông thôn mới.Vận động các hộ gia đình sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, giữ vệ sinh nguồn nước, vệ sinh chuồng trại, chăn nuôi, có ý thức giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, thực hiện đổ rác đúng nơi quy định, không xả rác ra nơi công cộng và tổ chức tuyên truyền cuộc vận động xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch”, phong trào “Ngày Chủ nhật xanh” đến 100% cán bộ, hội viên, đoàn viên tại 6 thôn trên địa bàn xã.
Hàng năm, địa phương đã tạo điều kiện cho cán bộ, công chức chuyên môn, công chức phụ trách nông thôn mới tham gia tập huấn do Tỉnh, Thành phố tổ chức và tham quan học tập mô hình NTM tại các địa phương khác trong và ngoài tỉnh như: Hội nghị giới thiệu chương trình “Mỗi xã phường một sản phẩm”; lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ xây dựng nông thôn mới; lớp tập huấn về triển khai, đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP...
Đến hết tháng 12/2018, xã đã cơ bản đạt chuẩn NTM, với tất cả 19/19 tiêu chí, 39/39 chỉ tiêu (theo bộ tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn 2010-2015), đựợc Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Quyết định công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2018.
Đến tháng 12/2021, xã đã cơ bản đạt 19/19 tiêu chí, 57/57 chỉ tiêu, theo Bộ tiêu chí Quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2018-2021.
>>> XEM THÊM: Thiết kế quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Nhà máy chế biến lúa, gạo hữu cơ
HOTLINE - 0903 649 782
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com
Website: www.minhphuongcorp.com - www.minhphuongcorp.net
Gửi bình luận của bạn