Thiết kế quy hoạch hạ tầng kỹ thuật trang trai trồng nấm và thiết kế chi tiết 1/500 trang trai chăn nuôi, khu nuôi trồng nấm
Ngày đăng: 16-07-2023
435 lượt xem
- Bản đồ địa hình hiện trạng khu vực quy hoạch, tỷ lệ 1/500.
- Các điều kiện tự nhiên khu vực quy hoạch.
- Các tiêu chuẩn quy phạm hiện hành:
+Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng QCVN 01:2021/BXD;
+ Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật - Công trình cấp nước QCVN 07-1:2016/BXD;
+ Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật - Công trình thoát nước QCVN 07-2:2016/BXD;
+ Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật - Công trình giao thông QCVN 07-4:2016/BXD;
+ Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật - Công trình cấp điện QCVN 07-5:2016/BXD;
+ Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 06:2020/BXD An toàn cháy cho nhà và công trình;
STT |
Loại hình |
Chỉ tiêu |
1 |
Cấp điện |
30W/m2sàn |
2 |
Cấp nước |
5 lít/m2 sàn-ngđ hoặc 150 lít/người-ngđ |
3 |
Thoát nước bẩn sinh hoạt |
≥ 80% cấp nước |
4 |
Rác thải sinh hoạt |
0,8 kg/người/ngày |
5 |
Tỷ lệ thu gom CTR |
100% |
a. Nguyên tắc thiết kế: Thiết kế quy hoạch hạ tầng kỹ thuật trang trai trồng nấm và thiết kế chi tiết 1/500 trang trai chăn nuôi, khu nuôi trồng nấm
- Đảm bảo giao thông, đi lại thuận tiện, an toàn.
- Đảm bảo nước mưa thoát nhanh và không gây xói lở nền đường, nền công trình.
- Tận dụng tối đa địa hình tự nhiên, hạn chế khối lượng đất san lấp, đào đắp; bảo vệ lớp đất màu.
b. Giải pháp thiết kế san nền:
- Căn cứ cốt tự nhiên ở khu vực lối ra vào chính, tận dụng tối đa địa hình tự nhiên, san gạt cục bộ bên trong khu đất để tạo hệ thống giao thông nội bộ và các hạng mục công trình.
- Dựa theo địa hình tự nhiên, cốt tự nhiên thay đổi từ khoảng +33.9m đến +163.5m, thấp nhất là khu vực lối ra vào chính ở phía Đông Bắc khu đất (cao độ +33.9m), cao độ cao nhất là triền núi phía Tây khu đất (cao độ +163.5m).
c. Khối lượng chủ yếu:
- Khối lượng đất đào, đắp san nền khoảng: 19.350m3.
a. Nguyên tắt thiết kế:
- Mạng lưới thoát nước mưa được thiết kế để đảm bảo thu và vận chuyển nước mưa ra khỏi khu đất một cách nhanh nhất. Chống ngập úng trên sân đường nội bộ cà các hạng mục công trình. Để đạt được yêu cầu trên, quy hoạch mạng lưới thoát nước mưa cần dựa trên các nguyên tắc sau:
+ Tuân thủ hiện trạng tiêu thoát, các hướng thoát nước hiện có, không làm thay đổi tính chất thoát nước chung của khu vực.
+ Tận dụng tối đa địa hình tự nhiên để bố trí thoát nước tự chảy.
+ Tránh xây dựng các trạm bơm thoát nước mưa.
+ Nước mưa được xả vào nguồn gần nhất (suối);
+ Tận dụng các ao hồ sẵn có để điều hoà nước mưa, đồng thời làm nguồn nước dự trữ phục vụ tưới tiêu và công tác PCCC khi có sự cố xảy ra.
+ Không làm ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường.
b. Giải pháp thiết kế: Thiết kế quy hoạch hạ tầng kỹ thuật trang trai trồng nấm và thiết kế chi tiết 1/500 trang trai chăn nuôi, khu nuôi trồng nấm
- Hệ thống thoát nước mưa đi riêng với hệ thống thoát nước thải.
- Phân ra các lưu vực nhỏ để giảm kích thước cống và độ sâu chôn cống.
- Do đặc điểm địa hình dốc, các tuyến cống thoát nước mưa được thiết kế với độ dốc theo độ dốc hiện trạng để đảm bảo chiều sâu chôn cống, đồng thời đảm bảo về mặt thủy lực.
- Để thuận tiện cho việc nạo vét và kiểm tra, giếng thăm được bố trí tại các điểm thay đổi hướng tuyến. Khoảng cách giữa hai giếng thăm từ 40m-50m.
- Thoát nước cho khu quy hoạch: xây dựng hệ thống cống D600 để tổ chức thu gom nước mặt, tránh làm ngập úng cục bộ tại sân đường nội bộ và các hạng mục công trình, nước mưa sau khi được thu gom đấu nối với các dòng suối gần nhất.
- Nước mưa tại khu vực trồng cây lâu năm kết hợp trồng nấm chủ yếu là tự thấm.
- Bảng thống kê khối lượng đường ống thoát nước mưa:
Stt |
Chủng loại |
Chiều dài (m) |
1 |
Cống thoát nước, đường kính D600 |
1.060 |
2 |
Hố ga |
30 (cái) |
a. Nguyên tắc thiết kế:
- Tận dụng tối đa hiện trạng và địa hình tự nhiên, tránh phá dỡ và đào đắp lớn ảnh hưởng đến môi trường, cảnh quan chung của khu vực.
- Tổ chức mạng giao thông nội bộ hợp lý, đảm bảo yêu cầu vận chuyển hàng hoá cũng như việc đi lại;
- Liên hệ thuận tiện với hệ thống giao thông bên ngoài và phù hợp với quy định.
b. Giải pháp thiết kế:
- Giao thông đối ngoại: Khu đất có 03 lối ra vào, lối ra vào chính ở phía Đông Bắc khu đất, 01 lối ra vào phụ ở phía Đông Nam khu đất, 01 lối ra vào phụ ở phía Tây Nam khu đất. 02 lối ra vào phụ nhằm mục đích giữ nguyên hệ thống giao thông hiện trạng chung của khu vực.
- Giao thông nội bộ: Quy hoạch các tuyến đường nội bộ có chiều rộng tối thiểu 08m nhằm đảm bảo cho việc kết nối các hạng mục và phục vụ công tác PCCC khi có sự cố xảy ra.
a. Cơ sở thiết kế :Thiết kế quy hoạch hạ tầng kỹ thuật trang trai trồng nấm và thiết kế chi tiết 1/500 trang trai chăn nuôi, khu nuôi trồng nấm
- Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế TCXDVN 33:2006 Cấp nước bên trong - Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 4513:1988.
- Phòng cháy chống cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế TCVN 2622:1995
- Hệ thống chữa cháy - Yêu cầu chung về thiết kế lắp đặt và sử dụng TCVN 5760:1993
- Thiết bị chữa cháy - Trụ nước chữa cháy - Yêu cầu kỹ thuật TCVN 6379:199
b. Tiêu chuẩn cấp nước:
- Tính theo m2 sàn-ngđ:
+ Sinh hoạt và sản xuất: qSH = 5 lít/m2 sàn-ngđ.
+ Tưới cây:qTC = 8% qSH
+ Dự phòng + thất thoát: 25% (QSH+ QTC)
- Tính theo số người-ngđ (60 người):
+ Sinh hoạt: qSH = 150 lít/người-ngđ.
+ Tưới cây:qTC = 8% qSH
+ Dự phòng + thất thoát: 25% (QSH+ QTC)
a. Nhu cầu sử dụng nước:
- (Tính theo m2 sàn-ngđ):
+ Nước sinh hoạt : QSH = 5 x 9.560 = 50(m3/ngđ)
+ Tưới cây: QTC = 50 x 0,08 = 4 (m3/ngđ)
+ Dự phòng + thất thoát: QDP=25% x 54 (m3/ngđ)= 13,5(m3/ngđ)
+ Tổng cộng: Q = Kmax x (QSH+ QTC+ QDP) = 67,5 (m3/ngđ)
- Tính theo số người-ngđ (60 người):
+ Nước sinh hoạt : QSH = 60 x 150 = 9(m3/ngđ)
-Tổng nhu cầu sử dụng nước tính theo m2 sàn-ngđ: 67,5 (m3/ngđ).
c. Nguồn cấp nước:
- Nhu cầu sử dụng nước là 67,5 m3/ngày-đêm.
- Nguồn nước tạm thời được lấy từ nguồn nước ngầm bên trong khu đất, chờ đấu nối với hệ thống cấp nước chung của khu vực.
- Phương án quy hoạch mạng lưới cấp nước theo mạng cụt. Sử dụng đường ống D110, D80, D63 để cấp nước cho các hạng mục và tưới cây.
- Bảng thống kê khối lượng cấp nước:
TT |
Chủng loại |
Đơn vị |
Khối lượng |
1 |
Ống cấp nước sinh hoạt |
m |
965 |
2 |
Giếng khoan |
cái |
2 |
a. Tiêu chuẩn cấp điện:
- Sinh hoạt: PSH = 30W/m2sàn = 300KWA.
- Chiếu sáng cảnh quan: PCS =5W/m2 = 50KWA.
- Dự phòng: PDP =15% (PSH+ Pcs) = 50 KWA.
b. Nguồn điện:
- Tổng nhu cầu dụng điện là 400 KVA.
- Xây dựng tuyến điện 22KV từ Trạm điện hiện trạng cách ranh giới khu đất khoảng 975m về phía Đông Nam, đấu nối với Trạm biến áp 400 KVA đặt bên trong khu đất.
- Từ Trạm biến áp, nguồn điện đi thành 02 dây riêng biệt, 01 dây đấu nối với hệ thống cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất, 01 dây đấu nối với hệ thống cấp điện ưu tiên cho hệ thống PCCC.
- Bảng thống kê khối lượng cấp điện:
TTT |
Chủng loại |
Đơn vị |
Khối lượng |
1 |
Đường dây 22KV |
m |
975 |
2 |
Đường dây 0,4KV |
m |
1.350 |
3 |
Trạm biến áp 400KVA |
cái |
1 |
a. Nguồn tín hiệu: Hệ thống thông tin liên lạc cho khu quy hoạch đấu nối với tuyến điện thông tin hiện trạng chạy dọc đường giao thông ở phía Đông khu đất.
b. Giải pháp thiết kế:
- Đầu tư xây dựng hệ thống đường ống nhựa đi ngầm và các hố kỹ thuật để đấu nối, việc lắp đặt đường dây tín hiệu sau này sẽ do các nhà mạng thực hiện.
- Hệ thống thông tin liên lạc sẽ kết nối với hệ thống PCCC, hệ thống này sẽ tự động báo về tổng đài khi có sự cố xảy ra.
a. Thoát nước thải:
- Hệ thống thoát nước thải đi riêng với hệ thống thoát nước mưa.
- Tiêu chuẩn thoát nước thải sinh hoạt lấy bằng 80% theo tiêu chuẩn cấp nước với lưu lượng cấp nước sinh hoạt và sản xuất trung bình cho một ngày là 67,5m3/ngày-đêm.
- Qthoát SH = 80% x Qcấp = 80% x 67,5 = 55 (m3/ngày-đêm).
- Nước thải sinh hoạt tạm thời được xử lý bằng các bể tự hoại đặt bên trong khu đất, chờ đấu nối với hệ thống thoát nước thải chung của khu vực.
- Khu đất quy hoạch không phát sinh nước thải sản xuất.
- Bảng thống kê khối lượng thoát nước thải:
TTT |
Chủng loại |
Đơn vị |
Khối lượng |
1 |
Cống HDPE D250 |
m |
20 |
2 |
Hố ga |
cái |
1 |
3 |
Bể tự hoại |
cái |
2 |
6.2. Quản lý chất thải rắn:
- Quản lý chất thải rắn: Chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, tập trung ở hạng mục Nhà chứa rác thải. Chất thải rắn được phân lại tại chỗ, bao gồm:
+ CTR vô cơ: kim loại, thuỷ tinh, chai nhựa, bao nilon...được thu gom để tái chế nhằm thu hồi phế liệu và giảm tải cho các khu xử lý CTR. Các loại này được định kỳ thu gom.
+ CTR hữu cơ: thực phẩm, rau quả củ phế thải, lá cây...được thu gom hàng ngày và được vận chuyển theo dịch vụ vệ sinh môi trường của thành phố Quy Nhơn.
- Dự kiến bố trí các thùng thu gom CTR bằng nhựa có nắp đậy với cự ly nhỏ hơn 100m để tiện cho việc bỏ rác của công nhân. Thùng thu gom được để cạnh đường đi để tiện cho việc thu gom.
III. KHÁI TOÁN KINH PHÍ ĐẦU TƯ HẠ TẦNG KỸ THUẬT
STT |
Nội dung công việc |
Đơn vị |
Khối lượng |
Đơn giá |
Thành tiền |
I |
GIAO THÔNG, SAN NỀN |
|
|
|
2.902.500.000 |
1 |
Khối lượng đào, đắp |
m3 |
19.350 |
150.000 |
2.902.500.000 |
II |
HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC MƯA |
|
|
|
1.830.000.000 |
1 |
Mương thu gom nước mưa D600 |
m |
1.060 |
1.500.000 |
1.590.000.000 |
2 |
Hố ga nước mưa |
cái |
30 |
8.000.000 |
240.000.000 |
III |
HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC THẢI |
|
|
|
33.000.000 |
1 |
Cống thu gom nước thải HDPE D250 |
m |
20 |
350.000 |
7.000.000 |
2 |
Hố ga thu gom nước thải |
cái |
1 |
6.000.000 |
6.000.000 |
3 |
Bể tự hoại |
cái |
2 |
10.000.000 |
20.000.000 |
IV |
HỆ THỐNG CẤP NƯỚC SINH HOẠT, VÀ PCCC |
|
|
|
486.000.000 |
1 |
Ống cấp nước sinh hoạt và sản xuất |
m |
965 |
400.000 |
386.000.000 |
2 |
Giếng khoan |
cái |
2 |
50.000.000 |
100.000.000 |
V |
HỆ THỐNG ĐIỆN SINH HOẠT VÀ SẢN XUẤT |
|
|
|
3.050.000.000 |
1 |
Đường dây 0,4kV cấp điện sinh hoạt |
m |
1.350 |
800.000 |
1.080.000.000 |
2 |
Đường dây 22kV |
m |
975 |
1.200.000 |
1.170.000.000 |
3 |
Trạm biến áp |
cái |
1 |
800.000.000 |
800.000.000 |
VI |
HẠNG MỤC CÂY XANH, CẢNH QUAN |
|
|
|
50.000.000 |
1 |
Trồng cỏ, cây cảnh quan |
tt |
|
|
50.000.000 |
VIII |
TỔNG HỢP CHI PHÍ KHÁI TOÁN ĐẦU TƯ HTKT |
|
|
|
8.351.000.000 |
PHẦN V CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. Môi trường không khí:
- Khi xây dựng dự án: Giảm lượng bụi và tiếng ồn trong khi san ủi mặt bằng các giải pháp: Có giải pháp che chắn giữa khu vực san ủi và xung quanh băng lưới che chắn hoặc trồng các giải cây xanh để hạn chế sự lan toả của bụi, tiếng ồn và khí thải ra khu vực xung quanh. Làm ẩm bề mặt của lóp đất san ủi bằng cách phun nước giảm lượng bụi bị gió cuốn theo. Sử dụng nhiên liệu đốt cho các loại xe có lượng lưu huỳnh thấp. Trang bị bảo hộ lao động cho công nhân.
II. Môi trường nước: Các biện phảp giảm thiểu chất ô nhiễm nguồn nước.
1. Khi dự án xây dựng:
- Nước mưa trong khu vực san ủi, trong thời gian 15 phút đầu thường mang theo nhiều dầu mờ, bùn đất. Do đó cần có biện pháp thu hồi dầu mỡ, tách dầu mỡ ra khỏi nguồn nước bằng các biện pháp cơ học, hoá học hoặc sinh học. Các phương pháp này sẽ được đưa ra cụ thể trong phần cam kết bảo vệ môi trường. Nước thải sinh hoạt của công nhân sẽ được xử lý bằng bể tự hoại trước khi thải ra môi trường.
2. Khi dự án đi vào hoạt động:
- Nước thải sinh hoạt được đấu nối và xử lý bằng bể tự hoại đặt bên trong khu đất.
3. Môi trường đất:
- Khi đã có hệ thống thoát nước và xử lý nước thải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thì nước mưa và nước bẩn không chảy tràn và tự thấm xuống đất sẽ không làm ảnh hưởng đến môi trường đất trong khu vực.
PHẦN VI:TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Phê duyệt Đồ án quy hoạch: Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định;
- Thẩm định Đồ án quy hoạch: Sở Xây dựng Bình Định;
- Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Tingco Bình Định;
- Đơn vị lập TKQH: Công ty TNHH Khuê Văn Các.
1. Kết luận: Thiết kế quy hoạch hạ tầng kỹ thuật trang trai trồng nấm và thiết kế chi tiết 1/500 trang trai chăn nuôi, khu nuôi trồng nấm
Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu nuôi trồng và nhân giống Đông Trùng Hạ Thảo, nấm Linh Chi và các loại nấm quý hiếm tại xã Phước Mỹ, thành phố Quy Nhơn đã nghiên cứu và đề xuất những giải pháp quy hoạch về sử dụng đất, các nhu cầu về hạ tầng kỹ thuật, vệ sinh môi trường, đưa ra các chỉ tiêu quy hoạch nhằm đảm bảo tính khả thi cao, đáp ứng nhu cầu về cơ sở vật chất, tạo điều kiện làm việc trong giai đoạn trước mắt cũng như phù hợp với định hướng phát triển của ngành trong tương lai.
2. Kiến nghị:
Chủ đầu tư kính trình Sở Xây dựng xem xét thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt để tiến hành các thủ tục tiếp theo đúng như quy định hiện hành của Nhà nước để thực hiện Thiết kế quy hoạch hạ tầng kỹ thuật trang trai trồng nấm và thiết kế chi tiết 1/500 trang trai chăn nuôi, khu nuôi trồng nấm.
HOTLINE - 0903 649 782
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com
Website: www.minhphuongcorp.com - www.minhphuongcorp.net
Gửi bình luận của bạn