Thiết kế quy hoạch khu du lịch sinh thái

Thiết kế quy hoạch khu du lịch sinh thái nhằm phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng, vui chơi, trải nghiệm cho du khách trong và ngoài nước nhằm phát triển du lịch

Ngày đăng: 26-05-2020

1,327 lượt xem

MỤC LỤC

Thiết kế quy hoạch khu du lịch sinh thái  nhằm phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng, vui chơi, trải nghiệm cho du khách trong và ngoài nước nhằm phát triển du lịch 

I. LÝ DO VÀ SỰ CẦN THIẾT LẬP QUY HOẠCH 1

1. Lý do và sự cần thiết lập quy hoạch 1

2. Mục tiêu và yêu cầu phát triển đối với khu vực quy hoạch 1

II. TÊN, ĐỊA ĐIỂM ĐỒ ÁN 1

III. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ TÀI LIỆU ĐỂ LẬP QUY HOẠCH 1

1. Các cơ sở pháp lý 1

1.1. Luật, nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện 1

1.2. Nghị quyết, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ ngành 2

1.3. Nghị quyết & Quyết định của Tỉnh ủy + HĐND + UBND tỉnh Sơn La 3

2. Các tài liệu, số liệu, bản đồ phục vụ việc lập quy hoạch 4

IV - CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH 4

1. Ranh giới và phạm vi nghiên cứu 4

1.1 Ranh giới lập quy hoạch 4

1.2. Phạm vi nghiên cứu 4

2. Tính chất, chức năng 4

3. Quy mô 5

4. Đánh giá hiện trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội 5

4.1. Điều kiện tự nhiên 5

4.1.1. Điều kiện địa hình. 5

4.1.3. Đặc điểm thuỷ văn 6

4.1.4. Đặc điểm địa chất công trình 6

4.1.5. Địa chấn, động đất 6

4.1.6. Cảnh quan thiên nhiên 6

4.2. Hiện trạng khu vực nghiên cứu. 6

4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất. 6

4.2.2. Hiện trạng công trình kiến trúc. 7

4.2.3. Hiện trạng hạ tầng xã hội. 7

4.2.4. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật 7

4.3.  Đánh giá tổng hợp tình hình hiện trạng 8

4.3.1. Thuận lợi 8

4.3.2. Khó khăn. 9

5. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật 9

6. Nội dung, các yêu cầu và chỉ tiêu KTKT của đồ án 11

6.1. Cơ cấu tổ chức quy hoạch 11

6.2. Quy hoạch sử dụng đất 11

6.3. Tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc cảnh quan 13

6.4. Quy hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật 16

6.4.1. Quy hoạch giao thông. 16

6.4.2. Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật 17

6.4.3. Quy hoạch cấp nước 18

6.4.4. Quy hoạch cấp điện 20

6.4.5.  Quy hoạch thông tin 22

6.4.6. Thoát nước thải và vệ sinh môi trường 22

7. Đánh giá môi trường chiến lược của dự án đối với khu vực 23

7.1. Cơ sở pháp lý 23

7.2. Phạm vi và mục tiêu đánh giá môi trường chiến lược 24

7.3. Hiện trạng môi trường khu vực quy hoạch 24

7.4.  Đánh giá môi trường chiến lược của dự án 28

7.4.1  Tác động của dự án đến môi trường không khí 28

7.4.2. Tác động của dự án tới môi trường đất 28

7.4.3. Tác động của dự án tới môi trường nước 29

7.4.4. Sự tác động của chất thải rắn 29

7.4.5. Tác động đến các hệ sinh thái 29

7.4.6. Tác động y tế và sức khoẻ cộng đồng 30

7.4.7. Tác động đến kinh tế - xã hội 30

7.5. Các biện pháp giảm thiểu, kiểm soát và khắc phục môi trường 30

7.5.1. Các biện pháp giảm thiểu tác động của giai đoạn thi công 30

7.5.2. Các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn thi công. 31

7.5.3. Các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn sử dụng dự án. 31

7.6. Kết luận kiến nghị về môi trường 32

8. Đền bù giải phóng mặt bằng 33

8.1. Mục tiêu đền bù giải phóng mặt bằng 33

8.2. Phương án đền bù 33

8.3. Chính sách đền bù giải phóng mặt bằng 33

9. Kinh tế xây dựng 34

9.1. Cơ sở xác định vốn đầu tư 34

9.2. Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng bao gồm 34

9.3. Tổng hợp kinh phí đầu tư 34

9.4. Phân kỳ vốn và tiến độ đầu tư 35

1. Kết luận 36

2. Kiến nghị 36

ĐỒ ÁN QUY HOẠCH CHI TIẾT XÂY DỰNG (1/500) ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐIỂM DU LỊCH GREEN GEM MỘC CHÂU

I. LÝ DO VÀ SỰ CẦN THIẾT LẬP QUY HOẠCH

1. Lý do và sự cần thiết lập thiết kế quy hoạch 1/500

Khu vực nghiên cứu là một vùng đất rộng với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và hệ sinh thái còn tương đối nguyên sơ, dân cư ở đây khá thưa thớt, nền kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào nông, lâm nghiệp. Nhận thấy rằng nơi đây có rất nhiều tiềm năng để có thể phát triển du lịch cũng như cần phải có sự thay đổi về cơ cấu ngành nghề, nhằm cải thiện mức sống của người dân bản địa. Nên cấp thiết cần phải đầu tư xây dựng nơi đây trở thành một điểm du lịch với mục tiêu khai thác những giá trị cảnh quan hiện có, cung cấp các dịch vụ đem lại trải nghiệm thú vị cho du khách trong và ngoài tỉnh, thu hút các nguồn vốn đầu tư, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của huyện Mộc Châu nói riêng và tỉnh Sơn La nói chung.

2. Mục tiêu và yêu cầu phát triển đối với khu vực quy hoạch 1/500

- Đầu tư xây dựng điểm du lịch nhằm phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng, vui chơi, trải nghiệm cho du khách trong và ngoài nước nhằm phát triển du lịch huyện Mộc Châu nói riêng, góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Sơn La nói chung.

- Đảm bảo xây dựng phát triển phù hợp với định hướng quy hoạch chung thị trấn Mộc Châu đến năm 2030. Phân khu chức năng và tổ chức cơ cấu quy hoạch hợp lý để xây dựng các công trình phù hợp với nhu cầu trước mắt và lâu dài.

- Khai thác có hiệu quả quỹ đất, góp phần bảo vệ môi trường. Tạo cơ sở để huy động các nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội, là cơ sở pháp lý cho việc quản lý và đầu tư xây dựng trong khu quy hoạch.

II. TÊN, ĐỊA ĐIỂM ĐỒ ÁN THIẾT KẾ QUY HOẠCH 1/500

- Tên đồ án: Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đầu tư xây dựng điểm du lịch Green Gem Mộc Châu.

- Địa điểm: Xã Mường Sang và xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.

III. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ TÀI LIỆU ĐỂ LẬP QUY HOẠCH

1. Các cơ sở pháp lý

1.1. Luật, nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện

- Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14;

- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13;

- Luật Bảo vệ và Phát triển rừng số 29/2004/QH11;

- Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12;

- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13;

- Luật Du lịch số 09/2017/QH14;

- Nghị quyết số 1210/2016/QH13 ngày 25/05/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị;

- Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;

- Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 của Chính phủ về quản lý không gian kiến trúc, cảnh quan đô thị;

- Nghị định số 39/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 của Chính phủ về quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị;

- Nghị định 44/2015/NĐ-CP ngày 06/05/2015 của Chính phủ về quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;

- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ & phát triển rừng;

- Thông tư số 01/2011/TT-BXD ngày 27/01/2011 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược trong đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị;

- Thông tư số 06/2013/TT-BXD ngày 13/5/2013 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về nội dung thiết kế đô thị;

- Thông tư số 16/2013/TT-BXD ngày 16/10/2013 của Bộ Xây dựng sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 06/2013/TT-BXD ngày 13/5/2013 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về nội dung thiết kế đô thị;

- Thông tư 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ Xây dựng quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù.

1.2. Nghị quyết, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ ngành

- Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số 1959/QĐ-TTg ngày 29/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La đến năm 2020;

- Quyết định số 2050/QĐ-TTg ngày 12/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Mộc Châu, tỉnh Sơn La đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số 1566/QDD-TTg ngày 09/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia bảo đảm cấp nước an toàn giai đoạn 2016-2025;

- Quyết định số 588/QĐ-TTg ngày 03/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Mộc Châu, tỉnh Sơn La đến năm 2030;

- Nghị quyết số 64/NQ-CP ngày 17/5/2018 của Chính phủ về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) tỉnh Sơn La;

- Quyết định số 91/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 30/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển du lịch vùng Trung du miền núi Bắc Bộ đến năm 2020;

- Quyết định số 143/QĐ-BXD ngày 08/02/2018 của Bộ Xây dựng về việc giao nhiệm vụ lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Mộc Châu, tỉnh Sơn La đến năm 2030;

- Quyết định số 150/QĐ-BXD ngày 09/02/2018 của Bộ Xây dựng phê duyệt dự toán chi phí thực hiện dự án Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Mộc Châu, tỉnh Sơn La đến năm 2030;

- Văn bản số 1313/TTg-CN ngày 01/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung tuyến cao tốc Hòa Bình – Sơn La vào quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH

1. Ranh giới và phạm vi nghiên cứu trong đồ án thiết kế quy hoạch 1/500

1.1 Ranh giới lập quy hoạch

   Khu vực nghiên cứu thuộc xã Mường Sang và xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.

  - Vị trí địa lý:

+ Phía Đông giáp đất nông nghiệp các hộ dân xã Mường Sang và xã Chiềng Hắc;

+ Phía Tây giáp núi đá, rừng thuộc xã Mường Sang và xã Chiềng Hắc;

+ Phía Nam giáp đất của Dự án thủy điện Mường Sang 3 và lối giao thông đi trung tâm xã Mường Sang;

+ Phía Bắc giáp đất của Dự án thủy điện Tắt Ngoãng và đất nương các hộ dân xã Chiềng Hắc.

1.2. Phạm vi nghiên cứu

Quy mô diện tích quỹ đất cần lập điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 là 239.134 m2.

2. Tính chất, chức năng

Khu vực lập dự án được dự kiến phân bố theo các vùng chức năng:

1. Khu vui chơi mạo hiểm

- Ứng dụng các công nghệ hiện đại trên thế giới vào các hình thức vui chơi độc đáo, tạo cảm giác ấn tượng cho khách du lịch

- Khai thác giá trị cảnh quan độc đáo, hiểm trở

- Đa dạng các trải nghiệm mạo hiểm cho khách du lịch

2. Khu tham quan trải nghiệm văn hóa truyền thống

- Kết hợp hài hòa với không gian sống của các bản người Thái, các không gian cộng đồng, lễ hội vào hoạt động du lịch

- Trưng bày, trải nghiệm các giá trị văn hóa truyền thống về trang phục, hoạt động, sinh hoạt, ẩm thực của các dân tộc tại Sơn La

3. Không gian thưởng ngoạn

- Khai thác các đặc điểm về địa hình như đá tai mèo, đỉnh cao, vách đá, suối nước, vực sâu

- Khai thác các đặc điểm hệ sinh thái Tây Bắc về cây trồng, cây hoa, cây ăn quả, cây công nghiệp v.v…

4. Khu dịch vụ

- Hình thành không gian dịch vụ xen kẽ với các khu du lịch chức năng để nâng cao hiệu quả phục vụ

- Phát triển hệ thống giao thông công cộng để phục vụ đi lại

- Phát triển hệ thống nhà hàng, giải khát tại những vị trí độc đáo.

5. Khu nghỉ dưỡng lưu trú

- Phát triển các khu vực lưu trú nhằm khai thác có hiệu quả các hoạt động vui chơi

- Tạo khả năng phát triển bền vững với sự tham gia của nhiều nhà đầu tư.

3. Quy mô

- Diện tích khu đất: 239.134 m2.

- Quy mô dân số khoảng 15.000 lượt khách/năm.

4. Đánh giá hiện trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

4.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1. Điều kiện địa hình.

Địa hình, địa mạo: khu vực nghiên cứu có địa hình cácxtơ (núi đá vôi), có nhiều núi, đồi cao nhấp nhô, nằm gối kề nhau chạy theo hướng tây bắc – đông nam, xen giữa là những khe vực, suối, độ cao trung bình từ  500 - 1050 m so với mặt nước biển.

Hiện trạng khu vực nghiên cứu.

4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất.

    Nguồn gốc đất: Đất nông nghiệp của 16 hộ dân trồng nương rẫy tại xã Mường Sang và xã Chiềng Hắc huyện Mộc Châu và 3,12ha đất quy hoạch đất rừng hiện trạng là canh tác nông nghiệp. Các hạng mục hiện trạng sử dụng đất với cơ cấu như sau:

- Đất sông suối, mặt nước;

- Đất nông nghiệp của 16 hộ dân trồng nương rẫy tại xã Mường Sang và xã Chiềng Hắc;

- Đất quy hoạch rừng phòng hộ hiện trạng canh tác nông nghiệp;

- Đất quy hoạch rừng sản xuất hiện trạng canh tác nông nghiệp;

- Đất năng lượng.

4.2.2. Hiện trạng công trình kiến trúc.

Trong khu vực ranh giới lập quy hoạch không có các công trình công cộng, cơ quan, dịch vụ đô thị,..

4.2.3. Hiện trạng hạ tầng xã hội.

Hiện tại trong ranh giới lập quy hoạch khu dân cư xã Chiềng Hắc và xã Mường Sang không có các công trình hạ tầng xã hội.

4.2.4. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật 

a. Hiện trạng giao thông:

+ Từ Hà Nội theo quốc Lộ 6 đi Sơn La là đường nhựa, đến ngã ba Pa Háng trung tâm hyện Mộc châu rẽ trái đi quốc lộ 43 (Mộc Châu – Cứa khẩu Lóng Sập) tuyến đường nhựa rộng 6m khoảng 3km đến ngã ba Mường Sang rẽ phải theo tuyến đường (Mường Sang – Chiềng Khừa) đường nhựa rộng 5m đi tiếp khoảng 3,5km rẽ phải vào tuyến đường bê tông rộng 7,0 m dẫn vào điểm du lịch tuyến đường nội bộ này dài 2,5km mặt đường được đổ bê tông.

b. Hiện trạng san nền, thoát nước mặt:

+ Công tác san nền được tính toán đào đắp dật cấp từng cơ một, các cơ chênh nhau từ 3-5m cao độ nhằm mục đích tạo mặt bằng và tính ổn định chống sụt sạt trong khu vực;

+ Nước mặt hiện trạng chảy tràn tự do và thu về các khe tụ thủy chính trong khu vực và thoát ra suối sập (dòng suối chính chảy qua điểm du lịch).

c. Hiện trạng cấp nước, nguồn nước:

+ Nguồn nước của dự án được cấp bởi nguồn nước sạch nông thông dẫn từ trung tâm bản Lùn xã Mường Sang chiều dài tuyến ống khoảng 3km vào hệ thống xử lý nước sách đạt tiêu chuẩn sau đó cấp cho các vị trí trong điểm du lịch.

+ Nguồn thứ hai được dẫn từ nguồn nước ngầm trong khu vực về hệ thống xử lý nước sạch đạt tiêu chuẩn sau đó cấp cho các vị trí trong điểm du lịch.

d. Hiện trạng cấp điện:

+ Nguồn điện phục vụ dự án được đấu nối vào đường điện quốc gia đường điện 35KVA tại TBA NMTĐ Mường Sang 3.

e. Hiện trạng thoát nước thải:

+ Trong khu vực là đất nông nghiệp không có nhà dân chỉ có một nhà máy thủy điện số công nhân khoảng 6-8 người. Nhà máy thủy điện đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải bằng bể tự hoại 3 ngăn nên không có phát sinh nước thải sinh hoạt.

 f. Hiện trạng vệ sinh môi trường:

+ Hệ sinh thái: Khu vực nghiên cứu với 3,12ha đất quy hoạch đất rừng hiện trạng là canh tác nông nghiệp. Ngoài ra là các cây mọc tái sinh tự nhiên trên triền núi, vách núi.

+ Môi trường nước: Trong dự án có 1 suối chạy xuyên suốt dự án. Hiện suối này đang được tích nước tạo thành các hồ cảnh quan phục vụ cho hoạt động thủy điện.

+ Nước mặt: tồn tại ở suối Sập và các khe suối nhỏ. Về mùa mưa nước thường đục do có lượng phù sa lớn, về mùa khô nước có màu hơi xanh, trong suốt, không mùi vị, ít cặn lắng. Về mùa mưa nước mặt là nguồn cung cấp chủ yếu cho nước ngầm; về mùa khô nước ngầm cấp ngược trở lại cho nước mặt. Mực nước và thành phần hoá học của nước mặt thay đổi theo mùa.

+ Nước ngầm: Trong khu vực lòng hồ có 2 phức hệ chứa nước ngầm chính: Nước ngầm trong các bồi tích và thềm suối bậc I, phân bố ở độ sâu từ 0.5 ¸ 2.0m kể từ mặt đất, chủ yếu là nước nhạt Bicacbonat Natri - Canxi, nước trong suốt, không mùi vị và cặn lắng. Nguồn cung cấp chủ yếu là nước mưa và nước mặt, mực nước dao động theo mực nước suối Sập; Nước ngầm trong khe nứt của đá gốc: Nước trong, không mùi vị và cặn lắng. Nguồn cung cấp chủ yếu là nước mưa, nước mặt và nước suối. Nhìn chung, nước khe nứt chỉ tập trung trong khe nứt nên trữ lượng nghèo nàn. Mực nước và thành phần hoá học của nước thay đổi theo mùa.

+ Môi trường đất: Căn cứ theo tài liệu khảo sát địa hình, phần lớn diện tích khu vực hiện đang là đất lâm nghiệp và đất nông nghiệp chỉ có hoạt động trồng cây hàng năm và cây ăn quả nên đất ở đây đang bị bào mòn sối rửa bởi hoạt động sản xuất nông nghiệp.

+ Môi trường không khí: Cao nguyên Mộc Châu nói chung và khu vực dự án nói riêng nằm trong tiểu vùng khí hậu Nam Tây Bắc của vùng khí hậu miền núi Tây Bắc nước ta. Có không khí trong lành.

4.3.  Đánh giá tổng hợp tình hình hiện trạng

4.3.1. Thuận lợi

- Vị trí, đặc điểm tự nhiên:

Khu du lịch quốc gia Mộc Châu có điều kiện khí hậu lý tưởng với nền nhiệt độ trung bình thấp hơn so với các tỉnh lân cận và tiểu vùng du lịch Tây Bắc để phát triển du lịch nghỉ dưỡng.

Khu du lịch quốc gia Mộc Châu với địa hình thảo nguyên với những đồi chè, đồng cỏ trải dài, có cảnh quan thiên nhiên đẹp là một trong những nguồn tài nguyên du lịch cần được gìn giữ, phát huy.

Khu du lịch quốc gia Mộc Châu có quỹ đất thích hợp để phát triển các dự án du lịch có quy mô lớn tương xứng với vai trò của khu du lịch quốc gia, đồng thời là điều kiện hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư.

- Hiện trạng:

Hạ tầng xã hội: Khu vực lập quy hoạch quy hoạch không có công trình công cộng và một số hộ dân sinh sống dọc theo trục đường Quốc lộ 6. Quy mô các công trình còn nhỏ, chất lượng kém, cốt xây dựng không đồng bộ, chỉ giới xây dựng chưa được định hướng và quản lý chặt chẽ.

Hạ tầng kỹ thuật: Khu vực lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đã có quy hoạch chung của UBND tỉnh Sơn La là điều kiện thuận lợi để định hướng đấu nối hạ tầng kỹ thuật (giao thông, cấp điện, cấp nước, thoát nước mặt...).

4.3.2. Khó khăn.

Địa hình phức tạp, chia cắt mạnh (thậm chí trong cả khu vực đã được xác định là trung tâm du lịch trọng điểm) đã ảnh hưởng lớn đến khả năng khai thác đất sản xuất nông nghiệp ở quy mô tập trung, đến phát triển giao thông và xây dựng cơ sở hạ tầng. Để phát triển đòi hỏi phải có đầu tư đáng kể về tiền của và công sức và cần cần xem xét phân bố các khu chức năng phù hợp với điều kiện địa hình.

Các công trình hạ tầng xã hội chưa được xây dựng, hạ tầng kỹ thuật đối nội trong khu vực nghiên cứu chưa có, cần phải xây dựng mới, chi phí cao.

5. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của đồ án thiết kế quy hoạch 1/500

Các căn cứ hình thành các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.

Quy hoạch chung huyện Mộc Châu là đô thị loại IV;

Tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc cảnh quan

Quần thể du lịch Green Gem là điểm Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, kết hợp du lịch khám phá trải nghiệm. Tổng thể dự án là một khu vực thung lũng được chia đôi bởi dòng suối Sập chạy theo hướng Nam – Bắc, hai bên suối là bãi bồi tự nhiên, triền dốc thoải. phía tây là vách đá dựng đứng, cao độ chênh lệch giữa suối và đỉnh núi trên 150m, phía tây là vách núi kết hợp đồi đất đỏ với cao độ chênh lệch trên 120m.

- Suối và hồ: Để đảm bảo lưu lượng thoát nước mùa lũ hai bên lòng suối được nạo vét mở rộng, xây kè chắc chắn sau đó đổ đá cuội để hoàn trả lại vẻ tự nhiên.  đập dâng ở phía Bắc dự án giúp mở rộng dòng suối thành một hồ nước có diện tích lên đến 2.8ha. Hồ nước ở giữa dự án vừa tạo cảnh quan tự nhiên đẹp, soi bóng những công trình và cảnh quan hai bên hồ, vừa giúp tạo vùng vi khí hậu mát mẻ trong thung lũng – một yếu tố rất quan trọng để thu hút du khách đến khu du lịch, đây sẽ là điểm tạo ra yếu tố khác biệt, độc đáo riêng cho khu du lịch Green Gem Mộc Châu. Lấy trục không gian cây xanh mặt nước làm chủ đạo tổ chức các không gian xung quanh, tạo sự kết hợp giữa không gian động và tĩnh liên hoàn về các hoạt động giữa các khu vực cảnh quan. 

 - Cầu bê tông: Kết nối giao thông giữa 2 bên thung lũng là một cây cầu bê tông dài 45m, với 3 nhịp cầu, mỗi nhịp 15m được hoàn thiện ốp đá tự nhiên hứa hẹn sẽ trở thành điểm nhấn hấp dẫn vào buổi tối khi cây cầu được trang trí thêm đèn soi bóng xuống mặt hồ.

- Cầu kính và đường dạo kính: Cầu kính có chiều dài 285m, cầu có chênh cao từ mặt cầu đến mặt nước suối sập 145m, mặt cầu rộng 2,4m, cầu dược áp dụng hiệu ứng 9D hiện đại trên thế giới, chiều cao 2 tháp cầu 30m. Nối tiếp cây cầu kính là đường đi bộ trên vách núi đá bằng kính có chiều dài 363,5m, rộng mặt kính 1,5m (đường đi) chênh cao với mặt nước suối khoảng 150m sau khi hệ thống cầu và đường đi bộ bằng kính được phê duyệt và xây dựng đi vào hoạt động nó sẽ trở thành con đường đi bộ bằng kính dài nhất thế giới với tổng chiều dài 650m khi cầu kính đi vào hoạt động thu hút khách thăm quan, khám phá, trải nghiệm vẽ đẹp của thiên nhiên hùng vĩ của khu vực và những sản phẩm mới của ngành du lịch Việt Nam.

- Giao thông chung: Hệ thống đường nội bộ trong dự án được tính toán kỹ lưỡng đảm bảo giao thông liền mạch, thông suốt với diện tích tối thiểu. Ưu tiên cho đường dạo, đường mòn tự nhiên giúp du khách có được cảm giác hòa mình với thiên nhiên, đất đá, cây cỏ xung quanh. Hệ thống giao thông linh hoạt theo địa hình và hình thành nên những vùng không gian đóng mở liên hoàn nâng cao giá trị thẩm mỹ khu Du lịch. 

- Dọc hai bên hồ là khu cây xanh, vườn hoa, cảnh quan tự nhiên. Xen kẽ là những công trình được thiết kế theo phong cách kiến trúc đặc trưng riêng của dự án, với ý tưởng, cảm hứng chủ đạo từ những nét kiến trúc truyền thống, bản địa như nhà sàn, nương rẫy. Với tiêu chí giữ lại tối đa những nét tự nhiên. Các công trình trong dự án hạn chế tối đa phương án san lấp, giữ lại tối đa cây xanh, mỏm đá tự nhiên có trong dự án.

- Các không gian rộng cho các hoạt động của con người được bố trí dọc các trục di chuyển, các tuyến đi bộ được gắn kết với cảnh quan tỉnh vật gồm các công trình kiến trúc, các vườn cây, các khu tiểu cảnh.

- Hệ thống các công trình công cộng kết hợp với cây xanh mặt nước được phân bổ làm hạt nhân các khu vực khai thác chính, tạo sự sinh động trong các chức năng sử dụng; phù hợp với cảnh quan ven suối và khu vực đồi núi đặc trưng vùng núi Mộc Châu;

- Các quy định về hình thái kiến trúc: Các công trình xây dựng trong khu vực quy hoạch tuân thủ chặt chẽ các quy định và nguyên tắc chung như sau: Các công trình kiến trúc tránh lạm dụng các loại vật liệu có độ chói sáng cao; không sử dụng các màu sắc chói, tương phản, nổi bật như đỏ, tím. Ưu tiên sử dụng các loại kiến trúc ít tiết tấu rườm rà, màu sắc theo tông màu chung của thiên nhiên. Các công trình kiến trúc phù hợp với đặc trưng của khu vực đồi núi. 

- Mật độ xây dựng tối đa tại khu vực quy hoạch là 21%; chiều cao xây dựng công trình từ 5m đến 20m tuỳ theo tính chất từng công trình. Cụ thể hơn như sau:

+ Khu đón tiếp: Là công trình được đặt ở cửa ngõ dự án phía Nam. Là địa điểm đầu tiên tiếp đón du khách. Tại đây du khách sẽ thực hiện các thủ tục kiểm tra an ninh, cung cấp các giấy tờ liên quan, ký cam kết tuân thủ theo các quy định chung của nhà nước cũng như các quy định riêng của khu du lịch. Đăng ký dịch vụ lưu trú cũng như các trò chơi, khám phá trong khu du lịch.

+ Khu vực biệt thự nghỉ dưỡng và khách sạn 4 sao ở phía đông của dự án: Là điểm đến tiếp theo với 14 căn biệt thự 2 tầng đầy đủ tiện nghi cao cấp và khách sạn tiêu chuẩn 4 sao, 5 tầng quy mô hơn 5500m2 là những công trình được đặt ở vị trí đắc địa với tầm nhìn rộng khắp khu thung lũng. Đây là nơi cung cấp dịch vụ nghỉ dưỡng cao cấp, yên tĩnh, sang trọng. Kèm theo một tiện ích mang lại trải nghiệm rất ấn tượng đó là bể bơi vô cực ở độ cao gần 100m nhìn xuống thung lũng bên dưới. Hình thức kiến trúc của khách sạn 4 sao được thiết kế uốn lượn theo triền đồi để đảm bảo tăng độ ổn định cho hệ kết cấu công trình. Vật liệu hoàn thiện lựa chọn là vật liệu tự nhiên, hài hòa với cảnh quan tự nhiên xung quanh.

- Đi qua cầu bê tông là một khuôn viên cây xanh được tạo hình như một viên ngọc với biểu tượng chữ nổi Green Gem tạo thành một địa điểm nhấn của dự án, và là nơi du khách có thể chụp ảnh tại khu du lịch. Các dịch vụ tiện ích như cửa hàng lưu niệm, trạm xe điện cũng được bố trí xung quanh khu vực này thuận tiện cho việc di chuyển, mua sắm.

- Khu vực biệt thự phía tây của dự án: Với thiết kế dựa theo ý tưởng nhà sàn truyền thống cũng là một nét đặc trưng nổi bật của khu du lịch, gồm 20 biệt thự với diện tích to nhỏ khác nhau giúp du khách có thể thoải mái lựa chọn theo nhu cầu. Khu biệt thự nằm dọc theo triền đồi phía tây với địa hình đồi núi tạo thành một cánh cung đón gió tự nhiên, giúp cho không khí luôn mát mẻ, trong lành mang lại trải nghiệm nghỉ dưỡng cao cấp gần gũi với thiên nhiên.

- Nhà hàng, ẩm thực: Khi đến khu du lịch vùng cao, không thể không kể đến những món ăn đặc trưng, thơm ngon, lạ miệng. Khu vực nhà hàng ẩm thực được bố trí ở chân đồi phía tây là một công trình với kiến trúc nhà sàn 2 tầng với kiến trúc mở giúp du khách có thể vừa thưởng thức các món ăn dân tộc vừa có tầm nhìn đẹp ra hồ. với khuôn viên rộng khu vực nhà hàng có thể tổ chức các bữa tiệc nướng ngoài trời.

- Bên cạnh những trải nghiệm du lịch nghỉ dưỡng, dự án vẫn có những công trình dịch vụ, tiện ích mở rộng giúp đa dạng trải nghiệm của du khách như Bar, Cà phê, đồ uống khác.

- Các công trình phụ trợ phục vụ các trò chơi giải trí trong khu du lịch gồm có Ga cáp đu, ga xe trượt. Đặc biệt tại điểm cuối của ga cáp đu là khu vui chơi giải trí với các trò chơi trong nhà và ngoài trời, đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của trẻ em, hình thức đa dạng từ những trò chơi truyền thống dân gian đến các trò chơi thử thách thịnh hành tại các khu du lịch khác.

- Các địa điểm còn lại trong dự án là khu vườn hoa, cây xanh cảnh quan tạo ra nhiều khung cảnh đẹp cho du khách tham quan, chụp ảnh, ngắm nhìn thiên nhiên.

Xem thêm thiết kế quy hoạch khu du lịch sinh thái

GỌI NGAY - 0907957895

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 
Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 
Hotline: 028 3514 6426 - 0903 649 782  - 0914526205
Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com , thanhnv93@yahoo.com.vn 
Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

HOTLINE

HOTLINE:
0907957895

FANPAGE